Những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Pdf 17

Lời mở đầu
Nước ta xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu ,nghĩa là
điểm xuất phát về kinh tế -xã hội thấp ,nên mặc dù quá độ “ bỏ qua “ chế độ
tư bản chủ nghĩa nhưng không thể tiến thẳng lên XHCN được ,không thể trực
tiếp chuyển sang những hình thức sản xuất và phân phối thuần tuý xã hội chủ
nghĩa .Vì chủ nghĩa xã hội như một xã hội hoàn chỉnh ,chưa phải la mục tiêu
trước mắt mà là mục tiêu lâu dài hướng tới trong tương lai .Vì vậy, sự phát
triển của xã hội nước ta hiện nay không được phép lẫn lộn giữa mục tiêu
trước mắt và lâu dài .Quá trình phát triển của nước ta trong thời kì quá độ là
lâu dài và phải trải qua nhiều chặng đường khác nhau, nhiều khâu trung gian
khác nhau. Trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xã hội và các yếu tố cấu
thành nó sẽ có nhiều trạng thái quá độ khác nhau mà ở những thời điểm tương
ứng chưa có thể gọi đó là xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó. Tính chất
trung gian quá độ được thể hiện trước hết và rõ nét nhất trong lĩnh vực kinh
tế. điều đó được thể hiện ở sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ một nền sản xuất
nhỏ là phổ biến, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nền kinh tế sản
xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì xu hướng phát triển tư bản
chủ nghĩa tất yếu nảy sinh. Đây là xu hướng tồn tại khách quan, thể hiện sự
vận động tự nhiên của lịch sử. Sẽ là không đúng nếu cho rằng kinh tế nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì không tránh được con đường
tư bản chủ nghĩa. Nhưng cũng là chủ quan, giản đơn nếu không thấy được sự
chệch hướng phát triển là một nguy cơ thực sự. Vậy đâu là những nhân tố
đảm bảo tính định hướng xã hội cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay? Chúng có vai trò như thế nào?
Rõ ràng, việc nhận thức và đánh giá đúng các nhân tố đảm bảo tính định
hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay là một
vấn đề rất quan trọng và thiết yếu. Xuất phát từ thực tế đó, em lựa chọn đề tài
“ Những nhân tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam” làm đề tài cho bộ môn Kinh tế chính trị. Do sự hạn

thể thiếu được.Tuy nhiên, ở đây đòi hỏi nhà nước phải có sự tác động đúng
theo yêu cầu của các quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường,trên cơ sở
đó mà khắc phục những khuyết tật của thị trường và định hướng sự phát triển
kinh tế theo một xu hướng, một khả năng khách quan nào đó. Ở nước ta, vai
trò điều tiết vĩ mô càng trở nên cần thiết và quan trọng là bởi:
- Nhà nước ta là đại diện của xã hội, là nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Chính vì vậy, Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế vĩ mô, nhằm hướng
các hoạt động kinh tế phục vụ cho lợi ích, đời sống của nhân dân, thực hành
tiến bộ, văn minh, và công bằng xã hội.
- Nhà nước ta là đại diện của sở hữu toàn dân, nên đương nhiên phải
quản lý thành phần kinh tế nhà nước, đảm
- Nền kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường. Bên cạnh
những ưu điểm, cơ chế thị trường cũng mang không ít khuyết tật. Vì vậy, Nhà
nước điều tiết nền kinh tế nhằm phát huy tích cực, đồng thời hạn chế những
khuyết tật, làm cho nền kinh tế nước ta vận hành theo đúng định hướng xã hội
chủ nghĩa.
2
Cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước là phương thức vận hành
kinh tế phù hợp với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Nhưng
điều đó không có nghĩa là xoá nhoà ranh giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản, giữa những nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa,
giữa những nước phát triển theo con dường tư bản chủ nghĩa và những nước
định hướng lên chủ nghĩa xã hội. Thị trường không phải là mục tiêu, mà chỉ là
công cụ, biện pháp để đạt mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong những hình
thái kinh tế-xã hội nhất định. Đã là kinh tế thi trường , đương nhiên, nền kinh
tế chịu sự tác động của những quy luật vốn có của nó như quy luật giá trị, quy
luật cung-cầu, quy luật lợi nhuận, sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế…
Nhưng sự vận động, phát triển của nền kinh tế như thế nào, theo xu hướng
nào lại tuỳ thuộc rất lớn vào bản chất xã hội-chính trị của nhà nước. Kinh tế
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước

Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định
của nền kinh tế, là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp
đỡ và lien kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với nước ta-một nước kém phát triển, mới
bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc
dân, nếu không có một khu vực kinh tế đủ mạnh thì nhà nước không thể hỗ
trợ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác vươn lên trong
cuộc hợp tác và cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Ngay cả những nước
đi theo con đường TBCN như ở Nhật Bản, Singgapo, kinh tế nhà nước vẫn
đóng vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp vào những giai đoạn khó khăn
nhất là trong chuyển giao công nghệ, liên doanh góp vốn với nước ngoài.
Thư tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác
không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy, mà còn bằng con đường gián tiếp,
thông qua các thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng XHCN. Vì
vây, kinh tế nhà nước phải đủ sức làm chỗ dựa cho nhà nước “của dân, do dân
và vì dân” bảo đảm thống nhất giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng
xã hội- một trong những tiêu chí then chốt của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung
tâm kinh tế, đô thị mới, là lực lượng có khả năng đầu tư vào những vấn đề
sống còn, nhưng ít ai dám đầu tư. Thực tế ở Việt Nam, không có tư nhân nào
có thể nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông, các nhà máy điện,
không tư nhân hoặc lien doanh nào đến những vùng sâu, vùng xa để làm
đường ô tô, xây dựng trạm biến thế, hoăc khi thiên tai xảy ra không tư nhân
nào có thể cứu hộ, giúp đỡ được cả một địa phương, một khu vực.
3. Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đối với nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa.
a. Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
a1. Nhà nước điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến
nông-lâm-thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dung và hang xuất khẩu, các ngành
du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đồng thời phát triển mạnh công
nghiệp chế biến và chế tạo, đặc biệt quan tâm phục hồi và phát triển ngành cơ
khí, ngành điện tử và tin học.
Như vậy trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu và là hoạt động kinh tế cơ bản của dân
cư. Bởi phát triển nông nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề lương thực cho quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; giải quyết được thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu, tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp
phần tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, phát triển
nông nghiệp tạo ra việc làm cho người lao động mà đa phần là nông dân, góp
phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và kinh
tế nông thôn luôn là phương hướng được Nhà nước quan tâm.
Song, kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy, nếu phát triển nông nghiệp
thuần tuý sẽ không thể có khả năng tăng trưởng nhanh để có thể tạo được việc
làm ngày một gia tăng của người của người lao động. Bản thân nông nghiệp
không thể tự đổi mới cơ sở vật chất-kĩ thuật và công nghệ, mà phải cần có sự
tác động mạnh của công nghiệp và dịch vụ đối với nông nghiệp và nông thôn.
Như vậy, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch từ cơ cấu nông-công nghiệp-dịch vụ sang có cấu công-nông
nghiệp-dịch vụ. Trong đó, tuy nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh, song
công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động
xã hội.
Muốn đạt được mục tiêu đó, vai trò của Nhà nước không chỉ ở định
hướng đúng mà quan trọng hơn là ở những chính sách và biện pháp cụ thể.
5
Đó là những chính sách khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ để
phát triển công nghiệp nông thôn theo theo hướng đa dạng háo các ngành
nghề với quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường, xây

Những hình thức cụ thể của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta rất đa
dạng, nhưng phổ biến hơn cả là hình thức liên doanh giữa các bên chủ thể sở
hữu nhà nước với sở hữu tư nhân tư bản trong nước và ngoài nước. Bằng cách
đó, chúng ta nhanh chóng tranh thủ tiếp nhận công nghệ, kĩ năng, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, tìm cách tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới,
tăng năng lực cạnh tranh, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh trong mỗi thời
kì phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Đến nay đã có nhiều công ty nhà nước góp vốn với công ty tư nhân trong
nước tạo ra thế và lực cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và cạnh tranh
với bên ngoài, nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam với tổng số
6
vốn đăng kí tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ kinh tế tư bản nhà nước không
những cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà còn cần
thiết cho các nhà tư bản.
Điều quan trọng ở đây là phải có Nhà nước đủ mạnh có khả năng kiểm
tra, giám sát hoạt động của loại hình kinh tế tư nhân này tuân theo đúng pháp
luật, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản và các lợi ích quốc gia,
bảo đảm lợi ích của người lao động. Bằng những chính sách cụ thể, Nhà nước
phát huy mặt tích cực của kinh tế nhiều thành phần để phát triển kinh tế nhằm
phục vụ mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Nói khác đi, Nhà nước đề ra những chính
sách cụ thể để “ lợi dụng” chủ nghĩa tư bản nhà nước nhằm khắc phục nền sản
xuất nhỏ và tăng cường lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội.Thông qua
chủ nghĩa tư bản nhà nước, chúng ta mới có khả năng khắc phục triệt để
những hạn chế của sản xuất nhỏ. Sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, một mặt
sẽ tăng cường công nhân cả về số lượng và chất lượng, mặt khác là công cụ
để những người cộng sản chống lại tình trạng ly tán của sản xuất nhỏ để nhập
vốn,kĩ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…nhằm thúc đẩy công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng chủ nghĩa tư bản nhà nước không phải là
mục đích mà là công cụ, phương tiện, là sách lược của giai cấp vô sản để
nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất, tạo cơ sở kinh tế, kỹ thuật cho chủ

người lao động phải được bảo đảm lợi ích, khắc phục cho được tình trạng
doanh nghiệp nhà nước, tài sản nhà nước không có người làm chủ cụ thể, làm
chủ trực tiếp, làm chủ một cách có trách nhiệm. Cần phải tạo điều kiện cho
công nhân gắn bó với doanh nghiệp, bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất-
kinh doanh, ngăn ngừa tệ tham nhũng, bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước
đối với các doanh nghiệp nhà nước. Muốn vậy, Nhà nước phải kiên quyết xếp
lại các doanh nghiệp quốc doanh, xử lý đúng đắn những xí nghiệp làm ăn thua
lỗ kéo dài, xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước mới hoạt động năng động
và có hiệu quả, khắc phục tình trạng chồng chéo, nhiều khâu trung gian, bảo
đảm quyền tự chủ trong sản xuất-kinh doanh, đủ sức cạnh tranh có hiệu quả
trên thị trường trong nước và thế giới.
Cùng với những doanh nghiệp nhà nước thu lợi nhuận, Nhà nước với vai
trò quản lý của mình còn thành lập các doanh nghiệp công ích không vì mục
tiêu lợi nhuận. Mục tiêu của các doanh nghiệp nhà nước này là phục vụ công
cộng, làm tốt các dịch vụ công cộng, thực hiện các chính sách xã hội; phục vụ
cho công tác an ninh-quốc phòng…Nếu thiếu các doanh nghiệp nhà nước loại
này thì xã hội khó mà tồn tại, ổn định và phát triển được. Đây cũng chính là
lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chính sách xã hội, giải quyết các
vấn đề xã hội, phục vụ cho công tác an ninh-quốc phòng và hưóng các thành
phần kinh tế khác cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
Dựa vào hệ thống kinh tế nhà nước, bằng các chính sách cụ thể, Nhà
nước hướng các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư vào khu vực
nông thôn để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đặc biệt là
thuỷ lợi và giao thông. Đồng thời, Nhà nước có vai trò giúp đỡ các doanh
nghiệp ở nông thôn đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, khả năng quản lý, công
nghệ, vốn cho người lao động. Có như vậy mới bảo đảm được định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nông thôn.
Vai trò của Nhà nước trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần còn được thể hiện ở chức năng điều tiết,
kiểm tra, kiểm soát các thành phần kinh tế, bảo đảm thông nhất giữa tăng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status