nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa về dòng điện xoay chiều vật lí 12 thpt ban cơ bản - Pdf 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỤC VĂN THÁI NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ “DÒNG
ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÍ LỚP 12 THPT BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp giảng dạy Vật lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Việt
THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một
công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả LỤC VĂN THÁI
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp của luận văn 4
9. Cấu trúc và nội dung của luận văn 4
CHƢƠNG I .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LỰC CHO HỌC
SINH THPT 5
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 5
1.2 Nghiên cứu cớ sở lí luận và thực tiễn về 6
1.2.1 Một số nội dung lí luận dạy học ở trƣờng phổ thông 6
1.2.1.1 Mục tiêu , nhiệm vụ, nguyên tắc dạy học ở trƣờng phổ thông 8
1.2.1.2 Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng PT 9
1.2.1.3 Các nhiệm vụ cơ bản của dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v
1.2.2 Lí luận về hoạt động ngoại khóa 12
1.2.2.1 Vai trò của hoạt động ngoại khóa 12
1.2.2.2 Vị trí của hoạt động ngoại khóa ở trong các hình thức tổ chức dạy
học ở trƣờng phổ thông 13
1.2.2.3 Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa vật lí 13
1.2.2.4 Nội dung của hoạt động ngoại khóa 14
1.2.2.5 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa 15
1.2.2.6 Phƣơng pháp day học hoạt động ngoại khóa vật lí 21

2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng 41
2.1.3. Mục tiêu về thái độ học tập 41
2.3 Đề xuất tiến trình hoạt động ngoại khóa nhăm phát huy tính tự lực của
HS về “ Dòng điện xoay chiều ” vật lí lớp 12 ban cơ bản 42
2.3.1 Ý định sƣ phạm chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động
ngoại khóa về “ Dòng điện xoay chiều” vật lí lớp 12 ban cơ bản 42
2.3.2 Đề xuất các nhiệm vụ hoạt động ngoại khóa về chƣơng “Dòng điện
xoay chiêu” 43
2.3.3 Hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa 52
2.3.4 Dự kiến những khó khăn mà HS gặp phải trong khi thực hiện nhiệm
vụ và phƣơng pháp hƣớng dẫn HS 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 57
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 59
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm 59
3.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm 59
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 59
3.4. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm 59
3.4.1. Sau đây chúng tôi trình bày việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tại
trƣờng THPT Cao Bình 59
3.4.2 Sơ bộ đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập 70
3.4.3 Sơ bộ đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 72
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng xu thế phát triển và hội nhập của thế kỷ XXI , nhiều nước trên thế
giới đã và đang quan tâm đến vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục đại
học. Ở nước ta trong những năm qua , công cuộc đổi mới giáo dục đã được
Đảng , nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Hiện nay, ngành giáo dục đang tích
cực triển khai đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện về cả mục tiêu ,
nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) để tạo ra được những lớp người lao
động mới mà xã hội đang cần. Đó là con người có khả năng đáp ứng được
những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
Luật Giáo dục 2005 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới giáo
dục phổ thông: ''phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui
hứng thú học cho HS” Nghị quết 40/ 2000/ QH10 của Quốc hội khóa X có đề
cập đến vấn đề “ Khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa,
tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến
thức xã hội và nhân văn , bổ xung những thành tựu khoa học và công nghệ phù
hợp với khả năng tiếp thu của HS ”[22].
Những định hướng chỉ đạo của Đảng và nhà nước là đúng đắn, tuy nhiên
quá trình thực hiện các cấp giáo dục, các cơ sở đào tạo, các trường còn hạn chế,
thiếu sót và bất cập, do đó trong định hướng phát triển giáo dục – đào tạo giai
đoạn năm 2006 – 2010, Đảng ta đã xác định“ Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng
cao chất lượng dạy và học ”.
Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy: Việc dạy và học theo chương trình
mới đã có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, dạy học nội khoá vẫn còn rất nặng nề,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của
HS…Nhưng ở các phần khác nhau trong chương trình vật lí và chưa có đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
nào nghiên cứu hoạt động ngoại khoá về “Dòng điện xoay chiêu ” ở lớp 12
THPT. Chính vì những lí do trên nên chúng tôi quết định chọn hướng đề tài này.
2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa về “Dòng điện xoay chiêu” vật
lí lớp 12 trung học phổ thông ban cơ bản. Nhằm rèn luyện tính tự lực và góp
phần nâng cao kiến thức cho hoc sinh THPT.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động ngoại khóa nội dung về “Dòng điện xoay chiêu ” - SGK lớp
12 ban cơ bản.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động ngoại khóa chương “Dòng điện xoay chiêu ” -
SGK lớp 12 ban cơ bản thì có thể rèn luyện tính tự lực và nâng cao kiến thức
cho HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận.
+ Lí luận dạy học ở trường phổ thông
+ Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông.
+ Tính tự lực trong hoạt động nhận thức của HS.
+ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn hoạt động ngoại khóa tại địa bàn.
- Đề suất qui trình tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí nhằm phát huy tính
tự lực cho HS trung học phổ thông.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa chương Dòng điện
xoay chiêu vật lí lớp 12 ban cơ ban.

SGK lớp 12 ban cơ bản nhằm rèn luyện tính tự lực cho HS THPT.
- Chương III : Thực nghiệm sư phạm .
- Kết luận .
- Danh mục tài liệu tham khảo và thực tiễn của đề tài .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
NỘI DUNG
CHƢƠNG I .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LỰC CHO HỌC
SINH THPT
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức dạy học có thể giúp HS có kết quả
cao hơn trong học tập và góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. Chính vì
vậy mà hoạt động ngoại khoá đã được chú trọng nghiên cứu và thực hiện ở
nhiều nước trên thế giới. Thậm chí nền giáo dục của nhiều nước còn chủ trương
giảm thời lượng các giờ lên lớp và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và hoạt đông ngoại khoá. Công trình nghiên cứu gần đây của các nhà
giáo dục Mĩ cho thấy: Những HS thường xuyên tham gia vào các chương trình
hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập
cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn, có mối quan hệ và cảm xúc tốt hơn
Các hình thức hoạt động ngoại khoá của các trường phổ thông của các

phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS…
1.2 Nghiên cứu cớ sở lí luận và thực tiễn về
1.2.1 Một số nội dung lí luận dạy học ở trƣờng phổ thông .
1.2.1.1 Mục tiêu , nhiệm vụ, nguyên tắc dạy học ở trƣờng phổ thông.
* Mục tiêu giáo dục phổ thông
Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được cụ thể hóa trong Luật giáo dục
(2005) như sau: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
* Nhiệm vụ quá trình dạy học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
Để đào tạo con người đủ phẩm chất và năng lực thỏa mãn yêu cầu xã hội,
quá trình dạy học phải thực hiện các nhiệm vụ sau :
Điều khiển, tổ chức HS nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản,
hiện đại, phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội – nhân văn,
đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng [2].
Trong dạy học, phải tổ chức cho người học nắm vững hệ thống tri thức phổ
thông cơ bản, phù hợp với thực tiễn đất nước về tự nhiên, xã hội, tư duy. Những
tri thức khoa học phổ thông cơ bản được cung cấp cho người học phải là những
tri thức phản ánh những thành tựu mới nhất của các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật,
văn hóa phù hợp với chân lý khách quan. Trên cơ sở đó hình thành ở người học
hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định, đặc biệt là những kỹ năng, kỹ xảo có liên
quan đến hoạt động học tập: tự học, tập dượt nghiên cứu khoa học ở mức độ
thấp, nhằm giúp cho người học không chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận
dụng tri thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống khác nhau.

không ngừng vươn lên với sự nỗ lực cao nhất.
Để phát triển trí tuệ cho HS cần chú ý tới các điều kiện sau:
+ Nắm được đặc điểm của đối tượng, đặc biệt là trình độ nhận thức của đối
tượng.
+ Có phương pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy trí thông minh của HS.
+ Lựa chọn nội dung dạy học một cách khoa học và hợp lý.
Bên cạnh phát triển trí tuệ, qúa trình dạy học có nhiệm vụ chăm lo phát triển thể
lực cho HS, giúp các em có sức khỏe để học tập và tham gia các hoạt động khác.
Tổ chức điều khiển người học, hình thành phát triển thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan và các phẩm chất của người công dân, người lao động có
bản lĩnh và bản nghĩa cộng đồng[2].
Để hình thành thế giới quan khoa học cho HS, quá trình dạy học có nhiệm
vụ tổ chức, điều khiển HS nắm vững hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư
duy…hình thành ở HS niềm tin về tính chân thực và hiệu quả của kiến thức,
hình thành thái độ lành mạnh với thực tiễn, hình thành quan điểm sống tích cực.
Trong qúa trình dạy học, GV cần giáo dục cho HS lý tưởng, những phẩm chất
nhân cách của con người mà xã hội đặt ra: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
lòng thương người, có lòng tự trọng cao, có ý thức pháp luật, có tính chủ động
trong cuộc sống…
Giữa các nhiệm vụ dạy học có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau
cùng thực hiện mục tiêu của qúa trình dạy học. Nhờ nắm vững kỹ năng, kỹ xảo
mà năng lực tư duy sáng tạo của con người không ngừng được phát triển, sự
phát triển của tư duy sẽ kèm theo sự phát triển của thế giới quan khoa học, nhân
sinh quan và các phẩm chất đạo đức của con người từ đó hình thành con người
mới đáp ứng yêu cầu của xã hội.
* Nguyên tắc dạy học

của HS, sự chỉ đạo chuyên biệt của GV đối với hoạt động học tập của HS, chế
độ làm việc, thành phần HS, địa điểm và thời gian học tập.
Trong thực tế dạy học, người ta phân biệt 3 dạng tổ chức dạy học: dạng
toàn lớp, dạng nhóm, dạng cá nhân.
* Các dạng tổ chức dạy học cơ bản [15], [9]
+ Dạng toàn lớp: Là dạng trong đó, mỗi HS đồng thời hoàn thành những
nhiệm vụ nhận thức chung.
- Ưu điểm: GV có thể lãnh đạo đồng thời mọi HS, tích cực điều khiển việc
lĩnh hội tri thức, việc ôn tập và củng cố tri thức cho toàn lớp.
- Nhược điểm: GV khó chú ý đến đặc điểm cá nhân, đặc biệt là đến tốc độ
hoạt động và trình độ hoạt động nhận thức của mỗi HS.
+ Dạng nhóm: Là dạng trong đó, từng nhóm HS cùng giải quyết những
nhiệm vụ nhận thức thống nhất. Các em có thể cùng thảo luận các nhiệm vụ
nhận thức, vạch ra con đường và giải quyết các nhiệm vụ đó, cuối cùng đạt đến
kết quả chung.
- Ưu điểm: GV có thể chú ý tới những nhu cầu riêng của từng nhóm HS, có
thể mở ra khả năng rộng rãi để HS hợp tác hoạt động với nhau cũng như để kiểm
tra lẫn nhau.
- Nhược điểm: Những cá nhân HS nào đó do học tập thụ động có thể sử
dụng những kết quả mà những HS khá thu được. Mặt khác, nó còn có thể làm
nẩy sinh mâu thuẫn giữa những yêu cầu của GV và mức độ tích cực của cá nhân
HS riêng biệt, những yêu cầu do GV nêu ra hoặc khó quá, hoặc quá dễ so với
trình độ của từng HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
+ Dạng cá nhân: Là dạng mà mỗi HS độc lập hoàn thành nhiệm vụ học tập

theo trình độ và khả năng riêng của mình, không có sự tác động của bạn bè.

12
Hình thức giúp đỡ riêng: Trong quá trình dạy học, tất yếu sẽ có sự phân
hóa về trình độ nhận thức và sẽ xuất hiện hai loại HS: Yếu – kém, khá - giỏi mà
việc dạy học được tiến hành trên cơ sở trình độ chung không thỏa mãn hai loại
HS này.
1.2.1.3 Các nhiệm vụ cơ bản của dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông
Căn cứ vào mục tiêu chung của hệ thống giáo dục quốc dân và đặc điểm riêng của bộ
môn vật lý, việc dạy học vật lý ở trường phổ thông có các nhiệm vụ sau: [17]
* Trang bị cho HS hệ thống những kiến thức phổ thông, cơ bản, ở mức độ hiện
đại, bao gồm: các hiện tượng vật lý, các khái niệm vật lý, các định luật vật lí cơ
bản, nội dung chính của các thuyết vật lí, các ứng dụng quan trọng nhất của vật
lý trong đời sống và trong sản xuất, các phương pháp nhận thức phổ biến dùng
trong vật lí.
* Phát triển tư duy khoa học ở HS: rèn luyện những thao tác, hành động,
phương pháp nhận thức cơ bản, nhằm chiếm lĩnh kiến thức vật lí, vận dụng sáng
tạo để giải quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn sau này.
* Trên cơ sở kiến thức vật lí vững chắc, có hệ thống, bồi dưỡng cho HS thế
giới quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu nước, thái độ đối với lao động,
đối với cộng đồng và những đức tính khác của người lao động.
* Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS, làm cho
HS nắm được những nguyên lý cơ bản về cấu tạo và hoạt động của các máy móc
dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân. Có kỹ năng sử dụng những dụng cụ
vật lý, đặc biệt là những dụng cụ đo lường, kỹ năng lắp ráp các thiết bị để thực
hiện thí nghiệm vật lí, vẽ biểu đồ, sử lý các số liệu đo đạc để rút ra kết luận.
Những kiến thức, kỹ năng đó giúp cho HS sau này nhanh chóng thích ứng được
với lao động sản xuất trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những nhiệm vụ trên không thể tách rời nhau mà luôn luôn gắn liền với
nhau, hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đào tạo ra những con người phát triển hài hòa,
toàn diện.
1.2.2 Lí luận về hoạt động ngoại khóa

1.2.2.2 Vị trí của hoạt động ngoại khóa ở trong các hình thức tổ chức dạy
học ở trƣờng phổ thông [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Nhà trường phổ thông có ba hình thức tổ chức đào tạo là: Dạy học trên
lớp, giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề và công tác
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động rộng rãi trong
các lĩnh vực: Xã hội – chính trị, văn hóa – khoa học, nghệ thuật, thể dục thể
thao, quốc phòng.
Công tác ngoại khóa nói chung và công tác ngoại khóa vật lí nói riêng
thuộc lĩnh vực thứ hai của toàn bộ công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
phổ thông.
1.2.2.3 Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa vật lí
Hoạt động ngoại khóa về vật lí nói riêng và hoạt động ngoại khóa nói
chung có những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa phải được lập kế hoạch cụ thể về
cả mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể và
thời gian thực hiện.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa dựa trên tinh thần tự nguyện tham
gia và sự hứng thú của HS, dưới sự hướng dẫn của GV. Trên cơ sở đó, HS sẽ
yêu thích công việc, hoạt động tích cực, có hiệu quả và phát triển được năng lực
của mình.
+ Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể tổ chức hoạt động ngoại
khóa theo nhóm hoặc theo tập thể đông người. Trong điều kiện cho phép có
thể huy động HS toàn trường tham gia, không phân biệt trình độ HS.
+ Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng,
phong phú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều HS tham gia.

học về phần kiến thức đó mà HS cần phải đạt được.
Căn cứ vào các hướng có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí như
trên và thực tế dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi lựa chọn
nội dung của đề tài chủ yếu là hoạt động thực nghiệm: thiết kế, chế tạo và sử
dụng cụ thí nghiệm vật lí đơn giản. Và chúng tôi chọn nội dung kiến thức của
chương “ Dòng điện xoay chiêu” trong sách giáo khoa vật lí lớp 12 phổ thông để
xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
1.2.2.5 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa [15], [12], [30]
Việc phân chia các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí chỉ mang tính
chất tương đối, không phân biệt được rõ ràng. Có thể phân ra các hình thức hoạt
động ngoại khóa về vật lí theo lượng HS tham gia, cũng có thể theo nội dung
ngoại khóa hoặc theo thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động ngoại khóa… Sau
khi nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy các hình thức tổ chức hoạt động
ngoại khóa về vật lí thông thường nhất là: hoạt động ngoại khóa mang tính chất
cá nhân, hoạt động ngoại khóa theo các nhóm và hoạt động ngoại khóa có tính
quần chúng rộng rãi. Cụ thể:
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở lớp và ở nhà (HS đọc sách báo về vật
lí và kĩ thuật; tổ chức các buổi báo cáo và dạ hội về các vấn đề vật lí – kĩ thuật; HS
ra báo tường hoặc tập san về vật lí – kĩ thuật; HS biểu diễn thí nghiệm hoặc giới
thiệu sản phẩm là thí nghiệm vật lí chế tạo được…)
- HS tổ chức triển lãm giới thiệu những thành tích hoạt động ngoại khóa
về vật lí.
- Tổ chức cho HS thăm quan ngoại khóa về vật lí, kĩ thuật.
- Tổ chức, hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí
nghiệm vật lí hoặc máy móc đơn giản.
- Tổ chức ôn luyện cho HS tham dự thi HS giỏi hoặc các cuộc thi khác

- Yếu tố mới và tính vừa sức của đề tài đóng vai trò quan trọng trong việc
duy trì và phát triển sự hứng thú và tích cực của nhóm. Với nguyên tắc này, nội
dung hoạt động ngoại khóa phải mới ít nhiều so với nội khóa, không đơn thuần
là những thí nghiệm kiểm nghiệm lại kiến thức hoặc áp dụng dưới dạng quá đơn
giản các kiến thức đã học. GV cần phải xác định được nội dung thích hợp, vừa
sức với HS và khéo léo tổ chức sao cho từng bước HS thu được kết quả đều đặn,
kể cả ở giai đoạn đầu để động viên kịp thời. Để đạt được điều đó, khi tổ chức
nhóm ngoại khóa GV cần phải dự kiến được những khó khăn mà HS có thể gặp
phải, lên phương án giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian, tài liệu, nguyên vật
liệu…cho nhóm HS.
- Phải đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, tránh nặng nề, nhưng cũng tránh
tùy tiện trong quá trình nhóm hoạt động. Để đảm bảo nguyên tắc này, nhóm ngoại
khóa cần có lịch làm việc cụ thể về thời gian cũng như tiến độ công việc, tránh tình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status