Luận văn: Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam - Pdf 24

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao
BT Xây dựng – Chuyển giao
BTO Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành
CN Công nghiệp
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐBA/LHQ Hội đồng bảo an/Liên hợp quốc
NSNN Ngân sách nhà nước
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TM Thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD Đồng đô-la Mỹ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng số Tên bảng Trang
1.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 -
2010
17
2.1 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình
thức đầu tư

năm qua tăng khá nhanh về chất và lượng. Tính đến nay đã có hàng ngàn DN,
bao gồm cả các tập đoàn lớn nhất thế giới, từ hơn 77 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 70 tỷ USD. Việt
Nam đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDI)
trong bối cảnh đang dấy lên một làn sóng đầu tư mạnh mẽ mới vào Việt Nam.
Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam
trong hơn 10 năm trở lại đây. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc được
xúc tiến gắn liền với sự kiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai
nước năm 1991. Từ đó cho tới nay Trung Quốc đã và đang trở thành một đối
tác hàng đầu của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế mà đặc biệt là đầu tư
trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, VN vẫn tiếp tục tăng số lượng các dự án FDI, song
sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới chất lượng của dự án. Các dự án FDI sẽ phải
được chọn lọc thật kỹ, làm sao để có thể thu hút được những công nghệ tiên
tiến, công nghệ cao của các nước khác. Đối tượng cũng phải là những công ty
xuyên quốc gia, có tiềm lực về tài chính và công nghệ. Tuy Việt Nam có lợi
thế về nguồn lao động giá rẻ, song trình độ chuyên môn lại không cao. Nếu
chủ quan, không đào tạo lao động tích cực hơn thì trong tương lai chất lượng
đầu tư vào VN sẽ không được như mong đợi.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập tại Phòng Xúc tiến
đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, em đã mạnh dạn chọn
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
đề tài “Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
vào Việt Nam” làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của FDI đối với phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam thời
gian qua

FDI tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được hoàn thiện bổ sung sau 4 lần
sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000): “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ
chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc
bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100%
vốn nước ngoài”. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái
niệm: “ một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghệp có tư cách
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
1
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư sở hữu ít
nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu
tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”.
Như vậy qua những cách tiếp cận khác nhau có thể rút ra bản chất của
đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh
doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Đi kèm với đầu
tư vốn là đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước nhận đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chính sau:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn
tư nhân, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý kinh doanh, lỗ, lãi. Là hình
thức có tính khả thi và tính hiệu quả cao, không để lại gánh nặng nợ nần cho
nền kinh tế.
- Các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu, tùy theo quy định
của từng quốc gia để có quyền trực tiếp quản lý điều hành dự án đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà còn
thường đi kèm theo công nghệ, kiến thức kinh doanh và gắn với mạng lưới
phân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, đối với các nước nhận đầu
tư, nhất là các nước đang phát triển thì hình thức đầu tư này tỏ ra có nhiều ưu

của Nhà nước đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt
Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Hình thức này có các đặc trưng:
- Doanh nghiệp 100% vốn FDI được thành lập theo hình thức Công ty
trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, được thành
lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
- Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải
bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng,
dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
3
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được
cơ quan này cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.
* Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước
chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên chủ nhà với
bên hoặc các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà.
Hình thức này có các đặc trưng:
- Cho ra đời một doanh nghiệp mới,có tư cách pháp nhân theo pháp luật
của nước chủ nhà.
- Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp
liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
- Đây là hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Đối với nhà đầu tư trong nước: có điều kiện tiếp cận công nghệ
hiện đại, trình độ quản lý tốt. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: không bỡ ngỡ
với môi trường pháp lí, đầu tư.
Bên cạnh 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nói trên còn có các
hình thức khác như: hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT),
hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO), hợp đồng xây dựng –
chuyển giao (BT).

trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài trước khi
ra quyết định đầu tư.
* Trình độ của nước tiếp nhận đầu tư
Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu
quả FDI bởi trình độ của con người quyết định khả năng hợp tác kinh doanh,
năng suất lao động, nếu trình độ lao động và quản lý của nước tiếp nhận cao nhà
đầu tư nước ngoài sẽ giảm bớt chi phí đào tạo cũng như thời gian đào tạo, hiệu
quả của các dự án đầu tư sẽ cao. Do đó sẽ thu hút được FDI.
* Chính sách của nước tiếp nhận đầu tư đối với FDI
Chính sách của nước tiếp nhận đầu tư đối với FDI có tác động trực tiếp
đến số lượng, quy mô, cũng như đối tác của nguồn vốn FDI, nếu chính sách
cởi mở, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ thu hút được một số
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
5
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
lượng lớn các nhà đầu tư và ngược lại chính sách không cởi mở sẽ là yếu tố
ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động FDI.
1.1.4.2. Nhân tố quốc tế
Trong nhóm nhân tố quốc tế thì nhân tố có ảnh hưởng rõ nét nhất đến
thu hút FDI là tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới tác động đến
không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác mà còn tới cả các dự án đang
triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định,
không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực
để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều
vốn FDI. Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các
dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI, ngoài ra nước chủ nhà phải thay đổi
chính sách để phù hợp tình hình thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài mất thời
gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó, đồng thời tình hình của chính

thức thu các loại thuế, cải thiện tình hình bội chi ngân sách.
- FDI giúp người lao động và quản lý có điều kiện tiếp cận với nhiều
nhà đầu tư, nhiều phương thức quản lý trên thế giới từ đó học hỏi và nâng cao
trình độ.
Với các nước đang phát triển:
- FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là nguồn vốn bổ sung quan trọng
cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển là những nước có
nguồn vốn trong nước còn nhỏ bé nhưng nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở
hạ tầng và phát triển kinh tế là rất lớn do đó FDI thực sự rất cần thiết.
- Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một kênh chính đối với
các nước đang phát triển, có tác dụng đột phá để nâng cao, đổi mới công
nghệ. Đi đôi với việc chuyển giao công nghệ là đào tạo nhân lực vận hành
quản lí, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
- FDI đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhỏ bé của các nước
đang phát triển, làm giảm áp lực bội chi ngân sách nhà nước. FDI tác động
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
7
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện
cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế.
- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất và giúp nền kinh tế trong nước hội
nhập một cách sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
- FDI cũng có những đóng góp tích cực về mặt xã hội. Tạo việc làm,
tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực, tiếp
thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp.
1.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
* Đối với nước đầu tư
Bên cạnh những tác động tích cực, FDI còn có thể đem lại cho nước đi
đầu tư những tác động tiêu cực, cụ thể như:

Bảng 1.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký
2000 391 2.696,33
2001 554 3.234,83
2002 807 2.969,33
2003 784 3.155,51
2004 704 4.516,12
2005 970 6.839,8
2006 833 10.201,3
2007 1.544 21.347,8
2008 1.171 64.011,0
2009 1208 23.107,3
2010 969 17.229,6
Tổng cộng 9935 159.308,92
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
9
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
* Giai đoạn 2000 – 2006
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu
hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng
21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn
đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD),
tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5
tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng
75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69%
so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời
kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt

Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có
8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Tình hình tăng
vốn đầu tư trong năm nay thể hiện: có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư
với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng
ký cấp mới, vốn đầu tư tăng thêm tập trung ở lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng, chiếm 79,1% tổng vốn tăng thêm, và chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á
(80%). Đặc biệt trong năm 2007 quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án
đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so
với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia
đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio )
do Việt Nam gia nhập và thực hiện cam kết với WTO là bãi bỏ các quy định
về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực
hiện tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng nguyên liệu trong nước. Ngoài ra trong năm
2007 đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ đặc biệt
là các dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui
chơi, giải trí ( chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký cả nước, tăng 16,5% so với năm
2006). Về hình thức đầu tư thì chủ yếu là hình thức doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài: có 6.685 dự án với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2%
về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt
động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%,
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
11
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thức hợp doanh là 19,5% để
thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn hơn.
Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2007, năm 2008 thu hút FDI trực tiếp
vẫn cao: trong năm 2008, Việt Nam đã thu hút được 1.557 dự án mới với tổng
số vốn đầu tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút 2007. Trong
cùng kỳ, 397 lượt dự án đã được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn
đầu tư thêm 5,2 tỷ USD, gấp 1,98 lần năm 2007. Tính cả cấp mới và tăng

trú và ăn uống với 41% vốn cấp mới và tăng thêm, kinh doanh bất động sản
đứng thứ 2 với 35% vốn đăng ký. Sự gia tăng vốn đăng ký vào 2 lĩnh vực này
khiến cho tỷ trọng vốn đăng ký còn hiệu lực trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản đến cuối năm 2009 đã tăng lên 23% so với 20% của cuối năm 2008
và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống lên 8% so với 6% cuối năm 2008.
Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực cuối
2008 đã còn 50% cuối năm 2009. Tuy vậy đến thời điểm này FDI vào lĩnh
vực sản xuất mà đứng đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút nhiều
hơn lĩnh vực dịch vụ, mặc dù FDI vào lĩnh vực dịch vụ đang gia tăng nhanh
chóng.
Năm 2010 cùng với sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế toàn
cầu, dòng FDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi và có khả năng đảo chiều.
Theo báo cáo nhận được, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720
dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 11,4 tỷ
USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ 2009. Có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu
tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng
kỳ năm 2009. Đã xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án
Công ty TNHH phát triển quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP
Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu USD; dự án Công ty TNHH TM và DV siêu
thị An Lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6 triệu USD…Tính chung cả cấp mới và
tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các nhà FDI đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009. Xét theo lĩnh vực
đầu tư: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thế mạnh, FDI
đổ vào lĩnh vực này liên tục tăng cao trong những tháng gần đây: 275 dự án
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
13
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
đầu tư được cấp mới, tổng vốn cấp mới trên 3 tỷ USD, 106 dự án mở rộng
quy mô, tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 653,6 triệu USD đưa lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, chiếm 30,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh

tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện” theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng
thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tạo cơ sở
cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài trong thời gian tới.
Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu
nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần
được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng định sẽ làm hết sức mình
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
15
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau
trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi
nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam –
Trung Quốc (11/2006) và đã tiến hành 3 phiên họp (phiên thứ 3 họp tại Hà
Nội tháng 3/2009).
Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc
phòng được tiếp tục tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai
Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng
(10/2003); hai ngành An ninh (3/2005); Thoả thuận hợp tác biên phòng
(8/2007); Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc phòng
hai nước (12/2007).
Hiện nay ta có các Tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu, Nam Ninh, Côn
Minh, Hồng Công, tháng 11/2007, Việt Nam đã mở thêm Văn phòng Lãnh sự
tại Thượng Hải trực thuộc Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh.
Hai bên đồng thời tích cực trao đổi, phối hợp lập trường trên nhiều vấn
đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là phối hợp tại HĐBA/LHQ trong nhiệm kỳ
Việt Nam làm Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ (2008-2009).
Ngoài ra, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa ta với Trung Quốc trong các

tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày
càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại
với Trung Quốc. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chi yếu
gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ
Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị
vận tải, nguyên phụ kiện dệt may, da giầy, phân bón và vật tư nông nghiệp, và
hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại
giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu nhiên liệu
và nông sản phẩm là chủ yếu, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng
công nghiệp và hàng tiêu dùng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, quan hệ kinh tế còn có những vấn đề
nổi cộm. Trước hết là vấn đề mất cân bằng trong thương mại song phương.
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
17
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Năm 2009, riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới 80% tổng lượng nhập
siêu của Việt Nam.
Tiếp đó là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong
các dự án trọng điểm của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần
đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu
Trung Quốc do giá chào thầu của họ rất rẻ.
Vốn cho vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay
của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào
Trung Quốc.
2.1.2.2. Quan hệ hợp tác đầu tư
Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của
Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết tháng
12/2010, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 770 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký khoảng 3,7 tỷ USD, đứng thứ 14/92 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

tiếp nước ngoài để từng bước phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng của
mình. Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
liên tục tăng cả về vốn, số lượng các dự án. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có
những đóng góp quan trọng, khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển
kinh tế của cả nước. Trung Quốc cũng là một trong những nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam đã góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và nâng cao năng lực sản xuất
các ngành công nghiệp. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các
lĩnh vực chế biến và công nghiệp sản xuất, kinh doanh bất động sản, xây dựng
– là những ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Qua đó tạo cơ sở hạ tầng
tốt hơn, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển và tác động tích cực đến các
lĩnh vực khác.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung cũng như đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Trung Quốc giúp cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01
19


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status