Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Pdf 23

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
Phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài:
Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch
xuất khẩu lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong số các thị trường xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên,
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ nói riêng còn nhiều hạn chế cần giải quyết.
Chính vì thế, “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của Khóa luận:
Nêu bật tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam cũng như những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay.
Kết cấu của Khóa luận:
Khóa luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và
tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ
năm 2000 đến nay
Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ trong thời gian tới
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

1
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn

2
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Từ bảng 1.1, có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian
qua tăng trưởng khá nhanh và bền vững.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước: Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để
khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc,
thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn,
trong đó xuất khẩu là nguồn trực tiếp và quan trọng nhất, hơn thế nữa không tạo ra tình
trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập
khẩu. Trong khoảng thời gian tới, nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng,
nhưng mọi nguồn vốn đầu tư hay cho vay của nước ngoài đối với Việt Nam cũng phải dựa
trên cơ sở các quốc gia đó thấy được khả năng xuất khẩu của nước ta – đó là nguồn vốn
duy nhất để trả nợ.
Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Cơ cấu
sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Đó là thành quả
của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá
trình công nghiệp hóa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước
ta.
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ đầu vào cho sản xuất, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

3
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
- Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản

4
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lao động trong ngành dệt may
Việt Nam chưa cao. Vì thế không phải lúc nào đây cũng là một lợi thế để chúng ta có thể
cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
Thứ ba, các cơ sở dệt may của Việt Nam được phân bố ở các vùng đông dân cư sinh
sống (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng…). Vì thế có
thể sử dụng lao động tại chỗ và một lần nữa giảm được chi phí sản xuất và tăng tính cạnh
tranh về giá cho hàng dệt may Việt Nam.
Thứ tư, công nghệ sản xuất trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu.
Điều này ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cũng như năng suất lao động của công
nhân. Rất khó có thể tăng sản lượng một cách nhanh chóng nếu chúng ta không có biện
pháp nhập khẩu hoặc cải tiến trang thiết bị cũng như nâng cao tay nghề của công nhân.
Thứ năm, phần lớn nguyên phụ liệu của Việt Nam phải nhập từ nước ngoài. Điều
này sẽ ảnh hưởng một phần tới quá trình sản xuất. Việc phải nhập khẩu nguyên phụ liệu
cũng làm cho chúng ta mất chủ động trong khâu tổ chức sản xuất vì nguyên phụ liệu bị phụ
thuộc vào nước ngoài. Hơn nữa do thiếu nguyên phụ liệu nên Việt Nam phần lớn là gia
công cho nước ngoài. Do đó chúng ta chỉ lấy công làm lãi. Chính vì điều đó, nhiều Công ty
sản xuất hàng dệt may của Việt Nam không mặn mà lắm và không có sự cố gắng hết sức
trong hoạt động điều hành sản xuất.
Thứ sáu, yếu tố vốn, luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước đối với ngành
dệt may cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam.
• Theo ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
thì dệt may là một ngành có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư vì đầu tư vào ngành này chỉ cần
ít vốn mà tỉ suất lợi nhuận lại khá cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, ở đa số
các Công ty Dệt may, tỉ lệ vốn vay nhiều và vốn tự có ít nên rất rủi ro. Vì thế có thể nói đây
là một yếu tố bất lợi cho hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam một khi có rủi ro xảy
ra. Nếu rủi ro xảy ra, hoạt động sản xuất ngay lập tức sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó khó
có thể duy trì và ổn định trong thời gian tiếp theo.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường thế giới không nâng cao được khả
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

6
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
năng cạnh tranh của mình. Đó cũng là một hệ quả của việc thiếu tự chủ trong khâu nguyên
phụ liệu và gia công thuê cho nước ngoài.
Thứ sáu, yếu tố vốn, pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước với hoạt động
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam:
• Như trên đã nói, ở các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam vốn tự có ít và vốn vay là chủ
yếu nên rất rủi ro. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra thì không những hoạt động sản xuất gặp khó
khăn mà nó còn làm đình trệ hoạt động xuất khẩu.
• Bộ Công thương đã ra thông báo số 6494/TM – XNK ngày 24/12/2004 để hướng dẫn
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Bộ Tài chính cũng ra quyết định số
02/3005/QĐ – BTC về việc bãi bỏ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường
EU và Canada. Như vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu theo khả
năng tối đa của mình sang các thị trường này. Hơn nữa, với sự kiện trở thành thành viên
chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007, Việt Nam cũng được Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam càng có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt
may sang những thị trường này.
1.3. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
1.3.1. Đặc điểm của ngành dệt may
1.3.1.1. Phân loại sản phẩm của ngành
Ngành công nghiệp dệt may bao hàm rất nhiều các ngành hàng: từ khâu đầu cung
cấp nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng là sợi, vải, hàng may mặc, các chuyên ngành phục
vụ cho công nghiệp dệt may như hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị... Ba loại sản
phẩm chính của ngành là sợi, vải, và hàng may mặc.
a. Phân loại sản phẩm sợi theo nguồn gốc
- Sợi có nguồn gốc thực vật:
• Sợi bông (sợi 100% cotton) gồm hai loại: Sợi chải kỹ, chi số cao và sợi chải thô, chi số

nhanh chóng, yếu tố mốt cũng được chú trọng và đầu tư, vòng đời của sản phẩm ngày càng
thu hẹp (vòng đời của sản phẩm dệt may ngày nay thường chỉ là một năm, thậm chí còn
ngắn hơn). Do đó, nếu các nhà sản xuất đầu tư thích hợp vào nghiên cứu thị trường, liên tục
đổi mới sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường thì lượng sản phẩm tiêu thụ hàng
năm có thể tăng lên mạnh mẽ.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

8
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
1.3.1.3. Sử dụng nhiều nhân công
Tỷ lệ lao động sốn trong sản xuất hàng dệt may tương đối cao, đặc biệt là đối với
Việt Nam – một nước có trình độ tự động hóa thấp. Trong các phân ngành sản xuất hàng
dệt may như kéo sợi, dệt vài, may đều cần nhiều khâu sản xuất quan trọng cần phải có sự
tham gia trực tiếp của con người mà máy móc không thể nào thay thế được. Ví dụ như
trong thời đại ngày nay, theo kinh nghiệm cho thấy thì việc thao tác và xử lý nhiều công
đoạn nhỏ, chi tết (cắt, ráp, may) hoàn toàn bằng máy một cách chính xác trên loại nguyên
liệu mềm và dễ xô lệch như vải là rất khó khăn và nếu có làm được thì chi phí cũng rất cao.
Do đó, ngành dệt may là ngành thu hút rất nhiều nhân công, ở Việt Nam số lượng
lao động hoạt dộng trong ngành dệt may lên đến 2 triệu người, tức là khoảng hơn 4% lực
lượng lao động cả nước và chiếm khoảng 27% lao động công nghiệp trên toàn quốc
1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam hiện nay
Công nghiệp dệt may Việt Nam là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư không lớn,
công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh rất phù hợp với tổ chức
quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, vì thế công nghiệp dệt may so với các ngành
công nghiệp khác có suất đầu tư thấp hơn rất nhiều (đặc biệt thấp hơn hàng chục lần so với
các ngành công nghiệp nặng như điện, cơ khí, luyện kim…). So sánh ngay trong ngành
công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, suất đầu tư của ngành dệt may (đặc biệt là ngành
may) cũng thấp hơn nhiều so với các ngành khác như ngành giấy, ngành da giày…
Hơn nữa, do tính đặc thù sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn

về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thủy
sản, may mặc, da giầy, điện tử và một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng trong toàn
quốc…”
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người
dân trong nước, mặc dù Việt Nam là một nước đông dân và nhu cầu về hàng may mặc rất
lớn.
• Phục vụ nhu cầu tiêu dùng to lớn trong nước
Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới (hơn 80 triệu người). Vì thế nhu
cầu về hàng dệt may của Việt Nam vô cùng lớn. Tuy vậy, do thu nhập thấp nên nhu cầu
hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là những loại hàng hóa thông thường, giá phải chăng.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

10
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
Nắm bắt nhu cầu đó, trong thời gian gần đây, ngành dệt may không ngừng mở rộng sản
xuất, nâng cao năng suất, số lượng và chất lượng cũng như tìm cách hạ giá thành sản phẩm,
thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
• Tạo sản phẩm xuất khẩu chủ lực
Phương hướng của hầu hết các nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa là phát triển
những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Ngành dệt may Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong những
năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua tăng trưởng
nhanh và ổn định. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong nhiều năm qua luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Không chỉ có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng
dệt may còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác,
tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tìm hiểu và thâm nhập thị trường các nước xuất
khẩu không chỉ cho hàng dệt may mà còn cho những hàng hóa khác dựa vào mối quan hệ
thương mại do xuất khẩu hàng dệt may mang lại. Hơn nữa còn có thể tìm nguồn cung cấp
máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất trong nước.

triển nguyên liệu tơ tằm là hoàn toàn có tính khả thi. Sợi tơ tằm là loại sợi có giá trị cao trên
thị trường cả trong và ngoài nước, phát triển các vùng trồng dâu nuôi tằm không chỉ giúp
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp mà còn giúp phục hồi
và phát triển các làng nghề truyền thống với những sản phầm dệt may độc đáo, đặc trưng
của vùng và có giá trị rất cao trên thị trường. Ngoài ra phát triển các vùng trồng nguyên liệu
sẽ tạo điều kiện phát triển công nhiệp chế biến nguyên liệu thô như dập, cán bông.
1.4. Giới thiệu chung về thị trường dệt may Hoa Kỳ
1.4.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ
Trong thời gian đầu và khoảng giữa thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế châu Âu và
châu Á bị tàn pháp nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2,
thì kinh tế Hoa Kỳ lại phát triển mạnh.
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hoa Kỳ
chiếm 42% GNP toàn cầu, đồng thời Hoa Kỳ cũng chiếm tới 54.6% về tổng sản lượng công
nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng so với toàn thế giới.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

12
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
Nhờ có nền kinh tế hùng mạnh và phát triển, Hoa Kỳ đã bỏ vốn thành lập các tổ
chức tài chính tiền tệ như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau đó
thành lập công ty Tài chính Quốc tế IFC vào năm 1954, Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)
năm 1960, Ngân hàng Á châu (ADB) vào năm 1966, Công ty đầu tư đa biên (MIGA) năm
1990…
Với sự tài trợ của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức hoạt động kinh tế và thương mại ra đời như
GATT, các tổ chức khác của Liên hợp quốc: UNDP, FAO, UNIDO…
a. Về tài chính
Sau một nửa thế kỷ, Hoa Kỳ duy trì sức mạnh và khả năng chuyển đổi tự do đồng
USD, gần 50% tổng sản lượng thanh toán và đầu tư quốc tế được thực hiện qua đồng tiền
này.
Hoa Kỳ cũng thống trị thị trường tài chính tiền tệ thế giới bằng cách đẩy nhanh phát

phương và đa phương, thực hiện mở của các thị trường mà Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh
hoặc Hoa Kỳ độc quyền.
Đối với các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển
đổi như Nga, Việt Nam, Trung Quốc, các nước SNG, các nước Đông Âu cũ… Hoa Kỳ thi
hành chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, vừa gây sức ép, vừa có những chính sách hỗ trợ ưu
đãi để thông qua các hiệp định song phương và đa phương buộc các nước này cải tổ nền
kinh tế, phát triển kinh tế thị trường, đẩy nhanh hội nhập để đảm bảo lợi ích ổn định và lâu
dài về tài chính, thương mại, đầu tư cho Hoa Kỳ.
f. Vài nét về thị trường Hoa Kỳ
Có thể nói, Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất toàn cầu, với dân số
đông thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Trong năm 2006, thu nhập bình quân đầu
người của Hoa Kỳ đạt khoảng 38.200 USD/người/năm (theo US Cencus Bureau), và với
GDP là 13.194,7 nghìn tỷ USD (theo Bureau of Economic Analysis). Hoa Kỳ là một thị
trường có sức tiêu dùng lớn nhất thế giới.
GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây tăng trưởng khá ổn định, mặc dù tỷ lệ
tăng trưởng không cao (do GDP của Hoa Kỳ quá lớn), song xét về mặt tuyệt đối, lượng
GDP tăng thêm của Hoa Kỳ trong mỗi năm còn lớn hơn nhiều so với tổng GDP của nhiều
nước trên thế giới.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

14
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
Bảng 1.2: Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây
( Đơn vị: nghìn tỷ USD, %)
Năm GDP) Tốc độ tăng trưởng
1999 9.268,4
2000 9.817,0 5,92
2001 10.128,0 3,17
2002 10.469,6 3,37
2003 10.960,8 4,69

STT Quốc gia GDP (triệu USD)
1 Hoa Kỳ 13.201.819
2 Nhật Bản 4.340.133
3 Đức 2.906.681
4 Trung Quốc 2.668.071
5 Anh 2.345.015
6 Pháp 2.230.721
7 Italia 1.844.749
8 Canađa 1.251.463
9 Tây Ban Nha 1.223.988
10 Bờ ra xin 1.067.962
16
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
Có thể nói, Hoa Kỳ là một thị trường đầy hứa hẹn, một thị trường tiềm năng mà
nhiều quốc gia vươn tới.
1.4.2. Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ
1.4.2.1. Về thị trường
Hoa Kỳ là một đất nước có rất nhiều tầng lớp dân cư sinh sống, đó chính là một
điểm khác biệt lớn so với thị trường EU hay Nhật Bản và các thị trường khác. Do có nhiều
tầng lớp dân cư, nên cơ cấu, chủng loại hàng hóa ở Hoa Kỳ cũng rất phong phú. Từ các mặt
hàng cao cấp đến các mặt hàng thứ cấp, mặt hàng nào cũng có thể tiêu thụ được tại thị
trường này.
Dệt may cũng không phải là ngoại lệ. Có thể nói, thị trường dệt may Hoa Kỳ vô
cùng phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá cả. Có rất nhiều chủng loại hàng dệt
may được tiêu thụ tại thị trường này. Hơn nữa, người Hoa Kỳ cũng không phải là những
người cầu kỳ và kiểu cách như dân EU hay Nhật Bản.
• Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ
Theo US Department of Commerce, trong năm 2005 nhập khẩu hàng dệt kim vào thị
trường Hoa Kỳ đạt 33.291 tỉ USD, tăng 5,41% so với năm 2004. Trung Quốc là nước đứng
đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang thị trường Hoa Kỳ với giá trị đạt 6.576 tỉ

chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để giảm bớt chi phí cũng như do tỉ trọng hàng may
mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất gia tăng.
• Kênh phân phối
Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là các chuỗi cửa hàng
bán lẻ với doanh thu đạt 93 tỷ USD trong năm 2003, tăng 21,7% so với năm 1999, trong
khi doanh thu của các cửa hàng bán lẻ độc lập giảm 10,4% so với năm 1999, chỉ đạt 22,5 tỉ
USD. Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập
trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20 – 30 tuổi.
Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số nhóm đối tượng tiêu dùng
riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi tiêu cho
hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may
mặc của Hoa Kỳ.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

18
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ nét.
5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap chiếm
12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited Brands (Limited,
Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming Shoppes
(Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%.
Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xu
hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo các nhà phân tích, trong năm 2008,
khoảng 10% hàng may mặc sẽ được tiêu thụ qua mạng.
1.4.2.2. Về tình hình sản xuất và lao động trong ngành dệt may Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, nếu như trong 10 năm (từ 12/1984 đến 12/1994), sản lượng ngành dệt
tăng 32,3%, may mặc tăng 2,2%, thì trong 10 năm 10 tháng tiếp theo đó (từ 12/1994 đến
10/2005), ngành dệt đã giảm 22%, may mặc giảm tới 51,7% (Theo Bộ Công nghiệp Việt
Nam).
Về lao động, từ 12/1994 đến 10/2005, 2 ngành này đã mất tới 907.900 việc làm

việc nhập hàng giả, quy định thuế suất cao với hàng nhập khẩu, hiện nay luật này vẫn còn
hiệu lực nhưng sau nhiều lần điều chỉnh thuế đã hạ xuống nhiều.
 Luật buôn bán năm 1974: Định hướng cho các hoạt động buôn bán, có nhiều điểu
khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp Hoa Kỳ bị cạnh tranh bởi hàng
nhập khẩu.
 Hiệp định buôn bán 1979: Gồm các điều khoản về sự bảo trợ của Chính phủ về các
chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế -
là một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa bị cho là có trợ cấp hoặc bán phá giá.
Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh 1988: cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biện
pháp trừng phạt đối với cá quyết định không chịu mở cửa cho hàng hóa Hoa Kỳ và vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là hệ thống pháp luật
vô cùng phức tạp của Hoa Kỳ. Những quy định ngặt nghèo của Hoa Kỳ về hàng nhập khẩu
là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không nỗ lực tìm hiểu để
vượt qua những trở ngại này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xâm nhập được
thị trường Hoa Kỳ. Đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đến những quy định chủ yếu sau:
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

20
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
1.5.1. Thuế nhập khẩu
Thuế hàng hóa nhập khẩu được tính trên các cơ sở:
- Mã hàng hóa tính thuế
- Thuế suất
- Trị giá tính thuế
1.5.1.1. Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ
Mã hàng hóa tính thuế và thuế suất đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ được xác định thông qua “Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ” (Harmonized

Economic Recovery Act – CBERA), Ixraen theo “Khu vực mậu dịch tự do Hoa Kỳ -
Ixraen” (United States – Israel Free Trade Area)…
- Cột 2: Thuế suất phi NTR dành cho các nước không được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế
quan hệ thương mại bình thường như Cuba, Bắc Triều Tiên, Siri… Mức thuế suất này rất
cao, cao hơn nhiều so với mức thuế NTR (ví dụ: mức thuế suất NTR đối với mặt hàng quần
áo nam chất liệu bông – HTS 1603320000 là 13,8% còn mức thuế suất phi NTR là 90%).
Mỗi mặt hàng đều có mã số riêng tương ứng trong HTS và được phân loại theo các
nhóm và phân nhóm chi tiết đến 10 chữ số, hàng dệt may được phân loại rất chi tiết và cụ
thể trong HTS từ chương 50 đến chương 63.
1.5.1.2. Giá tính thuế
Giá tính thuế là giá giao dịch (theo quy định của GATT). Giá giao dịch ở đây không
phải là giá trên hóa đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như chi phí đóng gói, tiền
hoa hồng cho trung gian nếu người mua phải trả, tiền máy móc thiết bị nhà nhập khẩu cung
cấp cho nhà sản xuất… Giá giao dịch để tính thuế không tính phí vận chuyển và bảo hiểm
lô hàng nên hàng hóa mua trên cơ sở CIF thì phần chi phí cho bảo hiểm và vận tải sẽ được
trừ đi trong giá tính thuế của hàng hóa.
Ngoài thuế nhập khẩu ra hải quan Hoa Kỳ còn thu các loại phí sau:
- Phí xử lý hàng hóa: 0,21% trị giá hàng hóa
- Phí cầu cảng: 0,125% trị giá hàng hóa
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

22
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
1.5.2. Hạn ngạch nhập khẩu
1.5.2.1. Khái niệm, phân loại và cách thực hiện hạn ngạch nhập khẩu
Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất hàng sang Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm
dệt may, một trong những điều cần quan tâm đầu tiên là hàng của mình có bị hạn chế không
cho nhập hay chỉ cho nhập một số lượng giới hạn nào đó mà thôi.
Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của Chính phủ nhằm kiểm soát và giới hạn
số lượng hay giá trị một loại hàng hóa nào đó được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong

- Số lượng hàng hóa, có kèm đơn vị tính (ví dụ Quantity: 100, unit of quantity: dozen)
- Chữ ký gốc của người cấp.
Nếu số lượng hàng hóa cập cảng lớn hơn số lượng hàng hóa ghi trong visa thì hàng
sẽ không được phép nhập khẩu.
Nếu số lượng hàng hóa cập cảng ít hơn số lượng ghi trong visa thì hàng vẫn được
phép nhập khẩu và số lượng hàng nhập khẩu thực tế sẽ được trừ vào hạn ngạch áp dụng. Số
lượng chênh lệch không được tính cho lô hàng khác.
Hàng hóa sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nếu: số hiệu visa, chủng
loại hàng, số lượng hàng hóa, đơn vị tính, chữ ký, ngày cấp visa không đầy đủ, bị thay đổi,
không hợp lệ hoặc thiếu chính xác.
Visa không được chấp thuận sẽ cần có một visa mới, phù hợp do cơ quan có thẩm
quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam cấp, hoặc có văn bản miễn trừ visa (visa waiver).
Văn bản miễn trừ visa do Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấp theo yêu cầu của Đại sứ quán Việt
Nam tại Washington.
Hải quan Hoa Kỳ sẽ không trả lại visa không được chấp thuận sau khi hàng hóa đã
được nhập khẩu. Tuy nhiên, sẽ cung cấp một bản sao có giá trị của hóa đơn thương mại đã
được cấp visa.
1.5.3. Quy định về xuất xứ hàng dệt may
1.5.3.1. Các quy tắc chung
a. Hoàn toàn được sản xuất: Xuất xứ là nơi sản phẩm dệt hoặc may 100% được sản xuất
hay chế tạo ở nơi đó.
b. Sợi bao gồm cả sợi đơn và sợi tổng hợp: Xuất xứ sợi, chỉ, sợ xe, hay dây tết… được xác
định như sau:
- Đối với xơ sợi chưa xử lý – là địa điểm xe sợi.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

24
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đỗ Thị Hương Sinh viên: Nguyễn Quân Sơn
- Đối với sợi tơ – là nơi sợi được sản xuất ra.
c. Vải: xuất xứ vải là nơi vải được dệt, đan, kết, ép… lại qua các quy trình sản xuất vải

Trích đoạn Về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Những vấn đề tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status