LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ THÊU THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI MỘ CỔ - PHẦN 1 - Pdf 19

LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI
TRONG KIẾN VIỆT NAM
NHỮNG DI VẬT KHẢO CỔ VỀ VẢI LỤA, ĐỒ
THÊU
THỜI KÌ HÙNG VƯƠNG QUA NHỮNG NGÔI
MỘ CỔ

Người Việt cổ đã để lại những công cụ đồ gốm có
hằn các dấu vết vải từ rất sớm. Những dấu vải đầu
tiên xuất hiện ở nước ta được hằn trên mảnh gốm ở di
chỉ khảo cổ Đồi Giàm, thuộc văn hóa Phùng Nguyên,
có tuổi cách đây 4000 năm, thời kì này đã xuất hiện
nhiều dọi sợi se bằng gốm. Một số dấu vết vải còn
hiện hữu trên một chiếc ấm đồng thau có tuổi 2500
năm. Ngoài ra còn thấy nhiều dấu vết vải trong các
ngôi mộ cổ đại.
Nội dung ẩn:
Trong ngôi mộ cổ Việt Khê ở Thủy Nguyên – Hải
Phòng khai quật năm 1958, và khu ngôi mộ ở xã
Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình (Hà
Tây cũ) khai quật năm 1974 đã thu thập được nhiều
loại vải khác nhau. Khu mộ ở Châu Can đã tìm được
những mảnh vải của trang phục, nhiều nhất là ngôi
mộ số 3 và số 6. Nhận xét bước đầu: “Những mảnh
vải sợi không được se lại mà để nguyên sợ tự nhiên,
sợi dọc thưa hơn sợi ngang và cách đều khoảng 2mm,
sợi ngang bé hơn đượt dệt dày xít nhau đều đặn”. Có
những mảnh vải có đường mép dọc và ngang, điều

mộ Châu Can được dệt bằng chất liệu sợi vải gai
(boehmira) có bề ngang rộng khoảng 6cm. Kĩ thuật
dệt vải thắt lưng đều được se theo kĩ thuật xoắn
nhưng hoàn toàn khác so với kĩ thuật se xoắn S phổ
biến hiện nay. Những bằng chứng đầu tiên của kĩ
thuật thêu (embroidery) cũng đã tìm thấy ở trang
phục trong những ngôi mộ này.

Năm 2002, trung tâm tiền sử Đông Nam Á kết hợp
với bảo tàng Hưng Yên khai quật khu mộ táng hình
thuyền ở Động Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Từ khoảng 1200 miếng vải to nhỏ khai quật được
phát hiện ra 7 loại vả khác nhau, làm từ ba cỡ sợi của
hai lối dệt khác nhau. Nguyên vật liệu dệt ra những
miếng vải đó là: vải gai (90%), lanh (8%) và lụa
(2%), chưa thấy bằng chứng của sợi bông (cotton)
trong những ngôi mộ này.

Ngoài những phát hiện đặc trưng các loại vải khá
giống ở mộ Châu Can, mộ Động Xá còn tìm thấy hơn
20 miếng vải làm từ những băng sợi lanh màu nhuộm
chàm. Nền vải chính dệt xen kẽ những sợi gai cho
thấy sự đa dạng trong kiểu cách thời bấy giờ, có
những loại vải phục vụ riêng cho yêu cầu trang trí
hoặc để may cắt và thêu trang phục.

Những bằng chứng nghiên cứu khoa học và bảo quản
theo phương pháp hiện đại cho thấy các vật chất là
hữu cơ, hạt quả, đồ sơn, đồ da khai quật được đã
chứng minh và làm sống lại những phong cách trang


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status