Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp - Pdf 17

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH HÒA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thái Nguyên, năm 2013


Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy
TS. Nông Khánh Bằng. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Hòa Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nông Khánh Bằng, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục và Phòng Sau đại
học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giảng viên và các em sinh viên
trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm và khảo nghiệm.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn
động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2013
Tác giả luận văn

1.4.4. Phương pháp giáo dục pháp luật 19
1.4.5. Hình thức giáo dục pháp luật 21
1.4.6. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc trong GDPL cho SV 23
1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GDPL 25
1.5. Kết luận chương 1 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN 29
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP 29
2.1. Khái quát về trường CĐCN & KTCN 29
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

iv
2.2. Một số vấn đề chung 29
2.2.1. Mục đích khảo sát 29
2.2.2. Đối tượng khảo sát 29
2.2.3. Nội dung khảo sát 30
2.2.4. Phương pháp khảo sát 30
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN 30
2.3.1. Chương trình GDPL trường CĐCN & KTCN 30
2.3.2. Các điều kiện đảm bảo chương trình GDPL ở trường CĐCN & KTCN 32
2.3.3. Khảo sát nhận thức và nhu cầu hiểu biết pháp luật của sinh viên 33
2.3.4. Khảo sát hành vi vi phạm PL của SV trường CĐCN & KTCN 37
2.3.5. Các nội dung GDPL của trường CĐCN & KTCN 42
2.3.6. Hiệu quả của công tác GDPL trường CĐCN & KTCN 45
2.3.7. Thực trạng triển khai các biện pháp GDPL trường CĐCN & KTCN 48
2.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình GDPL trường CĐCN & KTCN 53
2.3.9. Một số tồn tại, hạn chế của công tác GDPL trường CĐCN & KTCN 55
2.4. Kết luận chương 2 57
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP 58
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục pháp luật cho SV 58


Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Viết đầy đủ
11
1
Cán bộ giảng viên
CBGV
2
Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công
nghiệp
CĐCN & KTCN
3
Công tác học sinh sinh viên

PLĐC
14
Quyết định

15
Thông tư
TT
16
Tư tưởng Hồ Chí Minh
TTHCM
17
Vi phạm pháp luật
VPPL
18
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhận thức của SV về mục đích của công tác GDPL 33
Bảng 2.2. Nhận thức của SV về vị trí, vai trò của công tác GDPL 34
Bảng 2.3: Nhận thức của SV về một số văn bản pháp luật 37
Bảng 2.4: Số liệu SV vi phạm kỷ luật năm học 2011-2012 trường CĐCN & KTCN 38
Bảng 2.5: Hiệu quả của hình thức tích hợp lồng ghép GDPL 48
Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tới quá trình GDPL 53
Bảng 3.1: Ý kiến của CBGV về tính cần thiết của các biện pháp 81
Bảng 3.2: Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp 83

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhân loại đang đứng trước những vấn đề phức tạp cần phải giải
quyết như: Xung đột sắc tộc, tôn giáo, vấn đề vũ khí hạt nhân, vấn đề hiểm họa thiên
tai do sự tàn phá môi trường, nạn suy thoái đạo đức, vấn đề bùng nổ dân số và những
vấn đề khác trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Để giải quyết các vấn đề đó, cộng đồng
quốc tế phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và sử dụng nhiều công cụ, phương
tiện khác nhau. Một trong số những công cụ đó chính là PL. Tuy nhiên PL không
phải là phương tiện duy nhất để điều chỉnh hành vi của con người, quản lý xã hội mà
còn có các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, phong tục, luật tục… cùng
hỗ trợ bổ sung cho nhau, trong đó quy phạm PL và quy phạm đạo đức giữ vị trí trung
tâm. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức PL cho thế hệ trẻ là một trong những điều
kiện cơ bản nhất để bảo đảm cho nước ta không chỉ phát triển bền vững mà còn thực
hiện có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh
đạo, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đã đưa đất nước vượt qua
được thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết một
cách có hiệu quả những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội. Nhưng một thực tế đáng
buồn là cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống ngày càng được nâng
cao, thì tình trạng VPPL ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Trong đó, một số lượng không nhỏ các vụ VPPL do SV gây ra.
GDPL trong các nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong các hình thức,
con đường GDPL nói chung, có ý nghĩa chiến lược trong việc hình thành một cách
vững chắc thế hệ công dân đáp ứng các yêu cầu của xã hội tương lai. Do đó Đảng và
chính phủ đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị trong đó khẳng định một hình thức, biện
pháp cơ bản, chiến lược và hữu hiệu để xây dựng và nâng cao ý thức PL của nhân
dân là “đưa việc GDPL vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến ĐH, trung
học chuyên nghiệp và các trường của các đoàn thể nhân dân” [10]. Để làm được điều
đó thì một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là làm cho SV dần hình
thành được một cách tự giác những hành vi ứng xử theo những chuẩn mực nhất định
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

cao ý thức PL cho mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt với đối tượng SV là những
vấn đề thiết yếu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3
Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện tình hình GDPL của nhà trường
nhằm đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng VPPL trong SV có ý nghĩa
về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện,
để SV trở thành những người lao động có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo để
sống trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với xu thế hội nhập quốc tế, môi
trường toàn cầu hóa mà không đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc. Xuất phát
từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường
Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Công nghiệp” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp GDPL phù hợp
góp phần nâng cao ý thức PL và chất lượng GDĐT của nhà trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục trong trường CĐCN & KTCN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.
4. Giả thuyết khoa học
GDPL có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách cho SV. Chất lượng của quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường sẽ
được nâng cao nếu đề xuất được một số biện pháp GDPL phù hợp với thực tiễn, đảm
bảo tính khoa học và tính giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDPL cho SV.
5.2. Khảo sát thực trạng GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN.
5.4. Tổ chức thực nghiệm và khảo nghiệm để đánh giá tính hiệu quả và tính khả
thi của các biện pháp đề xuất.


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Hiện nay GDPL được xem là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt vì thế
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách
và ý thức PL cho SV. Tại nhiều nước đã rất chú trọng đưa chương trình GDPL vào
trường học bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với môi trường
giáo dục của từng quốc gia. Có thể dẫn ra những mô hình giáo dục của một số nước
sau đây:
- Giáo dục đạo đức cho HS tiểu học ở Macao.
- Ở Braxin, chương trình GDPL tập trung vào vấn đề giáo dục nghĩa vụ đóng
thuế của công dân. Giáo dục cho SV hiểu - hành động nghĩa vụ với quốc gia.
- Ở Italia, nhà trường đưa chương trình anh hùng chống tham nhũng vào giáo
dục với đề tài Anh hùng hàng ngày.
- Tại Hoa Kỳ, giáo dục đạo đức trong nhà trường, một chương trình kiểu mới
đã có những kết quả tốt trong việc giáo dục nhận thức, lối sống, đạo đức và ý thức
tuân thủ pháp luật cho SV ở Mỹ.
- Ở Achentina tuy là một quốc gia phát triển nhưng vẫn còn tình trạng thiếu
dân chủ, độc đoán trong bộ máy chính quyền. Để giải quyết điều này, nhà trường
Achentina đặt ra kế hoạch hướng dẫn khuyến khích SV tham gia những cuộc đối
thoại với người làm chính sách để phát triển và cải cách hành chính xã hội.
Như vậy, nghiên cứu các tài liệu ngoài nước liên quan đến vấn đề GDPL có
thể nhận thấy: NDGDPL của các nước dành cho SV rất phong phú. Thời gian trong
phạm vi giáo dục nhà trường dành cho nhiệm vụ này rất đáng kể, chưa tính đến các

nhiên, cho đến nay việc tiếp tục nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về cơ sở lý
luận, bản chất, đặc trưng, nội dung, hình thức GDPL, nhất là việc khái quát thực tiễn
GDPL trong tình hình mới, để từ đó có sự đổi mới, hoàn thiện công tác GDPL trong
trường CĐ cho phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước vẫn là một
việc làm cần thiết.
Gần đây nhiều đề tài mới đã ra đời bàn về đạo đức SV, thực trạng phạm tội
của HSSV, biện pháp giáo dục lối sống SV như: Báo cáo khoa học tổng kết đề tài
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

7
của tác giả Phùng Khắc Bình về Nghiên cứu phân loại đạo đức sinh viên - thực trạng
và tiêu chí đánh giá (Hà Nội, 2000); Vương Thanh Hương (Viện Nghiên cứu và Phát
triển giáo dục) và Nguyễn Minh Đức (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) với đề tài
“Thực trạng phạm tội của học sinh - sinh viên Việt Nam trong mấy năm gần đây và
vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường”(Hà Nội, 1995); Tác giả Mạc Văn
Trang trong đề tài “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng,
biện pháp giáo dục lối sống sinh viên”.
Như vậy, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề GDPL,
một số công trình đã đi sâu nghiên cứu một số lĩnh vực nội dung và phương thức
GDPL, song chưa có công trình nào tập trung đi sâu tìm hiểu một cách có hệ
thống về cơ sở lý luận, về thực tiễn giáo dục và các biện pháp tổ chức GDPL cho
SV các trường CĐ nói chung và trường CĐCN & KTCN nói riêng trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Pháp luật
Khái niệm PL có nhiều cách hiểu khác nhau:
- Theo Khổng Tử: PL theo ông chỉ là luật hình mà chủ yếu là hình phạt, được
đặt ra và áp dụng cho những người không hiểu và không theo được lễ, theo tinh thần
“lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt không tới trượng phu” [13].
- Hàn Phi Tử- đại diện cho Phái pháp gia lại cho rằng: “Pháp là hiến lệnh

niệm giáo dục. Theo quan niệm của khoa học sư phạm:
- Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được
tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ
giữa người giáo dục với người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh kinh
nghiệm của xã hội loài người.
- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là một phận của quá trình sư phạm, quá trình giáo
dục theo nghĩa rộng - Là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm,
thái độ, những nét tính cách của nhân cách XHCN, những hành vi và thói quen cư xử
đúng đắn trong xã hội [31]
Xuất phát từ khái niệm giáo dục có thể thấy GDPL là hình thức giáo dục cụ
thể, là “cái riêng”, “cái đặc thù” trong mối quan hệ với giáo dục nói chung. GDPL
với tư cách là một bộ phận trong hệ thống giáo dục vừa mang những nét của giáo
dục, sử dụng các hình thức phương pháp của giáo dục nói chung vừa có những nét
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

9
đặc thù. Những nét riêng đó được thể hiện ở mục đích giáo dục là hình thành tri thức
(mục đích nhận thức), hình thành tình cảm, lòng tin với pháp luật (mục đích cảm
xúc) và xây dựng thói quen thực hiện hành vi hợp pháp (mục đích hành vi).
Khi PL ra đời thì đồng thời cũng phát sinh nhu cầu về GDPL, GDPL có
những nét đặt thù so với hoạt động truyên truyền, phổ biến PL ở các điểm sau:
- Một là, GDPL có mục đích riêng của mình. Đó là hoạt động nhằm hình
thành tri thức, tình cảm và thói quen của sự phù hợp với quy định của PL, làm cho
công dân tự giác tuân thủ PL, có ý thức PL cao, góp phần tăng cường hiệu quả của PL.
Mục đích này được xác định trong những tiêu chuẩn của giáo dục nhà trường.
- Hai là, GDPL có nội dung riêng. Đó là sự tác động có định hướng với nội
dung cơ bản là chuyển tải tri thức về Nhà nước và PL mà trong đó, thực hiện PL của
Nhà nước là bộ phận cơ bản quan trọng nhất. Những nội dung này có giá trị pháp lí
cao hơn và gắn liền với môn học.
- Ba là, xét trên các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức và phương

giáo dục đạo đức được tiến hành tốt thì ý thức tôn trọng PL ở mỗi người dân sẽ được
nâng lên. Quan niệm này về thực chất là coi trọng ý thức chính trị, ý thức đạo đức
của người công dân bao trùm toàn bộ vấn đề, có thể “thế chỗ” cho một hình thái ý
thức xã hội khác cần thiết khách quan trong đời sống xã hội của cá nhân, đó là ý
thức, là hiểu biết, thái độ đối với PL.
- Quan điểm thứ hai đã đồng nhất GDPL với việc tuyên truyền phổ biến giải
thích PL, đó là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách, các phương tiện thông tin
đại chúng và cả bộ máy tuyên truyền. Quan điểm này tách rời nhiệm vụ giáo dục,
tuyên truyền PL giữa các cơ quan chức năng. Chức năng tuyên truyền và định hướng
xã hội rất quan trọng nhưng không thể thay thế được giáo dục. Giá trị của truyên
truyền, của giáo dục là to lớn nhưng không thể thay thế được các biện pháp xử lí của
các cơ quan hành pháp.
- Quan điểm thứ ba ngược lại quan điểm nêu trên khi cho rằng GDPL đồng
nghĩa với dạy và học PL ở các nhà trường. Còn việc tuyên truyền, phổ biến về PL ở
ngoài xã hội thì không phải là GDPL. Quan điểm này nhìn GDPL ở một phạm vi rất
hẹp trong nhà trường, chưa thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với xã hội
và làm giảm tính phong phú đa dạng của hoạt động GDPL trong nhà trường.
- Quan điểm thứ tư cho rằng không có khái niệm GDPL. Bởi PL là những quy
tắc xử sự có tính bắt buộc chung, mỗi người phải có nghĩa vụ tuân thủ. Do đó không
cần đặt vấn đề GDPL mà chỉ cần phổ biến PL để mỗi người tự tìm hiểu mà có cách
xử sự cho đúng. Quan điểm này một mặt xuất phát từ chỗ cho rằng bản thân PL của
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

11
nhà nước ta đã có vai trò giáo dục. Vai trò này có giá trị tư tưởng lớn và nó sẽ tác
động, ảnh hưởng đến nhận thức ý thức của con người. Mặt khác, đánh giá thấp vai
trò của ý thức PL, tình cảm đối với PL của người dân trong việc tiến hành hành vi
hợp pháp mà PL quy định.
Có thể nhận định rằng, những quan niệm được nêu trên đây còn phiến diện,
giản đơn, một chiều, chưa thấy hết đặc thù của sự tác động hoặc giá trị xã hội của

giáo dục ý thức, thái độ, hành vi PL đúng đắn, tạo ra nếp sống, thói quen - hành vi chấp
hành PL từ những yêu cầu cụ thể đến những nội dung các luật trong một thể chế, đích
cuối cùng là hình thành một nhân cách có văn hoá PL trong xã hội văn minh.
1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật
Vai trò của GDPL bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội của PL. Nếu như
PL là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội và là phương tiện để công
dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì GDPL giúp cho các cơ quan nhà
nước và công dân biết sử dụng phương tiện đó trong công việc và đời sống hàng
ngày. Đây là một quá trình tác động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể lên
đối tượng giáo dục. Với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau GDPL giữ vai trò
rất to lớn:
Thứ nhất, GDPL tác động vào ý thức đối tượng, góp phần hình thành và nâng
cao ý thức PL của công dân. Ý thức PL của một cá nhân thể hiện mối quan hệ của
con người đối với PL, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp
trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nhà nước và các tổ chức xã hội. GDPL là một trong những biện pháp có vai trò
quan trọng tác động đến đối tượng GDPL góp phần hình thành và nâng cao ý thức
PL của cá nhân nói riêng và của xã hội nói chung. Trước hết, GDPL tác động đến ý
thức của đối tượng hình thành chu trình: Không để ý đến PL - để ý - biết - hiểu -
chấp hành - thực hiện. Từ chỗ người được GDPL không có ý thức về sự tồn tại của
PL đến việc bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với PL rồi từ sự quan tâm đến
PL là sự tiếp cận, tìm hiểu và hành động, nhờ đó không chỉ nâng cao về hiểu biết PL
mà còn định hướng hành vi xử sự đúng yêu cầu và quy định của PL nâng cao ý thức
PL. Giáo sư, tiến sĩ Đào Trí Úc khẳng định: "Sự hiểu biết PL của nhân dân là yếu tố
đầu tiên để hình thành ý thức PL. PL trải qua nhiều hình thức khác nhau mới đến
được với người dân và trở thành sự hiểu biết về PL, ý thức PL" [52].
Thứ hai, GDPL luật góp phần hình thành niềm tin của đối tượng GDPL. Rõ
ràng, việc PL được thực thi một cách nghiêm chỉnh không chỉ phụ thuộc vào sự đe
dọa, cưỡng chế mà còn phụ thuộc vào sự giáo dục, phụ thuộc vào sự nhận thức về vị
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

tham gia hoặc góp phần thực hiện mục tiêu GDPL
Chủ thể GDPL trong các trường CĐ là toàn bộ những lực lượng tham gia vào
quá trình GDPL như GV giảng dạy PL, GV chủ nhiệm, GV giảng dạy bộ môn khác,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

14
phòng đào tạo, phòng CTHSSV, phòng tổ chức, phòng khảo thí, Đoàn thanh niên,
hội SV, lực lượng bảo vệ Cụ thể:
GV giảng dạy PL: Đây là những chủ thể chủ yếu của của công tác GDPL
trong các trường CĐ. Họ có trình độ chuyên môn pháp lý vững vàng, có ý thức PL
đầy đủ, có tâm huyết với công tác GDPL.
Các lực lượng GDPL khác: Trong các trường CĐ, tùy theo cơ cấu, tổ chức
từng trường thì phòng công tác HSSV, Ban quản lý KTX hoặc phòng Đào tạo cũng
đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức các hoạt động GDPL, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát việc học tập, lao động, việc thực hiện nội quy trường học. Mỗi nhà trường
đều có nội quy, quy chế đào tạo riêng góp phần giáo dục về đạo đức, lối sống và thi
hành kỷ luật với mỗi SV. Bộ phận quản lý nội trú, Đoàn thanh niên, các Phòng,
Khoa, Trại thí nghiệm thực hành, GV bộ môn khác, GV chủ nhiệm và những người
làm công tác giáo dục có tác động sâu sắc đối với việc GDPL thông qua hoạt động
ngoài giờ, thông qua các bài giảng và tác phong lối sống của chính những chủ thể đó.
* Đối tượng giáo dục PL
Đối tượng GDPL trong các trường CĐ là SV. Họ là những người đã trải qua
học tập và rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông. Khi tốt nghiệp CĐ, SV trở
thành những người lao động có tri thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo nghề
ở trình độ được đào tạo CĐ. Trong quá trình GDPL, SV chịu sự tác động có tổ chức
định hướng, vì thế sự hiểu biết về trình độ, đặc điểm tâm, sinh lý, nghề nghiệp của
người được giáo dục là yêu cầu hàng đầu. Đồng thời người giáo dục có trách nhiệm
phải nắm vững tri thức PL, biết cách giáo dục, phải là tấm gương mẫu mực về sự tôn
trọng và chấp hành PL. Ưu điểm của SV là tầng lớp xã hội tiến bộ, được tiếp thu có
hệ thống tri thức tinh túy của nhân loại nói chung và của dân tộc, đất nước nói riêng.

năng bản thân và phát triển quan hệ xã hội của SV ngày càng lớn phù hợp với việc
học tập, sinh hoạt của họ, cho nên cùng với ảnh hưởng của gia đình, lớp người này
đồng thời chịu sự tác động của xã hội, nhà trường, tổ chức đoàn, hội, nhóm bạn
bè trong những môi trường này, nếu trình độ am hiểu PL càng cao, ý thức chấp
hành tuân thủ PL càng nghiêm thì sẽ giúp cho SV hiểu biết PL đầy đủ hơn, sâu sắc
hơn và càng hướng cho họ đi vào đúng quỹ đạo cuộc sống theo yêu cầu PL, tránh
được sự sa ngã, sai lầm một cách thiếu tự giác của SV.
Vì thế, việc GDPL để nâng cao ý thức PL của SV, không chỉ quan tâm tập
trung cho mỗi đối tượng này mà phải đồng thời tác động đến những người thường
xuyên giao tiếp với SV bằng các chương trình với nội dung, hình thức, phương pháp,
phương tiện thích hợp và đồng bộ.

Trích đoạn Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục pháp luật cho SV Nguyên tắc giáo dục pháp luật đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục Đa dạng hoá các hình thức giáo dục pháp luật cho SV Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp Tổ chức khảo nghiệm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status