Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới - Pdf 23

LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại là một ngành của nền kinh tế quốc dân, là lĩnh vực trao đổi
hàng hóa thông qua mua bán trên thị trường. Thương mại Việt Nam rất phát
triển từ sau thời kỳ đổi mới (1986) và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát
triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong việc lưu thông hàng hóa
phục vụ tiêu dùng và sản xuất.
Để tăng cường sự hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hơn công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt sau khi gia nhập AFTA vào năm 2006 thì
phát triển thị trường hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại nước ta là yêu
cầu khách quan, cấp thiết.
Trong bài viết này, em xin trình bày về "Những biện pháp nhằm phát
triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời
gian tới" nhằm mục đích nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng phát triển thị
trường hàng hóa của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian qua
từ đó nêu ra những biện pháp đúng đắn nhằm phát triển thị trường hàng hóa của
doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới.
Trong bài viết này em xin trình bày các vấn đề sau:
+ Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường hàng hóa ở doanh
nghiệp thương mại.
+ Phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta
trong thời gian tới.
+ Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp
thương mại nước ta trong thời gian tới.
1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
HÀNG HÓA Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
1.1.1. Khái niệm về thị trường hàng hóa
Thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Thị trường được nhiều

hóa.
Tổng hợp các nguồn cung ứng sản phẩm cho khách hàng trên thị trường
tạo nên cung hàng hóa.
Sự tương tác giữa cung và cầu, tương tác giữa người mua và người mua,
người bán với người bán và người bán với người mua hình thành giá cả thị
trường. Giá cả thị trường là một đại lượng biến động do sự tương tác của cung
và cầu trên thị trường của một loại hàng hóa, ở địa điểm và thời điểm cụ thể.
1.1.3. Các quy luật của thị trường
* Quy luật giá trị:
Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hóa. Khi nào còn sản xuất và lưu
thông hàng hóa thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng. Quy luật giá trị yêu
cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị lao động. Xã hội,
cần thiết trung bình để sản xuất và lưu thông hàng hóa và trao đổi ngang giá.
Việc tính toán chi phí sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi
của thị trường, của xã hội với nguồn lực có hạn phải sản xuất được nhiều của cải
vật chất cho xã hội nhất, hay là chi phí cho một đơn vị sản phẩm là ít nhất với
điều kiện chất lượng sản phẩm cao nhất. Người sản xuất hoặc kinh doanh nào có
chi phí lao động xã hội cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn, trung bình thì người
đó có lợi, ngược lại người nào có chi phí cao thì khi trao đổi thì sẽ không thu
được giá trị đã bỏ ra, không có lợi nhuận và phải thu hẹp sản xuất, người kinh
doanh phải tiết kiệm được chi phí, phải không ngừng cải tiến kỹ thuật công
3
nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới kinh doanh, dịch vụ để thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của khách hàng, để bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ.
* Quy luật cung cầu.
Cung cầu hàng hóa dịch vụ không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà thường
xuyên tác động qua lại với nhau trên cùng một thời gian cụ thể. Trong thị
trường, quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất, thường xuyên lắp đi lắp lại, khi
tăng, khi giảm tạo thành quy luật trên thị trường. Khi cung cầu gặp nhau, giá cả
thị trường được xác lập. Đó là giá cả bình quân, gọi là giá cả bình quân nghĩa là

cầu của khách hàng, phù hợp ở đây là phù hợp về số lượng, chất lượng, sự đồng
bộ, quy cách, cỡ loại, mầu sắc, bao bì, giá cả, thời gian và địa điểm thuận tiện
cho khách hàng.
* Chức năng thực hiện.
Chức năng này đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ phải được thực hiện giá trị
trao đổi: hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng, bằng các chứng từ có giá trị khác.
Người bán hàng cần tiền, còn người mua cần hàng. Sự gặp gỡ giữa người bán và
người mua được xác định bằng giá hàng. Hàng hóa bán được tức là có sự dịch
chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua.
* Chức năng điều tiết và kích thích.
Qua hành vi trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, thị trường điều
tiết và kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Đối với
doanh nghiệp thương mại, hàng hóa và dịch vụ bán hết nhanh sẽ kích thích
doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng, thu mua hàng hóa để cung
ứng ngày càng nhiều hơn hàng hóa và dịch vụ cho thị trường. Ngược lại, nếu
hàng hóa và dịch vụ không bán được, doanh nghiệp sẽ hạn chế mua, phải tìm
khách hàng mới, thị trường mới, hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác
đang hoặc sẽ có khả năng có khách hàng. Chức năng điều tiết kích thích này
luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút ra khỏi ngành của một số doanh
nghiệp. Nó khuyến khích các nhà kinh doanh giỏi và điều chỉnh theo hướng đầu
tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới, chất lượng cao, có khả
5
năng bán được khối lượng lớn.
* Chức năng thông tin.
Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hóa dịch
vụ, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối
với mọi nhà sản xuất, kinh doanh, cả người mua và người bán, cả người cung
ứng và người tiêu dùng, cả người quản lý và người nghiên cứu sáng tạo. Có thể
nói đó là những thông tin được sự quan tâm của toàn xã hội. Thông tin thị
trường là những thông tin kinh tế quan trọng, không có thông tin thị trường

người khỏi các công việc không tên trong gia đình, vừa nặng nề vừa mất thời
gian. Con người được nhiều thời gian tự do hơn.
Năm là, thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn định
sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.
1.1.6. Phân loại thị trường hàng hóa
1.1.6.1. Căn cứ vào công dụng của hàng hóa.
* Thị trường hàng tư liệu sản xuất.
Đó là những sản phẩm dùng để sản xuất. Thuộc về hàng tư liệu sản xuất
có: các loại máy móc, thiết bị như máy tiện, phay, bào... các loại nguyên vật
liệu, các loại nhiên liệu, các loại hóa chất, các loại dụng cụ, phụ tùng... Người ta
con gọi thị trường hàng tư liệu sản xuất là thị trường yếu tố đầu vào của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
* Thị trường hàng tư liệu tiêu dùng.
Đó là những sản phẩm dùng để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của con
người. Ví dụ: lương thực, quần áo, giày dép, thuốc chữa bệnh, các sản phẩm
hàng tiêu dùng cho cá nhân người tiêu dùng. Các sản phẩm này ngày càng nhiều
theo đà phát triển của sản xuất và nhu cầu đa dạng, nhiều vẻ của con người.
1.1.6.2. Căn cứ vào nguồn sản xuất ra hàng hóa.
* Thị trường hàng công nghiệp.
Thị trường hàng công nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa do các xí
nghiệp công nghiệp khai thác, chế biến sản xuất ra.
7
Công nghiệp khai thác tạo ra sản phẩm là nguyên liệu. Nguyên liệu trải
qua một hoặc một vài công đoạn chế biến thì thành vật liệu. Công nghiệp chế
biến tạo các nguyên vật liệu thành các sản phẩm hàng công nghiệp. Đó là các
loại hàng hóa có tính chất kỹ thuật cao, trung bình hoặc thông thường, có đặc
tính cơ, lý, hóa học và trạng thái khác nhau. Nhìn chung các loại hàng hóa này
có hàm lượng kỹ thuật khác nhau và thường là vật chất (không phải sinh vật).
* Thị trường hàng nông nghiệp (nông, lâm, hải sản)
Thị trường hàng nông nghiệp là thị trường hàng hóa có nguồn gốc từ sinh

1.2. Doanh nghiệp thương mại (DNTM)
1.2.1. Khái niệm
Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp
pháp nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức lưu
chuyển hàng hóa, mua hàng hóa ở nơi sản xuất và đem bán ở nơi có nhu cầu
nhằm thu lợi nhuận.
Đặc thù của DNTM là hoạt động trong lĩnh vực phân phối lưu thông, thực
hiện lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chứ không sản xuất
ra các hàng hóa đó, mua để bán chứ không phải để tiêu dùng.
DNTM là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh có đủ các điều kiện mà
pháp luật qui định và cho phép kinh doanh những mặt hàng pháp luật không
cấm. DNTM phải có tổ chức, đảm bảo những điều kiện về vốn, về tư cách pháp
nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kinh doanh và hàng hóa
kinh doanh của mình.
1.2.2. Các loại hình doanh nghiệp thương mại
1.2.2.1. Căn cứ vào tính chất của mặt hàng kinh doanh.
* Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: đó là các doanh nghiệp
chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái
hoặc tính chất nhất định.
* Các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: là các doanh nghiệp kinh doanh
nhiều mặt hàng có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau.
9
* Các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa (hỗn hợp): các doanh nghiệp
kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch
vụ thương mại.
1.2.2.2. Theo quy mô của doanh nghiệp.
* Doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ.
* Doanh nghiệp thương mại có quy mô vừa.
* Doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn.
Để xếp loại doanh nghiệp người ta thường căn cứ vào hệ thống các tiêu

người hậu cần tốt của sản xuất và tiêu dùng, đem đến cho người tiêu dùng những
hàng hóa đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, kịp thời gian với
giá cả hợp lý.
Chức năng thứ ba: giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong nội bộ doanh
nghiệp và quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài. Vì giải quyết tốt các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài là việc cần thiết để tạo ra sự phối hợp nhịp
nhàng trong kinh doanh. Giải quyết các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp là
giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau,
làm cho mọi người thân thiện, hiểu biết lẫn nhau, hiểu biết được mục tiêu nhiệm
vụ của doanh nghiệp từ đó đoàn kết, phấn đấu vì mục tiêu chung. Giải quyết mối
quan hệ bên trong là cơ sở, là nền tảng để giải quyết mối quan hệ bên ngoài
DNTM. Đó là quan hệ với bạn hàng, người cung ứng, với cơ quan cấp trên, với
cơ quan quản lý, với khách hàng... tạo nền văn hóa doanh nghiệp, quyết định
thành bại trong kinh doanh.
1.2.4. Nhiệm vụ của DNTM
DNTM có nhiệm vụ kinh doanh đúng theo ngành, nghề đã đăng ký và
mục đích thành lập doanh nghiệp. Theo luật Việt Nam, các DNTM có quyền tự
do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh mà pháp luật cho
phép.
DNTM có nhiệm vụ quản lý tốt lao động, vật tư, tiền vốn để không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện kinh doanh có lợi nhuận DNTM
11
phải sử dụng triệt để các nguồn lực của doanh nghiệp, đề ra các chiến lược
chiếm lĩnh thị trường để tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng. Vì thị trường
hàng hóa là đầu ra của DNTM, quyết định thành công hay thất bại. Vì có bán
được hàng hóa thì DNTM mới thu được vốn và lãi để từ đó tiếp tục mua hàng
hóa khác để kinh doanh.
DNTM có nhiệm vụ thực hiện phân phối theo lao động và chăm lo đời
sống cho cán bộ công nhân viên. Có như vậy nhân viên trong doanh nghiệp mới
hoạt động hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp. Để làm được điều này DNTM

hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng
vào nền kinh tế thế giới.
Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã
làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức
hưởng thụ của người dân. Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai
trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng.
DNTM có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị
trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong
nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật.
1.3. thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
1.3.1. Khái niệm
Thị trường hàng hóa của DNTM là một hay nhiều nhóm khách hàng với
các nhu cầu về hàng hóa, có khả năng thanh toán và những người bán cụ thể nào
đó mà ở đó DNTM có thể mua hàng hóa, dịch vụ để cung cấp và làm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng.
Đối với DNTM, thị trường hàng hóa bao gồm các nhân tố: khách hàng có
nhu cầu và khả năng thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa bao gồm
bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, hàng hóa và giá cả.
Thị trường hàng hóa của DNTM bao gồm: thị trường nguồn hàng và thị
trường bán hàng.
Thị trường nguồn hàng của DNTM là nơi cung cấp toàn bộ khối lượng và
13
cơ cấu hàng hóa mà doanh nghiệp thương mại cần mua.
Thị trường bán hàng của DNTM là tất cả các khách hàng có nhu cầu, có
khả năng thanh toán về hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.3.2. Vai trò của thị trường hàng hóa đối với DNTM
Thị trường hàng hóa có vai trò quan trọng đối với DNTM. Nó vừa là mục
tiêu vừa là môi trường kinh doanh của DNTM, quyết định thành công hay thất
bại đối với DNTM.
1.3.2.1. Thị trường nguồn hàng: cung cấp hàng hóa mà DNTM cần mua

Thị trường nguồn hàng thuận lợi, cách thu mua phù hợp sẽ giúp cho
DNTM đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Thị trường nguồn hàng càng gần
DNTM hoặc điều kiện giao thông vận tải thuận lợi thì sẽ giúp cho DNTM mua
được hàng nhanh chóng, kịp thời, giảm chi phí cho vận chuyển, làm cho giá
thành của sản phẩm giảm đáng kể. Còn cách thu mua hợp lý tránh cho DNTM
những khoản chi phí không cần thiết mà vẫn mua được hàng hóa đạt yêu cầu.
DNTM có thể áp dụng các hình thức thu mua sau:
Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước. Hình thức mua này
giúp cho DNTM ổn định được nguồn hàng, có nguồn hàng chắc chắn để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
Mua hàng không theo hợp đồng: đây là hình thức mua đứt bán đoạn và
mua hàng trôi nổi (vãng lai) trên thị trường. Với hình thức này thì người mua
hàng cần có một nghiệp vụ mua hàng thông thạo, có kỹ năng mua hàng để bảo
đảm hàng mua về có thể bán được.
Mua qua đại lý: áp dụng khi nguồn hàng không tập trung, không thường
xuyên.
Mua hàng bằng hình thức liên doanh liên kết: DNTM có thể lợi dụng ưu
thế của mình về vốn, nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ cùng các doanh
nghiệp khác liên doanh liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản
lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Nhận bán hàng ủy thác hoặc ký gửi: DNTM sẽ nhận được chi phí ủy thác
15
hoặc chi phí ký gửi. Với hình thức này DNTM có thể lợi dụng được vốn kinh
doanh và làm phong phú thêm nguồn hàng của doanh nghiệp.
Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua thành phẩm: DNTM đưa nguyên
vật liệu đến xí nghiệp gia công, trả phí gia công hoặc bán nguyên vật liệu cho
doanh nghiệp sản xuất và mua thành phẩm theo hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm
trên thị trường.
Hình thức cuối cùng là tự sản xuất, khai thác hàng hóa: với hình thức này
đòi hỏi vốn của DNTM phải có vốn lớn, có đủ năng lực sản xuất, áp dụng tốt

nhất. Khách hàng có xu hướng mua hàng hóa của những DNTM có phương thức
phục vụ nhiệt tình, có uy tín, đảm bảo chất lượng hàng hóa.
+ Thị trường bán hàng trở thành vấn đề sống còn đối với DNTM. Nếu
DNTM có thị trường bán ổn định, tiêu thụ được hàng hóa và thu được lợi nhuận
cao thì DNTM có điều kiện tiếp tục phát triển, tiếp tục mở rộng kinh doanh. Còn
nếu DNTM không bán được hàng, bị thua lỗ thì DNTM có thể phải ngừng hoạt
động hoặc phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
DNTM có thể áp dụng các phương thức bán hàng sau:
Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng có hình thức bán tại kho
của người cung ứng, tại kho của DNTM, bán qua cửa hàng quầy hàng và bán tại
đơn vị tiêu dùng.
Hình thức bán tận đơn vị tiêu dùng, bán tại nhà theo yêu cầu của khách
hàng là hình thức bán tạo thuận lợi cho người mua và là phương thức chủ yếu
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau, đang được các
DNTM áp dụng hiệu quả.
Theo khâu lưu chuyển hàng hóa có bán buôn và bán lẻ. Bán buôn là khối
lượng lớn, theo hợp đồng và thanh toán không dùng tiền mặt, giá bán rẻ hơn và
doanh số thường cao hơn so với bán lẻ.
Bán lẻ là bán theo yêu cầu nhỏ lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu
kịp thời của khách hàng thanh toán ngay. Vì hàng hóa phải qua khâu bán buôn,
lưu kho, chi phí cho bán hàng nên giá bán lẻ thường cao hơn, việc tăng doanh số
17
của DNTM chậm hơn nhưng lại được nhiều thông tin trực tiếp từ người tiêu
dùng.
Theo phương thức bán theo hợp đồng và đơn hàng, thuận mua vừa bán,
bán đấu giá và xuất khẩu hàng hóa.
Bán theo hợp đồng đối với hàng hóa có khối lượng lớn. Bán đấu giá với
hàng khó tiêu chuẩn hóa, hàng chuyên dùng. Khối lượng lớn để tìm người mua
với giá cao nhất. Xuất khẩu cần tuân thủ theo quy định xuất nhập khẩu của
Chính phủ và chỉ có các đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện.

không được chuyển đến người tiêu dùng có nhu cầu, không được phân phối theo
đúng quy luật thị trường thì thị trường hàng hóa không phát triển được.
Giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quy luật cung - cầu trên thị
trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường, nó là giá
trị trung bình và là giá trị cá biệt của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị
trường. Mua bán theo giá cả thị trường tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất kinh
19
doanh phát triển, tạo cơ hội để doanh nghiệp vươn lên.
Tất cả các mối quan hệ được tiền tệ hóa, tuân theo các quy luật của lưu
thông hàng hóa của kinh tế thị trường.
2.1.2. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại nước ta hiện nay
2.1.2.1. Doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Doanh nghiệp thương mại nhà nước được nhà nước đầu tư hoặc cấp vốn
100% để kinh doanh, phục vụ những mục tiêu chiến lược của nhà nước. Khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã có
sự thay đổi về số lượng và hiệu quả kinh doanh. Về số lượng các doanh nghiệp
thương mại nhà nước đã giảm đáng kể. Tính đến thời điểm 31/12/1999 nước ta
có khoảng 1576 doanh nghiệp thương mại nhà nước. Các doanh nghiệp thương
mại nhà nước chưa đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, còn thua lỗ. Khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại nhà nước còn thấp. Tuy nhiên
doanh nghiệp thương mại nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng,
điều tiết thị trường hàng hóa ở nước ta.
2.1.2.2. Doanh nghiệp thương mại tập thể.
Loại doanh nghiệp này vốn do tập thể người lao động góp, tạo nên theo
nguyên tắc tự nguyện hoặc một phần vốn tập thể, một phần vốn do Nhà nước
bảo đảm. Hình thức tổ chức kinh doanh là các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, các
cửa hàng hợp tác xã mua bán còn tồn tại ở các vùng nông thôn, thị xã, thành
phố. Nó có đóng góp tích cực vào việc bảo đảm đời sống của dân cư và giao lưu
hàng hóa công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn. Trong những
năm đổi mới, tổng giá trị sản lượng của khu vực hợp tác xã đã tăng liên tục.

hàng hóa dịch vụ rất đa dạng và nhiều người trong số họ không có đăng ký kinh
doanh.
Ưu thế của tiểu thương thể hiện trong việc đáp ứng tốt các yêu cầu nhỏ lẻ,
không thường xuyên, nhanh nhạy đáp ứng yêu cầu của thị trường. Là lực lượng
đáng kể, hệ thống tiểu thương cần mẫn đáp ứng nhu cầu của dân cư và điều tiết
hàng hóa giữa các vùng. Một số tiểu thương kinh doanh có hiệu quả, có thể tích
21
lũy mở rộng kinh doanh và chuyển thành các doanh nghiệp tư nhân.
2.2. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG
MẠI NƯỚC TA
2.2.1. Thị trường trong nước phát triển mạnh.
2.2.1.1. Quy mô ngày càng tăng.
Trong những năm qua quy mô thị trường trong nước đã tăng liên tục,
trước hết phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các đơn vị tham gia
hoạt động thị trường, bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
và đông đảo hộ kinh doanh cá thể. Mạng lưới chợ, các điểm bán hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, các loại
hình thị trường "văn minh" như trung tâm thương mại, siêu thị và các loại khách
sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao cũng được hình thành và phát triển trong những
năm vừa qua. Tình hình này được thể hiện qua các số liệu dưới đây:
Về số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại dịch vụ: Năm
1991 có 1.774 doanh nghiệp nhà nước, năm 1995 có 10.806 doanh nghiệp và
năm 1999 có 16.226 doanh nghiệp. Trong số hơn 12.000 doanh nghiệp mới
được thành lập của năm 2.000 có tới 3.000 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ,
nâng tổng số doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, nâng tổng số doanh nghiệp
thương mại dịch vụ đến cuối năm 2000 lên đạt 19.226 doanh nghiệp, gấp 10,8
lần năm 1991. Như vậy, trong 10 năm 1991 - 2000 số lượng doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ đã tăng 17.457 doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ trong tổng số doanh nghiệp của cả nước cũng tăng lên nhanh

3075 540 1594 806 27 102 42
2. Đồng bằng Bắc Bộ 643 171 115 316 3 35 3
3. Tây Bắc Bắc Bộ 90 51 6 28 1 4
4. Bắc Trung Bộ 642 165 86 364 6 20 1
5. Duyên hải Nam
Trung Bộ
1545 128 202 1178 5 29 5
6. Tây Nguyên 808 80 39 682 3 2 2
7. Đông Nam Bộ 5571 307 1688 3400 36 81 59
8. Đồng bằng Sông
Cửu Long
3852 172 286 3559 4 26 5
Cả nước 16226 1576 3816 10333 85 299 117
Chú thích: + DNTMDV: Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
+DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
23
+ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
+ DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
+ CTCP: Công ty cổ phần
+ DNTT: Doanh nghiệp tập thể
+ DTNN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Số người tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ tăng lên đáng kể theo
các vùng trong cả nước. Tính đến năm 1999 cả nước có 1501,6 nghìn người
tham gia thì đến năm 2000 đã tăng lên 1584,8 nghìn người tham gia, tăng 83,2
nghìn người. Đồng bằng sông Hồng có 262,1 nghìn người tham gia năm 2000
chiếm 16,54% số người tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ trong cả nước.
Đông Nam Bộ có số người tham gia là lớn nhất với 431,7 nghìn người (năm
2000) chiếm 27,24% cả nước.
Theo số liệu thống kê thì số người kinh doanh thương mại, dịch vụ phân
theo địa phương như sau:

đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3100 tỷ đồng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục trong 10 năm qua với
mức tăng bình quân hàng năm là 27.7% (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng
10,3%/năm).
Mức bán lẻ bình quân đầu người/năm cũng tăng đáng kể, từ 0,3 triệu đồng
năm 1990 lên 1,7 triệu đồng năm 1995 và 2,8 triệu đồng năm 2000.
Dưới đây là một số chỉ tiêu về quy mô thị trường giai đoạn 1991 - 2000
của nước ta.
Số lượng
doanh
nghiệp
thương
Hộ cá thể
Số điểm
bán hàng
và cung
cấp dịch
Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ tiêu
dùng xã hội
Số lượng
hộ
(nghìn
hộ)
Tỷ trọng hồ
TMDV
trong tổng
số hộ (%)
Tổng mức
(Nghìn tỷ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status