luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Thu Hà - Pdf 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------- Lê Thị Thu Hà
THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ
VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ
Ở TRƯỜNG THPT Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

- Các thầy cô giáo đã nhiệt tình hợp tác, hỗ trợ cho tôi trong thời gian thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ba mẹ, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian họ
c tập và nghiên cứu vừa qua. Lê Thị Thu Hà

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỉ 21 – kỷ nguyên của thời đại kỹ thuật số và thông tin toàn cầu, xã hội loài người có
nhiều chuyển biến và do đó quan niệm giáo dục cũng đã có những thay đổi cơ bản. Dạy học không còn
là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều mà hướng tới việc đào tạo theo khả năng và nhu cầu của
người học, tạ
o điều kiện để họ phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Thời gian đào tạo
không chỉ giới hạn trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mà mọi người cần phải được rèn
luyện để có thể tự học, tự nghiên cứu suốt đời.
Để đạt được mục tiêu đó, việc tạo hứng thú học tập là rất quan trọng, nó vừa có vai trò là
động cơ
tích cực, vừa đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm có triển
vọng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Vì vậy, việc liên hệ giữa kiến thức
lý thuyết và các ứng dụng hoá học là một yêu cầu cấp thiết, góp phần tạo hứng thú học tập cho học
sinh. Với sự nă
ng động và sở thích tìm tòi khám phá, học sinh chỉ thật sự yêu thích môn hóa khi được
tiếp xúc với một thế giới hóa học kỳ diệu, những kiến thức phong phú được trình bày một cách logic,
rõ ràng và học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của hoá học đối với đời sống. Hóa học giúp

3.3. Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT – phần hoá vô cơ lớp 10.
3.4. Thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu theo thống kê toán học để:
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của website đã thiết kế trong việc hỗ trợ quá trình dạy và học
môn hoá ở trường THPT.
- Tìm ra ưu – nhược điểm để cải tiế
n website phù hợp hơn với yêu cầu dạy học và trình độ nhận
thức của HS, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng website.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế website bằng ngôn ngữ lập trình PHP nhằm hỗ trợ việc dạy
và học bộ môn hoá ở trường THPT, phần hóa vô cơ lớp 10.
- Khách thể nghiên c
ứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU: quan điểm duy vật biện chứng.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức,
tổng kết cơ sở lí luận.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Trò chuyện, phỏng vấn.
- Đ
iều tra bằng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp nghiên cứu toán học: phân tích số liệu và xử lý kết quả theo thống kê toán học.

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ cuối thế kỉ 20, những phát minh về CNTT (phần mềm máy tính, thiết bị tin học, mạng
internet…) đã có tác động mạnh lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, khoa học, việc làm,
giải trí,… Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống mạng toàn cầu internet đã làm thay đổi
hoàn toàn cách con người tiếp cận tri thức: không chỉ đọc để
biết, mà còn nghe, thấy, cảm nhận những
sự kiện xảy ra trên khắp thế giới như đang diễn ra trước mắt.
Đến nay, internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với thế hệ những “công dân toàn cầu”.
Hệ thống website được phát triển đa dạng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Khi
tìm kiếm trên mạng internet, chúng tôi nhận thấy có rất nhiề
u website về hoá học nhưng chủ yếu đều sử
dụng tiếng Anh, đó là khó khăn lớn đối với HS phổ thông trong việc tìm hiểu, mở rộng tri thức.
Trong tình hình đó, một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu việc thiết kế website hỗ
trợ quá trình dạy và học môn hóa. Sau đây là một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành
hóa học, trường ĐHSP TP. H
ồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội:
1. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm,
khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và
Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn
Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, khóa luận tốt nghiệp,
Đ
HSP TP.HCM.
3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver
để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho

mà chưa có bộ câu hỏi cho mỗi bài học. Còn thiếu công cụ hỗ trợ để tạo dựng ngân hàng câu hỏi và ghi
nhậ
n câu trả lời một cách hiệu quả.
- Chưa tạo được một môi trường giao lưu, trao đổi kiến thức hóa học cho HS. Còn chưa tổ chức
được những trò chơi đố vui gây hứng thú, tạo ra sự thi đua học tập giữa HS từ các trường khác nhau ….

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học [7], [17]
1.2.1. Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học
Bước vào thế kỉ
21 – kỷ nguyên phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là CNTT, quá trình toàn
cầu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội của các nước
trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu
đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ
bản trở thành một nước công nghiệp, hội
nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế. Và yếu tố quyết định thắng lợi của công cuộc phát triển và hội
nhập quốc tế không gì khác hơn chính là con người. Nguồn nhân lực cần được phát triển cả về số
lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí ngày càng nâng cao. Người lao động có những phẩm
chất và n
ăng lực phù hợp với yêu cầu của thời đại mới, khả năng ghi nhớ tri thức không còn được đánh
giá cao mà thay vào đó là năng lực tìm kiếm, tiếp thu và ứng dụng các tri thức mới một cách độc lập;
khả năng làm việc hợp tác; năng lực nhận xét - đánh giá được vận dụng linh hoạt trong lao động và
cuộc sống.
Để đáp ứng được yêu cầu cấp bách đó, ngành giáo dục cần phải tập trung đẩy mạnh việc đổi mới
phương pháp dạy học. Chỉ có đổi m
ới căn bản phương pháp dạy và học thì mới có thể tạo được sự
đổi mới thực chất trong giáo dục, nhằm đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ tiềm năng
cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996)
và được thể chế hóa trong Luật Giáo d
Khi áp dụng PPDH tích cực, người GV không phải là nguồn cung cấp kiến thức mà đóng vai trò tổ
chức các hoạt động nhận thức cho HS. Việc học là một quá trình kiến tạo, HS tự tìm tòi, khám phá ra
kiến thức mới với sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. Thông qua đó, HS không chỉ nắm vững kiến thức mà
còn được hình thành các năng lực tự học, sáng tạo và tinh thần hợp tác.
Đổi mới PP dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục ở tất cả các
nước trên thế giới. Muốn đổi mới PPDH hiệu quả thì cần bắt đầu từ cách dạy của GV. Người GV cần
được bồi dưỡng một cách có hệ thống về PPDH, phải kiên trì cách dạy theo PPDH tích cực, tổ chức
các hoạt động nhận thức tử đơn giản đến ph
ức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho HS. Cách
dạy quyết định cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách
dạy của thầy. Do vậy, trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa hoạt động dạy và
học thì mới đạt được hiệu quả cao.
1.2.3. Đổi mới theo hướng dạy học tích cực
Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những PPDH theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng
với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với nghĩa là thụ động chứ không phải là trái nghĩa với tiêu cực.
PPDH tích cực có những đặc điểm như sau:
- Dạy học phát huy tính tự tin, tích cực, chủ
động, sáng tạo thông qua tổ chức các hoạt động học tập
của HS.
Quá trình dạy học là một loạt các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, trong đó HS được
cuốn hút vào quá trình tìm hiểu, phát hiện ra những kiến thức mới, chứ không phải tiếp thu một cách
thụ động những kiến thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của
đời sống thực tế,
HS có cơ hội rèn luyện khả năng quan sát, thảo luận và giải quyết vấn đề một cách chủ động, qua đó
các em được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS.
PP tích cực xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

- Từ hình thức độc thoại, thầy đọc trò chép sang đối thoại, diễn giải.

Về phương tiện trình chiếu: từ máy chiếu overhead (ảnh tĩnh) sang máy chiếu multimedia, thể
hiện được những kiến thức trực quan như mô hình dây chuyền sản xuất, cơ chế phản ứng,…

Về thí nghiệm: đối với những thí nghiệm độc hại, tốn kém thì không tiến hành trực tiếp mà
chuyển sang sử dụng các thí nghiệm mô phỏng sinh động trên máy tính.

Về phương tiện truyền tải thông tin:
- Chuyển đổi từ kênh chữ sang multimedia (đa phương tiện) với hình ảnh, video, tiếng nói, âm
thanh… sống động.
- Từ SGK thuần chữ sang e-book đa phương tiện.

Vai trò GV: từ người dạy dỗ, độc thoại,… sang vai trò hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để
giúp HS động não, thảo luận và thu nhận kiến thức.

Vai trò HS: tăng cường khả năng tự học, hợp tác, học tập một cách tích cực và chủ động.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ từ cuối thế kỉ 20 đến nay đã tạo ra một khối
lượng thông tin khổng lồ, vượt qua mọi dự đoán. Vì vậy, khả năng thu nhận, xử lý thông tin một cách
nhanh chóng và chính xác là yêu cầu quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Điề
u đó cũng có nghĩa là
phải thay đổi những tiêu chí đào tạo trong xã hội hiện nay, cần phải thay khả năng ghi nhớ bằng khả
năng tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra [11].
Hiện nay, không còn tranh cãi về việc liệu có nên hay không nên ứng dụng công nghệ giáo dục mới
trong trường học. Hầu như mọi người đều đồng ý là HS phải tiếp c
ận được với máy vi tính, internet và
các công nghệ hiện đại khác. Nhiều người còn tin tưởng khả năng sử dụng những công nghệ này là đặc
điểm thiết yếu cho việc chuẩn bị nghề nghiệp của HS.
1.3.2. Vai trò của CNTT trong dạy học [2]
Các ứng dụng CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho HS và cũng làm thay đổi vai trò

HS vào khoa học.
- Giúp HS tiếp cận, làm quen với các thiết bị CNTT hiệ
n đại.
- Giúp GV tổ chức, điều khiển được hoạt động nhận thức của HS; kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập được thuận lợi và có hiệu quả cao hơn.
- Đặc biệt nếu áp dụng hình thức đào tạo điện tử (E-Learning) thông qua internet sẽ đáp ứng được
những yêu cầu cá thể hóa quá trình dạy học: “Hình thức đào tạo
đa dạng, học mọi nơi, học mọi lúc,
học mọi thứ và học mềm dẻo, học một cách mở, học suốt đời và tiết kiệm chi phí cho cả người dạy lẫn
người học.” [2].
1.3.3.2. Nhược điểm
- Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất lớn.
- Đòi hỏi GV và HS phải có trình độ tin học, ngoạ
i ngữ (tiếng Anh) nhất định.
- Khi sử dụng máy tính, người ta dễ đánh mất cảm giác chân thực, thiếu những xúc giác và ấn
tượng thực. Do đó CNTT chỉ hỗ trợ chứ không thể thay thế được các thí nghiệm thực hành.
- Việc sử dụng CNTT tự phát đã tạo ra nhiều bài giảng chỉ đơn thuần là đưa nội dung bài học
trong sách giáo khoa sang văn bản điện tử với màu sắc sặc sỡ, đồ
họa vui mắt chứ chưa thay đổi được
cách thức tổ chức quá trình dạy học.
Như vậy, có thể khẳng định rằng “Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT là xu thế của thời đại
ngày nay” nhưng để ứng dụng hiệu quả CNTT vào dạy học hoá học lại cần phải có những nghiên cứu
cụ thể và nghiêm túc.

1.4. Cơ sở lý thuyết c
ủa việc thiết kế website
1.4.1. Sơ lược về World Wide Web
WWW (Word Wide Web) là mạng trao đổi thông tin toàn cầu xây dựng trên nền internet, trong đó
các máy chủ (Server) cung cấp thông tin cho máy khách (Client) sử dụng thông tin.
Trên các máy chủ cần chạy các chương trình phần mềm làm nhiệm vụ đón nhận thông tin và gửi trả

Server.

Hình 1.3. Web động và CGI
Bước 1: Trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP đến máy chủ, yêu cầu một file nào đó.
Bước 2: Máy chủ sẽ chuyển yêu cầu này đến chương trình xử lý tương ứng, chính là chương trình
Web server.
Bước 3: Web server phân tích chuỗi yêu cầu nhận được, kiểm tra xem trình duyệt ở máy khách yêu
cầu gì. Nếu đó là các file bình thường (không phải là các file chứa các đoạn mã script thực thi phía
máy chủ), nó sẽ tìm kiếm file đó và trả về cho trình duyệt ở máy khách. Còn nếu đó là các file chứa các
đoạn mã script thực thi phía máy chủ (các chương trình CGI, hay các file thư viện liên kết
động ISAPI,
hoặc các file *.asp hay *.php), nó sẽ triệu gọi chương trình thực thi các đoạn mã này. Chương trình này
sẽ chịu trách nhiệm chạy các đoạn mã, trả chúng về cho Web server dưới khuôn dạng của HTML.
Bước 4: Web server trả kết quả lấy được cho trình duyệt.
Như vậy, chương trình phải được thực thi trên máy chủ, sau đó mới được trả về cho trình duyêt. Và
đây chính là cái gọi là "Trang Web động". Không như các trang web tĩnh, trang web động cho phép có
sự tươ
ng tác với máy chủ thông qua các đoạn script thực thi phía server. Nhờ có sự tương tác này,
người dùng có thể truy xuất cơ sở dữ liệu, lấy thông tin người sử dụng, điều khiển các hoạt động
khác...
1.4.1.3. Tầng thứ ba – lưu trữ
Nơi lưu trữ dữ liệu của các ứng dụng web và các Application Server.

1.4.2. Ngôn ngữ lập trình web PHP
1.4.2.1. Giới thiệu về PHP
PHP (viết tắt từ "PHP: Hypertext Preprocessor") là mộ
t ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại
mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ (server script). PHP là một
phần mềm mã nguồn mở, được chạy trên nền PHP Engine cùng với ứng dụng Web server để quản lí
chúng.

- Kết thúc mỗi câu lệnh của PHP đều là một dấ
u chấm phẩy (";"), ngoại trừ một vài trường hợp đặc
biệt.

1.4.3. Cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là hệ quản trị CSDL có mã nguồn mở, được sử dụng cho các ứng dụng web có qui mô vừa
và nhỏ. MySQL cũng có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người dùng có thể thao tác
và quản lí CSDL.
Khi làm việc với MySQL, ta có thể đăng kí kết nối, tạo CSDL, quản lí người dùng, phân quyền sử
dụng, thiết kế đối tượng Table và x
ử lý dữ liệu.

1.4.4. Ngôn ngữ truy vấn SQL
1.4.4.1. Giới thiệu về SQL
SQL (Structure Query Language – ngôn ngữ truy vấn cấu trúc) là một chuẩn ngôn ngữ của ANSI
(American National Standards Institude – Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) để truy cập CSDL, chỉ
làm việc với những dữ liệu có cấu trúc dạng bảng như Foxpro, DBase, Access,...
Đối tượng của SQL là các bảng dữ liệu và các bảng này bao gồm nhiều cột và hàng. Cột được gọi
là trường và hàng là bản ghi của bảng. Khi bảng được tổ chức có hệ th
ống cho một mục đích, công
việc nào đó ta có một CSDL.
SQL dùng để phân tích, tổng hợp số liệu từ các bảng đã có sẵn, tạo nên dạng bảng mới, sửa đổi cấu
trúc, dữ liệu của các bảng đã có. Vì mục tiêu của các chương trình quản lý CSDL là quản lý dữ liệu
được lưu trữ trong các bảng nên SQL được dùng rất thường xuyên trong mọi công việc.
1.4.4.2. Các ưu điểm của SQL
M
ột trong những lý do khiến SQL ngày càng phổ biến hơn là SQL rất dễ sử dụng. Trong các ngôn
ngữ như Visual Foxpro hay Access còn cung cấp các công cụ trực quan giúp tạo ra các câu lệnh SQL
một cách dễ dàng, hiệu quả. Đó là các Query (câu hỏi truy vấn) trong các phần mềm có sử dụng SQL.
Mỗi Query là một câu lệnh SQL được xây dựng hoàn chỉnh và ghi lại để có thể mang ra sử dụng bất cứ

Số phiếu
STT Trường
Phát ra Thu lại
1
Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh,
TP.HCM
46 45
2
Mạc Đĩnh Chi, quận 6,
TP.HCM
47 47
3
Hoàng Hoa Thám, quận Bình
Thạnh, TP.HCM
49 47
4 Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM 51 50
5
Bùi Thị Xuân, quận 1,
TP.HCM
42 40
6
Võ Trường Toản, quận 12,
TP.HCM
46 43
Tổng cộng 281 272
Bảng 1.3. Số lượng phiếu thăm dò ý kiến GV về thực trạng sử dụng website trong dạy và học môn
hóa ở trường THPT

1 1
8
Phan Đăng Lưu, quận Bình
Thạnh, TP.HCM
2 2
9
Gia Định, quận Bình Thạnh,
TP.HCM
3 3
10
Phổ thông dân lập quốc tế,
quận Phú Nhuận, TP.HCM
1 1
Tổng cộng 48 48

1.5.3. Nội dung điều tra
1.5.3.1. Điều tra trên đối tượng HS
Trong phiếu điều tra HS (phụ lục 1), chúng tôi đưa ra 3 nhóm câu hỏi, tập trung vào các nội dung:
a) Thực trạng việc sử dụng website hỗ trợ việc học tập bộ môn hóa.
b) Sở thích và nhu cầu của HS trong quá trình học tập môn hóa ở trường THPT.
c) Các hoạt động được GV tổ chức tại lớp nhằm tạo hứng thú họ
c tập bộ môn hóa cho HS.
1.5.3.2. Điều tra trên đối tượng GV
Trong phiếu điều tra GV (phụ lục 2), chúng tôi đưa ra 4 nhóm câu hỏi, tập trung vào các nội dung:
a) Các hoạt động được GV tổ chức, nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b) Các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS.
c) Những hình thức GV sử dụng để liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống.
d) Những thu
ận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc dạy học.
1.5.4. Phương pháp xử lí kết quả

Hiện nay, việc sử dụng internet đã trở nên phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là đối với HS. Tuy
nhiên, các em chưa có thói quen sử dụng internet để phục vụ cho việc học tập, mở rộng kiến thức mà
chỉ dừng lại ở
việc trò chuyện với bạn bè và giải trí.
Bảng 1.5. Thực trạng sử dụng internet hỗ trợ quá trình học môn hóa
Không Rất ít
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên

SL % SL % SL % SL %
1. Em có thường xuyên truy cập
Internet?
4 1,47 12 4,41 72 26,47 184 67,65
2. Em có sử dụng Internet để tìm
kiếm thông tin, hỗ trợ cho việc học
tập môn hóa?
32 11,76 65 23,9 150 55,15 25 9,19

Dựa vào bảng 1.5, chúng tôi nhận thấy đa số các em đều biết sử dụng internet, số lượng HS thường
xuyên truy cập internet chiếm đến 67,65%. Nhưng số lượng HS thường xuyên sử dụng internet để tìm
kiếm thông tin, hỗ trợ cho việc học tập môn hóa lại rất hạn chế, chỉ mới chiếm 9,19%. Đây là một vấn
đề rất đáng quan tâm vì trong thời đại ngày nay, internet đã trở thành một công cụ hữu hi
ệu để tự học,
bổ sung kiến thức, nhưng các em HS vẫn chưa được hướng dẫn để sử dụng internet một cách tích cực,
tận dụng được những lợi ích của CNTT.
Bảng 1.6. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng internet hỗ trợ việc học môn hóa
Số lượng
Yếu tố

2.02

Dựa vào bảng 1.6, chúng tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn mà các em thường gặp trong
quá trình sử dụng internet để tìm kiếm thông tin như sau:
- Nguồn tư liệu phong phú (3,14 điểm).
- Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động (2,94 điểm).
- Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện (so với tìm kiếm trên sách báo) (2,88 điểm).
- Thông tin được cập nhật thường xuyên (2,82 điểm).
- Đ
a số các em không gặp nhiều khó khăn về kĩ năng sử dụng máy tính (1,74 điểm) nhưng vẫn
chưa quen tìm kiếm thông tin trên internet (1,62 điểm).
Ngoài ra, HS còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin do số lượng trang web tiếng
Việt hỗ trợ học tập còn ít. Phần lớn website của các trường THPT mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu
các thông tin chung về trường, trợ giúp phụ huynh theo dõi đi
ểm số của HS… mà chưa có các chức
năng học trực tuyến; một số website luyện thi trực tuyến thì lại thu phí; còn các website khác thì mức
độ tin cậy lại không đảm bảo, đòi hỏi học sinh phải biết chọn lọc thông tin để tiếp nhận nếu không sẽ
rơi vào tình trạng bội thực thông tin nhưng lại đói kiến thức.
Bảng 1.7. Mức độ thành thạo của HS trong việc sử d
ụng các website
Thấp Trung bình Cao

SL % SL % SL %
1. Xem nội dung website 225 82.72 41 15.07 6 2.21
2. Xem và download các file hình ảnh,
video
188 69.12 65 23.9 19 6.98
3. Đăng kí thành viên 182 66.91 46 16.91 44 16.18
4. Đăng bài viết, cho ý kiến
(comment)

Thích
Rất
thích
Điểm
TB
1. Em có thích học môn hóa ? 8 14 173 77
3,17
2. Em có thích được trực tiếp làm các
thí nghiệm và xem thí nghiệm biểu
diễn của thầy cô ?
0 8 57 207
3,73
3. Em có thích xem hình ảnh minh họa
các chất, phim thí nghiệm hóa học ?
1 24 71 176
3,55
4. Em có thích làm bài tập giúp củng
cố, ôn tập những kiến thức đã học ?
14 42 164 53
2,95
5. Em có thích vận dụng kiến thức hóa
học để giải thích các hiện tượng tự
nhiên, giải đáp các câu đố vui ?
7 39 92 134
3,3
6. Em có thường xuyên đặt câu hỏi,
nêu ý kiến của mình về các vấn đề
hóa học?
42 129 69 32
2,33

17 6.25 49 18.01 164 60.29 42 15.45
2. Giải đáp thắc mắc về kiến thức
lý thuyết và ứng dụng của hóa học.
7 2.57 42 15.44 103 37.87 120 44.12
3. Tìm hiểu các câu đố vui, ô chữ
hóa học.
26 9.56 101 37.13 125 45.96 20 7.35

Dựa vào bảng 1.9, chúng tôi nhận thấy thầy cô đã cố gắng tổ chức thêm các hoạt động cho HS tại
lớp nhưng mức độ chưa thường xuyên:
- Giải đáp thắc mắc về kiến thức lý thuyết và ứng dụng của hóa học (44,12%).
- Tìm hiểu, tranh luận các vấn đề về hóa học và đời sống (15,45%).
- Tìm hiểu câu hỏi đố vui, ô chữ hóa học (7,35%).
Nguyên nhân củ
a tình trạng này là do nội dung kiến thức cần truyền đạt nặng về lý thuyết, thời gian
học tập trên lớp hạn chế, nên dù mong muốn GV cũng khó tổ chức thêm các hoạt động khác cho HS.

1.5.5.2. Kết quả điều tra trên đối tượng GV
Dựa vào phiếu ý kiến của các GV, chúng tôi tính điểm trung bình và tỉ lệ % các ý kiến, từ đó phân
tích, đưa ra kết luận về nội dung điều tra.
Kết qu
ả cụ thể của từng nội dung cần tìm hiểu như sau:
a) Ý kiến GV về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ cho việc dạy học
Hiện nay, việc sử dụng internet đã trở nên phổ biến, giúp ích cho việc bổ sung, mở rộng kiến thức
và hỗ trợ cho quá trình dạy học của người GV.
Bảng 1.10. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụ
ng website hỗ trợ việc dạy học
Số lượng
Yếu tố
Không

5 26 11 6
2.38
4. Kiến thức hóa học trên các trang web
chưa được hệ thống hóa.
0 16 22 10
2.88

Dựa vào bảng 1.10, chúng tôi thấy những thuận lợi mà GV thường gặp khi sử dụng website hỗ trợ
việc dạy học:
- Nguồn tư liệu phong phú (3,15 điểm).
- Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động (2,77 điểm).
- Thông tin được cập nhật thường xuyên (2,75 điểm).
- Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện (2,71 điểm).
- Đa số GV không gặ
p nhiều khó khăn về kĩ năng tìm kiếm thông tin trên internet (1,83 điểm) và
kĩ năng sử dụng máy tính. Tuy nhiên, các GV lại gặp khó khăn do kiến thức trên các website chưa
được hệ thống hóa (2,88 điểm) và số lượng website tiếng Việt hỗ trợ học tập còn ít (2,38 điểm).
b) Ý kiến của GV về các hoạt động được tổ chức tại lớp nhằm tạo hứng thú học tập b
ộ môn
hóa cho HS
Ngoài việc giảng dạy lý thuyết, giải bài tập, củng cố và ôn tập kiến thức trong tiết học, thầy cô còn
tổ chức các hoạt động khác nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
Bảng 1.11. Các hoạt động do GV tổ chức nhằm tạo hứng thú học tập
Không Rất ít
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên

SL % SL % SL % SL %

Cần thiết

SL % SL SL SL %
1. Liên hệ bài giảng với kiến thức thực tế. 0 0 3 6.25 45 93.75
2. Tạo bầu không khí lớp học tương tác
tích cực.
1 2.08 3 6.25 44 91.67
3. Xây dựng mối quan hệ thầy trò thân thiện. 1 2.08 14 29.17 33 68.75
4. Sử dụng phương tiện trực quan (thí
nghiệm hóa học).
0 0 9 18.75 39 81.25
5. Phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong việc học.
0 0 4 8.33 44 91.67
6. Tổ chức cho HS tìm hiểu các vấn đề về
hóa học và đời sống.
0 0 8 16.67 40 83.33

Dựa vào bảng 1.12 chúng tôi nhận thấy, đa số GV đều nhận thức được việc tạo hứng thú học tập
cho HS là cần thiết và có thể tiến hành thông qua nhiều biện pháp:
- Liên hệ bài giảng với kiến thức thực tế (93,75%).
- Tạo bầu không khí lớp học tương tác tích cực (91,67%).
- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học (91,67%).
- Tổ chức cho HS tìm hiể
u các vấn đề về hóa học và đời sống (83,33%).
- Sử dụng phương tiện trực quan (thí nghiệm hóa học) (81,25%).
- Xây dựng mối quan hệ thầy trò thân thiện (68,75%).
d) Ý kiến của GV về những hình thức liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống
Để tạo hứng thú học tập cho HS thì đa số GV đều cho rằng việc liên hệ bài giảng hóa học với thực
t

- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ minh họa (41,67%).
- Tuy nhiên, việc sử dụng các bài tậ
p hóa học có tính thực tiễn (20,83%) và tổ chức tham quan,
ngoại khóa, xem phim tài liệu hóa học (4,17%) vẫn chưa được sử dụng thường xuyên do những
lí do về điều kiện cơ sở vật chất và nguồn tài liệu hạn chế. Bảng 1.14. Những khó khăn của GV khi liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống
Số lượng
Yếu tố
Không
Vừa
phải
Nhiều
Rất
nhiều
Điểm
TB
1. Khó tìm tư liệu về kiến thức thực tế. 10 30 8 0
1.96
2. Không đủ thời gian trong tiết dạy. 5 18 15 10
2.63
3. Chưa quen cách phối hợp nội dung bài
giảng với kiến thức thực tế.
31 12 5 0
1.46


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status