Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn bích động, huyện việt yên – bắc giang giai đoạn 2010 2011 - Pdf 23

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là nơi con người sống và hoạt động. Vì vậy môi trường đã và
đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, không còn là vấn đề của mỗi quốc
gia mà là vấn đề của toàn cầu đòi hỏi chúng ta cần phải có hành động nhằm
bảo vệ môi trường. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn
đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho
nhân loại đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Bên cạnh đó tốc độ phát triển KT- XH ngày càng phát càng nâng cao, nền
Công nghiệp hóa xã hội hóa kéo theo sự tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự tiến
bộ xã hội nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng chất thải ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó lượng chất thải sinh hoạt với số lượng không đáng kể, rác
thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào mùa
thu hoạch. Và toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại
nguồn phát sinh.
Hiện nay ở Việt Nam, các thành phố lớn và các khu đô thị trên cả nước
hàng ngày thải ra trên 9100m
3
chất thải, trong đó lượng chất thải sinh hoạt
chiếm tới hơn 75,4 %, tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 40% - 50% và được xử lý
sơ bộ, hầu như là không theo một quy trình nào cả. Việc thu gom, xử lý chất
thải rắn không triệt để gây ra các tác động xấu tới môi trường sống: bốc mùi
hôi thối, ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất, nguồn bệnh
và phát tán dịch bệnh và gây mất mỹ quan…
Riêng với thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong xu
thế phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có
1
những vấn đề bức xúc nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một
trong những vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay mỗi ngày thị trấn Bích Động

khí do chất thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn
đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng rác thải sinh hoạt của Huyện.
- Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới chất lượng môi trường Huyện
- Tìm hiểu hoạt động: thu gom, vận chuyển, và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2011.
Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp quản lý rác thải rắn sinh hoạt hợp lý
cho hệ thống quản lý chất thải rắn huyện Việt Yên. Đề tài nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do thu gom, vận chuyển chất thải rắn chưa hợp lý, bảo vệ tốt môi
trường và vệ sinh phòng dịch, sức khỏe cộng đồng, sức khỏe của công nhân.
3
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về rác thải sinh hoạt
2.1.1. Khái niệm
- Chất thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng , khí được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác (Lê Văn Khoa,
2009) [4].
- Chất thải rắn
Theo quan điểm chung: CTR là toàn bộ các tạp chất được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan
trọng nhất là các chất thải ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Trần
Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)[6].
Theo quan điểm mới: chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu
vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ. Thêm vào đó,

Giao thông, xây
dựng
Chợ, bến
xe, nhà ga
Cơ quan,
trường học
Nhà dân,
khu dân cư.
Khu vui
chơi, giải trí
Bệnh viện,
cơ sở y tế
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong
nhà ngoài nhà, trên đường phố, chợ
- Theo thành phần hóa học và vật lý : người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được ,không cháy được, kim loại, phi kim loại da,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo,
- Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn được chia thành các loại sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt : là những chất thải liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có các
thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao
su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,
gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…
Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả, loại này mang
bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra mùi khó chịu, đặc
biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia
đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách
sạn, ký túc xá, chợ (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001) [6]
Chất thải chủ yếu từ động vật là phân, bao gồm phân người và phân của

hại, chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ,
các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người,
động – thực vật.
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
+ Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp
chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các
7
chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Theo Quy chế
quản lý chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong
các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn gốc phát sinh ra chất thải y tế
bao gồm
Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật
và các chất thải trong bệnh viện bao gồm:
Các loại kim tiêm, ống tiêm
Các phần cơ thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
Chất thải sinh hoạt từ các phòng bệnh
Chất thải chứa các chất thải có nồng độ cao sau đây: Chì, thủy ngân,
cadimi, asen, xianua
Chất thải do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại cao và
có tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chất thải phải có những giải
pháp kỹ thuật hạn chế tác động có hại đó.
Các chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân
hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật.
- Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ nhỏ có thể sùn
ngay trong sản xuất và tiêu dùng, song phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua
một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm
đáp ứng nhu cầu khác của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng

ga
cống
Hơi
độc
hại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
công
nghiệp
Các loại
khác
Hình 2.2: Các nguồn phát sinh rác thải và phân loại chất thải [6]

2.1.3. Tác hại của chất thải rắn
2.1.3.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Tác động của chất thải rắn lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng
của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ
tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
Theo ngiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh
ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữa do nguồn
nước bị ô nhiễm chiếm tới 25% (Sở Tài nguyên Môi trường Ninh Bình, 2007)
[8], ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy của rác thải cũng ảnh hưởng
9
không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. Các ảnh hưởng của rác thải lên sức khỏe
con người được minh họa qua sơ đồ sau:
Hình 2.3: Sơ đồ tác hại chất thải rắn đối với sức khỏe con người [12].
2.1.3.2. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận

Ăn uống, tiếp xúc qua da
KLN, chất độc
Quá trình phân hủy sinh học của rác thải tạo ra mùi hôi thối khó chịu tại
các điểm trung chuyển rác thải trong khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường
không khí. Đặc biệt, tại các bãi chôn lấp rác thại lộ thiên mùi hôi thối còn ảnh
hưởng đến kinh tế và sức khoải của người dân.
Đối với môi trường đất:
Chất thải rắn đặc biệt là chất thải nguy hại chưa nhiều độc tố như hóa
chất, KLN, chất phóng xạ… nếu không được xử lý đúng cách mà được chôn
lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao.
Đối với môi trường nước:
Rác thải và các chất ô nhiễm làm biến đổi màu của nước mặt thành màu
đen, từ không mùi đến có mùi khó chịu. Tải lượng của các chất bẩn hữu cơ đã
làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị xáo trộn (Cục bảo vệ Môi
trường, 2004) [1].
Đối với môi trường nước dưới đất, vấn đề nhiễm bẩn Nitơ ở tầng nông
cũng là hậu quả của nước rỉ rác và việc vứt bừa bải rác thải lộ thiên không có
các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.
2.2. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại một số nước trên thế giới
Tình hình phát sinh chất thải sinh hoạt ở một số nước khác nhau trên thế
giới là rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và hệ thống
quản lý của mỗi nước. Nói chung mức sống càng cao, lượng chất thải phát
sinh cang nhiều. Nếu tính trung bình mỗi ngày một người thải ra môi trường
0,5 kg rác thải sinh hoạt thì trên toàn thế giới sẽ có trên 3 triệu tấn rác thải
mỗi ngày, một năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác.
- Đối với nước phát triển
11
Ở các nước phát triển, dân số thường có đời sống cao và tỷ lệ dân số
sống ở ác đô thị lớn, trung bình tiêu chuẩn rác thải của mỗi người dân là 2,8

Điển hình trong công tác quản lý rác thải sing hoạt đem lại hiệu quả phải
đến Singapore, Nhật Bản:
Ở Nhật Bản: mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55-60 triệu tấn rác nhưng
chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa tới bản chôn lấp (khoảng 2,25 triệu tấn
rác), còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế.
Tại đây, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm
xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của nhà nước.
Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thông với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu
theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế), (Nguyễn Song Tùng,
2007) [9]. Các hộ gia đình đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và
cho vào 3 túi với màu sách theo quy định: Rác hữu cơ, rác vô cơ và giấy vải,
thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để
sản cuất phân vi sinh còn các loại ra còn lại đều được đưa đến các cơ sở tái
chế hàng hóa (Cục bảo vệ Môi trường, 2004) [1].
Qua số liệu thống kê về tình hình quản lý rác thải của một số nước trên
thế giới cho thấy rằng, Nhật Bản là nước áp dụng phương pháp thu hồi CTR
cao nhất (38%), trong khi các nước khác chỉ sử dụng phương pháp đốt và xử
lý vi sinh vật là chủ yếu.
13
Hình 2.4: Bộ máy quản lý chất thải rắn tại Nhật Bản [14].
Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải
và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái chế,
tái sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách hợp lý với quan điểm
bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Với chủ trương vân động tất cả mọi cộng đồng dân cư trong cả nước thu
gom chất thải và xây dựng xã hội tái chế trong thế kỷ XXI. Chính phủ nước
này đã có những chính sách thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải
rắn trên cơ sở của sự tham gia tích cực và tình nguyện của các cộng đồng dân

công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom tác trên một địa bàn khu
dân cụ thể nào đó trong thời hạn là 7 năm.
15
BỘ MÔI TRƯỜNG
VÀ TÀI NGUYÊN
NƯỚC
Sở Tài nguyên
nước
Sở Môi trường
Phòng
Sức khỏe
MT
Phòng
Bảo vệ
MT
Phòng
Khí
tượng
Trung tâm KH
Bảo vệ phóng
xạ và hạt nhân
Bộ phận Quản
lý chất thải
Bộ phận Bảo
tồn tài nguyên
Bộ phận Kiểm
soát ô nhiễm
Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần CTR không
chát và không tái chế được chôn lấp ngoài biển.
Đảo – đồng thời là bãi rác Semakau với diện tích 350ha, có sức chứa 63

xử lý chất thải, chính phủ đã đẩy mạnh công tác giảm thiểu và tái tái chế chất
chất thải. Kết quả thu được là tỷ lệ tái chế chất thải tăng mạnh trong khi lượng
chất thải phát sinh ra tăng chậm. Đặc biệt với chính sách “Trả tiền cho những
gì bạn thải bỏ” đã thu được những thành công lớn trong việc quản lý và kiểm
soát chất thải ở Đài Bắc của Đài Loan.
- Đối với các nước đang và kém phát triển
Các nước đang phát triển và kém phát triển có dân số đông, tỷ lệ gia tăng
dân số cao và tỷ lệ dân số sống ở các đô thị thấp, quá trình đô thị hóa tăng
nhanh. Mặt khác, ý thức bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương và
người dân không cao, chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho rác thải
sinh hoạt. Do đó, rác thải đã và đang là vấn đề gây ô nhiễm môi trường, suy
giảm chất lượng sống ở các quốc gia này.
Trung bình, mỗi người dân ở các khu đô thị trên địa bàn các nước có tiêu
chuẩn cả thải là 0,7kg/người/ngày ( Tổ chức Y tế thế giới, 1992 ). Tại những
thành phố này thông thường rác thải sinh hoạt được phân làm 2 loại là thành
phần hữu cơ và thành phần còn lại, một số thành phố áp dụng cách phân loại
rác thành 3 thành phần là rác hữu cơ, rác thải có thể tái chế và rác thải khác 2
loại trên. Đặc điểm ở các đô thị này, người dân, nhân viên thu gom rác, những
người nhặt rác thường giữ lại các thành phần như kim loại, nhựa, chai lọ để
bán cho các cơ sở thu mua.
Rác thải sinh hoạt ở các đô thị này phần lớn chưa được phân loại do:
Thiếu vốn đầu tư, trang thiết bị thu gom, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu các nhà
17
máy chế biến nguồn tài nguyên rác, hơn nữa chính quyền địa phương và
người dân chưa hiểu được tác dụng và tầm quan trọng to lớn của phân loại rác
tại nguồn, các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức môi trường chưa đạt
hiệu quả như mong muốn.
Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các đô thị này thấp từ 30 – 70%, một
lượng lớn rác thải không được thu gom trên đường phố, trong ngõ hẻm, ven
sông, Đặc biệt là ở các xóm nghèo. Lượng rác này gây mất mỹ quan môi

Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5%). Như
vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị
đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm
45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị (Phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, 2010) [15].
Bảng 2.1: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực
Lượng phát thải theo
đầu người
(kg/người/ngày)
% so với
tổng lượng chất
thải
% thành phần
hữu cơ
Đô thị ( toàn quốc ) 0,7 50 55
- Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9
- Hà Nội 1,0 6
- Đà Nẵng 0,9 2
Nông thôn ( toàn quốc ) 0,3 50 60 - 65
Nguồn : Tổng cục BVMT,2009.
19
Hình 2.6: Số lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các loại đô thị khác nhau [15]
2.2.2.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta do các cơ quan sau chịu
trách nhiệm.
- Cơ quan Bộ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực môi trường là Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Bộ này có 3 Cục/Vụ liên quan đóng vai trò chủ

Bộ Tài nguyên
và Môi trường
Bộ
xây dựng
UBND
thành phố
Sở GTCC Sở TNMT
Công ty URENCO
(thu gom, vận chuyển,
xử lý, tiêu hủy)
UBND các
cấp dưới
Chất thải rắn
2.3. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.3.1. Các phương pháp xử lý
Cho mãi tới gần dây chất thải rắn vấn được đổ đống ngoài bãi rác, chôn,
đốt và một số loại rác từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức ăn cho
động vật. Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất thải rắn
với chuột, gián, ruồi, muỗi, rận và ô nhiễm đất, nước. Người ta không thể biết
được rằng, chất thải rắn trong bãi rác là môi trường sống của các loại vi khuẩn
gây bệnh: sốt, thương hàn, số vang, sốt rét, tả Do vậy, các phương pháp xử
lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và thuận tiện nhất đã được sử dụng. Các
khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng bãi rác ngoài trời. Các thị xã
và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt nhỏ. Mãi sau này, chôn lấp rác
hợp vệ sinh mới trở thành biện pháp xử lý chất thải rắn được nhiều nơi lựa
chọn. Trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang áp dụng 4 phương pháp xử lý
rác thải sinh hoạt: Chôn lấp, sản xuất khí sinh học (biogas), đốt và ủ làm
phân. Trong đó, biện pháp sinh học được đánh giá là tối ưu hiện nay (TS.
Nguyễn Trung Việt, TS.Trần Thị Mỹ Diệu, 2004) [11].
2.3.1.1. Phương pháp chôn lấp

chôn lấp
Dân số
(1000 người)
Lượng chất
thải (tấn/năm)
Diện tích
(ha)
Thời gian tái
sử dụng
(năm)
Loại nhỏ 5 – 10 2.000 5 < 10
Loại vừa 100 – 150 6.500 10 – 30 10 – 30
Loại lớn 350 – 1000 20.000 30 – 50 30 – 50
Loại rất lớn >1000 >20.000 >50 >50
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nếu lượng phế thải càng lớn thì quy mô
bãi chôn lấp càng lớn và thời gian sử dụng càng ngắn. Tuy nhiên mức độ
tái dụng đất của bãi chôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của từng
loại chất thải.
- Vị trí của bãi rác
Bãi rác cần được đặt ở những nơi ít chịu ảnh hưởng tới cộng đồng dân
cư, gần đường giao thông thuận tiện cho công tác thu gom và vận chuyển,
phải có điều kiện thủy văn phù hợp thì bãi chôn lấp phải được lót bằng những
chất cao su có khả năng ngăn ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt ở các
vùng lân cận. Cần có những biện pháp giảm tối thiểu lượng nước thải sinh ra
từ bãi rác.
2.3.1.2. Phương pháp sản xuất khí sinh học
23
Sản xuất khí sinh học (Biogass) là phương pháp đã được sử dụng từ lâu
ở các nước phát triển thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong vài
chục năm gần đây với mục đích giới hạn ở vùng quê làm chất đốt và thắp

3
nguyên liệu trong 1 ngày đêm và thu được 500
m
3
khí/ngày đêm (PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, 2007) [7].
- Thu nhận khí sinh học từ rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt ở các đô thị ngày càng lớn. Việc thu gom và xử lý rác
là cả một vấn đề bức bách. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới kể cả nước
công nghiệp phát triển vẫn dùng phương pháp chôn lấp rác là phổ biến nhất.
Các chất dễ phân hủy xử xảy ra quá trình lên men kỵ khí và khí thu được là
các khí metan. Những lớp rác dày tới 10m chứa bên trong rất nhiều không
khí. Đây là điều kiện lý tưởng cho các vi sinh vật kỵ khí phát triển và kết quả
chất hữu cơ trong rác được chuyển hóa thành khí metan. Theo các kết quả
24
thực nghiệm cho thấy trong vòng 15 năm từ một tấn rác sinh hoạt có thể sinh
ra được 200m
3
khí (PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, 2007) [7].
Tại Mỹ người ta trang bị mỗi ô chôn tác với thể tích 4000m
3
là 4 lỗ
khoan sâu 12m, một hệ thống đường ống dẫn khí và máy bơm khí. Tốc độ dẫn
khí đạt 4,65m
3
/phút. Khí thu được dùng để phát điện hoặc dùng làm chất đốt
(PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, 2007) [7].
Còn ở Đức, người ta đã trang bị hệ thống khai thác biogass từ các hố
chôn rác của thành phố và khí thu được dùng để phát điện tại các trạm nhiệt
điện. Công suất khai tác 800m
3


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status