Luận văn: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ doc - Pdf 20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
- - -    - - -
Báo Cáo Tốt Nghiệp
đánh giá tính hiệu quả của
hoạt động tập huấn về nâng
cao năng lực và quyền cho
phụ nữ của dự án phát triển
mô hình đồng quản lý tài
nguyên môi trường và thúc
đẩy quyền trẻ em và phụ nữ
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mục Lục
Mục Lục 2
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
3. Mục tiêu nghiên cứu 7
3.1. Mục tiêu chung 7
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
Cơ sở lý luận 11
2. Cơ sở thực tiễn 13
2.1. Vài nét về dự án đồng quản lý tài nguyên: thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và
trẻ em: 14
2.2. Dự án có hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em 17
CHƯƠNG II 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp
giáp với huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và thành phố Huế, với diện tích tự
nhiên 280,31 km
2
, dân số là 178.968 người, mật độ dân số bình quân 627 người/ km
2
bao gồm 19 xã và một thị trấn là thị trấn Thuận An, huyện lỵ được đặt tại Phú Đa. Phú
Vang có bờ biển dài trên 35km, hệ thống đầm phá rộng khoảng 7400 ha. Trong 19 xã
thuộc huyện Phú Vang có 13 xã và thị trấn Thuận An tiếp giáp với đầm phá.
(Nguồn: báo cáo chính quyền xã Phú Đa)
Đây cũng là một lợi thế đồng thời cũng đem lại những khó khăn nhất định về
dân sinh kinh tế và môi trường cho địa phương.
Phá Tam Giang với diện tích được xem là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với
diện tích với vô vàn sinh vật hết sức phong phú. Nơi đây có hệ sinh vật biển và nguồn
lợi phong phú được xem là nguồn sống chủ yếu của người dân quanh khu vực. Hàng
năm đầm đã đưa lại thu nhập không chỉ cho các hộ dân xung quanh mà còn cho các
vùng lân cận, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tận dụng hiệu quả từ các nguồn lợi tự nhiên trên
đầm phá chưa được người dân phát huy đúng hiệu quả. Một mặt xuất phát từ tính chất
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ngư nghiệp bán chuyên nghiệp của người dân, mặt khác do trình độ và nhận thức của
người dân trong việc khai thác chưa cao cùng với việc sử dụng và đánh bắt bằng các
biện pháp trái phép đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trên
phá, gây thiệt hại và ảnh hưởng lâu dài về sau.Trước tình hình trên, trong nhiều năm
trở lại đây, các chương trình và mục tiêu quốc gia nói chung và của Thừa Thiên Huế
nói riêng đang tập trung vào cải tạo và khai thác có hiểu quả và lâu dài của đầm phá
Tam Giang, trong đó nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân là chủ yếu nhằm
trang bị cho người dân chiến lược sinh kế bền vững và lâu dài qua việc sử dụng nguồn
lực tự nhiên và các nguồn lục có liên quan. Đặc biệt sự can thiệp từ các dự án của

địa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình. Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo và
hiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò. Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấp
hành chính nhưng chưa được công nhận là thôn. Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gia
nuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản
(Nguồn:báo cáo của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế.
Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích. Trong thời
gian qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹ
hội, tự nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi hội cũng còn là nơi để
triển khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình,
các phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo.
Để tìm hiểu tính hiệu quả thực tế và những nhận định mang tính khách quan, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao
năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên
môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ”
(Nghiên cứu trường hợp đối với hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ
nữ tại thôn TĐC Lương Viện, xã Phú Đa-Huyện Phú Vang-Tỉnh TT Huế)
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, người dân đầm phá đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, có nhiều
nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề lớn và quan trọng đến đời sống của
cộng đồng ngư dân ven đầm phá. Trong đó bao gồm các công việc khai thác đánh bắt
và tận dụng các nguồn lực tự nhiên tại vùng đầm phá được thiên nhên ưu đãu này, và
quan trong hơn phải kể đến năng lực, nhận thức và hiểu biết của người dân đầm phá
trong đời sống xã hội. Một mặt, người dân nơi đây vốn đã quen với cuộc sống ngư
nghiệp, đặc trưng và tính chất nghề nghiệp cho họ những kinh nghiệm về thiên nhiên
quý báu, nhưng nhận thức và hiểu biết của một bộ phận dân cư đang thực sự yếu, cả về
trình độ và nhận thức. Trước đây, rất nhiều làng nổi sống trên phá Tam Giang, cuộc
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sống trôi nổi trên phá khiến người dân không biết tiếp xúc với đất liền và cuộc sống
trên cạn. cuộc sống qua ngày làm cho họ mất đi các quyền lợi cơ bản và các vấn đề xã

3.1. Mục tiêu chung
Đề tài tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn
nâng cao năng lực cho phụ nữ của dự án, qua đó để đưa ra một số ý kiến mang tính
góp ý khách quan nhằm xây dựng dự án phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng
cũng như những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những nội dung trong chương trình tập huấn về hợp phần thúc đẩy quyền
và tăng năng lực cho phụ nữ của dự án.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức, năng lực và những hiểu biết của phụ nữ trước và sau
khi có dự án thực hiện tại thôn TĐC xã Phú Đa.
- Đánh giá tính hiệu quả của chương trình tập huấn nâng cao năng lực và quyền cho
phụ nữ của dự án.
- Từ thực tế để đưa ra những nhận định khách quan và giải pháp.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về hợp phần nâng cao năng lực và
quyền cho phụ nữ của dự án
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ tại thôn định cư Lương Viện, xã Phú Đa, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Cán bộ dự án, chính quyền
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Không gian: Thôn định cư Lương Viện, xã Phú Đa-Huyện Phú Vang-Tỉnh
TT Huế.
4.3.2. Thời gian: Từ tháng 02/2011 đến tháng 04/2011
4.3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu để tìm hiểu và đánh giá nội dung và tính hiệu quả
trong khi dự án đang thực hiện, do đó chỉ đi sâu đánh giá những hiệu quả hiện thời chứ
không bao trùm cả nghiên cứu về sau của dự án. Qua đó để đưa ra một số ý kiến mang
tính góp ý khách quan nhằm xây dựng dự án phù hợp với tình hình thực tế và nguyện

giám sát đánh giá để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Với đề tài này tôi đã tiến hành thu thập thông tin thông qua việc phân tích tài liệu thứ
cấp: báo cáo có liên quan( các công văn, chỉ thị các văn bản và quyết định có liên quan
đến dự án. Các báo cáo thực địa của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn…)
Với các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tich tài liệu và làm cơ sở cho việc thiết
kế công cụ nghiên cứu
7.2.2. Phương pháp quan sát
Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc quan sát, cả
tham dự và không tham dự với sự hổ trợ của các dụng cụ kỷ thuật để ghi lại tất cả làm
cơ sở dữ liệu phân tích đánh giá
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu 10 người, trên cơ sở đó đi sâu tìm
hiểu vấn đề và làm cơ sở phân tích nghiên cứu. Cuộc phỏng vấn được thực hiện dựa
trên bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế sẵn câu hỏi và đối tượng.
8. Khung lý thuyết
9. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
9.1. Ý nghĩa lý luận
Việc tiến hành tìm hiểu, đánh giá, phân tích các khía cạnh và các vấn đề trong
đời sống xã hội là một lĩnh vực của xã hội học. trong đó “Đánh giá tính hiệu quả của
hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án “đồng quản
lý tài nguyên:thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em” nhằm đẻ thấy
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Dự án
đồng quản
lý tài
nguyên:

Trả lời một số câu hỏi : người dân tại địa bàn đang thực sự cần gì? Tại sao lại
cần có các buổi tập huấn để nâng cao năng lực? tính hiệu quả và những tác động mà
các buổi tập huấn mang lại? mối quan hệ giữa cán bộ tập huấn và người dân như thế
nào? là những yêu cầu có tính khoa học và thiết thực. Bên cạnh đó đánh giá vai trò và
tầm quan trọng của dự án và những thay đổi của người dân trước và sau khi có dự án
thực hiện.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thực hiện là một nghiên cứu có tính đánh giá tính hiệu quả thông qua tìm
hiểu thực tế tại địa bàn mà dự án đang thực hiện. Qua đó để thấy được những nhu cầu
của người dân cũng như mục đích và tính chất, hiệu quả và tác động mà các buổi tập
huấn dự án mang lại cho người phụ nữ.
Thông qua đó cũng mạnh dạn đưa ra những góp ý và giải pháp để dự án tham khảo.
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm
* Đánh giá:
Đánh giá là quá trình đo lường của mức độ đạt được của công việc về các mục
tiêu và nhiệm vụ của quá trình mà ai, Tổ chức nào thực hiện công việc đó.
(Black và Wiliam (1998)
* Hiệu quả:
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật hiện
tượng bao gồm hiệu quả về kinh tế, xã hội,đời sống, phát triển nhận thức
* Dự án:
Là tập hợp các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu cụ thể, trong một khoảng
thời gian nhất định với những tiêu phí về tài chính và tài nguyên đã được định trước
Dự án xã hội là một loại dự án phát triển được hình thành để giải quyết một hay một số
vấn đề của một cộng đồng, nhóm dân cư nào đó với sự tham gia tích cực của nhiều lực

giữa bên thực hiện dự án và bên phía người dân để xem có đi đến tiếng nói chung hay
giải quyết như thế nào. Hướng đi có lợi nhất luôn là mục tiêu cả hai bên cùng hướng
đến.
* Lý thuyết cấu trúc chức năng
Cơ cấu chức năng được A.Comte và H.Spencer khởi xướng rồi những nhà
khoa học sau đó kế thừa và xây dựng thành thuyết cấu trúc chức năng. Hiện nay thuyết
này trỏ thành một trong những công cụ lý luận chủ yếu để xem xét và phân tích các
hiện tượng xã hội. Theo lí thuyết này thì xã hội được cấu thành bởi các thành tố có tác
động qua lại lẫn nhau, tương tác với nhau hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Mỗi
thành tố có vai trò, chức năng riêng nhưng lại phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Chúng tôi
áp dụng lí thuyết này để giải thích mỗi quan hệ qua lại, đánh giá sự tác động của các
loại hình tập huấn tới người dân định cư thôn Lương Viện và ngược lại. Sự biến đổi về
cấu trúc xã hội được Comte miêu tả dường như lệ thuộc vào qui luật của sự tiến hóa.
Dựa trên ý tưởng này của Comte có thể thấy mọi xã hội luôn luôn vận động biến đổi
và mọi xã hội là một chỉnh thể thống nhất trong sự đa dạng.
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trong quá trình thực hiện các dự án, công tác họp bàn và tập huấn
được xem là hết sức quan trọng, vì nó không chỉ phản ánh đúng với thực tế của từng
địa phương mà còn là tâm tư nguyện vọng của người dân nơi đang triển khai thực hiện
dự án.
Các đề tài liên quan đến công tác tập huấn như
. Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế do Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học
khoa học Huế năm 2005.
Đây là nghiên cứu nhằm tìm hiểu đánh giá thực trạng đời sống người dân tại xã
Vinh Hà trên những vấn đề sau: Ngư dân xã Vinh Hà đang sống trong các hoàn cảnh
bấp bênh nào liên quan đến các điều kiện môi trường và kinh tế, xã hội: ngoài các yếu
tố về nguồn lực con người, nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực văn hoá xã hội, nguồn

để ra trong Đề cương Dự án.Tổ chức ICCO đã tài trợ dự án nhằm mục tiêu phát triển
sinh kế bền vững cho người dân xã Vinh Hà, Phú Hải, Phú Đa, Vinh Phú và Phú Diên,
huyện Phú Vang. Dự án này là kết quả của những lợi ích từ cộng đồng và được đánh
giá độc lập vào tháng 12 năm 2008. Sở dĩ dự án được tiến hành tại vùng đầm phá Tam
Giang và tại các xã nói trên là vì:
Hiện nay đầm phá đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nhưng qua nghiên cứu,
chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề lớn và quan trọng đến đời sống của
cộng đồng ngư dân ven đầm phá sau:
Vấn đề đầu tiên là môi trường đầm phá đang ô nhiễm. Lượng rác thải ngày càng
nhiều, nguồn nước một số nơi, nhất là vùng nước ven bờ, khi quan sát bằng mắt
thường có thể thấy màu nước đen và có nhiều chất lơ lững, dòng chảy không thông
thoáng khiến rác thải và một số thực vật thuỷ sinh trôi nổi không lưu thông.
Lượng rác thải ở đây bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau. Một phần do chính người
dân xung quanh đầm phá xả rác bừa bãi trực tiếp xuống đầm hoặc thải xung quanh khu
vực sinh sống, từ đó gió, nước mưa chảy tràn mang rác xuống đầm phá. Một nguồn
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khác là rác do các nơi đưa đến bởi dòng chảy tự nhiên của các con sông như: rác thải
từ vùng thượng nguồn, rác thải sinh hoạt từ vùng thành phố, rác từ các khu chợ ven
sông, ven phá,
Việc xả rác thải bừa bãi của người dân ven đầm phá xuất phát từ cả nguyên nhân
chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do ý thức của người
dân ở đây chưa cao. Đa số dân cư sống ven đầm phá trước đây là dân cư thuỷ diện, nơi
sống không ổn định, nên thiếu điều kiện được học hành. Chính vì vậy mà họ có trình
độ học vấn thấp, dẫn đến nhận thức về các vấn đề môi trường hạn chế, đồng thời khó
tiếp cận được các thông tin về môi trường. Còn nguyên nhân khách quan là do địa
phương chưa có dịch vụ thu gom rác tận nơi và chưa có điểm thu gom rác tập trung.
Dịch vụ thu gom rác do Công ty Công trình đô thị ở thành phố đảm trách không thể
đến được với bà con do khoảng cách về địa lý quá xa. Mặt khác đời sống người dân
còn thấp nên chưa thể áp dụng được mức thu phí dịch vụ như ở các vùng khác, nếu

biến. Quan trọng hơn là một số cơ sở chế biến thuỷ sản gần đó đổ trực tiếp nước thải
ra sông, đầm phá không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn do chi phí cao, làm
giảm lợi nhuận. Mặt khác các cơ quan chức năng chưa đủ nhân lực và trách nhiệm để
giám sát việc thực thi các quy định về môi trường.
Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan chặc chẽ với việc tài nguyên đầm phá bị cạn
kiệt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc quản lý tài nguyên nhằm
tạo ra sinh kế bền vững cho người dân hiện nay chưa đạt hiệu quả. Vấn đề ở chổ
phương pháp và cơ chế quản lý tài nguyên chưa hợp lý.
Quản lý tài nguyên liên quan đến vai trò chính quyền các cấp lẫn cộng đồng dân cư.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài các chính sách quản lý tài nguyên đầm phá đều
có những điểm không hợp lý cả trong quá trình xây dựng lẫn thực thi. Quá trình đề ra
chính sách thiếu sự tham gia của cộng đồng, quá trình thực thi chính sách chưa hiệu
quả và triệt để. Nguồn lực thực hiện quản lý tài nguyên, bao gồm con người, kinh phí
lẫn trang thiết bị còn hạn hẹp. Các quy hoạch, chiến lược phục vụ quản lý tài nguyên
về lâu dài thiếu tầm nhìn.
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc người dân không được tham gia trong quá trình hình
thành chính sách. Một mặt chính quyền chưa coi trọng vai trò của người dân mặt khác
người dân chưa có thói quen và biết được vai trò của mình. Ngoài ra, tổ chức đoàn hội
đại diện cho người dân, cụ thể là các hội nghề cá, chưa phát huy được vai trò của mình
do chưa tổ chức chặt chẽ, năng lực còn kém, chưa được chính quyền quan tâm đúng
mức, hoạt động chưa hiệu quả. Các hội nghề cá vốn là tập hợp các thành viên/các hộ
có các hoạt động đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương, trong đó
vùng đầm phá được chú trọng hơn cả. Do đặc thù như vậy nên các hội có những khó
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khăn nhất định. Một khó khăn chung nhất là trước đây cư dân đánh bắt không có nơi ở
ổn định nên ít được học hành, dẫn đến trình độ học vấn thấp, từ đó khó có thể tìm ra
được người điều hành tốt. Bên cạnh đó, người dân đầm phá vốn quen lênh đênh sông
nước nên nếp sống tự do, ít có thói quen sinh hoạt đoàn hội, khiến họ ít có cơ hội được
tiếp cận thông tin nói chung và các chính sách quản lý tài nguyên đầm phá nói riêng

định kiến xã hội dành cho phụ nữ. Những định kiến này thường do phong tục tập quán.
Xã hội đã quy định giáo dục, trường lớp là nơi dành riêng cho nam giới, còn bếp núc
là nơi dành riêng cho phụ nữ.
Ngoài những định kiến xã hội thì nơi ở trước đây của họ cũng đã có những ảnh
hưởng nhất định. Trước đây, họ sống trên thuyền, cuộc sống nay đây mai đó. Chính
yếu tố này dẫn đến họ không có điều kiện để đến trường. Theo khảo sát gần đây của
chúng tôi thì phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 đều không biết đọc và viết (chiếm
86,67%) số người học ở bậc tiểu học (chiếm 20%) và một số ít là cấp II (2,67%).
Nguyên nhân thứ hai là phạm vi giao tiếp hẹp của phụ nữ đối với xã hội bên ngoài.
Điều này đã khiến phụ nữ thiếu thông tin và thường e ngại trước mặt người khác. Hầu
hết những cuộc họp ở cộng đồng hay buổi tập huấn đều do nam giới đảm đương. Phụ
nữ chỉ ở nhà và có được thông tin thông qua người chồng. Chính yếu tố này dẫn đến,
nam giới nghĩ rằng mình luôn vượt trội hơn nữ giới. Qua phân tích nguyên nhân dẫn
đến phụ nữ có phạm vi giao tiếp không rộng là:
• Họ không nhận được sự giúp đỡ, động viên từ gia đình đặc biệt là người
chồng. Hầu như những buổi tập huấn, họp thôn người chồng luôn là người
tham gia
• Thiếu tự tin vào bản thân là một cản trở lớn, trình độ học vấn không cao,
thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng.
• Gánh nặng công việc gia đình chiếm một khoảng thời gian lớn của phụ nữ.
Cam chịu gần như là một trong những bản tính của phụ nữ khiến họ không mạnh
mẽ, không giám nói lên suy nghĩ. Nó xuất phát từ quan sát về mẹ và bà nội ngoại. Họ
chưa hề có ý nghĩ cãi lại chồng hay không theo ý chồng dù họ hài lòng hay không.
Trẻ em thất học và bỏ học sớm cũng đang là vấn đề bức xúc của nhân dân vùng đầm
phá. Thực trạng trên ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của huyện nói riêng và
toàn tỉnh nói chung. Một số em sau khi bỏ học đi lang thang, trộm cắp gây mất trật tự
trị an thậm chí bị lạm dụng và bóc lột sức lao động.
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Có nhiều nguyên nhân nhưng đáng kể nhất là do gia đình đông con, thiếu môi

- Tổ chức ở thôn
Cự Lại Bắc xã Phú
- Hoạt động tập
huấn có ý nghĩa, tác
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
vai trò giới Hải và thôn Định
Cư Lương Viện xã
Phú Đa với 3 lần
tập huấn, mỗi xã
gần 30 người tham
gia trong đó có 15
nam và 15 nữ ở
Định Cư Lương
Viện 1 lần, riêng ở
phú Hải tổ chức 2
lần tập huấn trên
cùng một nội dung,
sỡ dĩ như vậy do ở
đây thời gian của
người dân phải đi
làm cả ngày nhưng
trên hết là do trình
độ văn hóa thấp
(Đa phần người
tham gia tập huấn
không biết chữ,
chiếm 60%).
- Đến cuối đợt tập
huấn, người dân cả

trưởng, tôn trọng
,yêu thương vợ và
tạo điều kiện cho
chị em tham gia các
hoạt động xã hội
- Đối với chị em
phụ nữ, hoạt động
tập huấn không chỉ
là nâng cao nhận
thức mà là nơi để
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
người trong hội
viên của mảng nghề
cá, mảng trẻ em,
phụ nữ và một số
người dân nên tiếp
nhận thông tin tốt
hơn. Còn ở thôn Cự
lại Bắc do thời gian
cũng như trình độ
còn hạn chế nên
phải se nhỏ nội
dung với nhiều thời
gian hơn.
- Nhìn chung hiệu
quả từ tập huấn đốí
với bà con là rất tốt,
họ đã hiểu được
công việc của nhau

- Tổ chức tập huấn
ở thôn Định Cư
Lương Viên tại xã
- Có thể nói quan
niệm phân biệt đối
xử giới có tính chất
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phú Đa với 30
người tham gia
trong đó có 15 nam
và 15 nữ.
- Thông qua hoạt
động tập huấn bà
con nhận thức được
những suy nghĩ,
quan niệm, lời nói
hay hành vi lâu nay
rất đỗi vô tư của
bản thân mình đã
gây nên tình trạng
phân biệt đối xử
giới (chủ yếu là
nam giới phân biệt
với phụ nữ, cha mẹ
phân biệt đối xử
giữa con trai và con
gái) Từ đó họ hiểu
rằng mọi sự phân
biệt đối xử đều làm

thức được phải tạo
điều kiện và cơ hội
như nhau để mọi
người trong cộng
đồng, nhất là phụ
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nữ và em gái để
cùng nhau phát
triển.
3. Họat động TKTD
Kết thúc dự án
SFIC- Dự án đã
chuyển giao cho
BQL quỹ tiết kiệm
3 xã Vinh Phú,
Vinh Hà, Phú Diên
chịu trách nhiệm
quản lý
- BQL quỹ TKTD
tại 3 xã đã hòan
tòan chủ động trong
việc xét quay vòng
vốn, nâng vốn vay
từ 1.000.000/ người
lên 1.500.000,
2.000.000 thậm chí
là 3.000.000/ người
thông qua sự tham
gia đóng góp ý kiến

viên được quay
vòng vốn vay là
360 lượt thành viên.
- Cụ thể trong năm
2009, quỹ TKTD
Vinh Hà giải ngân
thêm cho 68 lượt
thành viên, Vinh
Phú giải ngân thêm
cho 25 lượt thành
viên và Phú Diên là
10 luợt thành viên
vay vốn.
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Xã Phú Đa có diện tích tự nhiên là 29,90km
2
, và dân số là 10.744 người. Nền kinh
tế dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Trong đó, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa
với diện tích canh tác lúa đông xuân: 1251,7 ha, diện tích canh tác lúa hè thu: 456 ha,
còn diện tích đất gieo trồng cây hoa màu là: 101,8 ha. Một số diện tích gieo trồng chưa
chủ động được nước tưới.
Hoạt động ngư nghiệp chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản trên đầm
phá, không có hộ nào đi đánh bắt biển. Toàn xã có 8 thôn, trong đó có 03 thôn ngư
nghiệp với 01 thôn là dân cư thuỷ diện định cư. Đây là bộ phận dân cư chính đang có
hoạt động khai thác thuỷ sản trên đầm phá. Sản lượng thuỷ sản của toàn xã trong 6
tháng đầu năm 2008 ước tính là 55 tấn, đạt 45,8% kế hoạch cả năm, giảm 10 tấn so với
cùng kỳ năm trước. Với diện tích đầm phá gần 2900km
2


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status