Đề tài:" THỰC CHẤT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DO C.MÁC THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở THỜI ĐẠI NGÀY NAY " - Pdf 21


Nghiên cứu triết học

Đề tài:" THỰC CHẤT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DO C.MÁC THỰC
HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở THỜI ĐẠI
NGÀY NAY "
THỰC CHẤT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
DO C.MÁC THỰC HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở THỜI ĐẠI NGÀY NAY

TRẦN VĂN PHÒNG (*)

ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà
triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách
rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang
trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát
sinh và tiêu vong"(1).
Ở thời kỳ Phục hưng và Cận đại, chủ nghĩa duy vật đã có bước phát triển
về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa
duy vật thời kỳ này, về cơ bản, vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là
chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời phương pháp biện chứng. Các nhà triết học
cổ điển Đức, nhất là Hêghen, đã đối lập phương pháp biện chứng với
phương pháp siêu hình, tạo ra một giai đoạn phát triển về chất trong
phương pháp nhận thức. Tuy nhiên, phương pháp biện chứng của Hêghen
lại dựa trên nền thế giới quan duy tâm. Nói khác đi, phương pháp biện
chứng của Hêghen không gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy vật, mà gắn kết
hữu cơ với chủ nghĩa duy tâm. Cho nên, phương pháp biện chứng đó
không thực sự trở thành khoa học, mặc dù nó có đóng góp nhất định cho sự
phát triển tư duy nhân loại. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác là
chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Nhưng, chủ nghĩa duy vật
nhân bản của L.Phoiơbắc lại là chủ nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa là nó vẫn
tách khỏi phương pháp biện chứng.
Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ
với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu
bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt
trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương
pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất.
Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện
chứng trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ
nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì
vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực
hiện.

hoạt động của con người. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy
vật biện chứng đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho
C.Mác nghiên cứu kinh tế, phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư, hiểu
được sự phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội
tư bản chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu
hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.
Thứ ba, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt
động thực tiễn của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở
thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.
Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ yếu
vào giải thích thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Đúng như C.Mác đã
từng nhận định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều
cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”(6). Cũng đã có một số nhà
triết học muốn cải tạo thế giới nhưng lại bằng con đường không tưởng -
dựa vào các lực lượng siêu nhiên, bằng “khai sáng”, mở mang dân trí, bằng
con đường giáo dục đạo đức,v.v Có thể nói, không một nhà triết học nào
trước C.Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới.
Các nhà triết học Khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong
kiến lạc hậu, lỗi thời bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu
được rằng, phải thông qua hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng
mới thực hiện được điều này. Ngay cả L.Phoiơbắc - đại biểu lớn nhất của
chủ nghĩa duy vật trước C.Mác - “cũng chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt
động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và
xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi”(7).
Không phải ngẫu nhiên mà sau này, C.Mác đã nhận định: “Khuyết điểm
chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa
duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được
nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không
được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn”(8).

học cổ điển Đức, triết học lại được coi là “khoa học của các khoa học”.
Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng,
tác động qua lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác
các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự
ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự
nhiên. Chính những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX
đã làm bộc lộ những hạn chế, sự bất lực của phương pháp siêu hình trong
nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho sự ra đời của
phương pháp biện chứng. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học
Mác đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn
phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới
quan, phương pháp luận của triết học Mác. Đúng như một nhà khoa học tự
nhiên ở thế kỷ XX đã nhận xét: “Các khái quát hóa triết học cần dựa trên
các kết quả khoa học. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá
rộng rãi, chúng thường rất ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp tục của tư
tưởng khoa học, khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương hướng phát
triển có thể có”(10). Như vậy, sự ra đời của triết học Mác đã chấm dứt
mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể.
Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn vô cùng to lớn đối với thời đại. Chính cuộc cách mạng này đã làm cho
chủ nghĩa xã hội không tưởng có cơ sở để trở thành khoa học. Cuộc cách
mạng này cũng làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, chức năng và nhiệm
vụ. Triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân
loại tiến bộ.
2. Kể từ khi triết học Mác ra đời cho đến nay, thực tiễn đã có nhiều đổi
thay, nhưng triết học Mác vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận cũng như giá trị
thực tiễn trong thời đại ngày nay. Có thể nói, cuộc cách mạng trong triết
học do C.Mác thực hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX vẫn giữ nguyên
ý nghĩa to lớn trong việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thời đại ngày
nay. Điều này thể hiện ở chỗ:

duy vật và phương pháp biện chứng, tránh mắc phải sai lầm của các nhà
triết học trước Mác. Trên tinh thần duy vật biện chứng, để bổ sung, hoàn
thiện, phát triển triết học Mác - Lênin có hiệu quả, cần tiếp tục tinh thần
duy vật triệt để. Nghĩa là phải giải quyết tốt những vấn đề của xã hội, của
lịch sử trên tinh thần duy vật và biện chứng.
Hai là, sự ra đời của triết học Mác gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phong trào
công nhân những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX. Bản thân triết học Mác cũng
gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân. Chính
C.Mác, trong quá trình sáng tạo triết học, đã khắc phục sự đối lập giữa triết
học với hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vậy, bổ sung, hoàn thiện,
phát triển triết học Mác - Lênin phải theo hướng gắn bó với thực tiễn, bảo
đảm sự thống nhất giữa triết học với thực tiễn. Thực tiễn luôn vận động,
biến đổi và phát triển, do vậy, nhận thức của con người cũng luôn cần được
bổ sung, hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với thực tiễn đó. Triết học
Mác - Lênin cũng không nằm ngoài quy luật này. V.I. Lênin và Hồ Chí
Minh là những tấm gương sáng về việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển
triết học Mác - Lênin trong những điều kiện mới của thực tiễn. Sự thống
nhất giữa triết học Mác - Lênin với thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải tìm lời
giải đáp cho những vấn đề của ngày hôm nay từ chính thực tiễn ngày hôm
nay chứ không thể chỉ tìm trong lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình bổ
sung, hoàn thiện và phát triển triết học Mác - Lênin cần tránh hai thái cực
sai lầm: hoặc là không thấy được những đổi thay của thực tiễn, bảo thủ
không muốn bổ sung, hoàn thiện và phát triển những nguyên lý của triết
học Mác - Lênin; hoặc là quá nhấn mạnh, tuyệt đối hóa sự đổi thay của
thực tiễn dẫn đến đòi xét lại triết học Mác - Lênin.
Ba là, ngay từ khi mới ra đời, triết học Mác đã gắn bó hữu cơ với các khoa
học cụ thể. Do vậy, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ, triết học Mác - Lênin không thể không được bổ sung, hoàn
thiện, phát triển lý luận của mình. Ph.Ăngghen đã từng nhấn mạnh: “Mỗi
lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa

trường phái tồi tệ nhất), hoặc lấy trong những tác phẩm triết học đủ các loại
mà họ đọc một cách không có hệ thống và không phê phán - cho nên dù
sao, rút cục lại, họ vẫn bị lệ thuộc vào triết học… Những ai phỉ báng triết
học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục
hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất”(15). Do vậy,
Ph.Ăngghen cho rằng, “dù các nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì
họ vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một
thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình
thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành
tựu của nó”(16). Và, không phải ngẫu nhiên mà trong Lời tựa viết cho ba
lần xuất bản tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã viết: “Chỉ có khi
nào khoa học tự nhiên tiếp thu được những kết quả của hai nghìn năm trăm
năm phát triển của triết học thì nó mới có thể, một mặt, thoát khỏi mọi thứ
triết học tự nhiên đứng tách riêng, đứng ngoài và đứng trên nó, và mặt
khác, thoát khỏi cái phương pháp tư duy hạn chế của chính nó, do chủ
nghĩa kinh nghiệm Anh để lại”(17). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là
chỉ cần nắm được triết học Mác - Lênin thì con người sẽ giải quyết được
mọi vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra. Triết học Mác - Lênin không phải
bảo bối chứa sẵn mọi cách giải quyết những vấn đề do cuộc sống cũng như
nhận thức đặt ra. Để tìm được lời giải đáp cho những vấn đề nảy sinh, bên
cạnh những tri thức triết học Mác - Lênin, còn phải cần đến những tri thức
của các khoa học cụ thể, kinh nghiệm sống và hoạt động thực tiễn của mỗi
người. Thiếu những điều đó, chúng ta không thể hiểu và vận dụng đúng
những nguyên lý của triết học Mác - Lênin. Do vậy, trong việc bổ sung,
hoàn thiện và phát triển triết học Mác - Lênin, cần phải chống cả hai thái
cực sai lầm: hoặc coi thường triết học Mác - Lênin, tuyệt đối hóa các khoa
học cụ thể; hoặc chỉ thấy có triết học Mác - Lênin, không thấy vai trò của
các khoa học cụ thể. Đồng thời, cũng cần phải nhận thức đúng rằng, bản
thân triết học Mác - Lênin cũng cần được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và
phát triển.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status