Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình - Pdf 22

LỜI MỞ ĐẦU :
Nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi trên
thế giới từ đầu thập niên 70 và ngày càng khẳng định được vai trò của nó
trong các giao dịch kinh tế thế giới. Sự phát triển các nước công nghiệp và
các nước sản xuất dầu hoả ở Trung Đông sau thế chiến thứ II đã cho phép
họ có điều kiện thực hiện các dự án lớn trên thế giới như xây dựng cơ sở hạ
tầng, dự án công nghiệp, quốc phòng. Từ đó đã phát sinh nhu cầu bảo lãnh
Ngân hàng. Bảo lãnh Ngân hàng đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như
một dịch vụ không thể thiếu được trong các giao dịch kinh tế toàn cầu.
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam
là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy mạnh sự phát triển đất nước
và tăng cường hoà nhập với khu vực cũng như trên thế giới. Để đảm bảo
cho sự phát triển này, vốn cần cho nền kinh tế ví như máu dùng cho cơ thể
sống. Với vai trò “Trái tim” - “xương sống” của nền kinh tế, hệ thống Ngân
hàng đang trở mình trong công cuộc đổi mới và đa dạng hoá nghiệp vụ
Ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc hoàn thiện và phát
triển các hoạt động của Ngân hàng là phương châm hướng đi cho sự tồn tại
và phát triển của Ngân hàng. Xét cho cùng, đây là sự đáp ứng cho yêu cầu
hiện đại hoá, đa dạng hoá hoạt động Ngân hàng và xu thế hội nhập của nền
kinh tế.
Có thể nói bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng
Thương mại hiện đại. Nó tuy còn mới mẻ với các Ngân hàng Việt Nam nói
chung và Ngân hàng Công thương nói riêng tuy nhiên trong thời gian qua
hoạt động bảo lãnh của hệ thống Ngân hàng Công thương đã phát triển
mạnh mẽ hơn lúc nào hết, bảo lãnh đã góp phần không nhỏ trong giao dịch
kinh tế của Ngân hàng và các doanh nghiệp. Sự phát triển và sự khởi sắc
của nghiệp vụ bảo lãnh có rất nhiều tích cực, khẳng định được vị trí của nó
trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những mặt đã đạt được, bảo lãnh
Ngân hàng còn những mặt hạn chế chưa tương xứng với vai trò và tiềm
năng đối với hệ thống Ngân hàng và cả nền kinh tế.
Nhận thức được vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh

Cho đến nay bảo lãnh không những tồn tại mà còn phát triển rất phong phú
bao trùm lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, chính trị của từng quốc
gia và phạm vi toàn thế giới, từ một lĩnh vực nhỏ của đời sống, như bảo
lãnh nhân sự, cư trú đến những phạm vi lớn mang tính quốc tế như bảo
lãnh cho một quốc gia về kinh tế hoặc chính trị. Vì vậy bảo lãnh có ý nghĩa
quan trọng trong kinh tế - chính trị - xã hội nói chung.
Riêng bảo lãnh Ngân hàng (Bank Guarantee) đã bắt đầu được sử
dụng rộng rãi từ đầu thập niên 70 và xuất phát đầu tiên là ở các nước sản
xuất dầu hoả Trung Đông. Trong thời kỳ này sản xuất phát triển đã cho
phép họ ký kết nhiều hợp đồng lớn với các Công ty phương Tây cho
những dự án lớn như: Cải thiện cơ sở hạ tầng, dự án công - nông nghiệp và
quốc phòng... đã làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh Ngân hàng. Vậy bảo lãnh
Ngân hàng là gì ?
Có thể hiểu đơn giản bảo lãnh Ngân hàng là một hợp đồng giữa một
bên là Ngân hàng bảo lãnh (Guarantor) và một bên là người thụ hưởng
(Beneficiary) trong đó bên bảo lãnh cam kết sẽ bồi hoàn một khoản tiền
nhất định cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh vi
phạm những nghĩa vụ đối với người thụ hưởng và được quy định trong
cam kết bảo lãnh.
Theo khoản 12, Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng, Điều 1 trong
quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các Ngân hàng, ban hành Quyết định số
196/QĐ- NH14 ngày 16/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
Quyết định số 263/QĐ- NH14 ngày 19/9/1995 và Quyết định số
283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25/8/2000 bảo lãnh Ngân hàng được khái
niệm như sau :
“Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng
(bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách
hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với
bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả các tổ chức tín

trọng của nền kinh tế các nước, là tiêu chuẩn đánh giá sự tăng trưởng phát
triển hay suy thoái của quốc gia đó.
- Về tín dụng :
Thương mại phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
các doanh nghiệp. Muốn giành được khách hàng, thu được lợi nhuận, đạt
mục tiêu kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải phát triển sản xuất nâng
cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... thì vốn đã trở thành một vấn đề
cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tín dụng ra đời nhằm giải quyết những
mâu thuẫn thiếu vốn tạm thời của cá nhân, tổ chức sản xuất, thậm chí giữa
các nước với nhau. Tín dụng bao gồm mọi quan hệ cung ứng về vốn qua
các tổ chức trong một nước mà còn giữa các nước, các khu vực mà còn trên
nhiều lĩnh vực trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và một phần lãi nhất định,
nhằm giải quyết sự thiếu vốn của các doanh nghiệp và chủ yếu trong quan
hệ thương mại.
Bên cạnh đó, khi thương mại và tín dụng ngày càng phát triển có xu
hướng vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia với số lượng doanh nghiệp
tham gia ngày càng đông hơn, thì một vấn đề đặt ra đó là sự rủi ro trong tín
dụng mà người cấp tín dụng phải đối mặt nếu người vay không hoàn trả
đúng yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thương mại và
tín dụng là:
+ Sự thiếu hụt thông tin do đó thiếu tín nhiệm đối với bạn hàng. Giao
dịch diễn ra ngày càng tăng về số lượng, thời gian và phạm vi diễn ra rộng.
Quá trình kinh doanh diễn ra với tốc độ chóng mặt, do vậy trong cùng một
lúc doanh nghiệp phải giao dịch với nhiều bạn hàng khác nhau, họ thực sự
thiếu thông tin từ bạn hàng cũng như từ đối thủ cạnh tranh. Do thiếu hụt
thống tin sẽ có nguy cơ dẫn đến rủi ro về đạo đức do bạn hàng không đáp
ứng được những thoả thuận trong hợp đồng đã ký. Mâu thuẫn nảy sinh do
sự thiếu hiểu biết lẫn nhau làm các đối tác không đủ độ tín nhiệm cần thiết
để ký được hợp đồng.
+ Tăng các rủi ro trong kinh doanh: Trong cuộc sống chúng ta nói

dụng đặc biệt, tín dụng bằng chữ ký. Sự phát triển các hình thức tín dụng
có thể kể tối đa là :
+ Tín dụng thông thường: Đó là việc Ngân hàng trực tiếp phát tiền
cho vay theo nguyên tắc hoàn trả vốn và một khoản lãi nhất định. Đây là
hình thức tín dụng truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động
sử dụng vốn cuả hầu hết các Ngân hàng.
+ Tín dụng bằng chữ ký: là việc khách hàng phát hành một hối
phiếu, trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người thụ lệnh. Khách hàng
dùng hối phiếu này để chiết khấu ở một Ngân hàng khác để nhận tiền.
Trước khi hối phiếu này được thanh toán, khách hàng phải thanh toán cho
Ngân hàng để Ngân hàng chi trả cho Ngân hàng chiết khấu hối phiếu.
Trong quan hệ này, Ngân hàng cho mượn uy tín của mình để khách hàng
được vay vốn.
+ Tín dụng chứng từ: Ngân hàng cấp tín dụng chứng từ cho khách
hàng là người nhập khẩu, người thụ hưởng là người xuất khẩu ở nước
ngoài. với hình thức này Ngân hàng sẽ cam kết trả tiền khi người xuất khẩu
giao hàng và xuất trình những giấy tờ cần thiết như thư tín dụng. Có thể nói
bảo lãnh Ngân hàng cũng có thể coi là một hình thức tín dụng bằng chữ ký.
Ngân hàng không phải xuất vốn ngay mà chỉ phát hành thư bảo lãnh, đảm
bảo chi trả cho người thụ hưởng nếu được Ngân hàng bảo lãnh vi phạm
hợp đồng ký kết với người thụ hưởng.
2.3. Về luật pháp :
Như đã nói ở trên, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng có vai trò hết sức
quan trọng góp phần làm phong phú hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động này luôn có những quy định về luật pháp cụ
thể nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ. Công ước quốc tế quy định về
nghiệp vụ bảo lãnh ra đời nhằm đảm bảo tính độc lập và lô gíc cho các bên
tham gia bảo lãnh. Văn bản các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu
cầu (Uniform Roles for Demand Guarantee) - URDGICC 458 của phòng
Thương mại quốc tế ban hành tháng 4/1992. Những nguyên tắc cơ bản chỉ

• Đối với bên được bảo lãnh:
Nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng trong
giao dịch bảo lãnh Ngân hàng là nghĩa vụ chính và trực tiếp. Rủi ro của
người được bảo lãnh là rủi ro kinh doanh, thương mại đơn thuần. Vì vậy
trước khi đề nghị Ngân hàng bảo lãnh thì bên được bảo lãnh phải tính toán
cẩn thận hiệu quả của giao dịch kinh tế, thương vụ mà mình sắp thực hiện.
Tránh trường hợp bên được bảo lãnh đề nghị Ngân hàng bảo lãnh để đi vay
vốn nước ngoài hoặc thực hiện các dự án bằng mọi giá mà không quan tâm
đến hiệu quả kinh tế.
• Đối với bên bảo lãnh:
Rủi ro của bảo lãnh là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro
của khách hàng mình. Vì vậy ở một chừng mực nào đó nghiệp vụ bảo lãnh
cũng giống như nghiệp vụ tín dụng trực tiếp của các Ngân hàng. Cũng như
trước khi quyết định cho vay, hay quyết định bảo lãnh, Ngân hàng phải
xem xét thẩm định kỹ lưỡng, hiệu quả của dự án, món vay của khách hàng
mà Ngân hàng sẽ nhận bảo lãnh. Ngân hàng cũng phải yêu cầu khách hàng
thực hiện các biện pháp đảm bảo cho bảo lãnh nhằm hạn chế tối đa rủi ro
cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng có thể gặp
rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nếu trình độ cán bộ
nghiệp vụ non kém dẫn đến khách hàng lợi dụng trong việc thoả thuận Thư
bảo lãnh, Thư tín dụng hay thậm chí bên thụ hưởng cố tình lừa đảo.
• Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh:
Bảo lãnh Ngân hàng thực sự là một hình thức bảo đảm cho người thụ
hưởng trong các giao dịch kinh tế, thương mại. Tuy nhiên không phải
người thụ hưởng sẽ không gặp phải những rủi ro trong quá trình thực hiện,
thoả thuận với người bảo lãnh. Thông thường trong một giao dịch kinh tế
thương mại đòi hỏi nhiều loại bảo lãnh Ngân hàng cùng một lúc cho cả hai
bên đối tác thực hiện hợp đồng. Ví dụ trong một giao dịch xuất nhập khẩu
hàng hoá thì Ngân hàng phục vụ người mua phải phát hành một bảo lãnh
thanh toán cho người thụ hưởng, trong khi đó Ngân hàng phục vụ người

lãnh ngân hàng bên bảo lãnh là các ngân hàng phát hành như: NHNN,
NHTM cổ phần, NHĐT, NHPT, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng liên
doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức tín
dụng (QĐ số 283/QĐ- NH14 ngày 25/8/2000).
 Bên được bảo lãnh :
Là bên được ngân hàng cam kết trả nợ thay nếu vi phạm hợp đồng.
Đối tượng khách hàng được ngân hàng nhận bảo lãnh là: Các doanh nghiệp
đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam:
+ Doanh nghiệp NN
+ Công ty cổ phần
+ Công ty TNHH
+ Công ty hợp doanh
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức CTXH
+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam
+ Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể
- Các tổ chức TD được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức
TD.
- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 94 - Bộ
luật dân sự
- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác liên
doanh và tham gia đấu thầu dự án tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện
các dự án đầu tư tại Việt nam.
 Bên thụ hưởng (Bên nhận bảo lãnh) :
Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các
cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Có nghĩa là được ngân hàng thanh
toán khi có yêu cầu do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
 Cam kết bảo lãnh :
Là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức TD hoặc văn bản
thoả thuận giữa tổ chức TD, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo

+ Bên chỉ thị
+ Bên thụ hưởng
+ Bên bảo lãnh
+ Hợp đồng cơ sở yêu cầu phát hành bảo lãnh
+ Số tiền lớn nhất được thanh toán và loại tiền thanh toán
+ Ngày hoặc sự kiện đáo hạn của bảo lãnh
+ Các điều kiện đòi thanh toán
+ Các điều khoản khấu trừ bảo lãnh (nếu có)
 Một số nội dung thư bảo lãnh:
− Tên, địa chỉ người nhận.
− Phần mở đầu:
+ Các thành viên tham gia HĐ
+ Tên hàng (công trình), giá trị lô hàng (công trình)
+ Đối tượng giao hàng, điều kiện thanh toán
+ Mục đích BL: Khẳng định việc thiết lập bảo lãnh ngân
hàng như đã thoả thuận trong HĐ.
Phần mở đầu bao gồm một đoạn giới thiệu qua về nghiệp vụ chính,
từ đó dẫn dắt việc thiết lập thư bảo lãnh. Phần đầu không mang tính bắt
buộc và không phải là phần nội chủ yếu của thư bảo lãnh nhưng nó rất cần
thiết vì qua đó nghiệp vụ bảo lãnh được sắp xếp theo một trình tự nhất
định.
- Phần nội dung: Tuyên bố trách nhiệm của ngân hàng.
+ Tên ngân hàng đứng ra bảo lãnh, địa chỉ.
+ Người đề nghị bảo lãnh, tên, địa chỉ.
+ Người thụ hưởng bảo lãnh, tên, địa chỉ.
+ Nội dung bảo lãnh: Bao gồm lời cam kết không huỷ ngang của bảo
lãnh và nhấn mạnh tính độc lập của bảo lãnh so với nghiệp vụ chính, thông
qua điều khoản thanh toán ngay lần đầu tiên. Trong trường hợp bảo lãnh có
điều kiện thì phải nói rõ những văn bản, chứng từ chứng minh đã xảy ra vi
phạm mà người thụ hưởng phải nộp cho ngân hàng kèm theo yêu cầu đòi

3. Phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân
hàng, do được hưởng dịch vụ này.
Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù bắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng,
có tính đến các yếu tố rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Nếu xét
bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá
của dịch vụ đó. Phí bảo lãnh có thể được tính bằng con số tuyệt đối hoặc
tính trên cơ sở tỷ lệ phí theo qui định.
Phí bảo lãnh theo tỷ lệ được tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * tỷ lệ phí *Thời gian bảo lãnh
Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên
được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng đã được ghi trong hợp đồng
bảo lãnh.
Tỷ lệ phí bảo lãnh (%): Được qui định cụ thể với từng loại bảo lãnh,
từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
Mức phí bảo lãnh theo qui định của quyết định 283 về việc ban hành
qui chế bảo lãnhtrong ngân hàng qui định “Mức phí bảo lãnh do các bên
thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền đang được bảo lãnh”.
(QĐ 283/QĐ- NH 14 ngày 25/8/2000)
Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và
đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.
4. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
Về thực chất,bảo lãnh là lời hứa thanh toán của ngân hàng với người
được yêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng. Bảo lãnh là công cụ đảm bảo chứ không phải là công cụ thanh
toán. Nghiên cứu đặc điểm của bảo lãnh cho chúng ta cơ sở phân biệt giữa
bảo lãnh công cụ thanh toán và bảo lãnh khác như bảo lãnh thư tín dụng,
bảo hiểm...
Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm sau:
 Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau .

án, một quyết định của trọng tài, văn bản của bên thứ ba nhận sự vi phạm
của Người được bảo lãnh thừa nhận sự vi phạm của mình, thì tính độc lập
của bảo lãnh ít nhiều bị giảm đi.
Tính độc lập còn thể hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân
hàng phát hành.Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa
ngân hàng và người đựơc bảo lãnh. Ngân hàng không được viện các lí do
như: Người được bảo lãnh bị phá sản, người được bảo lãnh còn nợ ngân
hàng...từ đó để từ chối thanh toán.
Về tính độc lập này còn thể hiện trong điều 2 của qui tắc thống nhất
về bảo lãnh yêu cầu UCP 845 của ICC có giải thích “Về bản chất bảo lãnh
là giao dịch tách rời khỏi hợp đồng cơ sở hay các điều kiện dự thầu mà bảo
lãnh lấy làm căn cứ và bên bảo lãnh không hề quan tâm hay bị ràng buộc
bởi hợp đồng và các điều kiện dự thầu đó, dù có trích tham chiếu đến
chúng trong bảo lãnh.Trách nhiệm của bên bảo lãnh theo như bên bảo lãnh
là được trả lại số tiền được qui định đó khi xuất trình yêu cầu thanh toán
bằng các văn bản và các chứng từ khác qui định trong bảo lãnh mà hình
thức phù hợp với các qui định của bảo lãnh”.
Với ngân hàng qui tắc độc lập này cũng có thuận lợi. Khi người thụ
hưởng có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng chỉ có trách nhiệm
nhận xét xem, kiểm tra xem những điều khoản điều kiện của thư bảo lãnh
có được thoả mãn hay không. Nhiệm vụ này được thực hiện khá dễ dàng.
Do vậy ngân hàng không liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng cơ sở và không liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
giữa hai bên.
Tuy nhiên tính độc lập của bảo lãnh cũng làm tăng rủi ro do phải
thanh toán hộ khi có sự không trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh. Nhưng
có một điều cần nói rằng tính độc lập của bảo lãnh cũng phụ thuộc vào các
điều kiện của bảo lãnh, nó là loại bảo lãnh vô điều kiện hay bảo lãnh có
điều kiện (Xem định nghĩa). Nếu là bảo lãnh vô điều kiện việc thanh toán
được thực hiện theo yêu cầu đầu tiên, tính độc lập được đảm bảo.

án hay hợp đồng thương mại.
Bảo lãnh thanh toán của ngân hàng như một sự tài trợ để công ty xây
dựng, nhà xuất khẩu nhận được tiền ứng trước của chủ công trình và bên
nhập khẩu. Ngân hàng chấp thuận phát hành bảo lãnh tiền ứng trước cho
công ty xây dựng và nhà xuất khẩu để nhân sự tài trợ ban đầu từ phía chủ
công trình, nhà nhập khẩu. Đồng thời ngân hàng cũng cam kết sẽ thanh
toán lại cho bên thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp công ty thi công, bên
xuất khẩu vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng chính và đã được qui
định trong bảo lãnh. Đó là một minh chứng cho vai trò tài trợ bảo lãnh của
ngân hàng.
5.1.3 Bảo lãnh được dùng như một công cụ đôn đốc hoàn thành hợp
đồng
Việc thanh toán bảo lãnh dựa trên việc vi phạm hợp đồng của người
bảo lãnh. Nói cách khác Người thụ hưởng bảo lãnh có quyền yêu cầu thanh
toán bảo lãnh khi người được bảo lẵnh vi phạm hợp đồng trong suốt thời
hạn hiệu lực của bảo lãnh. Người được bảo lãnh luôn bị áp lực của việc
phải bồi hoàn bảo lãnh (mà thường thì lãi suất áp dụng đối với khoản nhận
nợ bên bảo lãnh luôn cao hơn lãi xuất thông thường) nếu như bên đượcbảo
lãnh vi phạm hợp đồng, kể cả việc thực hiện hợp đồng bị chậm chễ dẫn đến
người bảo lãnh phải trả thay.
Vì vậy bảo lãnh ngân hàng có vai trò đốc thúc người được bảo lãnh
thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết. Người bảo lãnh luôn luôn phải theo
dõi tiến độ thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh, đốc thúc người
đượcbảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng theo dúng tiến độ, thậm chí còn
phải tạo điều kiện cho người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng đã ký theo
đúng hạn. Đây chính là điểm tương đồng giữa hình thức bảo lãnh và cho
vay trực tiếp: Mặc dù không trực tiếp phát tiền vay nhưng nhưng bảo lãnh
ngân hàng cũng vẫn phải theo dõi và đôn đốc khách hàng của mình thực
hiện nghĩa vụ đối với người thụ thụ hưởng như là theo dõi đôn đốc khoản
cho vay trực tiếp.

Thứ hai, sử dụng bảo lãnh ngân hàng giúp cho doanh nghiệp tiết
kiệm được khoản vốn đánh kể, và có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn
lưu động, doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí bảo lãnh tương đối
thấp.
Thứ ba, bảo lãnh còn làm cho doanh nghiệp tăng thêm uy tín với đối
tác do nhờ vào uy tín của ngân hàng để làm đảm bảo, qua đó bảo lãnh thúc
đẩy doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn và hoàn
thành hợp đồng theo đúng qui định.
Nói cách khác, nếu doanh nghiệp hưởng bảo lãnh thì nghệp vụ này
giúp doanh nghiệp thực hiện tốt và yên tâm hơn khi ký kết hợp đồng.
Tránh lãng phí thời gian và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, bên cạnh đó bảo lãnh
còn giúp các doanh nghiệp lựa chọn bạn hàng tốt nhất, giảm thiểu rủi ro
trong kinh doanh, bù đắp thiệt hại trong thời gian ngắn nhất.
Nếu doanh nghiệp là bên được bảo lãnh thì bảo lãnh tạo điều kiện
cho doanh nghiệp có đủ phương tiện và khả năng thực hiện hợp đồng
nhưng lại chưa có đủ uy tín và lòng tin đối với đối tác, từ đó việc tiếp cận
với công việc kinh doanh một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
5.2.2 Vai trò của bảo lãnh đối với ngân hàng:
Bảo lãnh là một hình thức dịch vụ ngân hàng cung ứng cho nền kinh
tế. Thật vậy nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng giúp cho ngân hàng mở rộng
hoạt động kinh doanh,đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn và trong thanh
toán quốc tế. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh ngoài việc mang lại một
khoản thu nhập nhỏ cho ngân hàng từ phí bảo lãnh mà nó còn góp phần to
lớn trong việc mở rộng quan hệ của ngân hàng với khách hàng. Sự ra đời
của nghiệp vụ bảo lãnh đã cải thiện khả năng đáp ứng các nhu cầu khác
nhau của khách hàng giúp cho ngân hàng đa dạng hoá trong kinh doanh
cũng như tham gia sử dụng vốn thông qua việc mở rộng các quan hệ thanh
toán, các tài khoản giao dịch.
Nghiệp vụ bảo lãnh hỗ trợ các hình thức thanh toán của ngân hàng
như thanh toán quốc tế (Bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh L/C trả chậm...).

- Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong thu hút vốn cho sản xuất kinh
doanh cả trong và ngoài nước. Đối với những nước đang tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta hiện nay thì vốn vô cùng cần thiết, nó
được ví như chất " dầu nhờn" bôi trơn cỗ máy doanh nghiệp. Bảo lãnh giúp
cho doanh nghiệp và các đối tác tin tưởng nhau trong quan hệ hợp đồng và
cho vay trong - ngoài nước nhờ vào uy tín của ngân hàng. Do vậy bảo lãnh
giúp thu hút một lượng vốn lớn từ nước ngoài thường có thời hạn dài và lãi
suất tương đối thấp. Nguồn vốn này thường dùng tập chung cho sản xuất
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới sản
xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản xuất phát triển kéo theo lợi
ích kinh tế xã hội như: giảm thất nghiệp tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng
vị thế của hàng Việt nam trên thị trường quốc tế.
- Bảo lãnh tác động đến chiến lược phát triển của nền kinh tế. Bảo
lãnh ngân hàng thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn và các khu vực trọng
điểm phát triển. Chính sách bảo lãnh của ngân hàng như: ưu tiên bảo lãnh
vay vốn nước ngoài và các loại bảo lãnh khác giúp cho các ngành ưu tiên
có điều kiện phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status