Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Pdf 24

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
__________________________
PHẠM THỊ MAI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60-34-01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ban giám hiệu, khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế & QTKD
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu để hoàn thành luận văn.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các phòng ban của thành
phố Hạ Long đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi những số liệu quý báu,
những kiến thức, kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý ngân sách nhà nước của
thành phố.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo. TS Bùi Đình Hòa đã tận tình
chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp
quý báu trong quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn.

Thái Nguyên, năm 2012
Tác giả luận văn Phạm Thị Mai

iii
MỤC LỤC

iv
1.3.1. Kinh nghiệm thế giới 20
1.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam 23
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Phương pháp luận 28
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 28
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long 36
3.2. Thực trạng về công tác quản lý ngân sách thành phố Hạ Long 38
3.2.1. Công tác quản lý thu ngân sách 38
3.2.2. Quản lý công tác chi ngân sách 41
3.2.3. Công tác điều hành, quản lý cân đối ngân sách 46
CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀN PHỐ HẠ LONG 60
4.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long giai đoạn
2012 – 2016. 60
4.1.1. Định hướng và quan điểm phát triển KT-XH TP Hạ Long đến 2016, tầm
nhìn 2020 60
4.1.2 . Mục tiêu phát triển tới năm 2016 và tầm nhìn tới năm 2020 60
4.1.3 . Xác định cơ cấu và lựa chọn các phương án phát triển 62
4.2. Định hướng, mục tiêu quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn
2012 – 2016. 64
4.2.1. Định hướng quản lý NS 64
4.2.2. Mục tiêu quản lý NS 65
4.2.3. Nguyên tắc quản lý NS 65

CNH & HĐH
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
HĐND
Hội đồng nhân dân
NSĐP
Ngân sách địa phương
NSNN
Ngân sách nhà nước
NS
Ngân sách
QLNS
Quản lý ngân sách
SXKD
Sản xuất kinh doanh
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dụng cơ bản
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của thành phố hạ long qua 3 năm 2009 - 2011 33
Bảng 3.2. Biến động dân số và lao động thành phố hạ long qua 3 năm 2009 - 2011 34

Thực hiện chủ trương của Đại hội VI, kinh tế Việt Nam đã chuyển từ nền
kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Một chủ trương đúng đắn đã đưa nền kinh tế Việt Nam
vững bước đi lên và dần dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Sản xuất
hàng hoá phát triển, sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng GDP cao
và liên tục trong nhiều năm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Đóng góp vào sự thành công của công cuộc đổi mới nền kinh tế ngày hôm
nay không thể không nói tới sự thành công trong công tác quản lý ngân sách Nhà
nước (NSNN) các cấp. Với tư cách là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước,
ngân sách quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là quận,
huyện) ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình. Bằng các công cụ
thu và chi, ngân sách quận, huyện đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền Nhà nước địa
phương trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.
Tuy vậy, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cả về chiều rộng và
chiều sâu đã tác động không nhỏ tới công tác quản lý ngân sách quận, huyện. Sản
xuất hàng hoá ngày càng phát triển, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện và
nâng cao, nguồn thu của ngân sách quận, huyện ngày càng lớn. Yêu cầu đổi mới,
vận động để có thể phù hợp, quản lý hết nguồn thu ngày càng trở nên bức xúc. Mặt
khác, việc quản lý chi tiêu hợp lý, hiệu quả cũng đòi hỏi ngân sách quận, huyện
phải được quản lý chặt chẽ hơn.
Thành phố Hạ Long là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ninh,
đã nhiều năm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lí ngân sách trên địa bàn,song bên cạnh
đóvẫn còn những bất cập trong quản li và điều hành ngân sach nhà nước của thành
phố .Để góp phần hoàn chỉnh hơn nữa luật Ngân sách Nhà nước nói chung và chế
độ quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng, chúng tôi chọn
chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên
địa bàn Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh’’ để nghiên cứu.

2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


3
3.2. Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hoá những vẫn đề lý luận về ngân sách và quản lý
ngân sách nhà nước.
 Đánh giá thực thực trạng việc quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2009-2011.
 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quá trình quản lý ngân
sách, nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn
nghiên cứu .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn
 Đối tượng nghiên cứu trong luậ n văn là nội dung quản lý NSNN trên địa
bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Luật NSNN năm 2002.
 Phạm vi nghiên cứu trong luận văn chỉ giớ i hạ n ở việc QLNS của thành
phố, bao gồm các nội dung quản lý ngân sách đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. .
 Thời gian khảo sát thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn thành phố Hạ
Long , tỉnh Quảng Ninh giới hạn trong giai đoạn 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011
và đề xuất định hướng, giải pháp cho giai đoạn 2012-2016 ,tầm nhìn 2020.
5. Đóng góp mới của luận văn
 Đánh giá có hệ thống về tiềm năng, thế mạnh cũng như thực trạng công tác
quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh
từ năm 2009 tớ i nay.
 Đề xuất 9 nhóm giải pháp, 6 khuyến nghị nhằ m hoà n thiệ n quản lý NSNN
cấp thành phố phù hợp với điều kiện của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2016 và tầm
nhìn đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chƣơng II: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

thực hiện chức năng Nhà nước công quyền, duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị,
là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước,
bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái.
+ Ngân sách tiêu dùng: Như đã trình bày ở trên, NSNN mang bản chất
chính trị, có nghĩa là nó thực hiện ý chí của giai cấp thống trị. Do vậy, NSNN phải
đảm bảo hoạt động của bộ máy hành chính, công bằng xã hội, duy trì, cải thiện cơ

5
sở hạ tầng, giữ gìn an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội. Chính điều đó đã
tạo nên bộ phận ngân sách thường xuyên ( bao gồm cả chi cho cơ sở hạ tầng) của
mọi loại hình ngân sách Nhà nước.
+ Ngân sách phát triển: Công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều
khiển kinh tế vĩ mô của Nhà nước.Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước
phải đủ mạnh đảm bảo cho Nhà nước chủ động thực hiện chính sách tài khoá nới
lỏng hoặc thắt chặt, thực hiện kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
+ Công cụ bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng
xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.Những khiếm khuyết của thị trường là không
thể tránh khỏi, Nhà nước cần can thiệp để đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên cần
phải có sự thống nhất giữa mong muốn can thiệp với cách thức hoạch định và thực
hiên các biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ tầng lớp nghèo và công bằng.(Nguyễn
Hữu Tài,2002)[22]
1.1.4. Chức năng của NSNN
1.1.4.1. Chức năng phân phối
Đặc điểm cơ bản của phân phối NSNN:
Thứ nhất, phân phối dưới hình thức giá trị, chủ yếu sử dụng tiền tệ làm đơn
vị tính, phương tiện phân phối.
Thứ hai, tham gia không đầy đủ vào quá trình phân phối các yếu tố đầu vào.
Thứ ba, thực hiên phân phối kết quả của quá trình sản xuất, cung ứng hàng

Thứ hai, phân cấp quản lý NSNN đảm bảo ngân sách Trung ương giữ vai trò
chủ đạo và tính độc lập, tự chủ của các cấp Ngân sách địa phương.
Thứ ba, phân cấp quản lý NSNN phải phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi
giữa các cấp và ổn định phần trăm các khoản thu.
1.1.6.2. Nội dung phân cấp quản lý NSNN
Một là, phân cấp về các vấn đề liên quan đến chế độ của NSNN.
Hai là, phân cấp về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ quản lý và điều hành
NSNN, trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Ba là, phân cấp về nội dung thu, chi Ngân sách.(
Lê Chi Mai
,
2006)[18]1.1.7. Năm ngân sách và chu trình ngân sách
1.1.7.1. Năm ngân sách
Năm ngân sách chỉ khoảng thời gian mà trong đó dự toán thu, chi ngân sách
đã được phê chuẩn có hiệu lực thực hiện.
Thông thường trên thế giới năm ngân sách có thời gian là 12 tháng nhưng
khác nhau về thời điểm bắt đầu và kết thúc.

7
Ở Việt Nam, năm ngân sách gồm 12 tháng, bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 (tính
theo năm dương lịch ).
1.1.7.2. Chu trình ngân sách
Chu trình ngân sách gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hình thành kế hoạch NSNN ( thu, chi )
Giai đoạn hai: Chấp hành NSNN ( thực hiện kế hoạch thu, chi )
Giai đoạn 3: Quyết toán NSNN
1.2. Cấp ngân sách Quận - Huyện

năng của Nhà nước. Điều này cũng có nghĩa rằng để cho các cơ quan, đoàn thể, tổ
chức đó hoạt động được thì cần phải có một quỹ tài chính tập trung, đó chính là
ngân sách huyện. Mặc dù không thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các mục tiêu
chiến lược như ngân sách Trung ương nhưng ngân sách huyện cũng tạo cho mình
một vị trí nhất định, nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước tại ở
địa phương tuỳ theo địa giới hành chính, tình hình kinh tế xã hội của từng huyện mà
nhu cầu đảm bảo này sẽ khác nhau.
Trong thời gian qua, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và thay đổi
của đất nước, sự năng động của Chính quyền các cấp cơ sở đã giúp cho kinh tế
nhiều địa phương phát triển mạnh mẽ, đó chính là đóng góp không nhỏ của ngân
sách huyện, nguồn thu không ngừng tăng lên, các khoản chi được quản lý ngày một
chặt chẽ, điều này khẳng định vai trò của ngân sách huyện.
Trong giai đoạn đổi mới hội nhập giao lưu kinh tế quốc tế, tăng cường vai
trò, vị trí ngân sách huyện là hết sức cấp thiết, ngoài việc tăng cường hiệu lực, hiệu
quả hoạt động Nhà nước, ngân sách huyện còn phải hướng cho các thành phần kinh
tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả những tiềm
năng thế mạnh của địa phương, giải quyết các nhu cầu cấp thiết về vấn đề phát triển
sự nghiệp giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là vấn đề xoá đói giảm
nghèo tại các huyện vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới của tổ quốc, đảm bảo sự
công bằng giữa các vùng miền, giữ vững quốc phòng, an ninh xã hội.
Có thể nói công tác triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách
huyện ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình nhằm thúc đẩy nền kinh
tế - xã hội địa phương tạo bước phát triển đáng kể góp phần thay đổi diện mạo về
kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, tạo đà cho đất nước
vững bước trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới
công bằng dân chủ văn minh.
1.2.3. Nhiệm vụ của ngân sáchquận, huyện
Là một cấp ngân sách địa phương, ngân sách huyện các nội dung thu và
nhiệm vụ chi cụ thể gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cấp mình
như sau:

+ Thu bổ sung chương trình mục tiêu.
1.2.3.2. Về chi ngân sách
Chi ngân sách luôn gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà
Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ. Đặc điểm này có thể nhìn ra từ vai trò của

10
ngân sách và bản chất ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước mang bản chất
chính trị, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định phát triển kinh tế, đảm
bảo xã hội ổn định, phát triển. Do vậy nhiệm vụ chi ngân sách huyện bao gồm:
a. Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng
thu hồi vốn do địa phương quản lý.
- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các
địa phương thực hiện.
- Chi đầu tư để lại theo Nghị quyết Quốc hội.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
b.Chi thường xuyên.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội,
văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi
trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý:
+ Sự nghiệp kinh tế bao gồm;
Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu, đường và các
công trình giao thông khác; lập biểu báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao
thông trên các tuyến đường.
Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các tuyến kênh
mương, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác
khuyến nông, khuyến ngư; chi chăn nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Sự nghiệp kiến thiết thị chính: Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính
và các sự nghiệp thị chính khác.
Sự nghiệp kinh tế khác gồm: Các hoạt động sự nghiệp về môi trường, phục

1.2.4. Nội dung quản lý ngân sách quận - huyện
Qua các nội dung đã nghiên cứu về ngân sách huyện đã nêu ở trên gồm các
khoản thu và nhiệm vụ chi. Tuy nhiên, để quản lý ngân sách một cách khoa học,
đúng theo luật ngân sách Nhà nước các quy định của pháp luật, các nghị định của
chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản của địa phương thì
quản lý ngân sách huyện bao gồm các bước sau:
- Lập dự toán ngân sách huyện.
- Chấp hành ngân sách huyện.
- Kế toán và quyết toán ngân sách huyện.
Quản lý ngân sách huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền
Nhà nước cấp huyện; quản lý các khoản thu, chi của huyện đã dự toán bởi Uỷ ban

12
Nhân dân huyện giao và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và Hội đồng nhân dân huyện đề ra
1.2.4.1. Lập dự toán Ngân sách quận - huyện.
a. Yêu cầu của việc lập dự toán.
Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh. Việc lập dự toán ngân sách
huyện cũng không nằm ngoài những điều kiện trên.
Các khoản thu trong dự toán phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh
tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
Các khoản chi ngân sách trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ
sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an inh , quốc phòng. Đối với đầu tư
phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã
có quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với
tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc
lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ,
tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với trả

Hội đồng nhân dân huyện căn cứ vào định mức phân bổ chi ngân sách địa
phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, ban hành định mức phân bổ dự toán chi
ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, phải lập dự toán thu, chi ngân sách
thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan cấp trên trực tiếp. Cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp (thường không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét,
tổng hợp do đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.
Các tổ chức được ngân sách Nhà nước trợ cấp kinh phí phải lập dự toán
thu, chi ngân sách phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan Tài chính - Kế
hoạch cấp huyện.
Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí
quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo
quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Đối với chi trả nợ, đảm bảo bố trí trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả gốc
và lãi) theo đúng nghĩa vụ trả.
+ Đối với vay bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước, việc lập dự toán phải
căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức
bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.

14
Sau khi Hội đồng Nhân dân huyện ban hành định mức phân bổ dự toán chi
ngân sách, các đơn vị, tổ chức tiến hành lập dự toán chi của đơn vị mình. Việc lập
dự toán thu chi, ngân sách phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, căn cứ
vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ban hành.
c. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạchquận,
huyện trong quá trình lập dự toán ngân sách.
Hàng năm cùng các cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn, Uỷ
ban nhân dân cấp dưới thảo luận về dự toán ngân sách. Được phép yêu cầu lập lại
dự toán về các khoản thu chưa đúng với khả năng và tình hình thực tế của đơn vị,
của Uỷ ban nhân dân cấp dưới. Đối với các khoản chi trong dự toán chưa đúng chế

các cơ quan đơn vị dự toán. Các đơn vị có nhiệm vụ phát sinh này lập tờ trình nộp
phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện xem
xét trình Hội đồng Nhân dân dân huyện tại kỳ họp hội đồng nhân dân gần nhất phê
duyệt. Sau khi có nghị quyết phê chuẩn của Hội đồng nhân dân huyện, Uỷ ban nhân
dân huyện ra quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các cơ quan đơn
vị, các xã, thị trấn.
1.2.4.2. Chấp hành ngân sách quận - huyện
Sau khi được Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành ra quyết định giao dự toán
ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Phòng Tài chính - Kế hoạch
căn cứ vào quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện thông báo phân bổ dự toán ngân
sách gửi cho các đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho
bạc Nhà nước huyện để phối hợp thực hiện.
Về thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách chỉ cơ quan tài chính, cơ quan Thuế,
cơ quan Hải Quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách
(Gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách Nhà nước.
Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật;
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân
dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; Phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện
nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của luật ngân sách Nhà nước
và các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp ngân
sách Nhà nước do các tổ chức, cá nhân nộp.

16
Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách Nhà nước; kiểm tra việc
chấp hành thu, nộp ngân sách Nhà nước và xử lý các hành vi, vi phạm theo quy
định của pháp luật.
Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status