tóm tắt ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ việt nam hiện nay - Pdf 22

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
NGUYN TH VN
thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo
và ảnh hởng của nó đối với ngời phụ nữ
việt nam hiện nay
Chuyờn ngnh : CNDVBC & CNDVLS
Mó s : 62 22 80 05
tóm tắt Luận án tiến sĩ triết học
Hà Nội - 2014
Công trình đợc hoàn thành
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Ngời hớng dẫn khoa học: GS. TS NGUYN HNG HU
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại: Th viện Quốc gia
và Th viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Đây là thời kỳ rối ren
biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trước tình hình đó, các nhà tư
tưởng của Nho giáo đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương
pháp đưa xã hội từ loạn lạc tới thịnh trị. Một trong những phương pháp đó
là giáo dục đạo đức cho con người.
Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở
các phạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh. Đối với
người phụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông

của xã hội, của gia đình đối với người phụ nữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới
của thời đại. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay phải hướng tới vẻ đẹp toàn
diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà, tích cực tham gia các
hoạt động xã hội
Những quy tắc, chuẩn mực của thuyết tam tòng, tứ đức được sử
dụng một cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai
trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Điều đó cho thấy
việc cần thiết phải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng,
tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đưa ra
những giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh
lựa chọn vấn đề: "Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng
của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho luận án
Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nội dung chủ yếu của thuyết tam tòng, tứ đức trong
Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của nó; luận án
đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng,
tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong
Nho giáo Trung Quốc và Nho giáoViệt Nam.
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết tam
tòng, tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án lý giải rõ hơn về thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham
khảo trong việc hoạch định, thực thi chính sách trong công tác phụ nữ của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
4
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu
Nho giáo ở Việt Nam, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và thuyết
tam tòng, tứ đức trong Nho giáo
Nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung và thuyết tam tòng, tứ đức
nói riêng có các công trình tiêu biểu: Đào Duy Anh (1938), Sách Khổng
giáo phê bình tiểu luận, Nxb Quan hải Tùng thư, Huế; Trần Trọng Kim
(2006), Sách Nho giáo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Phan Bội Châu
(1998), Sách Khổng học đăng, Nxb Văn hóa Thông Tin, Hà Nội; Quang
Đạm (1994), Sách Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội; Trần Văn
Giàu (1985), Sách Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội; Quang Đạm (1994), Sách Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn
học, Hà Nội; Phan Đại Doãn (1998), Sách Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đăng Duy (1998), Sách Nho giáo
với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Hùng Hậu (2010), Sách

Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Đề án 343, Bộ giáo dục và đào
tạo; Công, dung, ngôn, hạnh thời nay của Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân
Hương; Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt
Nam xưa và nay - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Đại học Sư phạm
của Hoàng Thị Thuận; Dương Thị Minh (2004), Sách Gia đình Việt Nam và
vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội; Lê Minh (1997), Sách Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb
Lao động; Lê Thi (2004), Sách Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn
hóa và sự phát triển bền vững, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Lê Thi (2006).
Các công trình đã làm rõ những phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho
giáo; khái niệm và nội dung chủ yếu của thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch
sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam; khái quát
một số đặc điểm đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam và nêu
lên những tàn dư của đạo đức Nho giáo cần phải quét sạch trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; chỉ ra những nguyên nhân tồn tại của
các tàn dư đạo đức phong kiến và một số phương hướng khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6
Tuy nhiên, chưa có công trình nào khái quát, phân tích thuyết tam
tòng, tứ đức và những ảnh hưởng tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu
cực của nó đối với người phụ nữ Việt Nam mang tính độc lập, hệ thống,
chuyên sâu. Chưa có công trình nào đưa ra quan điểm và giải pháp phát huy
phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay một cách đồng bộ, hiệu
quả. Đây là một khoảng trống đòi hỏi tác giả phải tiếp tục đi sâu, làm rõ.
Chương 2
THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO
2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc

2.1.2.1. Vị trí của thuyết tam tòng, tứ đức trong đạo đức Nho giáo
Trung Quốc
Thứ nhất, Nho giáo tập trung xây dựng mẫu người quân tử để cai trị
được xã hội nên không bàn nhiều đến phụ nữ. Tuy nhiên, những tư tưởng
tam tòng, tứ đức vẫn được các nhà Nho đề cập đến trong khi lồng ghép nó
với các phạm trù khác như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh.
Thứ hai, Nho giáo quan niệm gia đình là xã hội thu nhỏ, còn xã hội
là gia đình mở rộng nên thuyết tam tòng, tứ đức trong hệ thống đạo đức
Nho giáo ra đời cũng nhằm phục vụ mục đích ổn định trật tự xã hội.
Thứ ba, thuyết tam tòng, tứ đức có mục đích sâu xa là bảo vệ địa vị
của giai cấp cầm quyền.
Thứ tư, thuyết tam tòng, tứ đức là chuẩn mực quan trọng nhất, là yêu
cầu cơ bản nhất về đạo đức Nho giáo đối với người phụ nữ. Giữa chúng có
mối liên hệ ràng buộc không thể tách rời giúp người phụ nữ có vẻ đẹp
hoàn thiện theo tiêu chuẩn của Nho giáo.
2.1.2.2. Mối quan hệ giữa thuyết tam tòng và thuyết tứ đức trong
Nho giáo Trung Quốc
Điểm chung giữa thuyết tam tòng, tứ đức: chúng đều là những quy
tắc, lễ nghĩa, chuẩn mực bắt buộc đối với người phụ nữ.
Điểm khác biệt giữa thuyết tam tòng, tứ đức thể hiện ở phạm vi, đối
tượng đề cập.
Tam tòng (三從) có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện
có ghi: 1. Tại gia tòng phụ (在家從父): người con gái khi còn ở nhà phải
nghe theo cha; 2. Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải nghe
theo chồng; Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.
Tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và
phụ hạnh (婦行):
8
1. Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với
phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với

đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn". Đây là bằng chứng điển hình
nhất về sự khắt khe, nghiệt ngã của Nho giáo đối với phụ nữ.
2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam
9
2.2.1. Khái lược sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam
Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đặc biệt, ở mỗi một
thời kỳ lịch sử khác nhau, mỗi triều đại phong kiến khác nhau, thì vị trí và
vai trò của Nho giáo có sự khác nhau. Trong một nghìn năm phong kiến,
Nho giáo nói chung, thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đã gây ảnh hưởng
sâu đậm đến đời sống con người Việt Nam. Nho giáo góp phần xây dựng
truyền thống tư tưởng văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng hình ảnh người
phụ nữ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Điều đáng chú ý là khi tồn tại ở Việt Nam, Nho giáo không hoàn
toàn rập khuôn như Nho giáo Trung Quốc mà nó đã được cải biến để phù
hợp với truyền thống người Việt.
2.2.2. Những nhân tố làm biến đổi nội dung thuyết tam tòng, tứ
đức trong Nho giáo Việt Nam
Một là, người Việt Nam có truyền thống tôn trọng phụ nữ từ ngàn xưa.
Hai là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như truyền
thống văn hóa của dân tộc Việt Nam quy định sự tiếp nhận và làm biến đổi
thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo.
Ba là, trong quá trình Nho giáo truyền bá vào Việt Nam, bản thân
các nhà Nho cũng tiếp thu và vận dụng nội dung của Nho giáo phù hợp với
hoàn cảnh của đất nước.
Bốn là, song song với việc Nho giáo được du nhập thì Phật giáo và
Đạo giáo cũng được truyền bá vào nước ta.
Năm là, gia đình truyền thống Việt Nam khác gia đình lớn phụ quyền
gia trưởng ở Trung Quốc.
Những nhân tố cơ bản trên đã làm biến đổi thuyết tam tòng, tứ đức
trong Nho giáo Việt Nam. Đó cũng là cơ sở quy định về nội dung, đặc

Hương ước đó chính là lệ làng được các bậc Nho sĩ soạn ra. Trong
Hương ước, các nhà Nho cũng đưa ra quy định của dòng họ mình đối với
nam nữ. Nếu trái với các quy định của hương ước thì sẽ bị xử phạt
Bốn là, thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện qua văn học dân gian
tiêu biểu là ca dao, tục ngữ, dân ca.
Năm là, địa vị của người phụ nữ Việt Nam đã làm "mềm hóa " thuyết
tam tòng, tứ đức.
So với Trung Quốc, địa vị của người phụ nữ Việt Nam được nâng lên
rất nhiều, họ được xã coi trọng hơn, được giao cho nhiều trọng trách hơn.
Ở Việt Nam, người phụ nữ được coi là “nội tướng” của gia đình. Sở dĩ có
điều này là vì mô hình gia đình Việt Nam khác so với mô hình gia đình
Trung Quốc. Mô hình gia đình Việt Nam là mô hình nhỏ thường bao gồm
hai thế hệ nên địa vị của người vợ đã được nâng cao. Còn ở Trung Quốc,
mô hình gia đình chủ yếu là đại gia đình với nhiều thế hệ nên cần có người
đàn ông đứng đầu để chỉ đạo quyết định mọi việc là việc làm cần thiết để
duy trì trật tự trên dưới tạo ra kỷ cương trong gia đình.
Sáu là, thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam không quá
đề cao lý thuyết mà xem trọng tính thực hành
11
Bảy là,trong lịch sử từ xa xưa cho đến ngày nay, người phụ nữ Việt
Nam ở mọi giai tầng đều tích cực tham gia vào hoạt động chính trị, văn
hóa, xã hội… Lịch sử và văn hóa dân tộc ta luôn lưu danh những người
phụ nữ góp sức mình vào sự thành công của dân tộc như bà Triệu Thị
Trinh, thái hậu Dương Vân Nga, nguyên phi Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, bà Ba
Cai Vàng Những tấm gương này đã để lại nhiều lời ngợi ca trong lòng
người dân. Chính vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam đã khiến cho
nội hàm của thuyết tam tòng, tứ đức trong giáo Việt Nam có nhiều sự thay
đổi và có những điểm khác biệt căn bản với tư tưởng này ở Trung Quốc.
Tiểu kết chương 2
Là một học thuyết chính trị - xã hội - đạo đức, Nho giáo trở thành

thuyết tam tòng
Tư tưởng tại gia tòng phụ vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
văn hóa của người Việt. Trong gia đình người Việt hiện nay, phần lớn
người đàn ông đóng vai trò trụ cột và tất cả mọi thành viên khác đều phải
nghe theo họ. Theo đó khi chưa đi lấy chồng, người con gái phải tuyệt đối
tuân theo sự sắp đặt của cha về vấn đề học hành, lựa chọn nghề nghiệp, lựa
chọn bạn đời.
Tính tiêu cực của tư tưởng xuất giá tòng phu đã ảnh hưởng nhiều đến
người phụ nữ. So với người chồng, người vợ có nhiều điều thiệt thòi hơn.
Thứ nhất, Trong một số gia đình, người chồng vẫn giữ vai trò quyết
định chính trong vấn đề liên quan đến con cái.
Thứ hai, người chồng là nắm giữa nguồn tài chính chủ yếu trong gia
đình nên họ là người có quyền quyết định mọi chi tiêu lớn nhỏ trong gia đình
Thứ ba, hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng công việc nội trợ
là của phụ nữ, đàn ông không có nhiệm vụ phải làm những công việc đó.
Thứ tư, trong công việc sản xuất, người vợ thường đảm nhận các
công việc tốn nhiều thời gian, công sức nhưng thu nhập lại ít hơn nam giới
như thêu thùa, may vá, trồng trọt, chăn nuôi
Thứ năm, trong gia đình người phụ nữ ít được nghỉ ngơi hơn so với
nam giới.
Thứ sáu, bất bình đẳng trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế
hoạch hóa gia đình.
Thứ bảy, bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, các cơ hội
phát triển.
Thứ tám, bất bình đẳng trong việc "đối nội", "đối ngoại".
Thứ chín, có nhiều người chồng còn mang nặng tính gia trưởng dẫn
đến bạo lực gia đình, ghen tuông vô cớ, trói buộc vợ trong những công
việc gia đình, ngăn cấm vợ mở rộng các mối quan hệ trong xã hội.
13
Thứ mười, có những người đàn ông bàng quan với sự nghiệp công

các bà vợ trước phải chấp nhận điều đó. Đây là hệ lụy tiêu cực của thuyết
tam tòng còn ảnh hưởng đến ngày nay.
3.1.1.3. Thuyết tam tòng, tứ đức tạo ra tâm lý thụ động phụ thuộc
vào chồng làm cản trở sự phát triển của người phụ nữ hiện nay
14
Thứ nhất, người phụ nữ chấp nhận cách sống an phận thủ thường
Thứ hai, bản thân người phụ nữ phản ứng yếu ớt trước vấn đề bạo
lực gia đình.
Thứ ba, bản thân người phụ nữ không đánh giá đúng được vị trí và
vai trò của mình trong gia đình và xã hội nên họ ỷ lại, thụ động không chịu
cố gắng và vươn lên trong học tập và công việc xã hội, trong việc đấu
tranh đòi quyền bình đẳng về phía mình.
3.1.1.4. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những nguyên nhân gây
ra vấn đề bạo lực gia đình
Mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành và có hiệu lực từ năm
2007, nhưng do hậu quả từ ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức
nên nước ta vẫn là quốc gia có tình trạng bạo lực gia đình cao, trong đó
chủ yếu là việc chồng đánh vợ, bố đánh đập con cái. Điều đáng nói là
trong số các vụ bạo lực gia đình từ phía người chồng đối với vợ thì có rất ít
các bà vợ đi tố cáo chồng vì họ còn e ngại dư luận “xấu chàng hổ ai”,
“vạch áo cho người xem lưng”.
3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với
người phụ nữ Việt Nam ngoài xã hội hiện nay
3.1.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức đã hạn chế khả năng tham gia các
công việc xã hội của người phụ nữ
Người phụ nữ bị ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nữ nhi
an phận thủ thường” từ người chồng và những người thân trong gia đình
nên họ không được tạo điều kiện phát triển công việc xã hội từ những
thành viên này. Mặt khác, cũng có rất nhiều người phụ nữ đã ỷ lại, không
chịu cố gắng vươn lên để thay đổi hoàn cảnh mà chấp nhận cuộc sống phụ

dục ý thức cho người phụ nữ tôn trong kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn
định trật tự xã hội. Nó yêu cầu và hình thành cho người phụ nữ có cách
ứng xử hài hòa đúng mực với cha mẹ, với chồng, với con cái. Điều này rất
quan trọng khi trong nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị truyền thống, lễ
giáo bị đảo lộn.
3.2.2 Thuyết tam tòng, tứ đức góp phần giáo dục người phụ nữ
hoàn thiện vẻ đẹp hình thức và nội dung đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội
Công
Hiện nay đức công của người phụ nữ đã có nhiều biến đổi so với
trước. Người phụ nữ không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn
được mở rộng ra xã hội. Trong gia đình, họ là lao động chính trong việc
nội trợ, nuôi dạy con cái, chăm lo việc nhà, quán xuyến kinh tế. Ngoài xã
hội, trình độ của người phụ nữ ngày càng được nâng cao, phụ nữ là lực lượng
lao động xã hội đông đảo, đội ngũ phụ nữ nắm giữ cương vị lãnh đạo cũng
ngày một tăng lên. Đây là nét mới, tiến bộ của người phụ nữ hiện nay.
16
Ngày nay, nhiều phụ nữ mải theo công việc, theo đồng tiền mà quên
nhiệm vụ của mình trong gia đình. Họ không có thời gian chăm lo cho gia
đình nên làm cho gia đình bất ổn, con cái không được giáo dục hoàn thiện
về nhân cách. Người phụ nữ phải nhận thấy rằng, thiên chức làm vợ, làm
mẹ- là người xây tổ ấm của gia đình là trách nhiệm của họ. Họ phải biết
kết hợp hài hòa về thời gian để giải quyết tốt công việc gia đình và xã hội.
Dung
Dung theo quan niệm của Nho giáo được hiểu là vẻ đẹp hình thức,
thể hiện qua dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, trang điểm tạo nên
sự đoan trang nói chung. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần ngày
càng được nâng cao, người phụ nữ có điều kiện chăm lo đến vẻ đẹp bên
ngoài của mình. Họ đã tìm đến các thẩm mỹ viện, biết trang điểm, ăn mặc
sao cho đẹp hơn. Tuy nhiên, có nhiều chị em phụ nữ học theo lối ăn mặc

Hai là, vai trò của người phụ nữ đã được thế giới và nước ta ủng hộ,
tôn vinh.
Ba là, bản thân nam giới, nữ giới đã và đang có những suy nghĩ,
đánh giá vị trí, vai trò của người phụ nữ theo chiều hướng tiến bộ hơn so
với trước.
Bốn là, phụ nữ Việt Nam là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp vào
sự thành công trong của cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và công
cuộc Đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến nay.
3.4. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ
đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
3.4.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy giá trị của thuyết tam
tòng, tứ đc với những tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
Nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống xã
hội Việt Nam trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế. Bên cạnh mặt
tích cực thì nó cũng mangl nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân, phát huy tính năng động sáng tạo của con người thì nó cũng
mang lại nhiều tiêu cực. Đó là sự tha hóa các giá trị đạo đức truyền thống,
trật tự phép tắc trong xã hội cũng bị đảo lộn.
Trong điều kiện mới, các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ
nữ đang có những mâu thuẫn, đấu tranh giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa
lối sống lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá,
ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Đạo đức mới của người phụ nữ trong
xã hội mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức xã hội khác, vừa
18
phải đấu tranh để tự đổi mới giá trị truyền thống và khẳng định bản thân
trong điều kiện đã đổi thay.
3.4.2. Mâu thuẫn giữa những quan niệm bảo thủ, lạc hậu của
thuyết tam tòng, tứ đức với những quan điểm tiên tiến trong việc xây
dựng chuẩn mực đạo đức hiện đại của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

giáo qua thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng sâu sắc đến vị trí, vai trò và
đạo đức người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Ảnh hưởng của thuyết tam tòng,
tứ đức thể hiện rõ ở cả mặt tích cực và hạn chế. Vai trò tích cực của nó là
phát huy vấn đề tu dưỡng đạo đức, lối sống vị tha, trọng nghĩa tình của
người phụ nữ. Tác động tiêu cực của nó là củng cố tư tưởng trọng nam
khinh nữ, tư tưởng gia trưởng, độc đoán trong gia đình và ngoài xã hội.
Mức độ, phạm vi, hệ quả của sự ảnh hưởng này đối với người phụ nữ Việt
Nam ngày nay cũng rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, bản thân người phụ
nữ Việt Nam trong thời đại mới luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ, hy sinh vươn lên khẳng định bản thân trên nhiều lĩnh vực cuộc sống.
Thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ
Việt Nam ngày nay đã đặt ra những mâu thuẫn cần phải giải quyết khi đưa
ra quan điểm và giải pháp cụ thể.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC
ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích
cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay
4.1.1. Quán triệt quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí
Minh trong việc kế thừa các giá trị thuyết tam tòng, tứ đức đối với người
phụ nữ Việt Nam hiện nay
Hồ Chí Minh là người đề cao vị trí và vai trò của người phụ nữ trong
xã hội. Bên cạnh đó, Người cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của các
quan niệm cũ về phụ nữ. Chính vì vậy, Người đề cao sự nghiệp giải phóng
phụ nữ. Theo Người, người phụ nữ phải được giải phóng trên nhiều lĩnh vực:
Thứ nhất, về chính trị
Thứ hai, về kinh tế

và giải quyết việc làm cho người phụ nữ Việt Nam hiện nay
Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức cho bản thân người phụ nữ về vai trò
của việc phát triển kinh tế nhằm nâng cao địa vị, vai trò của người phụ nữ
Thứ hai, phát triển kinh tế hộ gia đình.
21
Thứ ba, ưu tiên đào tạo nghề cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn.
4.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trò, chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ nhằm phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
Về phía xã hội
Thứ nhất, cải cách thể chế để thiết lập quyền bình đẳng giới.
Thứ hai, đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích phụ nữ
tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn.
Thứ ba, thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự
phân biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị.
Thứ tư, các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
tới tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí
quan trọng của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực xã hội cũng như trong
gia đình, để từ đó góp phần thay đổi nhanh, mạnh hơn nữa những định
kiến giới vốn đã, đang tồn tại.
Thứ năm, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế. Điều này phù
hợp với xu hướng quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Đối với bản thân người phụ nữ
Một là, rèn luyện sức khoẻ
Thứ hai, nên quan tâm chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình của mình
Thứ ba, có tri thức, văn hóa
Thứ tư, có nghề nghiệp ổn định.
Thứ năm, có lối sống văn hóa

ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ
Việt Nam hiện nay
Thực hiện giải pháp này, cần làm tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về giới và vai trò quan trọng của sự
nghiệp giải phóng phụ nữ.
Thứ hai, không ngừng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách xã hội,
hoàn thiện pháp luật về giới khoa học sao cho phù hợp với từng giai đoạn,
từng vùng miền cụ thể.
Thứ ba, thực hiện nghiêm cơ chế, luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
Thứ tư, kinh tế là nền tảng của xã hội, phát triển kinh tế là cơ sở để
giải quyết nhiều mâu thuẫn của xã hội.
23
Thứ năm, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các chính
sách xã hội và bất bình đẳng giới đối với phụ nữ.
Tiểu kết chương 4
Hồ Chí Minh rất đề cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
Người cũng đặc biệt đề cao và đưa ra những tư tưởng tiến bộ trong sự
nghiệp giải phóng phụ nữ. Chính vì vậy, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí
Minh về sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong việc đề ra chính sách và
phương hướng về công tác phụ nữ là việc làm rất quan trọng. Từ đó, chúng
ta đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy nhân tố tích cực và hạn chế
nhân tố tiêu cực chúng ta cần thực hiện các phương hướng và giải pháp đã
đề ra.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, các giải pháp này cần được thực
hiện một cách đồng bộ từ các cấp chính quyền trên tất cả các lĩnh vực xã
hội mà phụ nữ tham gia. Trong đó, yếu tố quan trọng tạo nên thành công
của sự nghiệp này đó là chính bản thân người phụ nữ phải thay đổi tư duy,
phải nhận thức đúng đắn vai trò, địa vị của mình trong gia đình và xã hội
để có những hành động tự giải phóng mình nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của bản thân mình.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status