ỨNG DỤNG mô HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt mỏ THAN NAM mẫu, xã THƯỢNG yên CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG bí, - Pdf 23

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
PHAN VĂN LÂM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT MỎ THAN NAM MẪU, XÃ
THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Mã ngành: 52510406
HÀ NỘI, 2014
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA MÔI TRƯỜNG
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1. MÔ HÌNH DPSIR 2
1.1.1. Định nghĩa 2
1.1.2. Lịch sử phát triển của mô hình DPSIR 2
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI 4
1.2.1. Điều kiện về tự nhiên 4
1.2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9
2.1.1. Đối tượng 9
2.1.2. Phạm vi 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 10
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường 10
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel 11

3.5.4. Giải pháp về mặt kinh phí 26
3.5.4. Các giải pháp khác 27
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 KHOA MÔI TRƯỜNG
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn thế giới, các hoạt
động của con người đã gây ra những tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường. Ô
nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống của con người.
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hoạt động khoáng sản đã có
nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng gây ra nhiều tác động
ảnh hưởng đến môi trường, các hoạt động khoáng sản bao gồm các công tác như: thăm
dò, khai thác, tuyển khoáng, luyện kim đều có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước,
môi trường không khí, môi trường đất Do vậy cần được nghiên cứu để có giải pháp
khắc phục.
Quảng Ninh là một tỉnh nổi tiếng với danh làm thắng cảnh Vịnh Hạ Long, đồng
thời là nơi có nhiều mỏ than lớn nhất của nước ta, những mỏ than ở Quảng Ninh đã và
đang được khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Giá trị kinh tế
của những mỏ than ở Quảng Ninh là rất lớn, tuy nhiên việc khai thác than đã gây ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là môi trường nước mặt.
Mỏ than Nam Mẫu thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh là một mỏ than lớn của Quảng Ninh đã được khai thác nhiều năm nay. Các chất
thải, nước thải phát sinh trong quá trình khai thác chưa được xử lý đã là nguyên nhân
gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt tại khu mỏ và vùng lân cận. Trước đây do khu
mỏ mới đi vào hoạt động và thiếu thốn về công nghệ xử lý nước thải, hạn chế về kỹ
thuật dẫn đến việc xả thải nước thải ra nguồn nước tiếp nhận và gây ra ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là môi trường nước mặt. Xuất phát từ những lý do đó, việc xây dựng
và đề xuất đề tài: “Ứng dụng mô hình DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi trường

là trên toàn cầu, tại 1 quốc gia, 1 tỉnh, thành phố, hay 1 địa phương nhỏ hơn.
Mô hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng: Có thể gọi là
lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực.
- Động lực: là chỉ thị phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, phát triển năng
lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và dịch vụ.
- Áp lực: Thải các chất thải vào nước, đất, không khí, chất thải rắn; khai thác tài
nguyên thiên nhiên thay đổi việc sử dụng đất, các rủi ro về công nghệ.
- Hiện trạng: Biểu hiện tình trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian
nhất định. Thí dụ tình trạng không khí, nước, đất, khoáng sản, đa dạng sinh học
- Tác động: Tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với đa dạng sinh học, hệ
sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và con người cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động
sản xuất của con người.
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 KHOA MÔI TRƯỜNG
- Đáp ứng: Bao gồm các hành động giảm thiểu, các chính sách môi trường nhằm
đạt được các mục tiêu quốc gia, các chính sách ngành, các biện pháp giảm nghèo cụ
thể.
DPSIR là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu phân tích tình
trạng môi trường và các tác động của nó đến con người.
Từ những năm 1972, 1982, 1992, 2002 qua các hội nghị toàn cầu về môi trường
và phát triển bền vững, nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về
tình trạng môi trường SOE. Sau đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng để hiểu rõ tình
trạng môi trường trong biến động của nó thì cùng với hiện trạng S phải xem xét thêm
áp lực P và đáp ứng R. Mô hình PSR là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng trong
những năm đầu của thập kỉ 90. Nhiều báo cáo về hiện trạng môi trường và các bộ chỉ
thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận
dụng mô hình ấy. Báo cáo SOE của Việt Nam năm 2001 do Tổng cục môi trường thực
hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình PSR này.
Sự phát triển của mô hình này không dừng lại ở đó, trong những năm gần đây
trong soạn thảo báo cáo tình trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị môi trường

Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý mỏ than Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công
- Phía Đông là ranh giới quản lý tài nguyên của Công ty CP Than Vàng Danh-
Vinacomin.
- Phía Tây là rừng phòng hộ của khu di tích Danh sơn Yên Tử.
- Phía Nam là thôn Miếu Bòng, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí.
- Phía Bắc là dãy núi Bảo Đài, ranh giới giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc
Giang.
b. Địa hình, Địa mạo
- Địa hình khu vực mỏ thuộc vùng núi cao, rừng rậm hiểm trở khó khăn cho việc
đi lại và vận chuyển máy móc thiết bị. Đồi núi trong khu vực có độ cao trung bình
khoảng 450m, đỉnh núi tròn, sườn dốc kéo dài theo hướng Đông bắc - Tây nam.
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 KHOA MÔI TRƯỜNG
- Nhiều năm qua khu mỏ chủ yếu khai thác than bằng phương pháp hầm lò, chỉ
một phần diện tích khai thác lộ thiên (khu vực đầu lộ vỉa) và san gạt để làm các mặt
bằng. Do vậy, địa hình về cơ bản còn nguyên thủy. Đất đá khu vực mỏ thuộc loại rắn
chắc, độ che phủ thực vật cao nên ít xảy ra các hiện tượng trượt lở bờ taluy, sườn đồi
núi.
c. Sông suối
- Hệ thống suối trong khu mỏ mang đặc điểm chung là có dạng hình cành cây,
hướng chảy Bắc - Nam, cắt gần như vuông góc với địa tầng.
- Lòng các suối này rộng từ 5 ÷ 7m, hạ nguồn rộng từ 10 ÷ 15m. Càng lên
thượng nguồn càng dốc, độ dốc từ 40 ÷ 60
o
. Lòng suối có nhiều đá lăn cỡ lớn, đôi chỗ
có thác cao từ 1 ÷ 2m. Mạng sông suối phân bố khắp khu mỏ, có nhiều nhánh nhỏ.
- Lưu lượng nước ở các suối không ổn định, hệ số biến đổi lớn. Lưu lượng các
suối phụ thuộc theo mùa: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lưu lượng trung
bình từ 1,90÷53,06l/s; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lưu lượng từ 36 ÷ 5.901l/s.
- Lưu lượng các suối có biên độ biến đổi rất lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Hệ

2.437mm, lượng mưa lớn nhất trong tháng quan trắc được là 1.089mm.
* Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực xấp xỉ 82,8%, đặc
trưng của độ ẩm tương đối theo hai mùa như sau:
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất (tháng 3): 89%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 11, 12): 77,6%
- Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất (tháng 3): 97,2%
- Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất (tháng 12): 59,4%
* Chế độ gió
Tại khu vực mỏ, trong một năm có 4 hướng gió thịnh hành chính là: Bắc, Đông
bắc, Nam và Tây bắc.
- Từ tháng XI đến tháng III gió thịnh hành là hướng: Bắc và Đông Bắc.
- Từ tháng IV đến tháng VIII gió thịnh hành là hướng: Nam.
- Từ tháng IX đến tháng X là thời kỳ chuyển tiếp giữa các hướng gió.
- Gió lặng chiếm 9,3%, gió ở cấp từ 1 ÷ 3 m/s chiếm 49,2%, gió từ 15m/s trở lên
không đáng kể.
* Các hiện tượng thời tiết bất thường
- Bão: Quảng Ninh là địa phương thường hay có bão, thời gian xuất hiện bão
thường từ tháng 6 đến tháng 10, hướng gió bão chủ yếu là Nam và Đông Nam, trong
bão thường kèm theo mưa lớn.
+ Tốc độ gió trong bão chủ yếu < 25m/s.
+ Tốc độ gió lớn nhất trong bão là 30 ÷ 40m/s.
- Sương mù và tầm nhìn xa: Tại khu vực nghiên cứu:
+ Số ngày có sương mù trong năm là: 26,1ngày, trong đó tháng 3 là tháng có
sương mù nhiều nhất: 6,9 ngày.
+ Tháng có số ngày sương mù ít nhất là tháng 6: 0,3 ngày.
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 KHOA MÔI TRƯỜNG
Số ngày có tầm nhìn xa <1km là 20,6 ngày/năm, tập trung vào các tháng mùa
Đông, nhiều nhất vào tháng 3 là 5,3 ngày, ít nhất vào tháng 7 là 0,1 ngày.

SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 KHOA MÔI TRƯỜNG
+ Hệ thống cung cấp điện: đáp ứng tốt nhu cầu về điện cho xã và mỏ than Nam
Mẫu. Trên địa bàn thành phố Uông Bí hiện có trạm điện 110KV và nhà máy nhiệt điện
Uông Bí với tổng công suất 1.200MW, là nguồn cung cấp bổ sung cho hệ thống lưới
điện quốc gia.
+ Hệ thống cung cấp nước: Phần lớn khu vực được lấy nước từ nguồn nước mặt
thuộc hệ thống các suối Than Thùng, Yên Tử và Hố Đầm.
+ Hệ thống thông tin liên lạc: Tương đối rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu thông
tin nhanh chóng đi trong nước và quốc tế.
b. Điều kiện về xã hội
Xã Thượng Yên Công với tổng số dân khoảng 5.419 người chiếm 3% dân số
thành phố Uông Bí (dân số T.P.Uông Bí: 174.678 năm 2012), về mặt đời sống văn hoá
xã hội được thể hiện qua một số mặt chính:
- Về y tế: Xã có trạm y tế được xây dựng tương đối khang trang sạch đẹp đáp ứng
nhu cầu khám chữa tạm thời cho nhân dân trong xã và có trạm y tế của Công ty than
Nam Mẫu - TKV được bố trí trên MBXCN+125 thuộc địa bàn xã.
- Về giáo dục: Hệ thống trường học gồm 3 nhà trẻ mẫu giáo, 1 trường tiểu học và
1 trường trung học cơ sở với cơ ngơi khang trang, được trang bị các trang thiết bị
giảng dạy và biên chế giáo viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi ở cấp
cơ sở của con em trong xã và cho con của cán bộ công nhân viên cho mỏ. Cấp phổ
thông trung học phải theo học tại phường Vàng Danh và ngoài trung tâm thành phố
Uông Bí.
- Về văn hoá, tôn giáo: Gần nửa dân cư sinh sống trên địa bàn xã là người kinh
với tín ngưỡng thờ cúng đạo Phật, số còn lại là đồng bào các dân tộc tiểu số (Dao, Tày,
Sán Rìu ). Trong phạm vi xã Thượng Yên Công có khu quần thể danh thắng chùa
Yên Tử là công trình được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia. Tuy
nhiên hoạt động khai thác chế biến than tại khu mỏ nói chung cũng như các hoạt động
khai thác, chế biến, vận tải … của dự án nằm ngoài ranh giới khu vực cấm hoạt động
khoáng sản than bảo vệ chùa Yên Tử nên có ảnh hưởng xấu không đáng kể tới khu

Tài liệu thu thập được sẽ được xử lý, tổng hợp, phân tích, luận giải để từ đó xác
định những vấn đề cần đánh giá.
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường
- Lấy ý kiến tham vấn từ người dân và công nhân, cán bộ làm việc và sinh sống
tại địa phương nới có hoạt động khai thác than để làm căn cứ đánh giá hiện trạng môi
trường và các ảnh hưởng liên quan.
- Phương pháp quan sát thực địa: quan sát các hoạt động khai thác, chế biến, vận
chuyển than Phát hiện những thay đổi về môi trường nước, môi trường không khí,
hiện trạng môi trường đất, môi trường sinh vật, tổng hợp, ghi chép lại, lưu trữ ảnh
chụp để làm hình ảnh minh họa cho các hiện tượng thay đổi môi trường tại khu vực
nghiên cứu, chú trọng đến môi trường nước mặt. Cụ thể:
- Đối với phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra:
+ Đối với đối tượng là người dân: thiết kế phiếu điều tra để thu thập một số thông
tin chủ yếu như: nhóm thông tin về tình hình sức khỏe của người dân xung quanh khu
vực khai thác mỏ, nhóm thông tin về tình hình chất lượng môi nước và cả môi trường
không khí, Tối thiểu phát 15 phiếu điều tra trong địa bàn xã Thượng Yên Công.
+ Đối với công nhân viên làm việc, sinh sống tại khu vực mỏ: tối thiểu phát 20
phiếu điều tra. Phiếu tham vấn đề cập đến tình hình sức khỏe của người công nhân lao
động chịu ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, vận chuyển, và nhận xét của họ
về hiện trạng môi trường nước và cả môi trường xung quanh.
+ Đối với người cán bộ phụ trách của xã: trao đổi trực tiếp và lấy thông tin về
những ảnh hưởng tích cực và bất lợi do hoạt động khai thác chế biến than gây ra, đồng
thời thu thập giải pháp mà địa phương đã đưa ra để khắc phục ô nhiễm.
Phiếu và câu hỏi sau khi điều tra được tổng hợp lại và được xử lý phù hợp với
yêu cầu nghiên cứu.
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 11 KHOA MÔI TRƯỜNG
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel
Dựa trên tất cả các số liệu thu thập được từ các nguồn tài liệu và số liệu điều tra
phỏng vấn, chúng ta sẽ tiến hành thống kê, xử lý và tổng hợp thành các số liệu phục vụ

-Khai thác tài
nguyên thiên
nhiên:than đá.
-Thay đổi việc
sử dụng đất.
-Các rủi ro về
công nghệ
HIỆN TRẠNG
-Hiện trạng
môi trường
nước.
-Hiện trạng
môi trường đất.
-Hiện trạng
môi trường
không khí.
-Hiện trạng tài
nguyên sinh
học.
TÁC ĐỘNG
-Tiêu cực hoặc
tích cực của
tình trạng đó
đối với hệ sinh
thái, tài
nguyên thiên
nhiên và con
người cũng
như điều kiện
sinh sống,

SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 13 KHOA MÔI TRƯỜNG
3.2. ÁP LỰC (P)
Các tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường nước mặt chủ yếu là các chất thải từ:
nước thải hầm lò, nước thải từ xưởng sửa chữa cơ khí, nước thải sinh hoạt, nước thải
từ hệ thống phun rửa bụi…; một lượng lớn chất thải rắn tạo ra ở bãi thải không có mái
che gặp nước mưa chảy tràn sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Đặc biệt hơn
nữa là nước thải từ khai thác hầm lò chứa nhiều chất ô nhiễm như pH thấp (gây ra bởi
sự phân hủy các khoáng vật như Pirit - FeS
2
, tạo nên môi trường axit hóa có nồng độ
H
2
SO
4
cao), chất lơ lửng, cặn lắng, kim loại nặng,…sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường nước mặt tại mỏ, cụ thể:
- Nước thải: nước thải từ các khu ăn uống của công nhân đã thải ra các chất tẩy
rửa, chất dầu mỡ, cặn bã từ nhà bếp gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt, nước
ngầm. Nước thải rò rỉ, nước chảy tràn do mưa, … không được xử lý sẽ là nguồn gây ô
nhiễm nguồn nước tiếp nhận và ảnh hưởng đối với môi trường xung quanh khu vực
mỏ. Lượng nước thải ra gồm có: lượng nước thải từ hệ thống phun rửa bụi, xưởng sàn
kho than, sân bãi là 84 m
3
/ng.đ; lượng nước thải ra từ xưởng sửa chữa thiết bị, máy
móc là 32 m
3
/ng.đ; lượng nước thải ra từ rửa xe từ mặt bằng xưởng công nghiệp là 20
m
3

750lít/năm và lượng dẻ lau 395kg/năm.
Như vậy chất thải rắn: chất thải rắn không nguy hại, chất thải rắn nguy hại (dầu
mỡ thải, dẻ lau, săm lốp, ), rác thải sinh hoạt (giấy, rác, thủy tinh ) và đất đá thải bỏ
là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt và ô nhiễm cả môi trường đất.
Vậy áp lực tạo ra từ nước thải và chất thải rắn tới môi trường nước mặt và cả môi
trường đất là rất lớn. Nếu không quản lý tốt và có giải pháp xử lý phù hợp thì môi
trường nước mặt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
3.3. HIỆN TRẠNG (S)
Trước đây, môi trường nước mặt thuộc phạm vi diện tích mỏ và xung quanh khu
vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm. (Đến nay, nhờ có hệ thống xử lý nước thải tốt nên nước
thải đầu ra đã đạt tiêu chuẩn xả thải (so với QCVN:08/2008/BTNMT) trước khi thải ra
môi trường). Từ kết quả thu thập, tổng hợp tài liệu của các công trình, dự án nghiên
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 15 KHOA MÔI TRƯỜNG
cứu trước đây, kết hợp với việc khảo sát thực tế của tác giả, có thể nêu ra những kết
luận về hiện trạng môi trường nước mặt như sau:
* Về trực quan:
- Nước mặt có độ đục cao do ảnh hưởng bởi các hạt bụi, hạt cát, chất huyền phù
… phát sinh chủ từ các hoạt động sàng tuyển than, chất thải rắn … gặp mưa sẽ chảy
tràn đổ ra các sông suối; hoặc từ đổ thải nước thải sinh hoạt của công nhân; nước thải
hầm lò; nước thải từ hoạt động sân công nghiệp có chứa nhiều bụi và chất rắn lơ lửng,
dầu mỡ, đổ ra nguồn nước tiếp nhận và gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
- Về màu sắc có màu đục, màu đen xẫm, màu vàng là do rò rỉ, chảy tràn nước
mưa, nước chứa dầu mỡ, mangan, sắt, Nước thải có màu vàng là do nước thải chứa
nhiều sắt (Fe
2+
chuyển sang Fe
3+
). Còn nước có màu đen do nước thải chứa Mn và Fe
hoặc từ nước thải hoạt động sửa chữa thiết bị, máy móc, bụi và vật liệu than do mưa

6,61 6,4 6,72 6,35 5,5 ÷ 9
2 Độ dẫn
mS/C
m
0,54 0,34 0,42 0,25
-
3 Độ đục NTU
45 62 36 72
-
4
Độ
cứng
APHA 2340
mg/l
131 144 126 149
-
5 BOD
5
TCVN 6001-
1995
-
9,4 11,8 8,8 12,3
15
6 COD
TCVN 6491-
1999
mg/l
22,41 18,47 14,26 25,79
30
7 TDS

2-
APHA 4500-
S2-
mg/l
155,6 192,5 178,3 237,9
-
12 Fe
APHA
3111B
mg/l
1,85 2,21 1,93 2,58
1,5
13 Mn
TCVN 6002-
1995
mg/l
0,41 0,37 0,43 0,64
0,8
14 Hg
TCVN 5991-
1995
mg/l
0,0002
0,000
1
0,000
4
0,0003
0,001
15 Pb

19
Colifro
m
TCVN 6187-
1-96
MPN/
100ml
1.126 2.531 1.975 2.867
7.500
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 17 KHOA MÔI TRƯỜNG
(Nguồn: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu mỏ Nam Mẫu do Viện Địa kỹ thuật
thực hiện tháng 01 năm 2014)
- Cho thấy: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong và xung quanh khu vực
thực hiện dự án có một số chỉ tiêu có giá trị cao xấp xỉ và vượt quá quy chuẩn cho
phép: Độ đục, độ cứng, hàm lượng SO
4
2-
. Đặc biệt là các thông số: Cd, TSS và Fe đều
cao hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08: 2008/BTNMT).
* Hiện trạng ô nhiễm do các nguồn nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt của công nhân chứa cặn lơ lửng, các chất hữu cơ, vi khuẩn
gây bệnh
Các nguồn nước thải này chảy vào nguồn nước suối Than Thùng, gây ô nhiễm
và ảnh hưởng xấu đến thủy vực. Mức độ ô nhiễm nước mặt do nước thải sinh hoạt
được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2 Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt
ST
T
Thông số

1,0
Nguồn: Theo báo cáo DTM “ Khai thác hầm lò phần lò giếng mỏ than Nam Mẫu”
Nhận xét: Nước thải sinh hoạt đã có các thông số ô nhiễm cao hơn Quy chuẩn
cho phép (QCVN14:2008/BTNMT) từ 2,3 ÷ 4,64 lần. Vì vậy việc ô nhiễm nguồn
nước mặt cũng có nguyên nhân từ nước thải sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nước mặt
cũng có nguyên nhân từ nước thải hầm lò…
Từ các kết quả trên cũng như qua khảo thực tế cho thấy: Hiện trạng môi trường
nước mặt tại khu mỏ đang bị ô nhiễm, điển hình là các thông số: độ màu, mùi và hàm
lîng c¸c chÊt r¾n l¬ löng (TSS), hàm lîng kim lo¹i Fe, Mn, Cd đều vượt TCCP theo
QCVN 08 (B) 2008/BTNMT.
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 18 KHOA MÔI TRƯỜNG
Hiện trạng ô nhiễm môi trường có được là do kết quả kế thừa số liệu từ trước và
hiện trạng quan sát được từ thực tế có thể do sự rò rỉ đường ống hoặc thất thoát nước
thải từ các nguồn khác nhau, hoặc do chưa quản lý tốt hệ thống thoát nước thải.
3.4. TÁC ĐỘNG
Nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ tác động đến hệ sinh thái, môi trường đất và sức
khỏe con người.
3.4.1 Tác động đến hệ sinh thái và động vật nuôi
+ Do khu mỏ có hoạt động khai thác từ lâu và hiện trạng môi trường đang bị ô
nhiễm làm cho hệ sinh thái trên cạn và dưới nước bị suy giảm, nghèo nàn. Đặc biệt là
hệ sinh thái dưới nước.
Hình 3.4 Nghèo hệ sinh thái trên cạn.
+ Hệ sinh thái dưới nước thì ngày càng thu nhỏ diện sinh sống do lưu lượng nước
trên các suối (suối Than Thùng, Yên Tử) trong khu vực thay đổi mạnh theo ngày và
theo mùa. Kết quả quan trắc, phân tích cho thấy chất lượng nước các suối của khu vực
chưa có nhiều thành phần bị ô nhiễm (bảng 3.1) làm nguy hại cho các loài sinh vật
thuỷ sinh (cá, tôm, ) có thể làm chúng biến mất và các loài thực vật sống ở môi
trường nước cũng bị chết dần, do tăng độ vẩn đục, chất lơ lửng, huyền phù trong nước
và dinh dưỡng trong nước.

3.4.3. Tác động đến sức khỏe con người
Tác động của sự ô nhiễm môi trường nước mặt đến sức khỏe người lao động và
cộng đồng dân với mức độ tác động như sau:
+ Bệnh về đường tiêu hóa và ngoài da: Hiện tại, người dân vẫn sử dụng nguồn
nước ở phía hạ lưu suối Than Thùng và sông Vàng Danh dưới dạng không lắng lọc,
khử trùng, do vậy không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi sử dụng cho sinh hoạt,
tắm rửa vệ sinh. Mặt khác các nguồn suối tiếp nhận nước thải cũng bị ô nhiễm gây ảnh
hưởng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe của người dân. Qua phiếu điều tra cho thấy: có đến
35% số người được hỏi bị các bệnh về đường ruột và các bệnh ngoài ra. Ngoài ra mọi
người còn mắt các bệnh về mắt khi bụi chứa không khí bay vào mắt làm xưng mắt và
đỏ mắt,
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 20 KHOA MÔI TRƯỜNG
+ Bệnh ung thư: có nhiều nguyên nhân gây ung thư cho con người nhưng qua
phiếu điều tra cho người dân, các bệnh thường gặp thì ung thư có chiếm đến 15%.
Người dân cho rằng nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức
khỏe của họ.
Qua được hỏi, anh Trần Tiến Hiệp trú tại phường Vàng Danh cho biết có nhiều
người đã mắc các bệnh về hô hấp, khó thở, bệnh ngứa ngoài ra, bệnh về mắt thậm chí
cả ung thư phổi mà tác nhân chủ yếu là ô nhiễm không khí, nồng độ bụi lớn và nguồn
nước bị ô nhiễm.
3.5. CÁC GIẢI PHÁP( ĐÁP ỨNG - R)
Do lưu lượng nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải chứa dầu mỡ không nhiều và
việc xử lý chúng đơn giản hơn nhờ các giải pháp như: hố lắng, bể tự hoại, rãnh thu
nước, Đồng thời công ty đã chú trọng nhiều vào việc xử lý nước thải hầm lò. Xử
lý loại nước thải hầm lò cũng là giải pháp ứng dụng công nghệ xử lý chủ yếu của
công ty tại khu mỏ than Nam Mẫu ở thời điểm hiện tại( trước đây mỏ mới đi vào
hoạt động, do thiếu thốn về kinh phí, công nghệ và kinh nghiệp quản lý, xử lý môi
trường nên việc để rò rỉ, chảy tràn chất ô nhiễm ra môi trường nước mặt tiếp nhận:
các sông suối: suối Yên Tử, suối Than Thùng, suối Hồ Đầm, ) gây ra ô nhiễm

3
/h và hệ thống xử lý nước thải tầng
lò giếng với công suất xử lý 550m
3
/h. Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước
thải tầng lò giếng đã xây dựng tại mỏ như sau:
- Nước thải từ cửa lò giếng nghiêng mức +125 được đưa về bể điều hòa tại trạm
xử lý nước thải qua hệ thống đường ống HDPE D400. Bể này ngoài tác dụng điều hòa
và ổn định lưu lượng và chất lượng nước thải chảy vào còn có tác dụng lắng thô, lắng
một phần hàm lượng cặn thô, mà chủ yếu là hạt cặn than, bùn, đất đá và các hạt cặn có
kích thước lớn.
- Nước thải sau khi được lắng thô ở bể điều hòa được dẫn sang bể trung hòa. Tại
bể trung hòa, dung dịch sữa vôi Ca(OH)
2
được bơm vào và hoà trộn với nước thải để
trung hoà axít, nâng độ pH đạt tiêu chuẩn cho phép, đồng thời không khí từ máy nén
khí được sục vào bể trung hòa tạo điều kiện oxy hoá phần lớn Fe, một phần Mn và trợ
giúp quá trình hòa trộn sữa vôi.
Vôi bột đóng trong bao được vận chuyển bằng ôtô đến kho chứa. Tại đây, vôi
bột được đưa thủ công lên thùng pha chế thành dung dịch sữa vôi nồng độ 5÷10%.
Dung dịch sữa vôi được bơm định lượng bơm từ thùng pha chế đến bể trung
hoà. Tín hiệu phản hồi từ đầu đo pH tại cửa ra bể trung hoà sẽ điều chỉnh bơm định
lượng cấp lượng dung dịch sữa vôi vừa đủ đảm bảo độ pH của nước sau trung hoà nằm
trong giới hạn cho phép ( pH = 5,5÷9 tùy theo ngưỡng đặt, thông thường đạt pH = 7÷8
để hạn chế lượng sữa vôi sử dụng).
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 22 KHOA MÔI TRƯỜNG
Máy nén khí đặt tại khu pha chế hóa chất sẽ cấp không khí theo đường ống đến
bể trung hòa, cung cấp oxi cưỡng bức để nhằm tăng khả năng ôxy hóa Fe và Mn, đồng
thời trợ giúp việc hòa trộn đều sữa vôi với nước thải.

sinh ra bùn. Ở bể lắng tấm nghiêng Lamella, các hạt cặn lơ lửng sau khi được tạo
bông, va chạm vào vách của tấm nghiêng, rơi xuống đáy bể. Dưới đáy bể tạo khoảng
SVTH: PHAN VĂN LÂM LỚP: LĐH2KM3

Trích đoạn Các giải pháp khác
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status