tóm tắt luận án tiên sĩ những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh đồng tháp từ năm 1975 đến năm 2010 - Pdf 22

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vấn đề
nông dân, nông nghiệp và nông thôn được đặc biệt coi trọng. Đây là vấn
đề then chốt góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới khi tiến hành công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đều phải ưu tiên phát triển nông nghiệp
và lấy nông thôn làm tiền đề để giữ vững sự ổn định xã hội, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Kết qủa sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn.
Là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
Đồng Tháp được biết đến là tỉnh có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp trong những năm gần đây có những
chuyển biến mạnh, từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống mang nặng
tính tự cung tự cấp sang kinh tế nông nghiệp hàng hoá, đã góp phần đưa
kinh tế của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đồng thời làm cơ sở cho
công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì thế,
việc nghiên cứu đề tài “ Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn
tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010” có ý nghĩa cả về mặt khoa
học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu nông thôn tỉnh Đồng Tháp sẽ làm phong phú thêm bức
tranh kinh tế - xã hội của đất nước và sẽ góp phần vào việc nghiên cứu
kinh tế - xã hội nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nông
thôn cả nước nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn
Là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế nông
nghiệp đóng vai trò chủ đạo, hơn ở đâu hết đời sống nông thôn tỉnh Đồng
Tháp biểu hiện rõ những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển

nguyên nhân và giải pháp.
3.2.Nhiệm vụ
Trình bày, phân tích những vấn đề tiềm năng của tỉnh, về quá trình
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng Tháp, chỉ ra
những biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn của địa phương qua các giai
đoạn cụ thể 1975 – trước 1988; 1988 – 2000; 2001 – 2010. Qua đó, đánh
giá, so sánh với các tỉnh trong và ngoài khu vực, rút ra nguyên nhân và bài
học kinh nghiệm của thành công và hạn chế cho hôm nay và mai sau.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác xít, đứng trên lập trường chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào hoàn cảnh cụ thể, luận án
sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gich là phương pháp cơ
bản. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp liên ngành như
phân tích, thống kê, điền dã thực địa…
2
4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu sử dụng nghiên cứu đề tài được tập hợp và khai thác từ
nhiều nguồn khác nhau:
Một là, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước,của Tỉnh
ủy, HĐND, UBND và các Sở, Ban ngành tỉnh Đồng Tháp qua các giai
năm từ 1975 đến 2010 có liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn.
Hai là, nguồn tài liệu do Cục Thống kê Đồng Tháp công bố qua các niên
giám thống kê và các cuộc điều tra như điều tra về nông nghiệp, nông
thôn, mức sống dân cư, lao động và việc làm, dân số - gia đình và nhà ở,
Ba là, nguồn tài liệu từ các công trình khoa học của tỉnh như tổng kết 10
năm, 15 năm, 20 năm, nghiên cứu của tỉnh hình kinh tế - xã hội, phân
tầng xã hội, Bốn là, nguồn tài liệu được công bố trên các trang web của
các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng Cục thống kê,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Năm là, sách chuyên khảo liên

Chương 2: Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ
năm 1975 đến trước năm 1988
Chương 3: Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp
từ năm 1988 đến năm 2000
Chương 4: Bước phát triển mới về kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng
Tháp từ năm 2001 đến năm 2010.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
Thực hiện đề tài luận án “Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông
thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010”, chúng tôi đã tiếp cận
nguồn tài liệu chủ yếu nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp và nông dân,
đặc biệt chú ý tới những công trình nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long.
Có thể chia các công trình theo bốn nhóm chính:
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về tình hình kinh tế - xã
hội cả nước trước và trong thời kỳ đổi mới
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về những vấn đề nông nghiệp,
nông dân và nông thôn giai đoạn trước và trong 25 năm đổi mới
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu kinh tế - xã hội vùng nông
thôn Đồng bằng sông Cửu Long
1.4. Nhóm những nghiên cứu về khu vực Đồng Tháp Mười và
kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp
Tổng quan lịch sử nghiên cứu có liên quan tới luận án cho thấy ở
nhiều góc độ khác nhau khi nghiên cứu về kinh tế - xã hội đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng cũng đã có nhiều công
trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu khá toàn diện. Những công trình này
đều có giá trị về mặt tư liệu và đã gợi mở được nhiều vấn đề có sức lôi
cuốn. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình sử học nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện về sự biến đổi kinh tế - xã hội ở
nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010. Do vậy,

Tháp trước năm 1975
Phần này tác giả trình bày các nội dung khái quát, như: sơ lược về sự
hình thành vùng đất Đồng Tháp; Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn thời
kỳ các chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn; thời kỳ Pháp thuộc; thời kỳ
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
(1954 - 1975).
2.2. Những thay đổi của kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp
từ năm 1975 đến năm 1988
2.2.1. Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và sự vận dụng của
Đảng bộ,chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Trung
ương, Đảng, Chính phủ, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Tháp không
ngừng đề ra các chính sách, chủ trương, biện pháp kịp thời đáp ứng cho
yêu cầu của tình hình mới nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách về lương
5
thực, thực phẩm để từng bước ổn định đời sống của nhân dân, như: Nghị
quyết số 24 (29/9/1975) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lao động
Việt Nam “Về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới”; Nghị
quyết 254 (15/7/1976) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
ban hànhvề “Những công tác trước mắt đối với miền Nam”; Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ I , từ ngày 22/3/1977 đến ngày
03/4/1977, đề ra nhiệm vụ “… ra sức phát triển thủy lợi, trọng tâm là ưu tiên
phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”; Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh ra Chỉ thị số 25/ CT – 07 (14/3//1976) về việc “ gắn liền
phát động phong trào sản xuất thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất, mở rộng
diện tích, đáp ứng yêu cầu lương thực”; Chỉ thị số 31/CT – 76 (17/1/1976)
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc chỉ đạo trước mắt là ưu tiên số 1
cho phát triển nông nghiệp; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II (1980)
của tỉnh đã xác định “ Nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất lương thực, thực
phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu. Tiến công vào Đồng Tháp Mười sẽ giải

nông dân với 2.234 tập đoàn sản xuất, liên tập đoàn và 2 hợp tác xã .
Trong thực tế, việc hợp tác hóa trong nông nghiệp, thực chất là tập
thể hóa đã thủ tiêu thị trường với nền kinh tế tiểu nông, đẩy cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội ngày càng sâu nặng. Khó khăn nhất là vào những
năm 1978 – 1980, dù là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười, được
biết đến như vựa lúa của cả nước nhưng Đồng Tháp Người nông dân vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cư dân Đồng Tháp nói riêng vốn cần
cù, năng động, sáng tạo, quen chủ động trong làm ăn và sản xuất hàng hóa
nhưng do chính sách chưa thích hợp nên đã làm mất dần những đặc tính ưu
việt của họ.
Trên bình diện kinh tế nông nghiệp cả nước nói chung giai đoạn
1981 – 1985 là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức lại tư duy kinh
tế, tổng kết thực tiễn, phát hiện quy luật khách quan của sự phát triển để
từ đó tìm giải pháp khắc phục.
2.2.3. Về kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Tháp
Từ sau ngày giải phóng, Đồng Tháp vừa tiến hành khôi phục và phát
triển kinh tế lại vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết những khó
khăn trước mắt đặc biệt là vấn đề lương thực cho người dân nhằm khắc
phục nạn đói, ổn định đời sống nhân dân sau thời gian dài chiến tranh.
Theo báo cáo thống kê của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về kết
quả phát triển kinh tế xã hội sau 10 năm thống nhất đất nước, tổng sản
lượng lương thực quy thóc năm 1975 đạt 277.000 tấn, chủ yếu là sản
lượng luá chiếm 97,6%. Đến năm 1985 tăng lên 650.000 tấn, nhịp độ tăng
8,87% /năm. Lương thực bình quân đầu người một năm từ 280 kg năm
1975 đã tăng lên 489 kg năm 1985, nhịp độ tăng bình quân 5,74%
năm Năm 1975 tỉnh Đồng Tháp phải nhận viện trợ lương thực của Trung
ương 8.000 tấn gạo nhưng kể từ năm 1980 trở đi Đồng Tháp đã thực hiện
tốt nghĩa vụ lương thực cho Trung ương, từ năm 1981 đến 1985, toàn tỉnh
Đồng Tháp đã huy động được khoảng từ 145.000 đến 160.000 tấn lương
thực mỗi năm. Tính trong khoảng hơn 10 năm (1976 - 1988) Đồng Tháp

Mặc dù Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương có nhiều đổi mới,
nhưng đi vào thực tiễn ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp, cơ chế khoán còn
mang tính tập trung quan liêu, mức khoán ngày càng tăng cao, không phù
hợp với thực tiễn sản xuất nên đã không phát huy được sức sản xuất của
người nông dân. Cùng với đó, chỉ thị số 19 – CT/TN của Ban Bí thư Trung
ương Đảng, về việc “Hoàn thành điều chỉnh ruộng đất, đẩy mạnh cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở Nam Bộ”. Việc giải quyết vấn đề
ruộng đất ở tỉnh Đồng Tháp nhằm mục đích rút ngắn sự cách biệt về điều
kiện sản xuất có đem lại một số kết quả nhưng chưa kích thích được sản
xuất phát triển, trái lại còn làm trì trệ một nền nông nghiệp đã bước đầu
mang tính chất sản xuất hàng hoá. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới
sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn bị đe dọa. Đó là nguyên
nhân sâu xa của một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra trầm trọng
từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX trên phạm vi cả nước, trong đó có
tỉnh Đồng Tháp.
8
Chương 3
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở NÔNG THÔN ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2000
3.1. Đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự vận
dụng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhằm
phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(12/1986) đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc.
Trong
lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 1986 – 2000, Đảng và Nhà nước đã có
nhiều chủ trương quan trọng nhằm đẩy mạnh sản xuất, coi nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước. Các nội dung đó
được thể hiện qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986),
Luật đất đai (1987), Nghị quyết 10 (05/04/1988) của Bộ Chính trị, Chỉ thị

tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây
trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao…
Trong các văn bản trên, gây tác động mạnh đến sự chuyển biến kinh tế
nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng phải đặc biệt
nhấn mạnh tác động của Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Việc thực hiện Nghị
quyết 10 /NQ – TW của Bộ Chính trị đã thực sự tạo ra một bước ngoặt có ý
nghĩa lớn. Cơ cấu kinh tế không ngừng chuyền dịch theo hướng tích cực.
3.2. Những chuyển biến kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ
năm 1998 đến năm 2000
3.2.1. Quá trình biến đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Vận dựng Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị vào thực tiễn sản xuất,
bằng việc đưa ra phương thức khoán mới đã nâng cao một bước chất lượng
cuộc sống đồng thời giúp các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp ở tỉnh
Đồng Tháp được phục hồi và tăng trưởng dần, một số ngành nghề mới
cũng được mở ra như nghề trồng hoa kiểng, nghề dệt chiếu, dệt thảm lục
bình, nghề làm chiếu…
Những chủ trương quan trọng của Đảng đã nhanh chóng khôi phục
và đưa nền nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chuyển biến nhanh chóng. Trên
tất cả các phương diện như: diện tích canh tác, năng xuất, sản lượng đều tăng
qua các năm. Trong mười năm sản lượng tăng bình quân là 9,13%. Năm
1995, sản lượng so với năm 1990 là 542.888 tấn, chỉ tính riêng con số này
gấp hơn hai lần sản lượng năm 1975, bằng xấp xỉ sản lượng năm 1985.
Trong những năm tiếp theo sản lượng tăng liên tục, đỉnh cao là năm 1999 sản
lượng lương thực đạt trên 2000 tấn. Trong sản lượng lượng lương thực
mà tỉnh Đồng Tháp đạt được thì cây lúa đóng vai trò chủ đạo. Sản lượng
lúa mà Đồng Tháp đạt được trong 10 năm 1990 - 2000) là 18.108.811 tấn
thóc. Nhờ đó đã đưa bình quân lương thực trên đầu người gia tăng đáng
kể. Nếu năm 1985 là 489 kg/ người thì đến năm 1990 là 942 kg và năm
1995 là 1200kg/người.
“Khoán 10” với chủ trương xây dựng hộ nông dân trở thành những

hóa, đến năm 1990 có 600.000 tấn, năm 1995 có 1.000.000 tấn. Kết quả
đó đã đem lại cho tỉnh Đồng Tháp không chỉ đảm bảo đủ nhu cầu lương
thực mà còn xuất khẩu gạo ra thị trường bên ngoài. Cụ thể, năm 1990 tỉnh
Đồng Tháp xuất khẩu được 111.237 tấn, năm 1995 xuất khẩu được
145.000 tấn. Trong đó gạo từ 5% đến 15% chiếm tỷ lệ trên 70% giá trị cây
lúa ngày càng được nâng lên. Năm 1995, giá trị sản xuất cây lúa là 1.830
tỷ, chiếm 88% giá trị sản phẩm trồng trọt.
Trong sự phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là sản xuất cây lúa giai
đoạn này phải kể tới sự chuyển biến của cơ cấu mùa vụ Cơ cấu mùa vụ
đã thay đổi làm vụ Đông xuân, Hè thu phổ biến bên cạnh lúa mùa, trong
đó vụ Đông xuân làm vụ chính. Năm 1990, diện tích lúa Đông xuân là
141.903 ha, diện tích lúa Hè thu là 61.958 ha thì năm 1995, diện tích lúa
Đông xuân là 180.647 ha và Hè thu là 165.267 ha và năm 2000, diện tích
lúa Đông xuân là 203.686 ha và Hè thu là 185.838 ha. Từ việc sản xuất lúa
11
mùa 1vụ/năm cho năng xuất thấp người nông dân Đồng Tháp đã chuyển
đổi làm từ 2 đến 3 vụ/ năm cho năng xuất từ 13 đến 15 tấn/ha
Ngoài ra, phải kể tới sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu giống lúa.
Năm 1990, diện tích lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào khoảng 40% thì đến
năm 2000 là trên 80%. Nông nghiệp Đồng Tháp đã có lúa xuất khẩu đáp
ứng được yêu cầu thị trường thế giới.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới sự chuyển đổi của cây hoa kiểng ở
thị xã Sa Đéc. Ở xã Tân Quy Đông có tới 400 hộ chuyển đổi từ trồng lúa,
cây ăn trái sang tập trung cây hoa kiểng quanh năm để cung ứng cho thị
trường trong và ngoài tỉnh.
Thực tế trên cho thấy ngành nông nghiệp trồng trọt ở tỉnh Đồng Tháp
trong giai đoạn 1988 - 2000 có sự chuyển biến đáng kể. Rõ nét nhất là sự
chuyển biến cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu mùa vụ cây lúa.
Sự chuyển biến này mang lại sự phát triển vượt bậc trong kinh tế nông
nghiệp. Kết quả cho thấy không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân

vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong cơ cấu tổng sản phẩm
GDP năm 1988: số liệu cả nước là: khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) là
38%; khu vực II (công nghiệp và thủ công nghiệp) 23%; khu vực III
( thương mại, dịch vụ) 39%. Trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
và tỉnh Đồng Tháp số liệu tương ứng là khu vực I: 55% và 67%; khu vực
II là 9,8% và 7,5%; khu vực III là 35,2% và 23,5%. Đến năm 2000, cơ cấu
kinh tế phân theo khu vực biến đổi như sau: Cả nước, khu vực I là 22,5%,
khu vực II là 31,8% và khu vực III là 45,7%. Trong đó khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long và Đồng Tháp tương ứng là: khu vực I: 48,2% và 58,12%;
khu vực II là 12,7% và 15,21% và khu vực III là 39,1% và 26,67% [28].
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Đồng Tháp chậm hơn so với
trong cùng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Tuy nhiên, sự
chuyển dịch này cũng đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong cơ cấu
thành phần kinh tế và là bước đà tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn trong vùng nhanh hơn.
3.3. Chuyển biến xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm
1988 đến năm 2000
3.3.1. Sự phân hóa giàu nghèo và các nguyên nhân dẫn đến sự
phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội ở nông thôn.
Ở Đồng Tháp, hộ thuần nông chiếm khá cao, đến 77,92% số hộ,
ngược lại, chỉ có 0,73% số hộ tiểu thủ công nghiệp, 3,44% số hộ thương
nghiệp, 1,13% số hộ dịch vụ, 0,28% số hộ xây dựng và 16,08% số hộ làm
nghề khác. Theo số liệu điều tra của Sở Khoa học Công nghệ và Môi
trường vào năm 1994, một số, hộ có mức thu nhập khá chiếm 34,92%, hộ
giàu chiếm 15%, hộ trung bình chiếm 20%. Năm 1995, cuộc điều tra quy
mô của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho thấy:
hộ nghèo có thu nhập từ 0,180 đến 0,348 triệu đồng/người/năm chỉ chiếm
14,21% số hộ (37.500 hộ), trong đó hộ cực nghèo chiếm 2,72%, ngược lại
hộ trung bình có thu nhập từ 0,763 đến 1,043 triệu đồng/năm/người chiếm
tỉ lệ cao hơn, đến 44,03% (116.239 hộ) và hộ giàu khá chiếm tỉ lệ thấp

thị trường ngày càng rõ nét trong kinh tế nông thôn Đồng Tháp.
3.3.3. Quá trình biến đổi của tầng lớp dân cư phi nông nghiệp trong
nông thôn
Do tác động của “khoán 10” mà đặc biệt là chủ trương “ ai giỏi nghề
gì làm nghề ấy” đã tạo tiền đề vật chất quan trọng đưa đến sự phân công
lao động trong nông thôn. Mặt khác, do những tác động của nền kinh tế thị
trường và quá trình đô thị hóa một bộ phận nông dân ở nông thôn Đồng
Tháp đã nhanh chóng trở thành lực lượng lao động ở các khu công nghiệp,
hoặc họ di cư tới các thành phố, trung tâm thành thị tham gia vào các hoạt
động dịch vụ thương mại làm tiểu thương hoặc làm các công việc phổ thông.
14
Ngoài ra, do đặc điểm địa hình hàng năm đều có lũ lụt ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống và sản xuất nên tỉnh thường xuyên có những chương
trình di dân tránh lũ, xây dựng đê bao vùng ngập lũ. Điều này ít nhiều tác
động đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nông dân. Một trong những
biện pháp mà tỉnh đã giải quyết là mở các khóa dạy nghề cho nông dân và
tạo điều kiện cho nông dân tự bố trí việc làm theo năng lực trình độ.
3.3.4. Biến đổi diện mạo xã hội nông thôn
Tiểu mục này, tác giả trình bày sự chuyển biến xã hội nông thôn tỉnh
Đồng Tháp trên các mặt, như : về giao thông nông thôn; về điện thắp sáng;
về nước sinh họat; về nhà ở; về y tế; về giáo dục. Nhìn chung, diện mạo
nông thôn Đồng Tháp giai đoạn 1988 – 2000 đã có sự chuyển biến sâu sắc,
tuy nhên so với mặt bằng chung các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước thì nông thôn Đồng Tháp vẫn cón là một tỉnh chậm phát
triển, đặc biệt trong các mặt, như giao thông, y tế và giáo dục.
Tiểu kết chương 3
Sau mười năm (1990 - 2000), nền nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã tạo
ra được sản lượng nông nghiệp tăng gần hai lần, không những giải quyết
đảm bảo nhu cầu lương thực mà nhanh chóng trở thành một trong những tỉnh
đóng góp chủ đạo sản lượng nông nghiệp cho đất nước. Khi đất nước bước

nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch 5 năm (2001 – 2005) phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong đó “trọng tâm phát triển nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tỉnh ủy Đồng Tháp đề ra chương trình
hành động số 31-CT/TU ngày 01/8/2002 với nội dung là tổ chức cho nông
dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với các hình thức luân
canh lúa – màu, lúa – thủy sản; tiếp tục khai thác thế mạnh về sản xuất lúa
với quy mô tập trung, chất lượng cao.
Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn (2006), nêu rõ:
“ Phát triển trồng trọt theo hướng thâm canh, tăng dần lợi nhuận
trên đơn vị diện tích đất thông qua áp dụng giống mới và quy trình sản
xuất tiên tiến. Đẩy mạnh hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung
gắn với đẩy mạnh cơ giới hóa, đồng bộ các khâu sản xuất, hiện đại hóa
công nghệ chế biến.”
Đến năm 2008, Tỉnh ủy có Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 09/02/2008
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm xây dựng nền nông nghiệp
theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững góp phần đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia và là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất công
nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu.
Những chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng bộ và chính quyền
tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2001 – 2010 được áp dụng đồng bộ cùng
sự nỗ lực hết mình của nông dân đã có ý nghĩa sâu sắc, làm chuyển biến cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đồng Tháp trong việc thực
hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm
2001 đến năm 2010
16
Từ năm 2001, với chủ trương tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn sự đầu tư cho nông nghiệp ở Đồng Tháp được
quan tâm nhiều hơn. Trước tiên phải kể tới lượng vốn đầu tư cho xây dựng

kinh tế nông thôn và đời sống nông dân
Sự thay đổi căn bản kinh tế nông nghiệp ở Đồng Tháp trong những
năm 1996 - 2010 đã tác động tích cực đến nền kinh tế chung của tỉnh.
Đóng góp vào tổng sản phẩm nội tỉnh của ngành nông nghiệp luôn ở mức
cao, năm 1995 ngành nông nghiệp đóng góp 71,58%, năm 2000 là
62,23%, năm 2005 là 58,12% và năm 2010 là 48,77%. Mặc dù tỷ trọng
17
ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần nhưng giá trị sản xuất và
mức đóng góp của nông nghiệp cho giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh vẫn lớn,
luôn giữ được mức gia tăng ổn định. Nhờ đó mà thu nhập bình quân đầu
người ngày càng tăng, năm 2000 thu nhập bình quân đạt 759 nghìn đồng/
người/ tháng đến năm 2005 tăng lên là 1.533 nghìn/ người/ tháng đến năm
2010 tăng lên là 3.040 nghìn đồng/người/tháng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2001 – 2010, bộ mặt nông thôn và đời
sống nông dân ở Đồng Tháp đã có bước chuyển biến đáng kể. Sự phát
triển của kinh tế nông nghiệp đã quyết định sự phát triển của kinh tế - xã
hội nông thôn và đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.
4.3. Sự biến đổi xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2001-2010
4.3.1. Biến đổi về cộng đồng xã hội trong nông thôn tỉnh Đồng Tháp
Trong tiểu mục này, tác giả trình bày sự biến đổi trên các mặt, như:
biến đổi về dân số và lao động; biến đổi về chất lượng cuộc sống dẫn đến
phân hóa xã hội nông thôn. Tác giả đi đến kết luận, sự chuyển biến trong
xã hội nông thôn Đồng Tháp là quá trình phân hóa không ngừng tình trạng
giàu nghèo ở nông thôn. Trên nền tảng của sự phục hồi kinh tế hộ tư nhân
ở nông thôn là sự khuyến khích kinh tế hộ phát triển với các hình thức phi
nông nghiệp như thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp… Đây còn là
nguồn lực về vốn, trình độ sản xuất và quản lý, sẽ là nguồn động lực góp
phần đưa nông thôn Đồng Tháp thực hiện thành công công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp đã thu được
những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Phong trào xây dựng nông thôn
mới được triển khai rộng rãi từ tỉnh đến địa phương. Phong trào đã nhận
được sự hưởng ứng, đồng thuận cao từ phía người dân. Tính đến hết năm
2012, toàn tỉnh có 81/119 số xã đạt chuẩn về tiêu chí giáo dục, 107 xã đạt
chuẩn về tiêu chí y tế, 102 xã đạt tiêu chí văn hóa.
Tiểu kết chương 4
Nhìn trên phương diện bao quát, sau 10 năm tiến hành công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, kinh tế - xã hội
nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên không thể đã
hết những khó khăn thử thách (bao gồm cả chủ quan và khách quan) của
một tỉnh đặc thù thuần nông trồng lúa. Song, khả năng hoàn thành công
cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
Đồng Tháp là có khả năng. Để phát huy được những thế mạnh nội lực
trong lợi thế so sánh của tỉnh với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước, Đồng Tháp cần phải chú trọng đến sự thay đổi về
nhận thức, về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, về
phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, về đầu tư trọng điểm có chất lượng
cho phát triển mang tính bền vững… Và một nhân tố không thể thiếu đó
chính là quyết tâm của Đảng ủy, các cấp chính quyền và sự nỗ lực của
cộng đồng mà chủ thể của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn là nông dân. Đó chính là việc giải quyết tốt các mối
quan hệ trong trục tam giác nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hay đó
cũng chính là mục tiêu của đề án xây dựng nông thôn mới mà tỉnh Đồng
Tháp đã đề ra và đang trên đường thực hiện.
KẾT LUẬN
19
Trong tiến trình lịch sử, Đồng Tháp được biến đến với những điều
kiên tự nhiên thuận lợi và con người nơi đây thuần chất, nghĩa khí, giàu
tinh thần yêu nước và cách mạng. Đất và người nơi đây đã đi vào lịch sử

khuyết điểm trong đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp
và công thương nghiệp làm cho tình hình kinh tế - xã hội trì trệ, sản xuất
đình đốn, nhiều mặt của đời sống giảm sút. Mục tiêu phát triển thời kỳ này
tuy đạt được nhưng chưa đáng kể, chưa phát huy được các nguồn lực vốn
20
có về tiềm lực tự nhiên và lao động ở tỉnh Đồng Tháp – một địa bàn nhiều
tiềm năng và năng động trước đó.
Ccông cuộc đổi mới toàn diện đất nước được thực hiện từ năm 1986,
với nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
giải quyết cuộc khủng hoảng của những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ
XIX, cuộc đổi mới trên cả ba phương diện chính trị, kinh tế và xã hội thực
sự là đòn bẩy trong việc giải quyết khó khăn trước mắt và chỉ ra định
hướng phát triển xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Trong nông nghiệp, quá trình đổi mới thực sự diễn ra sau khi có chỉ
thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) và nhất là từ sau khi có
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988). Cùng với cả nước và khu vực,
nông thôn tỉnh Đồng Tháp có bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng bền
vững. Bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến, nhất là từ khi tiến hành
công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo ra
sự phát triển nhảy vọt, biểu hiện trên các mặt:
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp còn nhiều khó khăn
do xuất phát điểm thấp nhưng có thể khẳng định kể từ sau thực hiện Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp,
các yếu tố vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn đã
có bước phát triển khá toàn diện, phát huy ngày càng có hiệu quả các
nguồn lực, tiềm năng đất đai, lao động gắn với từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh thâm canh tăng
vụ phát triển cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.
Về quan hệ sản xuất: Qua hai đợt điều chỉnh ruộng đất, thực hiện cải

tế tăng trưởng liên tục ở mức cao. Tuy rằng, quy mô sản xuất đã lớn hơn,
tạo ra một khối lượng hàng hóa gia tăng đáng kể nhưng xét về trình độ sản
xuất, nơi đây vẫn còn mang nặng đặc trưng của kinh tế tiểu nông. Chính vì
vậy, lợi nhuận của nông sản hàng hóa và thị trường phần lớn rơi vào bộ
phận thương nhân. Với nền kinh tế đó, đời sống người nông dân vẫn nghèo
khổ, nhất là vùng sản xuất còn độc canh cây lúa như ở Đồng Tháp. Những
ngành sản xuất khác ngoài cây lúa như rau, đậu, trái cây có giá trị cao,
chăn nuôi, thậm chí ngành nuôi trồng thủy sản được coi là thế mạnh thứ
hai của tỉnh sau trồng lúa nhưng nhiều năm qua tình trạng “trúng mùa rớt
giá” thường xuyên diễn ra vì thế tính ổn định trong sản xuất chưa cao và
chưa thể chuyển thành nền sản xuất hàng hóa một cách bền vững.
Dân số và nguồn nhân lực của Đồng Tháp tăng khá nhanh, mật độ dân
số phân bố không đều giữa các vùng trong tỉnh. Nguồn lao động đang từng
bước được nâng lên về trình độ văn hóa, về chuyên môn kỹ thuật. Tuy
nhiên, lao động chưa qua đào tạo còn số lượng lớn. Lao động có trình độ kỹ
thuật cao còn ít, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, hạn
chế năng lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khả năng quản lý, tổ chức sản
xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng Tháp là một tỉnh còn nhiều khó khăn
trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Ở Đồng Tháp, mặt bằng dân trí cư dân nông thôn tăng lên rất nhiều
so với thời kỳ trước 1975. Tỉnh đã cơ bản hoàn thành chương trình chống
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và đang hướng tới hoàn thành phổ
cập giáo dục trung học cơ sở. Dân cư nông thôn ngày càng có điều kiện
22
thuận lợi để tiếp thu thông tin với các phương tiện thông tin đại chúng đa
dạng. Cho đến cuối thập niên đầu của thế kỷ XXI, 100% xã ở Đồng Tháp
đã có mạng lưới truyền thông và Internet. Việc tiếp nhận thông tin tuyên
truyền, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các tổ chức đoàn thể hết

trong sản xuất nhưng còn bấp bênh và trở ngại về vốn, giống, kỹ thuật nuôi
trồng, và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy
sản trong tự nhiên ngày càng rõ nét và chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
23
Là tỉnh đầu nguồn của hệ thống sông Cửu Long nên Đồng Tháp luôn
phải đối diện với lũ lụt hàng năm, lũ lụt vừa là điều kiện vừa là trở ngại
trên con đường phát triển. Trong những năm qua mặc dù công tác thủy lợi
được đầu tư, nâng cấp nhưng sự tàn phá của thiên tai đôi khi không thuộc
tầm kiểm soát của con người vì thế lũ lụt vẫn đang còn là vấn đề đe dọa
trực tiếp tới đời sống dân cư Đồng Tháp nói riêng và Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung.
Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn tuy đã cố gắng
đầu tư xây dựng nhưng chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, xuống cấp nhanh,
nguồn vốn để tu bổ, nâng cấp không kịp thời nên hiệu xuất sử dụng không
cao. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển chậm, nền kinh tế hàng
hóa chuyển biến khó khăn, sức mua trên thị trường nông thôn còn yếu.
Mặc dù đã xuất hiện những hình thức liên kết, hợp tác kiểu mới trong sản
xuất nông nghiệp nhưng còn mỏng và hiệu quả chưa cao. Mức sống của
dân cư nông thôn và dân cư thành thị còn có khoảng cách khá xa và ngày
càng chênh lệnh.
Về mặt xã hội, tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nông thôn Đồng
Tháp tăng nhanh. Sự chênh lệnh về sở hữu tư liệu sản xuất, thu nhập, mức
sống, hưởng thụ ngày càng lớn cho thấy năng lực sản xuất của kinh tế hộ
có sự khác biệt trong sản xuất của các thành phần kinh tế ở nông thôn.
Tình trạng hộ nông dân nghèo mất đất do bán, sang, cầm cố ngày càng gia
tăng dẫn đến nạn dư thừa lao động, tăng lực lượng lao động làm thuê ở
nông thôn, hiện tượng thừa lao động thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở khu
vực nông thôn. Từ đó làn sóng lao động đổ về các trung tâm thành thị gây
sức ép về các vấn đề xã hội cho thành thị ngày càng trở lên căng thẳng.
Đây là một vấn đề nan giải trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn cần


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status