Báo cáo thực địa cộng đồng Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, năm 2012 - Pdf 22

2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
*********
Nhóm học viên Cao học Quản lý bệnh viện Khóa IV
Đỗ Thị Ngọc
Nguyễn Xuân Tình
Nguyễn Thị Loan
THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI BỆNH VIỆN BẮC
THĂNG LONG NĂM 2012
(Báo cáo chuyên đề)
HÀ NỘI, NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
*********
Nhóm học viên Cao học Quản lý bệnh viện Khóa IV
Đỗ Thị Ngọc
Nguyễn Xuân Tình
Nguyễn Thị Loan
THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI BỆNH VIỆN BẮC
THĂNG LONG NĂM 2012
(Báo cáo chuyên đề)
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Bình An
Cán bộ hướng dẫn : BS. Nguyễn Đình Luận
CN. Lê Km Oanh
HÀ NỘI, NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Kết thúc 2 tháng thực tế và hoàn thiện chuyên đề, chúng tôi trân trọng gửi lời

các cán bộ trong từng khoa phòng. Hiện tại bệnh viện chưa xây dựng bộ tiêu chuẩn
quản lý chất lượng của bệnh viện mà dựa tiêu chuẩn kiểm tra theo bảng kiểm chuẩn
do Bộ Y tế ban hành nhưng luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh tại các khoa, phòng trong bệnh viện. Sau nhiều năm thực hiện, công tác
quản lý chất lượng tại bệnh viện đã đạt được nhiều thành công đáng kể mà nổi bật
là sự hài lòng của người bệnh tăng dần theo các năm gần đây, cán bộ nhân viên hài
lòng với công việc, chất lượng bệnh án hoàn thiện dần…Tuy nhiên, các hoạt động
cải thiện chất lượng tại bệnh viện chưa theo mô hình chuẩn nào, chưa mang tính hệ
thống nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả cải thiện chất lượng cũng như khả năng
duy trì thay đổi. Xây dựng chiến lược quản lý chất lượng một cách tổng thể và dài
hạn và thành lập Ban chỉ đạo về quản lý chất lượng bệnh viện cũng là đề xuất chính
của nhóm sau khi nghiên cứu chuyên đề này. Để có thể nâng cao chất lượng quản lý
một cách bền vững trong thời gian tới.
3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Đông Anh là huyện nằm phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội có diện tích tự
nhiên là 18.230 ha, Đông Anh là huyện lớn thứ 2 của Hà Nội với dân số trên
331.000 người trong đó dân cư đô thị chiếm 11% được phân bổ thành 24 đơn vị
hành chính, gồm 23 xã và 1 thị trấn. Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao
thông là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và
là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho
phép, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Trên địa bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành
phố và huyện, trong đó có 4 liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động. Đây là
một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.
Bệnh viện Bắc Thăng Long có diện tích 23.974m
2
nằm trên địa bàn xã Uy Nỗ,
huyện Đông Anh chính là Bệnh viện công ty xây dựng công nghiệp cách đây 30

2. Đánh giá mô hình quản lý chất lượng chăm sóc bệnh nhân toàn diện theo
nhóm hiện đang áp dụng tại bệnh viện.
5
3. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản lý chất
lượng tại bệnh viện trong giai đoạn tới.
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN :
- Thu thập số liệu thứ cấp:
• Số liệu từ các sổ sách, báo cáo sẵn có: Thống kê bệnh viện 2009, báo cáo
hoạt động bệnh viện năm 2009, kế hoạch hoạt động năm 2010, báo cáo kiểm tra
bênh viện của Sở y tế.
• Số liệu từ các khoa phòng, các văn bản của bệnh viện, phiếu xin ý kiến
người bệnh về chất lượng khám chưa bệnh và phục vụ của khoa khám bệnh theo
yêu cầu, Quy định thực hiện mô hình chăm sóc theo nhóm chăm sóc TD tại bệnh
viện, tài liệu cải tiến một số quy trình ĐD. Kết quả khảo sát bệnh án sử dụng thuốc
kháng sinh, kết quả điều tra chỉ số hài lòng của người bệnh …
- Phỏng vấn sâu:
• Lãnh đạo bệnh viện: Phó Giám đốc bệnh viện.
• Lãnh đạo khoa, phòng chức năng: khoa Khám bệnh, phòng Kế hoạch Tổng
hợp, phòng ĐD bệnh viện, khoa Nội D8, khoa HSCC
• Cán bộ các khoa, phòng chức năng: cán bộ khoa Khám bệnh, cán bộ khoa
Ngoại, cán bộ khu Đồ vải và tiệt trùng. Cán bộ khoa HSCC
• Bệnh nhân: bệnh nhân khám ngoại trú và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh
viện
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Thông tin về bệnh viện Bắc Thăng Long:
Bệnh viện Bắc Thăng Long là một bệnh viện đa khoa Hạng II trực thuộc Sở Y
tế Hà Nội, nằm cách Hà Nội 30km về phía Bắc. Hiện nay, bệnh viện có 320 giường
bệnh kế hoạch, 6 phòng chức năng, 12 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và bộ
phận phục vụ. Tổng số CBVC của bệnh viện là 357, trong đó: BS 79 ( BSCKII: 05,
BSCKI: 27, Thạc sĩ: 06, Bác sĩ chuyên khoa ĐH: 11); Dược sĩ 04 (Thạc sĩ và

dưỡng cao đảng lên đại học; 15 đều dưỡng trung cấp lên cao đẳng. Đào tạo tại chỗ
02 lớp kiểm soát nhiễm khuẩn, ghi chép biểu mẫu cho các điều dưỡng mới. Tham
7
gia giảng dạy thực hành cho học sinh, sinh viên, học viên của các trường đại học,
cao đẳng, trung học y dược. . [BC2011] .
- Công tác Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện đã có nhiều đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu nghiêm túc, chất lượng và ứng dụng lâm sàng
có hiệu quả. Năm 2010 đã tổ chức được hội nghị khoa học cho bác sỹ, điều dưỡng,
11 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu. Năm 2011 Bệnh viện
thực hiện 6 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, năm 2012 dự kiến thực hiện 9 đề tài
nghiên cứu cấp cơ sở, trong đó có 1 đề tài nghiên cứu cấp ngành. Triển khai các kỹ
thuật lâm sang – xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thích ứng với Đề án Hiện đại
hóa trang thiết bị y tế. Lãnh đạo Bệnh viện luôn khích lệ động viên nên các tập thể
đã triển khai tốt các sang kiến cải tiến kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh
cho nhân dân như: Chụp cắt lớp vi tính, siêu âm màu 4D, Xquang kỹ thuật số, xét
nghiệm một số Markrer ung thư, gảm đau sau mổ…
- Công tác Chỉ đạo tuyến: Tuy Sở Y tế Hà Nội không giao cụ thể công tác
chỉ đạo tuyến cho đơn vị song chỉ đạo tuyến vẫn là một trong những nhiệm vụ của
Bệnh viện. Giám đốc Bệnh viện đã giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến cho các trưởng
khoa, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có vấn đề cần trao đổi rút kinh nghiệm
chuyên môn với các đơn vị y tế trên địa bàn, các bác sỹ Trưởng khoa có thong tin
cụ thể với Phòng Kế hoạch tổng hợp để hoàn thiện và gửi cho các đơn vị nhằm
cùng nhau nâng cao chất lượng chẩn đoán, cấp cứu và điều trị cho nhân dân. Thực
hiện Đề án 1816 theo Kế hoạch Sở Y tế Hà Nội giao với Bệnh viện Sóc Sơn, bệnh
viện Mê Linh. Hỗ trợ kỹ thuật cho Bệnh viện Hoài Đức theo yêu cầu.
- Công tác Phòng bệnh: Tham gia tích cực phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng
đáp ứng công tác phòng bệnh cấp cứu ngoại viện, cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh điều
động. Đã hoàn thiện tổ chức hội đồng và màng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện, hoàn thiện quy định kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện và tăng cường
giám sát trên cơ sở các quy định đã xây dựng, tăng cường vệ sinh bàn tay đạt đến

là sự tổng hợp của tất cả các quan điểm nêu trên.
* Khái niệm quản lý chất lượng bệnh viện
9
Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực
hiện chính sách chất lượng. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đinh nghĩa quản lý
chất lượng là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về
chất lượng. Quản lý chất lượng trong công tác chăm sóc sức khỏe là phối hợp các
hoạt động nhằm không ngừng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua quá
trình giám sát, đánh giá chất lượng và áp dụng các biện pháp để thường xuyên
tăng cường chất lượng bệnh viện. Đó là nhiệm vụ của các cơ sở y tế, các ban
ngành đoàn thể và bệnh nhân. Quản lý chất lượng bệnh viện là một bộ phận của
quản lý chất lượng trong chăm sóc sức khỏe và gồm 03 thành phần:
- Đánh giá chất lượng bệnh viện (Quality assessment): Đánh giá mức độ tuân
thủ của một quy trình với tiêu chuẩn hiện hành. Khả năng bệnh viện ( hoặc
khoa phòng) hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra.
- Đảm bảo chất lượng (Quality assurance): Bao gồm các biện pháp để đạt được
và duy trì những tiêu chuẩn đẫ đề ra.
- Thường xuyên nâng cao chất lượng (Continuos quality improvement): Được
thực hiện thông qua đánh giá chất lượngđể phát hiện những điểm mạnh, điểm
yéu và đảm bảo chất lượngđể khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm.
Nâng cao chất lượng đòi hỏi sự tham gia hưởng ứng của tất cả các nhân viên bệnh
viện từ Ban lãnh đạo, các bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ, các nhân viên kỹ thuật và
hỗ trợ.
* Các yếu tố cấu thành chất lượng bệnh viện:
- Đầu vào: Bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực, nguồn tài
chính Đây là các điều kiện ban đầu để cung cấp dịch vụ và tổ chức chăm sóc,
trong đó tiêu chuẩn nghề nghiệp, trình độ khả năng chuyên môn kỹ thuật của
nhân viên y tế, đặc biệt trình độ của bác sỹ có vai trò hết sức quan trọng.
- Hoạt động, quá trình: Bao gồm thực hiệnquá trình chẩn đoán, điều trị, xét
nghiệm, thu chi tài chính Quy trình quan trọng là quy trình chẩn đoán và điều

thành lập phòng quản lý chất lượng và đang xây dựng tiêu chuẩn cập nhật về
11
quản lý chất lượng bệnh viện. Trong thời gian tới việc đánh giá chất lượng sẽ
do cơ quan đánh giá độc lập tiến hành.
- Năm 2010, BộY tế ban hành Quyết định 3125/QĐ- BYT về kiểm tra bệnh viện
năm. Mục tiêu của kiểm tra bệnh viện năm 2010 nhằm tăng cường công tác
quản lý bệnh viên, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lòng của
người bệnh thông qua: + Đánh giá hiệu quả nguồn lực
+ Đánh giá kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh
+ Lựa chọn bệnh viện XSTD và bệnh viện XS
Bảng 1: Phương thức quản lý chất lượng bệnh viện ở Việt Nam
Nước ta hiên có hơn 1000 bệnh viên bao gồm chủ yếu là các bệnh viện công
lập được phân cấp quản lý hành chính và kỹ thuật theo ba tuyến : Trung ương,
tỉnh, thành phố và huyện. Dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội
và quá trình cải cách ngành y tế. bệnh viện nước ta có những thay đổi đáng kể
và đóng góp tích cực vào công cuộc chăm sóc bảo vệ cho nhân dân. Tuy nhiên
việc cải tiến hơn nữa chất lượng bệnh viện theo định hướng hiệu quả và công
bằng vẫn đang là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là khi có những chính
sách mới, điển hinh là việc triển khai nghị định 10/CP trong nghành y tế, bắt
buộc các nhà quản lý phải ra quyết định và chịu trách nhiệm nhiều hơn trong
mọi hoạt động của bệnh viện.
2.3. Quy trình quản lý chất lượng bệnh viện: có 7 bước chính.
2.3.1. Xác định chức năng nhiệm vụ, phạm vi các dịch vụ mà bệnh viện có thể
cung cấp.
2.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn.
2.3.3. Xác định các chỉ số chất lượng.
2.3.4. Giám sát và đánh giá chất lượng.
2.3.5. Xây dựng các giải pháp can thiệp, áp dụng.
2.3.6. Đánh giá sau khi đã áp dụng các giải pháp can thiệp.
2.3.7.Phân tích chất lượng liên quan đến chi phí.

13
người bệnh toàn diện là mối quan tâm hàng đầu của Ban giám đốc và nhân viên
bệnh viện.” (TP KHTH)
Thực thi QLCL mới có thể đạt được chất lượng toàn diện. Các dịch vụ khám
chữa bệnh phải luôn thay đổi phù hợp với các nhu cầu thay đổi của bệnh nhân. Cải
tiến chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của bệnh viện phải là một quá
trình liên tục. Bởi lẽ các bệnh viện có đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng thì
mới cỏ thể tồn tại và phát triển. Do đó, cần xây dựng ban QLCL trong bệnh viện là
yêu cầu thiết yếu đối với cải tiến chất lượng bệnh viện toàn diện.[9]
Để đáp ứng được nhu cầu trong công tác chăm sóc người bệnh, bệnh viện đã
thực hiện quản lý chất lượng trong từng lĩnh vực với mục tiêu “Lấy người bệnh
làm trọng tâm”. Bệnh viện xác định vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện,
lãnh đạo các khoa, phòng là chìa khóa của thành công, là cơ sở để thúc đẩy các cá
nhân, các bộ phận trong bệnh viện thực hiện CSTD. Đồng thời bệnh viện cũng
công bố về chính sách của bệnh viện công khai với người bệnh. Năm 2002 Lãnh
đạo bệnh viện đã thành lập Ban chỉ đạo trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh.
Trưởng ban là Phó giám đốc bệnh viện Đỗ Quang Thuần. Năm 1997 Bộ Y tế mới
chính thức ban hành Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. Năm 2002
quy chế chăm sóc toàn diện đang được từng bước triển khai trong các bệnh viện.
Tuy nhiên cách tổ chức và nội dung chăm sóc toàn diện còn mang tính hình thức
và còn nhiều trở ngại nên đây thực sự là sự thay đổi lớn về tầm nhìn chiến lược của
bệnh viện trong giai đoạn này.
2. Quá trình phát triển công tác quản lý chất lượng bệnh viện từ 2009- 2012
Từ năm 2009, Bệnh viện đã có những thay đổi về cơ sở vật chất, hệ thống
trang thiết bị y tế được đầu tư đã giúp cho đáp ứng tương đối đầy đủ công tác khám
chữa bệnh. Quản lý chất lượng trên từng lĩnh vực như Kiểm soát nhiễm khuẩn,
quản lý Công nghệ thông tin, quản lý Dược, quản lý Trang thiết bị y tế mà thể hiện
rõ nhất là trong quản lý khám chữa bệnh là quyết tâm lớn của Ban lãnh đạo bệnh
viện đã đầu tư để chuẩn hóa chất lượng bệnh viện.
14

đảm bảo. Theo quy chế vệ sinh bệnh viện “Không làm vệ sinh khi bác sỹ, điều
15
dưỡng đang làm thủ thuật” Nhưng ICT bắt đầu công việc vào 7h30 như vậy thời
điểm nhân viên y tế làm việc trên khoa phòng còn nhiều rác, nhà vệ sinh chưa được
lau dọn, lau hành lang cùng thời điểm các điều dưỡng đi tiêm và chăm sóc NB.
Đây là một bất cập mà chúng tôi thấy nên điều chỉnh lại.
Bảng 1: Kết quả giám sát thực hiện tuân thủ vệ sinh bàn tay
Đối tượng
Năm
Bác sỹ và Điều Dưỡng LS
Cơ hội VSBT Tuân thủ VSBT Tỷ lệ %

Lượng ĐD VSBT

2009 2079 1571 75.56 432
2010 1230 941 76.5 455
2011 1685 1246 73,95 516
2012
(6 tháng)
1049 839 79.98 238
2.2. Quản lý chất lượng trong công tác chuyên môn
Nội dung
2009 2010 2011 2012 (6 tháng)
Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện Cùng kỳ
2011(%)
Giường KH – T.hiện 280 -359 280 – 343 320- 369 330 -337
Tổng số khám bệnh 119.096 104.339 111.379 57245 107,7
Ts người bệnh ĐTNT 22.047 21.174 22.896 12.176 48,7
Ngày ĐT trung bình 5,9 5,9 5,6 5,1
Tổng số phẫu thuật 5.838 5838 6344 2818 43,4

gặp tại bệnh viện để chuẩn hóa được tiêu chí và có các chỉ số đánh giá chất lượng
khám chữa bệnh. Theo dõi chỉ số báo cáo tài chính thấy tổng số tiền thuốc, VTTH,
hóa chất còn chiếm tỷ lệ cao /tổng số thu. Số bệnh nhân chuyển viện cao, nguyên
nhân ở đâu? Đây là một chỉ số đánh giá chất lượng điều trị và nguyên nhân làm
tăng chi phí ĐT của bệnh viện.
Công tác đào tạo đã được bệnh viện rất quan tâm và chú trọng phát triển “
Bệnh viện cung cấp chi phí đào tạo, tiền A,B,C cán bộ đi học vẫn được hưởng.
Tăng cường đào tạo chuyên sâu và hệ thống cán bộ chủ chốt” (TP TCCB). Các
hình thức đào tạo:
+ Đào tạo sau đại học, đào tạo đại học
+ Đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành tại tuyến trên.
17
+ Đào tạo lại và đào tạo tại chỗ.
- Đào tạo cho học sinh, sinh viên các Trường gửi thực tập.
Đến năm 2012 trình độ cán bộ tại bệnh viện đã đạt được:
- Bác sỹ: 79
+ Bác sĩ chuyên khoa II: 05; Thạc sỹ y khoa: 06; Bác sỹ CKI:27; Bác sỹ
chuyên khoa ĐH: 11; Dược sỹ: 04; trong đó thạc sỹ và CKI là 03; Điều dưỡng:
191, trong đó đại học, CĐ là 71.
- Tỷ lệ Bác sỹ/Điều dưỡng: 1/2,38
Với nhiều hình thức đào tạo cho nhân viên bệnh viện, chất lượng điều trị và
thương hiệu bệnh viện dã được khẳng định. Số giường bệnh kế hoạch đã được Sở y
tế duyệt tăng lên theo từng năm. Tổng số phẫu thuật năm sau cao hơn năm trước.
Biểu đồ 2: Số giường bệnh kế hoạch và thực hiện 2009 - 2012
Song song với công tác đào taọ, để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh
tại khoa khám bệnh. Bệnh viện thiết lập phòng khám quản lý và điều trị bệnh mãn
tính (có > 100 hồ sơ THA; >100 hồ sơ Tiểu đường). Tiếp tục đầu tư mở rộng
phòng khám. Tạo quy trình mới, hướng dẫn người bệnh từ khâu tiếp đón đăng ký
thăm dò CN Xét nghiệm kê đơn cấp thuốc. Tại phòng khám có đầy đủ các
bảng hướng dẫn, người hướng dẫn. Có Nội quy, quy chế của bệnh viện. Công khai

• Một số nội dung quan trọng: Trừ điểm nếu không đạt hoặc không thực hiện
3. Thảo luận tại hội đồng cấp khoa, cấp bệnh viện.
19
• Tập trung sự đóng góp trí tuệ.
• Định hướng của Ban giám đốc.
• Thể hiện tính dân chủ, khoa học đại chúng.
4. Đánh giá thử:
• Ước lượng tính khả thi.
• Rút ra một số bệnh án tại kho lưu trữ.
• Chỉnh sửa những nội dung không phù hợp.
• Hoàn thiện bảng kiểm.
• Đánh giá chất lượng với chỉ số đánh giá chất lượng chẩn đoán điều trị và
chăm sóc của BYT ban hành.
• Tính khoa học:
- Tuân thủ đúng quy định của Bộ Y Tế và các quy định hiện hành về khám
chữa bệnh.
- Đáp ứng các yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật một cách hợp lý (so với trình độ
khoa học và điều kiện cụ thể của bệnh viện).
-Trình bày ngắn gọn đầy đủ.
- Khả thi: Khả năng áp dụng trong thực tế.
- Bền vững: Được mọi người chấp nhận và thực thi.
5. Thực hiện và đánh giá:
Các khoa tự đánh giá:
• Mỗi bệnh rút ngẫu nhiên một số bệnh án (10 bệnh án) đã ra viện
• Áp các nội dung trong bản chỉ số để đánh giá cho điểm theo từng bệnh án
• Ghi lại chi tiết các nội dung không đạt điểm hoặc bị trừ điểm
• Tính trung bình cộng điểm đạt từng bệnh
Phòng KHTH, Khoa Dược, Phòng Điều dưỡng :
• Kiểm tra một số mẫu
• Tính trung bình cộng điểm đạt từng khoa

Hậu phẫu khoa Ngoại (gồm 10 giường bệnh). Căn cứ đánh giá bằng bảng “Tiêu
21
chuẩn chăm sóc người bệnh toàn diện” do Sở y tế Hà nội ban hành. Năm 2004 Sau
khi đánh giá kết quả và chất lượng CSTD tại 2 khoa đã triển khai, lãnh đạo bệnh
viện đã nhân rộng tiếp 26 giường CSTD tại HSCC, Khoa Ngoại, Khoa Nội. Năm
2006 đến nay tiếp tục mở rộng thêm tại khoa Đông y, Nhi, Sản với tổng số 64
giường chăm sóc toàn diện.
Lãnh đạo bệnh viện đã xác định việc nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc là
yếu tố then chốt nên mặc dù đây là một quy trình phức tạp, tốn nhiều công sức
nhưng trong 10 năm qua quy trình lien tục được đánh giá và hoàn thiện để tiếp tục
phát triển. Bước đầu triển khai Ban lãnh đạo xác định phải thay đổi nhận thức cán
bộ viên chức về CSNBTD.
“Chúng tôi mời tư vấn Bộ Y tế, sở Y tế Hà Nội, BV khác. Thường xuyên đánh giá
định kỳ chất lượng quy trình, hiệu quả đạt được. Với mục tiêu lấy người bệnh làm
trung tâm chúng tôi phải làm thay đổi được nhận thức của nhân viên từ các Phòng
chức năng đến khoa dinh dưỡng, bảo vệ, tất cả đều được tập huấn về CSNBTD.
Xây dựng được cam kết để các khối phòng ban phục vụ khoa lâm sàng nhằm mục
đích giữ chân người điều dưỡng ở tại khoa để chăm sóc người bệnh. Bước đầu để
triển khai được chất lượng trong quy trình, chúng tôi chọn 06 quy trình điều dưỡng
cơ bản, xin bệnh viện cung cấp trang thiết bị đầy đủ. Kiểm tra, giám sát định kỳ.
Tiếp tục chúng tôi chọn việc ưu tiên để giải quyết. Một quý/1lần bệnh viện tiến
hành đánh giá công tác chăm sóc toàn diện. Trưởng khoa Lâm sàng có trách
nhiệm báo cáo”
(TP Điều dưỡng)
Bệnh viện đã có đánh giá và phát triển quản lý chất lượng từng bước phù hợp với
thực tế của bệnh viện.
Mô hình chăm sóc người bênh toàn diện bệnh viện Bắc Thăng long
22
Nguyên tắc hoạt động của nhóm chăm sóc
Nhóm chăm sóc hoạt động phải phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong

phương pháp tự chăm sóc. Động viên, an ủi người bệnh và gia đình NB.
+ Phối hợp với các cá nhân trong nhóm cùng tham gia chăm sóc người bệnh.
- Hộ lý: đảm bảo trật tự, vệ sinh buồng bệnh, cùng với ĐD và người nhà BN thực
hiện các CS cơ bản cho người bệnh. Phụ điều dưỡng vận chuyển người bệnh.
- Người bệnh và gia đình người bệnh:
+ Người bệnh: là trung tâm, được CS cả thể chất và tinh thần. Có trách nhiệm
hợp tác với NVYT trong việc điều trị và CS cho chính bản thân.Luôn nhận được
thông tin từ các thành viên tham gia chăm sóc mình, hiểu được những thủ thuật can
thiệp trong khi nằm viện và những hướng dẫn phục hồi các chức năng cơ thể, chế
độ ăn uống, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc.
24

Trích đoạn KHUYẾN NGHỊ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status