PHÂN TÍCH LÒNG YÊU THƯƠNG VÀ QUÝ TRỌNG VỢ CỦA TÚ XƯƠNG BÀI THƠ “THƯƠNG VỢ”_1 - Pdf 19

PHÂN TÍCH LÒNG YÊU THƯƠNG VÀ QUÝ TRỌNG
VỢ CỦA TÚ XƯƠNG BÀI THƠ “THƯƠNG VỢ”

Chúng ta đã từng biết đến một Khuê ai lục của Ngô Thì Sỹ khóc người
vợ yêu qua đời giữa lúc đầu xanh tuổi trẻ, một Đoạn trường lục của
Phạm Nguyễn Du thương tiếc người vợ đã khuất, những câu thơ dứt
ruột của Tự Đức và trước Tú Xương một chút là câu đối khóc vợ chứa
chan tình người của Nguyễn Khuyến. Các nhà thơ trung đại Việt Nam
viết về vợ mình không nhiều, mà chủ yếu lại là văn tế và câu đối khóc
người đã khuất. Chỉ có một số nhà thơ như Cao Bá Quát, Bùi Hữu
Nghĩa, Phạm Văn Nghị là có viết về vợ mình ngay lúc đang sống. Nhưng
viết nhiều nhất và hay nhất, mà lại là về một người vợ đang còn hiện
hữu trên đời thì có lẽ Trần Tế Xương (1870 - 1907) là tác giả tiêu biểu
hơn cả. Và nếu có làm văn tế thì cũng là Văn tế sống vợ (!),không phải
để tiếc thương mà để cười thương ngợi ca người bạn đời của mình.k
Tú Xương có rất nhiều khác biệt với các tác giả trước ông. Nhà thơ này
của làng Vị Xuyên là con người của buổi giao thời, là dấu nối đầy ấn
tượng giữa nền văn học trung đại ở giai đoạn cuối chiều nhưng lại kết
tinh tinh hoa của hàng nghìn năm với nền văn học cận hiện đại đang bắt
đầu có dấu hiệu hình thành với bao điều mới mẻ. Trên đầu Tú Xương
không còn những áp lực nặng nề của tư tưởng và quan niệm chính
thống khắt khe đã quy định các tác giả trước ông, trong ông nhiều giá
trị của quá khứ đang từng bước sụp đổ và cái mới thì chưa kịp tới.
Quan niệm của một nhà thơ trào phúng cũng giúp ông tiếp cận cuộc đời
theo một kiểu khác, gần hơn, với một kiểu tư duy nghiêng về phân tích,
mổ xẻ đối tượng, đưa vào trong thơ nhiều hình ảnh sống động hơn,
quan niệm thẩm mỹ cũng biến đổi hướng về thực tại. Điều đó tạo cho
ông những khoảng không sáng tạo quan trọng, giúp ông khác với truyền
thống.

Thơ Nôm Đường luật đến Tú Xương đã trải qua một thời gian phát triển


Tú Xương đã giới thiệu vợ mình một cách thân mật, gần gũi, hóm hỉnh
nhưng ẩn chứa trong đó bao tình cảm và nỗi niềm dằn vặt, xót xa:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Câu thơ ngắn gọn đã phản ánh một cách cụ thể, chi tiết không gian, địa
điểm và công việc làm ăn của bà Tú. Tên thật của bà là Phạm Thị Mẫn,
quê ở Lương Đường, Hải Dương, nhưng sinh tại Nam Định. Bà chuyên
buôn bán gạo ở bến sông để nuôi gia đình. Hai từ “quanh năm” nói lên
được nỗi vất vả, tần tảo của bà Tú triền miên hết ngày này đến ngày
khác, tháng này đến tháng khác, năm này đến năm khác Vòng quay
của thời gian vô tận đã cuốn bà vào cuộc vật lộn mưu sinh đầy vất vả.
Cách tính thời gian như thế vừa nói được nỗi lo toan khó nhọc của bà
Tú, lại vừa là cách ông Tú tỏ lòng biết ơn công lao tần tảo sớm hôm của
vợ mình. Biện pháp tăng cấp ý được sử dụng để diễn tả sự vất vả, từ
thời gian (quanh năm), nghề nghiệp (buôn thúng bán mẹt), cho đến
không gian, địa điểm làm ăn: “mom sông”. Mom sông là một nơi chênh
vênh, ba bề là nước, nó gợi lên sự nguy hiểm, bất trắc, vốn không phải
là nơi dành để buôn bán bình thường. Bởi vậy hơn ai hết, Tú Xương
hiểu rõ mục đích của nỗi vất vả đó nơi người vợ:

Nuôi đủ năm con với một chồng

Đôi quang gánh cuộc đời trên vai bà Tú thật quá nặng. Một mình bà
phải nuôi đến sáu miệng ăn, đó là chưa kể đến chính bản thân mình. Tú
Xương không tính bà vào thành phần phải “nuôi đủ” là chính đáng, do
bà là người làm ra của cải cưu mang cả gia đình, nhưng cũng là một
cách đề cao bà, ngầm xếp bà ra một thứ bậc khác. Đây là cách tính
công, đề cao công lao của vợ một cách chi li, rất mực ân tình của Tú

cao người đàn ông, khinh rẻ người phụ nữ, dám bêu ra trước thiên hạ
những kém cỏi, sĩ diện hão đó để tôn vinh công lao người vợ, để sống
thật với những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Sự khác đời, khác với
với truyền thống của nhà thơ chính là ở chỗ đó. Những người khác cho
đó là chuyện thường tình, chuyện tất yếu, còn Tú Xương nhận thức rõ
ràng về sự thừa ra, vô lý của mình. Mặc cảm “con người thừa” là mặc
cảm của thế hệ Tú Xương, đã rõ nét từ Nguyễn Khuyến (Ghế chéo, lọng
xanh ngồi bảnh chọe / Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi; Nghĩ mình cũng
gớm cho mình nhỉ / Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng), nhưng lại càng
rõ nét hơn, hiện thực hóa hơn ở nhà thơ thành Nam, ông đã đẩy “con
người thừa” thành con người nhỏ bé thảm hại và không ngần ngại phủ
định mình, tầm thường hóa bản thân mình ở mức thấp nhất. Trước ông
chưa có một nhà thơ nào vượt qua nổi ý thức tự trọng của một nhà nho
để bày ra trước mọi người những hạn chế của mình. Nhưng đó dường
như không phải chủ đích của ông. Điều ông muốn thể hiện khi dám vất
bỏ cái sĩ diện hão của kẻ “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” chính là xuất
phát từ lòng tri ân với người vợ đã hết lòng vì ông, biết đền bù lại bằng
cái tình, bằng tấm lòng trân trọng, biết ơn nỗi vất vả mệt nhọc của bà.
Nói lên được điều đó đối với một người chồng trong một xã hội coi
thường người phụ nữ thật không phải điều dễ dàng. Tấm lòng ấy thật
đáng yêu, đáng trân trọng biết bao! Câu thơ tả thực chất chứa ý vị tự
trào mà lại cay đắng, xót xa, cười ra nước mắt.

Vẻ đẹp của người vợ càng được biểu hiện một cách cụ thể qua những
chật vật, bon chen trong cảnh làm ăn vất vả, tội nghiệp hàng ngày:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status