Đề tài: Những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế - Pdf 19

1

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: GIỚI THỆU
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
PHẦN III: NỘI DUNG
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
1.1. Về số lượng nguồn nhân lực
1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực
1.3. Về sử dụng nguồn nhân lực
2. Các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
2.1. Thực hiện chính sách “chiêu hiền, đãi sỹ”, khai thác triệt để lao
động trí tuệ
2.2. Thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút lao động đã qua đào tạo đến
làm việc ở các vùng nông thôn, miền núi
2.3. Thực hiện tuyển dụng và sắp xếp cán bộ “đúng người, đúng việc”
2.4. Thực hiện chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động phải gắn với
cơ chế thị trường có sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước
2.5. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt để sử dụng đạt
hiệu quả cao nhất
2.5.1. Đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo
2.5.2. Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả
của giáo dục và đào tạo.
2.5.3. Phát hiện và đào tạo nhân tài có hiệu quả
2.5.4. Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
2.5.5. Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo
PHẦN IV: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



16

1719

19

20

22

24

2

3

PHẦN I: GIỚI THỆU

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (gọi tắt là WTO), bên cạnh những cơ hội
mới sẽ đến, chúng ta không khỏi lo ngại về những thách thức đang chờ đón. Một
trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất là nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của

chúng ta lấy gì để tồn tại và phát triển trong một “thế giới phẳng” nhưng cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay. Câu trả lời là, chúng ta phải nhanh chóng đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao và sử dụng nó một cách tốt nhất. Chính vì vậy, tôi chọn đề
tài “Những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở Việt Nam đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” làm tiểu luận cho môn học kinh tế vi mô.

5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

(5)
1 1 3 3 3,0
1 2 7 4 3,5
1 3 12 5 4,0
1
4
16
4 4,0
1 5 19 3 3,8
1 6 21 2 3,5
1 7 22 1 3,1
1 8 22 0 2,8
1 9 21 -1 2,3
1 10 15 -6 1,5

Trong đó:
K: đất đai; L: lao động; q: sản lượng
MP
L
: năng suất biên của lao động
AP
L
: năng suất trung bình của lao động
6

Để sản xuất ra lúa, giả sử người nông dân cần hai yếu tố đầu vào chủ yếu
là đất đai (K) và lao động (L). Rõ ràng để sản xuất ra lúa, người nông dân còn cần
nhiều yếu tố khác như: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, v.v. Tuy nhiên, để cho đơn
giản giả định các yếu tố này không đổi.
Bảng 1 mô tả mối quan hệ giữa số lượng đất đai, lao động và sản lượng lúa

năng suất biên có thể âm.
Cột thứ (5) trong bảng 1 mô tả năng suất trung bình của lao động (AP
L
), tức
là sản lượng tính trên mỗi đơn vị lao động. Năng suất trung bình của lao động lúc
đầu tăng lên nhưng sau đó giảm đi khi số lao động từ 4 trở lên. Điều này có thể
được giải thích như sau:
Giả sử một lao động duy nhất của một nông trang có thể cắt được 3 công
lúa/ngày, ta nói năng suất trung bình của người này là 3 công/ngày/người. Khi thuê
thêm một lao động nữa, lúc này số lao động làm việc cho nông trang là 2 người, cả
2 người cắt được 7 công lúa/ngày nên năng suất biên của người thứ hai là 4, cao
hơn năng suất trung bình của người thứ nhất nên sẽ làm năng suất trung bình của cả
hai người tăng lên, lúc này là 3,5 công/ngày/người. Như vậy, rõ ràng khi năng suất
biên (MP) lớn hơn năng suất trung bình (AP), thì khi đó năng suất trung bình (AP)
tăng lên.
Khi số lao động làm việc cho nông trang là 4 người, năng suất trung bình
của lao động đạt giá trị cực đại là 4 công/ngày/người. Nếu chủ nông trại thuê thêm
người thứ 5, người này có năng suất biên là 3 đơn vị, thấp hơn năng suất trung bình
của 4 người đầu nên năng suất trung bình của 5 người giảm xuống còn 3,8 đơn vị.
Tóm lại, năng suất trung bình của lao động tăng lên khi năng suất biên của
lao động lớn hơn năng suất trung bình của lao động. Ngược lại, năng suất trung bình
của lao động giảm xuống khi năng suất biên của lao động thấp hơn năng suất trung
bình của lao động. Năng suất trung bình của lao động đạt giá trị cực đại khi năng
suất biên của lao động bằng với năng suất trung bình của lao động.
Từ bảng 1, ta vẽ được đồ thị đường tổng sản lượng, năng suất biên của lao
động và năng suất trung bình của lao động (đồ thị 1).
Đồ thị 1 cho thấy, tại điểm ứng với số lao động là 4, năng suất trung bình
của lao động bằng với năng suất biên của lao động (AP
L
= MP
Đồ thị 1: Đường sản lượng, năng suất biên của lao động
và năng suất trung bình của lao động

Trên cơ sở lý luận như vậy, phần tiếp theo của đề tài (phần III) đi vào
nghiên cứu hai vấn đề cụ thể: một là, thực trang nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện
nay; hai là, các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở Việt Nam đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. L
q:
Đườ
ng s

n
lượ
ng
Điể
m c

c
đạ


a AP
L
L
MP
L
, AP
L
L
1
L
2
L
3
L
1
L
2
L
3
MP
L
AP
L
+ Phía trái của L
2
: MP
L
> AP
L

Điể
m u

n c

a
đườ
ng s

n
lượ
ng q
Điể
m c

c
đạ
i c

a MP
L
Điể
m c

c
đạ
i c

a AP
L

+ Phía phải của L
2
: MP
L
< AP
L
nên AP
L
giảm dần.
+ Việc thu hút người có khả
năng ở các nơi.

q
22
16 12
3 4 8
54

3 4 8

9

nay là rất lớn.
Tóm lại, quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, đó là sức mạnh
của quốc gia, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với các
10

nước chậm phát triển, trong đó có nước ta, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất
rất hạn chế, nguồn vốn, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu thiếu thốn nhiều, cơ sở
hạ tầng yếu kém v.v. thì nguồn lao động đông và tăng nhanh lai gây sức ép việc
làm rất lớn. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm là bài toán nan giải mà nước ta
đã, đang và sẽ phải tiếp tục giải quyết trong những thập kỷ tới.

1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh chủ yếu qua sức mạnh của trí
tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn lao động, đặc
biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động như hiện nay.
Nhìn chung, người Việt Nam có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng
vận dụng và thích ứng nhanh, đó là ưu thế nổi trội của nguồn nhân lực nước ta.
Những phẩm chất này khẳng định năng lực trí tuệ của người Việt Nam có thể theo
kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý,
người lao động nước ta có khả năng làm chủ được các loại hình công nghệ từ đơn
giản đến phức tạp và hiện đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều nhà đầu
tư nước ngoài, người lao động Việt Nam nhanh nhạy hơn nhiều so với các nước
trong khu vực.
Tuy nhiên, phải khách quan thừa nhận rằng, năng lực chuyên môn, trình độ
tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao
động nước ta còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí ở nước ta
còn thấp, tốc độ nâng cao dân trí trong nhiều năm qua hết sức chậm chạp. Đáng lo
ngại hơn là, mặc dù trong suốt mấy chục năm qua chúng ta đã cố gắng nhiều để đạt
được tỷ lệ hơn 90% dân số biết chữ, nhưng hiện nay lại diễn ra quá trình tái mù chữ
nghiệm trọng, nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng này sẽ đẻ

rằng, đội ngũ công nhân nước ta chưa có văn hóa lao động công nghiệp, hạn chế về
trình độ tổ chức, tay nghề, thiếu tính kỷ luật và trách nhiệm nghề nghiệp. Đó chính
là thực trạng đáng lo ngại.
Đội ngũ tri thức tuy chưa nhiều nhưng những năm gần đây phát triển khá
nhanh. Lao động có trình độ cao đẳng trở lên tăng từ 800.000 năm 1995 lên 1,3
triệu người năm 2000; số tiến sĩ chuyên ngành và tiến sĩ khoa học tăng từ 9.300
người năm 1995 lên 13.500 người năm 2000. Còn theo số liệu của Hội đồng chức
danh nhà nước năm 2002 thì đến cuối năm 2002, cả nước có hơn 1000 giáo sư và
khoảng 4000 phó giáo sư, trong đó có một số người là chuyên gia đầu ngành về
khoa học, kỹ thuật và công nghệ đạt trình độ quốc tế. Còn theo thống kê của Bộ Nội
12

Vụ thì tính đến tháng 11 năm 2004, cả nước có khoảng 5479 giáo sư, phó giáo sư
được công nhận, trong đó số lượng giáo sư, phó giáo sư đang làm việc là 3075
người. Đó là những con số đáng mừng, là nguồn vốn quý giá của đất nước mà
không phải các nước đang phát triển nào cũng có được. Tuy nhiên, so với một số
nước trong khu vực và so với yêu cầu cấp bách của hội nhập quốc tế trong điều kiện
ngày nay thì những con số đó còn quá nhỏ nhoi.
Điều đáng ngại là đội ngũ trí thức nước ta không chỉ nhỏ bé về số lượng mà
nhìn chung chất lượng còn hạn chế, chúng ta còn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành,
chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ.
Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay chưa cao, nguyên
nhân thì có nhiều, nhưng cái chính là do ở nước ta vị trí của trí thức và vai trò của
trí tuệ trên thực tế chưa thật sự được coi trọng.

1.3. Về sử dụng nguồn nhân lực
Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều hạn chế:
Một là, chưa thật sự coi trọng người tài giỏi. Chính sách tiền lương, tiền
thưởng cho cán bộ khoa học-công nghệ quá bất hợp lý, đời sống thiếu thốn, điều
kiện, môi trường làm việc khó khăn nên một số cán bộ chuyển sang làm công tác

hiệu quả thấp. Đây có thể coi đó là một sự lãng phí lớn trong sử dụng nguồn nhân
lực hiện nay.
Cơ cấu trình độ lao đông cũng là một chỉ tiêu khi đánh giá về tình hình đào
tạo của một quốc gia. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ lao động qua đào tạo
theo các cấp trình độ như sau: đại học/trung cấp/công nhân kỹ thuật là 1/4/10. Đối
với Việt Nam, vào cuối năm 1990 tỷ lệ này là 1/1,6/3,63. Trong mấy năm gần đây,
đào tạo ở các cấp tuy có tăng khá nhưng quan hệ tỷ lệ đó chưa thay đổi. Năm 2002,
tỷ lệ về quan hệ của ba cấp vẫn là 1/1/3,65. Đây là một sự mất cân đối lớn và là một
trong những nguyên nhân làm cho chúng ta không thể sử dụng hợp lý lao động theo
cơ cấu trình độ được. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" là một hiện thực. Điều này
cũng đang gây ra không ít lãng phí về nhân tài, vật lực cả trong đào tạo và trong sử
dụng lao động.
Về đào tạo công nhân kỹ thuật, mặc dù chúng ta đang có mức tăng rất
nhanh về số lượng nhưng tình hình đào tạo ở một số mặt khác vẫn chưa được như
mong muốn. Những công nhân được đào tạo nghề chủ yếu vẫn là qua hình thức đào
tạo nghề ngắn hạn, không chính quy. Năm 2002 trong số 1.005.000 người được đào
tạo nghề thì chỉ có 146.000 người được đào tạo nghề dài hạn (đạt tỷ lệ 14,5%). Năm
14

2004, theo Tổng cục dạy nghề thì trong tổng 1.145.000 chỉ tiêu đào tạo nghề thì
cũng chỉ có 198.000 chỉ tiêu dài hạn chính quy, xấp xỉ 17,3%. Việc không được đào
tạo một cách chính quy sẽ làm cho khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai
của người lao động sẽ rất hạn chế, chất lượng và kết quả làm việc của người lao
động khi ra làm việc thực tế trong các cơ quan, doanh nghiệp không thể cao được.

2. Các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2.1. Thực hiện chính sách “chiêu hiền, đãi sỹ”, khai thác triệt để lao động trí tuệ
Đã đến lúc Nhà nước phải có chính sách “chiêu hiền, đãi sỹ” theo phương

làm tăng giá trị người làm khoa học trong xã hội, v.v. Với những cố gắng đó, họ
chẳng những đã hạn chế được tình trạng “chảy máu chất xám” mà còn phát huy
được tiềm năng chất xám.
Tóm lại, không một quốc gia phát triển nào lại không có chiến lược tổng thể
trong lĩnh lực “chiêu hiền, đãi sỹ”. Trong từng doanh nghiệp cũng vậy, với kinh tế
thị trường có sự hợp tác là có sự cạnh tranh, và suy cho cùng đó là cả một quá trình
đấu trí rất tinh vi. Ngày nay, sự thành công của phát triển kinh tế trước hết là do
thành công của sự phát triển khoa học-công nghệ, mà sự thành công của khoa học-
công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào tính hữu hiệu của chính sách thu hút, khai thác và
sử dụng chất xám.

2.2. Thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút lao động đã qua đào tạo đến làm việc
ở các vùng nông thôn, miền núi
Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chính sách nhằm khuyến
khích sinh viên mới ra trường đến công tác và lập nghiệp ở các vùng nông thôn,
miền núi như: được hưởng 100% lương trong thời gian tập sự, tăng các loại phụ cấp
để thu nhập của họ gấp hai lần lương cơ bản, tăng thời gian nghỉ phép lên gấp đôi
và một số chế độ ưu đãi khác. Những chính sách đó mặc dù là sự ưu tiên nhưng vẫn
chưa đủ sức hấp dẫn.
Để thu hút trí thức, nhất là trí thức trẻ đến làm việc ở nông thôn, miền núi,
ngoài việc đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, Nhà nước cần có các chính sách ưu
đãi mạnh hơn nữa để khắc phục sự chênh lệch khá xa hiện nay không chỉ về thu
nhập mà cả về chất lượng cuộc sống giữa trí thức thành phố và trí thức nông thôn.
Đồng thời cung cấp thông tin, sách báo, tạo môi trường tâm lý-xã hội thuận lợi để
trí thức công tác ở nông thôn không ngừng học tập nâng cao trình độ. Mặt khác, tạo
16

điều kiện thuận lợi để họ có thể dễ dàng quay trở về thành phố tiếp tục làm việc và
học tập nâng cao trình độ học vấn sau khi đã làm việc một số năm ở nông thôn,
miền núi.


tạo được áp dụng chủ yếu là theo quy chế công chức Nhà nước đối với lao động
trong khu vực hành chính sự nghiệp (quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp) và
theo hợp đồng lao động đối với lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh.
Viên chức Nhà nước được tuyển dụng và sắp xếp vào các chức danh của
các ngạch, bậc khác nhau phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước. Mỗi ngạch, bậc có tiêu chuẩn cụ thể, người được xếp ở
ngạch, bậc nào phải có khả năng, trình độ phù hợp theo yêu cầu tiêu chuẩn của
ngạch, bậc đó. Tiền lương được trả theo chức danh và kết quả thực hiện công việc
của họ. Theo quan điểm này, Nhà nước cần xây dựng chức danh và tiêu chuẩn cho
các vị trí công tác, lấy tiêu chuẩn của chức danh làm cơ sở để tuyển dụng và sắp xếp
tuyển dụng. Việc tuyển dụng và sử dụng lao động kỹ thuật theo đúng yêu cầu trình
độ nghiệp vụ của từng vị trí công tác sẽ có tác dụng không những tiết kiệm được lao
động, bộ máy gọn nhẹ, mà còn làm cho mỗi người thực hiện nhiệm vụ đúng ngành
nghề, trình độ chuyên môn, phát huy đươc năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác.
Trong khu vực sản xuất kinh doanh, cho đến nay, hợp đồng lao động là
phương thức phù hợp nhất trong tuyển dụng và cung ứng lao động bởi vì một mặt
giúp cho người lao động thực sự thực hiện được quyền tự do trong lao động, mặt
khác tạo điều kiện cho người sử dụng lao động tuyển dụng được những lao động có
trình độ và ngành nghề phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, nhờ vậy việc
sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
Một trong những tác động tích cực của kinh tế thị trường là cả người lao
động và người sử dụng lao động đều rất quan tâm đến hiệu quả lao động. Vì thế, để
có hiệu quả lao động cao, người lao động thường chọn những việc phù hợp với trình
độ chuyên môn, còn người sử dụng lao động cũng cố gắng tuyển và sử dụng những
lao động đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nhờ đó, sự phân công lao động xã
hội tiếp cận dần đến chỗ hợp lý, lao động tiến dần tới chỗ toàn dụng.

2.5. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt để sử dụng đạt hiệu quả

thích, phát huy tính chủ động tích cực, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và khai thác khả
năng sáng tạo của người học, giúp họ hình thành năng lực và phương pháp tư duy
khoa học. Giờ đây hiệu quả của giáo dục và đào tạo không chỉ tính bằng lượng kiến
thức đã truyền đạt được mà chủ yếu phải tính bằng sự phát triển của năng lực sáng
tạo, phương pháp tư duy khoa học, khả năng thích nghi và khả năng biến tri thức
thành kỹ năng người lao động.
19

2.5.2. Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và
đào tạo.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo cần
phát triển vượt bậc. Sự phát triển này phải là kết quả của quá trình kết hợp đồng
thời cả ba mặt sau:
Một là, mở rộng quy mô với việc tăng số lượng người học thông qua đa
dạng hóa các hình thức và các loại hình đào tạo để các tầng lớp dân cư có điều kiện
nâng cao dân trí, nhanh chóng giải quyết chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên,
việc mở rộng quy mô không chỉ dựa trên nhu cầu nâng cao mặt bằng dân trí, mà
quan trọng hơn phải căn cứ vào yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, cần tiếp tục duy trì quy mô phát triển đào tạo
nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học như hiện nay, đồng thời đẩy
nhanh tốc độ phát triển đào tạo lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, công
nhân kỹ thuật. Do đó, cùng với các trường trung ương, các tỉnh, thành phố cần tăng
số lượng các trường trung học chuyên nghiệp, các trung tâm đào tạo công nhân kỹ
thuật để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật của các thành phần kinh tế
ở địa phương của mình.
Mặt khác, mở thêm các trường đào tạo của ngành; các công ty, doanh
nghiệp lớn có thể thành lập cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật riêng hoặc ký hợp
đồng đào tạo trực tiếp với các trường theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp; tăng
cường đào tạo nghề mới hoặc đào tạo lại công nhân kỹ thuật bằng các khóa dài ngày
hoặc ngắn ngày dưới hình thức kèm cặp tại chỗ ở cơ sở sản xuất (nhà máy, xí

cầu hội nhập quốc tế. Chiến lược này phải gắn với nhu cầu thị trường lao động, phải
mang trong mình chức năng dự báo, đón đầu được các kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội như nhiều nước đã làm. Chẳng hạn, trước tình hình thiết kế linh kiện mềm
trở thành ngành sản xuất độc lập và thị trường linh kiện mềm ngày càng mở rộng và
cạnh tranh gay gắt, ngay từ cuối những năm 1980 Nhật Bản đã đề ra chương trình
đào tạo một triệu chuyên gia cao cấp về linh kiện mềm cho năm 2000. Đáng tiếc là
cho đến nay chúng ta vẫn chưa cụ thể hóa được một chiến lược phát triển giáo dục
và đào tạo. Do đó, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra hiện nay là Nhà nước phải chú
trọng dành thời gian, công sức, trí tuệ cho việc nghiên cứu, xây dựng một chiến
lược quốc gai về phát triển giáo dục và đào tạo thích hợp, có hiệu quả trước mắt
cũnh như về lâu dài.

21

2.5.3. Phát hiện và đào tạo nhân tài có hiệu quả
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục và đào tạo là phát hiện,
bồi dưỡng và nâng đỡ tài năng để tạo ra đội ngũ chuyên gia giỏi, các nhân tài trong
các lĩnh vực. Thiếu đội ngũ này không thể nói đến văn minh, hiện đại và do đó, xã
hội không thể phát triển. Họ thực sự là tài sản quý hiếm của quốc gia và ngày càng
trở nên quý giá trong thời đại ngày nay khi sức mạnh của mỗi dân tộc được đo bằng
sức mạnh của nguồn lực trí tuệ. Vì thế, Nhà nước nên dành một khoản kinh phí lớn
và tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát triển nhân tài. Môi trường đó phải là
sự tự do tư tưởng, kích thích tư duy sáng tạo, dồi dào về thông tin, có đủ phương
tiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo và được trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng về vật
chất và tinh thần.
2.5.4. Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng của sản phẩm giáo dục và đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào chất
lượng của đội ngũ giáo viên. Vì vậy, phải cấp bách xây dựng được đội ngũ giáo viên
đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tập
trung tâm lực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để giải quyết nhiệm vụ quan trọng

giảng viên nào bằng tài năng, đức độ, tri thức uyên bác, phong cách sống và làm
việc mẫu mực mà đào tạo được nhiều giảng viên giỏi có tư cách như của thầy, thì
những người thầy đó sẽ nhận được sự đãi ngộ thỏa đáng của Nhà nước cả về vật
chất lẫn tinh thần. Nói tóm lại, sự đầu tư thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên luôn luôn
là đầu tư có lợi nhất. Điều này trong triết học đã từng lưu truyền một tư tưởng mà
thật sự đáng được coi là chân lý: Đầu tư cho người đàn ông, ta được người chồng
tốt; đầu tư cho người phụ nữ, ta được một gia đình tốt; đầu tư cho thầy giáo, ta được
một thế hệ tốt.
2.5.5. Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo.
Cuối cùng, vấn đề nóng bỏng nhất và cũng quan trọng nhất đối với giáo dục
và đào tạo lúc này là huy động các nguồn lực đầu tư cho nó: nhân lực, vật lực, tài
lực. Tình trạng sút kém, xuống cấp trên nhiều mặt của giáo dục và đào tạo như hiện
nay đều có nguyên nhân ở chính sách đầu tư không thỏa đáng, nhất là đầu tư tài lực.
Trong khi nhiều nước quanh ta như: Thái Lan, Hàn Quốc tỷ lệ đầu tư ngân sách cho
giáo dục đều trên 20% thì ở Việt Nam tỷ lệ đó cho đến nay dù rất cố gắng cũng mới
chỉ đạt 15%. Tỷ lệ quá thấp đó là một bất hợp lý, vì tăng tỷ lệ đầu tư cho các ngành
công nghiệp, nông nghiệp cao hơn tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục là nơi đào tạo ra
23

những con người sẽ làm việc trong lĩnh vực đó. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh
ngân sách cho giáo dục và đào tạo ít ra cũng nên bằng mức đầu tư của các nước
đang phát triển ở khu vực Châu Á, trên 20%. Ngoài ngân sách nhà nước, cần có
chính sách huy động vốn từ nhiều nguồn với tinh thần khuyến khích đầu tư cho giáo
dực và đào tạo như: từ ngân sách địa phương, sự đóng góp của người học, sự bảo
trợ của các tổ chức xã hội, các cá nhân và sự viện trợ quốc tế. Đặc biệt, Nhà nước
cần sớm ban hành chính sách đóng góp phí đào tạo từ phía các cơ sở có sử dụng lao
động qua đào tạo, nhất là đối với những đơn vị ngoài khu vực Nhà nước. Mọi đóng
góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục và đào tạo được tính vào chi phí hợp lý
của doanh nghiệp; hơn nữa, khoản đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân không phải
tính vào thu nhập chịu thuế.

lực lượng lao động dồi dào, con người Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh và
sáng tạo, v.v thì những hạn chế của nó cũng không phải là nhỏ, nhất là về trình độ
chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động. Thêm vào đó, việc sử dụng số lao động
đã qua đào tạo, có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả. Vì vậy, việc sử dụng và
phát triển có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang là
nhiệm vụ cấp bách.
Để giải quyết nhiệm vụ này, cần nhanh chóng thực hiện đồng loạt các giải
pháp sau:
Một là, thực sự coi trọng chính sách “chiêu hiền, đãi sỹ”, khai thác triệt để
lao động trí tuệ; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu đàn, đội ngũ
cán bộ quản lý kinh tế làm nòng cốt.
Hai là, có chính sách ưu đãi để thu hút lao động đã qua đào tạo đến làm
việc ở các vùng nông thôn, miền núi nhằm khắc phục sự chênh lệch khá xa hiện nay
không chỉ về thu nhập mà cả về chất lượng cuộc sống giữa trí thức thành phố và trí
thức nông thôn.
Ba là, tuyển dụng và sắp xếp cán bộ “đúng người, đúng việc” với tinh thần
lấy tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn, đề bạt; lấy hiệu quả công việc làm cơ sở để
đánh giá, đãi ngộ.
Bốn là, tuyển dụng và sử dụng lao động phải gắn với cơ chế thị trường có
sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước.
Năm là, phát triển vượt bật giáo dục và đào tạo trên cơ sở mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng và hiệu quả, bám sát yêu cầu thị trường lao động, bảo đảm
25

thống nhất giữa đào tạo và sử dụng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, cơ
chế thị trường, cách mạng khoa học-công nghệ và hội nhập quốc tế.
Tóm lại, để phát triển kinh tế-xã hội phải có các nguồn lực như: nguồn lực
con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, v.v. Các nguồn lực này đều cần thiết và có
quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quyết định.
Việc sử dụng tốt nguồn nhân lực sẽ làm cho kinh tế của đất nước phát triển, tức là



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status