Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp phường trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - Pdf 24


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––– ĐOÀN THỊ NGỌC HÀ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
CẤP PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S Bùi Đình Hòa
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vni
LỜI CAM ĐOAN

& QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các phòng ban của thành
phố Hạ Long ,đặc biệt là phòng Tài chính-Kế hoach đã tạo điều kiện thuận lợi, cung
cấp cho tôi những số liệu quý báu, những kiến thức, kinh nghiệm thực tế về công
tác quản lý ngân sách nhà nƣớc của thành phố
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các phƣờng Hà Khánh,
Giếng Đáy và Cao Thắng của thành phố Hạ Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu tại địa phƣơng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Bùi Đình Hòa đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bè bạn, đồng nghiệp và gia đình đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp
quý báu trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, năm 2012
Tác giả luận văn Đoàn Thị Ngọc Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vniii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii


iv
3.2. Tổng quan chung về công tác quản lý ngân sách thành phố Hạ Long 36
3.2.1. Công tác quản lý thu ngân sách 36
3.2.2. Quản lý công tác chi ngân sách 38
3.2.3. Công tác điều hành, quản lý cân đối ngân sách 43
3.3. Thực trạng về công tác quản lý ngân sách phƣờng thành phố Hạ Long 50
3.3.1. Cơ cấu hệ thống QLNS ở cấp phuờng trên địa bàn thành phố Hạ Long 50
3.3.2. Thực trạng nguồn thu và nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp phƣờng trên
địa bàn thành phố Hạ Long 51
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀN PHỐ
HẠ LONG 75
4.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long giai đoạn
2012 – 2016 75
4.1.1. Định hƣớng và quan điểm phát triển KT-XH TP Hạ Long đến 2016, tầm
nhìn 2020 bao gồm 4 điểm sau 75
4.1.2. Mục tiêu phát triển tới năm 2016 và tầm nhìn tới năm 2020 75
4.1.3 . Xác định cơ cấu và lựa chọn các phƣơng án phát triển 77
4.2. Định hƣớng, mục tiêu quản lý NS phƣờng trên địa bàn thành phố Hạ Long giai
đoạn 2012 – 2016 79
4.2.1. Định hƣớng quản lý NSP 79
4.2.2. Mục tiêu quản lý NSP 80
4.2.3. Nguyên tắc quản lý NSP 80
4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp phƣờng trên địa bàn
thành phố Hạ Long 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
1. Kết luận 92
2. Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Quản lý ngân sách
SXKD
Sản xuất kinh doanh
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dụng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnvi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của thành phố Hạ Long qua 3 năm 2009-2011 33
Bảng 3.2. Biến động dân số và lao động thành phố Hạ Long qua 3 năm 2009 – 2011 34
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long 35
Bảng 3.4. Thu ngân sách của thành phố Hạ Long qua các năm 37
Bảng 3.5. Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển của thành phố Hạ Long 39
qua 3 năm 2009-2011 39
Bảng 3.6. Phân bổ đầu tƣ phát triển theo khu vực kinh tế 40
Bảng 3.7. Cơ cấu chi thƣờng xuyên của thành phố Hạ Long qua 3 năm 2009 - 2011 . 42
Bảng 3.8. Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên trong tổng chi
NSNN của thành phố Hạ Long qua các năm 2009-2011 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vnviii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Hệ thống quản lý ngân sách các phƣờng tại thành phố Hạ Long 50
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long 35
Biểu đồ 3.2. Phân bổ vốn đầu tƣ phát triển theo khu vực kinh tế 41
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu chi thƣờng xuyên của TP Hạ Long qua 3 năm 2009 - 2011 43
Biểu đồ 3.4. Kết quả chi ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long 46
Biểu đồ 3.5. Nguồn thu ngân sách cấp phƣờng trên địa bàn thành phố Hạ Long 52
Biểu đồ 3.6. Biểu diễn các khoản thu ngân sách phƣờng đƣợc hƣởng 100% 57
Biểu đồ 3.7. Kết quả chi ngân sách trên địa bàn thành phố Hạ Long 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc (NSNN) đã từng bƣớc
đƣợc hoàn thiện kể từ sau khi có luật NSNN (20/03/1996), sửa đổi, bổ sung, điều
chỉnh luật NSNN (20/05/1998) và sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh luật NSNN
(16/12/2002) bắt đầu thực hiện từ 01/01/2004, cùng với việc liên tục triển khai các

ở cấp phƣờng. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa luật Ngân sách Nhà nƣớc nói chung
và công tác quản lý ngân sách trên địa bàn phƣờng của thành phố Hạ Long nói
riêng, chúng tôi chọn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lí ngân sách cấp
phuờng trên địa bàn thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến
quản lý NSNN nhƣ:
-“Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa
phương thành phố Cần Thơ.”
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đào Xuân Liên (2007)
Trƣờng đại học kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh
- Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận
văn thạc sỹ kinh tế của Dƣơng Đức Quân (2005), Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ
kinh tế của Trần Văn Lâm (2006), Học viện Tài chính Hà Nội.
- Đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh Toản
(2007), Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh.
Các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung nghiên cứu
về các chính sách tài chính vĩ mô và quản lý NSNN nói chung hoặc quản lý NSNN
tại một địa phƣơng đơn lẻ hoặc mới chỉ ra giải pháp quản lý ngân sách áp dụng cho
từng vùng, miền cụ thể, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía
cạnh khác nhau về quản lý NSNN nhƣng những vấn đề nghiên cứu đã khá lạc hậu
so với tình hình đổi mới hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3
4
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chƣơng II: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chƣơng IV: Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp phƣờng
thành phố Hạ Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bản chất và vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1 Bản chất ngân sách nhà nước.
Trong hệ thống tài chính thống nhất, ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là khâu tài
chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nƣớc là khâu tài chính đƣợc hình
thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống
quản lý nhà nƣớc và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Cho đến nay, thuật
ngữ “ngân sách nhà nƣớc” đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở
mọi quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách nhà nƣớc thì lại chƣa thống nhất.
Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, ngân sách nhà
nƣớc là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ đƣợc thiết
lập hàng năm.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau về

không có lợi, làm tổn thƣơng đến sự vận động của hàng hoá.
1.1.1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò tất yếu của ngân sách nhà nƣớc ở mọi thời đại và trong mọi mô hình
kinh tế, là công cụ quan trọng của ngân sách nhà nƣớc trong cơ chế thị trƣờng.
a. Huy động các nguồn lực tài chính.
Vai trò này đƣợc xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách nhà nƣớc.
Sự hoạt động của nhà nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có
các nguồn lực tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu
của nhà nƣớc phải đáp ứng từ các nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc, nhƣng chủ yếu
là từ thu thuế.
Thu, chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc xác lập trên nguyên tắc cân đối nhằm đảm
bảo tình hình tài chính lành mạnh. Để thực hiện cân đối thu - chi ngân sách nhà nƣớc
cần quan tâm những vấn đề sau:
- Mức huy động vào ngân sách nhà nƣớc đối với các thành viên trong xã hội
qua thực hiện chính sách thuế và các khoản thu khác. Mức huy động cao hay thấp đều
có tác dụng tiêu cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
- Tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nƣớc đối với tổng sản phẩm quốc nội
đƣợc xác định căn cứ vào chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nƣớc
trong từng thời kỳ. Vừa đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế, vừa đảm bảo cho đơn vị
cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng.
- Sử dụng đồng bộ các công cụ tài chính trong việc thực hiện chi tiêu ngân
sách nhà nƣớc, đảm bảo chi tiêu theo dự toán và thực hiện nguyên tắc chi tiết kiệm, có
hiệu quả.
b. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
+ Kích thích sự tăng trƣởng kinh tế.
Chuyển sang cơ chế thị trƣờng, trong lĩnh vực kinh tế, nhà nƣớc định hƣớng

cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Ở
nƣớc ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy Nhà nƣớc
và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc
theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phƣơng
tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên
vùng lãnh thổ.
Cấp ngân sách đƣợc hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nƣớc, phù
hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nƣớc ta hiện nay, hệ thống
NSNN bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng:
* Ngân sách trung ƣơng phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò
chủ đạo trong hệ thống NSNN. Nó bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung
ƣơng đƣợc Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội của đất nƣớc. Ngân sách trung ƣơng cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc trung ƣơng (sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp
an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đầu tƣ phát triển…).
* Ngân sách địa phƣơng là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấp
chính quyền bên dƣới phù hợp với địa giới hành chính các cấp gồm có: Ngân sách
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); ngân
sách xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Ngoài ngân sách xã chƣa
có đơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm một số đơn vị dự toán của
cấp đó hợp thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
- Ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ,
đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính
quyền cùng cấp.
- Ngân sách xã có tầm quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn

10
hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
Nhà nƣớc; Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định
hƣớng XHCN, chính sách quản lý thị trƣờng, ngăn chặn mọi hành vi kinh doanh,
buôn bán trái phép, đầu cơ tích trữ; Giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ
tài sản XHCN và tính mạng cho nhân dân.
1.1.3.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm ngân sách phường, xã
a. Khái niệm ngân sách phường, xã
Theo quy định của Luật NSNN thì NSX là một cấp ngân sách hoàn chỉnh
trong hệ thống NSNN hiện nay. NSX là một bộ phận của NSNN, là ngân sách của
chính quyền cấp cơ sở do UBNN xã xây dựng, tổ chức quản lý và thực hiện dƣới sự
giám sát của HĐND xã. NSX đƣợc xây dựng từ các nguồn thu, đƣợc phân cấp và
các nội dung chi để thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền cấp xã.
Nhƣ vậy, có thể hiểu NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nƣớc cấp
xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc cấp cơ sở trong
khuôn khổ đã đƣợc phân công, phân cấp quản lý.
b. Bản chất của ngân sách phường, xã: Bản chất của NSNN nói chung, NSX
nói riêng là hệ thống những mối quan hệ kinh tế Nhà nƣớc và xã hội trong quá trình
Nhà nƣớc huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực
hiện các chức năng của Nhà nƣớc. Các quan hệ kinh tế này bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa chính quyền cấp xã và các tổ chức, hộ sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn.
- Quan hệ giữa ngân sách xã với các tổ chức tài chính trung gian với quỹ tín
dụng nhân dân.
- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các tổ chức xã hội.
- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các hộ gia đình.
c. Đặc điểm của ngân sách xã: Là một bộ phận trong hệ thống NSNN và là
cấp ngân sách của chính quyền cơ sở, ngân sách xã có những đặc điểm sau:

* Vai trò của NSX biểu hiện thông qua quá trình thu và quá trình chi.
- Thông qua thu NSX mà các nguồn thu đƣợc tập trung nhằm tạo lập quỹ,
NSX đồng thời giúp chính quyền cấp xã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12
chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác đi đúng hành lang
pháp luật; Thu NSX góp phần thực hiện các chính sách xã hội nhƣ đảm bảo công
bằng giữa những ngƣời có nghĩa vụ đóng góp cho NSX, đồng thời có sự trợ giúp cho
những đối tƣợng nộp khi họ gặp khó khăn hoặc thuộc diện ƣu đãi theo chính sách của
Nhà nƣớc thông qua xét miễn, giảm số thu; Thu tiền phạt đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm trật tự an toàn xã hội để đƣa ngƣời dân nghiêm chỉnh thực hiện tốt nghĩa vụ
trƣớc cộng đồng.
- Thông qua chi NSX mà các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn
thể ở xã đƣợc duy trì phát triển một cách liên tục và ổn định, nhờ đó nâng cao hiệu
lực quản lý Nhà nƣớc ở cơ sở; Chi NSX góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sức
khoẻ cho mọi ngƣời dân biểu hiện thông qua NSX chi cho sự nghiệp giáo dục, sự
nghiệp y tế. Chi NSX thực hiện chính sách xã hội tại địa bàn mỗi xã nhƣ NSX chi
cứu tế xã hội, chi thăm hỏi, trợ cấp cho gia đình thƣơng binh, liệt sĩ trong xã.
1.1.3.4. Chức năng quản lý ngân sách phường, xã
a. Chức năng quản lý ngân sách của Hội đồng nhân dân phường xã:
- Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách xã, giám sát thực hiện NSNN trên
địa bàn và phê chuẩn quyết toán ngân sách xã.
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách xã khi cần thiết.
- Đề ra các chủ trƣơng, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách xã.
- Quyết định thu các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn xã. (theo
phân cấp của cấp có thẩm quyền).
b. Chức năng quản lý ngân sách của Uỷ ban nhân dân phường, xã.
- Lập dự toán NSX, lập phƣơng án phân bổ NSX, điều chỉnh NSX trong

HĐND xã quyết định đƣa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự
nguyện khác.
+ Thu về quản lý, sử dụng tài sản công.
+ Viện trợ của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trực tiếp cho xã.
+ Các khoản thu khác của xã theo quy định của pháp luật.
+ Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc.
Các khoản thu ngân sách xã được hưởng, phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%)
giữa ngân sánh xã với ngân sách cấp trên: Theo quy định của Luật NSNN thì các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14
khoản thu này gồm: Thuế nhà đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trƣớc bạ.
Các khoản thu trên tỷ lệ NSX đƣợc hƣởng tối thiểu là 70%. Căn cứ vào
nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ ngân sách
xã đƣợc hƣởng cao hơn, đến tối đa là 100%. Ngoài các khoản thu phân chia nhƣ
trên NSX còn đƣợc HĐND các cấp tính bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau
khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách Nhà nƣớc đã dành
100% cho NSX và các khoản thu NSX đƣợc hƣởng 100% nhƣng vẫn chƣa cân đối
đƣợc nhiệm vụ chi.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % này đƣợc điều chỉnh theo từng giai
đoạn để phù phợp cho mỗi cấp ngân sách ở địa phƣơng.
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm:
+ Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệnh giữa dự toán chi đƣợc
giao và dự toán thu từ các nguồn thu đƣợc phân cấp (gồm các khoản thu 100% và
các khoản thu phân chia theo tỷ lệ). Số bổ sung cân đối này đƣợc xác định từ đầu
thời kỳ ổn định ngân sách và đƣợc giao từ 3 đến 5 năm.
+ Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.

nhà nƣớc, và hạch toán đúng mục lục ngân sách, đúng chế độ kế toán, đồng thời khai
thác triệt để mọi nguồn thu, bồi dƣỡng phát triển các nguồn thu, phát triển kinh tế xã
hội ở xã, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tạo thêm nhiều nguồn thu mới cho
ngân sách xã. Các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, phải có dự toán
đƣợc duyệt và đƣợc kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nƣớc.
b. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Việc sử dụng nguồn lực tài chính phải
tính đến hiệu quả kinh tế xã hội. Tăng cƣờng kỷ luật tài chính, thực hiện tốt kiểm
soát chi một cách đồng bộ từ cơ chế chính sách, dự toán, phân bổ ngân sách đến
việc cấp phát ngân sách. Thực hiện tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách nhất là
trong quản lý hành chính và chi đầu tƣ XDCB.
c. Nguyên tắc ”Nhà nước và nhân dân cùng làm”: Cùng với sự hỗ trợ của
Nhà nƣớc, phải đảm bảo động viên tối đa nguồn lực trong nhân dân để giảm nhẹ
gánh nặng cho NSNN và nâng cao trách nhiệm giám sát của nhân dân đối với chi
tiêu của NSNN nhất là trong chi đầu tƣ XDCB để xây dựng kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn, nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn16
d. Nguyên tắc ổn định ngân sách và tự chiu trách nhiệm trước pháp luật và
Nhà nước về quản lý ngân sách: Tỷ lệ điều tiết và bổ sung ngân sách đƣợc giao ổn
định từ 3 đến 5 năm (gọi là thời kỳ ổn định ngân sách). Trong những năm này chính
quyền xã phải chủ động bố trí ngân sách, xây dựng dự toán thu, chi trên cơ sở
nhiệm vụ cấp trên giao và tiềm năng thế mạnh của xã, để khai thác hiệu quả các
nguồn thu, xây dựng phƣơng án thu ngân sách hàng năm để đáp ứng tốt các nhu cầu
chi của xã nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế xã hội của xã trong năm và tự chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật và nhà nƣớc về quản lý ngân sách ở xã mình.
e. Nguyên tắc công khai tài chính ngân sách: Việc thực hiện công khai tài
chính phải đƣợc thực hiện theo Thông tƣ số 01/2002/TT-BTC Của Bộ Tài chính là
phải công khai dự toán, quyết toán thu trên địa bàn, tỷ lệ điều tiết, số thu bổ sung


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status