đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây cafe trồng trên đất đỏ ở gia lai - Pdf 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


TRẦN ĐÌNH SÁNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ VỐI
TẠI BINH ĐOÀN 15 TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Buôn Ma Thuột, tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn
Trần Đình Sáng

ii
LỜI CẢM ƠN


Chương Trang

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các ñồ thị viii

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu của ñề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối 3
1.1.1. Yêu cầu khí hậu của cây cà phê vối 3
1.1.2. Điều kiện ñất ñai và nguồn nước 4
1.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới 6
1.3. Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam 7
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 11 iv

3.3.1. Giống với năng suất, chất lượng cà phê 34
3.3.2. Phân bón với năng suất cà phê 35
3.3.3. Tưới nước với năng suất cà phê 40
3.3.4. Tạo hình với năng suất cà phê 43
3.3.5. Bảo vệ thực vật với năng suất cà phê 46
3.3.6. Cây che bóng với năng suất cà phê 49
3.4. Điều tra tình hình quản lý thu hoạch và chế biến cà phê 51
3.4.1. Tình hình thu hoạch cà phê tại các Công ty 51
3.4.2. Chế biến, bảo quản cà phê nguyên liệu tại các Công ty 54
3.4.3. Chất lượng cà phê nhân sống 55
3.4.4. Chỉ tiêu lỗi trong cà phê nhân 58
3.5. Các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê
tại Binh ñoàn 15 60
3.5.1. Giải pháp quản lý 60
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1. Kết luận 63
1.1. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng ñến năng suất cà phê 63
1.2. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng ñến năng suất, chất lượng cà phê 63
1.3. Các yếu tố thu hoạch, chế biến ảnh hưởng ñến chất lượng cà phê 64
2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CEC: Dung tích hấp thu.
- CTV: Cộng tác viên.
- IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp

Bảng 3.14: Thời ñiểm và kỹ thuật bón phân 39
Bảng 3.15: Tỷ lệ phân bón tại các Công ty 40
Bảng 3.16: Tình hình tưới nước tại các Công ty 41
Bảng 3.17: Tình hình tạo hình tại các công 43
Bảng 3.18: So sánh năng suất vườn cà phê tạo hình tốt và không tốt 46
Bảng 3.19: Tình hình sâu bệnh hại tại các Công ty 47
Bảng 3.20: Hệ thống cây che bóng tại các Công ty 50
Bảng 3.21: Tình hình thu hoạch tại các Công ty 51
Bảng 3.22: Tình hình chế biến, bảo quản cà phê tại các Công ty 54
Bảng 3.23: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng cà phê 56
Bảng 3.24: Kích thước hạt cà phê nhân tại các Công ty 57
Bảng 3.25: Lỗi trong cà phê nhân tại các Công ty 58

viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Biểu ñồ 1: Liều lượng phân bón của các Công ty và quy trình kỹ thuật 38

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, ñược trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên với diện tích trên 450.000 ha, sản
lượng cà phê nhân xuất khẩu hàng năm từ 700.000 - 800.000 tấn. Riêng Gia Lai,
tỉnh có diện tích cà phê tương ñối lớn. Theo thống kê năm 2009 toàn tỉnh có
76.584 ha cà phê, tổng sản lượng là 139.838 tấn, năng suất bình quân thấp chỉ
ñạt 1,82 tấn nhân/ha, chất lượng chưa thật ñảm bảo ñể cạnh tranh trên thị trường
trong nước và trên thế giới.

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về quan hệ các
yếu tố như tự nhiên, kỹ thuật…ñến năng suất và chất lượng cà phê vối trên ñịa
bàn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ xác ñịnh ñược một số yếu tố ảnh hưởng chính ñến
năng suất, chất lượng cà phê vối. Từ ñó làm cơ sở ñề xuất các biện pháp kỹ thuật
thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng
thu nhập, cải thiện ñời sống cho người trồng cà phê. Kết quả nghiên cứu của ñề
tài cũng góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững cây cà phê tại Binh ñoàn
15 nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên vườn cây cà phê vối kinh doanh từ năm thứ 7 ñến
năm 9, tại 2 Công ty sản xuất cà phê của Binh ñoàn là Công ty Bình Dương
(huyện Chư Prông) và Công ty 715 (huyện Ia Grai) tỉnh Gia Lai.
Đề tài ñiều tra ñánh giá một số yếu tố tự nhiên, một số yếu tố kỹ thuật và
tình hình quản lý, thu hoạch, chế biến cà phê.
Đề tài chỉ nghiên cứu chất lượng cà phê nhân sống theo tiêu chuẩn 4193-
2005.
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt ñới lâu năm ñòi hỏi những ñiều kiện sinh
thái tương ñối khắt khe. Vì vậy cần nắm vững yêu cầu sinh thái của từng loại cà
phê ñể phân vùng quy hoạch cho thích hợp nhằm khai thác tốt nhất ñiều kiện tự
nhiên của mỗi vùng. Trong 2 yếu tố sinh thái chính của cây cà phê là khí hậu và
ñất ñai thì yếu tố khí hậu ñóng một vai trò mang tính quyết ñịnh. Đối với ñất ñai
ta có thể khắc phục ñược bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác, cải tạo ñất,…
Nhưng ñối với các yếu tố khí hậu mặc dù có áp dụng các biện pháp kỹ thuật

trồng cà phê sẽ trở nên bấp bênh, khả năng sinh lợi giảm sút.
Ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng lượng mưa phân bố không
ñều. Lượng mưa tập trung khoảng 70-80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa
nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 - 5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm
từ 20-30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng. Để khắc
phục hiện tượng này, tưới nước là biện pháp hàng ñầu trong việc thâm canh tăng
năng suất cà phê.
* Độ ẩm: Ẩm ñộ không khí có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng sinh
trưởng của cây trồng vì nó liên quan trực tiếp ñến quá trình bốc thoát hơi nước
của cây. Ẩm ñộ không khí trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển
của cây cà phê. Ẩm ñộ không khí cao sẽ làm giảm sự mất hơi nước của cây qua
quá trình bốc thoát hơi nước. Tuy nhiên, nếu ẩm ñộ không khí quá cao lại là ñiều
kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu ñộ ẩm không
khí quá thấp làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên rất mạnh sẽ làm cho
cây bị thiếu nước và héo, ñặc biệt là các tháng mùa khô có nhiệt ñộ cao và tốc ñộ
gió lớn. Ẩm ñộ quá thấp cùng với ñiều kiện khô hạn, nhiệt ñộ cao dẫn tới hậu
quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng. Ngoài ñộ ẩm không khí,
quá trình bốc thoát hơi nước qua lá cà phê còn phụ thuộc vào tốc ñộ gió, nhiệt ñộ
môi trường, ẩm ñộ ñất,… Tại Kenya Wallis (1963); Blore (1966) ño ñược lượng
bốc thoát hơi nước trên các vườn cà phê ñã kín tán vào mùa khô lạnh là
75mm/tháng và vào mùa mưa nóng là 150 mm/tháng [17].
* Ánh sáng:
Trong ñiều kiện tự nhiên, tổ tiên của các loài cà phê ñều sinh sống dưới
5
những tán rừng, vì vậy bản chất của cây cà phê là cây ưa che bóng. Tuy nhiên
trong quá trình ñược trồng trọt và chọn lọc, nhiều giống cà phê ñã thích nghi dần
với môi trường mới không có cây che bóng.
Cà phê vối là cây thích ánh sáng trực xạ yếu. Những nơi có ánh sáng trực
xạ với cường ñộ mạnh thì cần có lượng cây che bóng vừa phải ñể ñiều hòa ánh
sáng, ñiều hòa quá trình quang hợp của cây.

hóa tính ñất thì ñiều kiện nước tưới cũng rất quan trọng ảnh hưởng ñến năng suất
và chất lượng cà phê. Vùng ñược xem là thuận lợi là vùng có sông suối, ao, hồ
không bị cạn kiệt ở mùa khô và có khoảng cách tưới từ nguồn nước ñến nơi sử
dụng không quá 1.000 m (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999).
1.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Bảng 1.1: Sản lượng cà phê của các khu vực/vùng trên thế giới
(Đơn vị triệu bao, 1 bao = 60 kg) (* ước)
Khu vực/vùng 2005/2006 2006/2007 2007/2008(*)
Vùng Caribe 1,105 1,155 1,200
Trung Mỹ 11,734 11,984 12,900
Bắc Mỹ 4,172 4,364 4,671
Nam Mỹ 52,260 64,701 54,943
Nam Á 4,651 4,785 4,685
Đông nam Á 22,966 30,443 27,274
Trung Đông 0,189 0,288 0,300
Châu Phi 13,946 15,820 15,656
Toàn thế giới 112,291 134,321 122,884
Nguồn : Sản xuất và thị trường số 6+7 từ 08-21/02/2008
Cà phê là mặt hàng thương mại quan trọng trong nền kinh tế thế giới sau
dầu mỏ. Giá trị cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới dao ñộng lên xuống trong
phạm vi khá rộng. Nguyên nhân chủ yếu không phải vì sản lượng mà là do giá
cả. Hiện nay trên thế giới có tới trên 70 nước trồng cà phê với diện tích trên 10
triệu ha và sản lượng hàng năm ñạt khoảng 7 – 8 triệu tấn và kim ngạch buôn
bán trên 10 tỷ USD. Một số nước có sản lượng lớn ñó là Brasil, Colombia,
7
Indonexia, Bờ biển ngà,… Riêng Brasil ñã chiếm tới 25-26% sản lượng cà phê
của thế giới. Các nước trồng cà phê ñã thu hút hơn 20 triệu lao ñộng, chưa kể
hàng triệu lao ñộng khác tham gia trong quá trình hoạt ñộng chế biến và thương
mại cà phê. Nhiều nước châu Phi như Uganda, Burundi, Ruanda, Ethiopia v.v
Châu Mỹ như Colombia, Salvador, Costa rica v.v…có nguồn thu ngoại tệ chủ

1980 22.500 18.388
1985 44.658 12.340
1990 119.314 64.101
1995 175.000 240.000
2000 375.000 420.000
2005 475.000 850.000
2007 500.000 1.200.000
2009* 529.000 1.200.000
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Ghi chú: * Cục Trồng trọt, 2010.
Tại Gia Lai diện tích cà phê của Gia Lai theo thống kê năm 2009 là
76.584ha, tổng sản lượng là 139.838 tấn. Cà phê không những mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người sản xuất mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn
ngoại tệ cao cho Gia Lai. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong quý I năm 2009
chiếm 47,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.
Binh ñoàn 15 là ñơn vị quân ñội có nhiệm vụ làm kinh tế kết hợp an ninh
quốc phòng trên ñịa bàn chiến lược Tây Nguyên, về nhiệm vụ kinh tế Binh ñoàn
chủ yếu trồng, chăm sóc và kinh doanh các loại cây công nghiệp dài ngày như cà
phê, cao su. Đến năm 2009 toàn Binh ñoàn có 1.495,68 ha cà phê vối, năng suất
bình quân ñạt gần 2 tấn cà phê nhân/ha. Việc sản xuất cà phê không những tạo
công ăn việc làm cho lực lượng công nhân, người dân trong vùng mà còn ñem lại
lợi nhuận ñáng kể cho Binh ñoàn ñáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc biên giới tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
9
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
* Các yếu tố tự nhiên
Theo René Coste thì dường như cây cà phê không có những yêu cầu thật
xác ñịnh ñối với bản chất các loại ñất. Cà phê có thể trồng trên ñất sét pha cát có
nguồn gốc ñá hoa cương của vùng hạ xứ Côte d’Ivoire và Cameroon, trên ñất có

thay thế những cây xấu (cây có năng suất thấp hoặc bị nhiễm bệnh gỉ sắt nặng)
trong vườn, người ta ñã dùng chồi của các dòng vô tính chọn lọc ñể ghép cải tạo
các vườn cà phê vối trồng bằng hạt. Vào ñầu thế kỷ 20, tại Indonesia các nhà
nghiên cứu người Hà Lan tiếp tục kiên trì nghiên cứu một số phương pháp ghép
ñể cổ vũ cho việc phổ biến trồng cà phê chè lên gốc ghép liberica có khả năng
kháng tuyến trùng hoặc trồng các dòng cà phê vối chọn lọc (Caramer, 1934).
Hiện nay, kỹ thuật ghép ñã ñược sử dụng phổ biến ở Madagasca, Indonesia. Kết
quả cho thấy ñã cải thiện rõ rệt về ñộ ñồng ñều vườn cây thể hiện qua các mặt
năng suất quần thể cao, quả chín tập trung, giảm chi phí thu hoạch và hạn chế
mọt ñục quả, cỡ quả và hạt ít biến thiên dễ tạo ra mặt hàng thương phẩm chất
lượng cao ñồng nhất. Ghép ñặc biệt có ý nghĩa trong chiến lược ñối phó với các
loại bệnh hại rễ, nhất là do tuyến trùng, thường xảy ra nghiêm trọng ở những
vùng trồng cà phê lâu ñời. Ở các nước trồng cà phê nổi tiếng thuộc Châu Mỹ La
Tinh ñều có những diện tích phải trồng cà phê chè ghép trên cà phê vối. Năm
1993, Ramchadran và cộng sự ñã nghiên cứu ghép ngọn thành công ñối với
chủng Cv.Cauvery trên gốc ghép cà phê vối và các nghiên cứu về ghép chồi
Catimor lên gốc ghép Robusta và Arabusta. Năm 1999, Anvil Kumar và
Srinivasan ñã mô tả chi tiết phương pháp ghép nối ngọn ñể phục vụ cho việc ứng
dụng trong thực tiễn sản xuất.
- Về phân bón: Các kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới ñều cho
thấy N và K là hai nguyên tố có ảnh hưởng nhiều nhất ñến năng suất cà phê.
Lượng phân bón thay ñổi tùy ñiều kiện canh tác, giống, mật ñộ trồng, do vậy
lượng phân bón khuyến cáo thường khác nhau khá nhiều. Ở Ấn Độ, người ta
khuyến cáo mức phân: 80 kg N, 60 kg P
2
O
5
, 80 kg K
2
O cho 1 ha cà phê có năng

Ở Việt Nam, theo Đoàn Triệu Nhạn thì cây cà phê có thể trồng trên các
loại ñất có sản phẩm phong hóa của ñá gneiss, granit, phiến sét, ñá vôi, basalt.
Điểm cốt yếu của những loại ñất này là phải có tầng ñất sâu, kết cấu tốt, tơi xốp,
thoáng và ñủ ẩm.
Cà phê Việt Nam ñược trồng chủ yếu trên loại ñất phát triển trên ñá mẹ
basalt (khoảng 80% diện tích). Theo Vũ Cao Thái ñây là loại ñất "thiên ñường"
của cây cà phê và một số cây công nghiệp dài ngày khác. Số diện tích còn lại
ñược trồng trên các loại ñất phát triển trên ñá phiến, gneiss và granite.
Theo Nguyễn Sĩ Nghị, các loại ñất có hàm lượng ñạm tổng số từ 0,15-
0,20%, lân tổng số từ 0,08-0,10% (P
2
O
5
), kali tổng số từ 0,10-0,15% (K
2
O)
tương ñối thích hợp với cây cà phê. Tuy nhiên cần xác ñịnh hàm lượng dinh
dưỡng trên dưới dạng dễ tiêu vì có hiệu lực thực tế ñối với cây trồng.
Trong ñiều kiện nhiệt ñới ẩm, ña số các loại ñất hình thành tại chỗ như
12
basalt, gneiss thường có ñặc tính cố ñịnh lân rất mạnh. Vì vậy hàm lượng lân dễ
tiêu là một trong những chỉ tiêu ñánh giá ñộ phì ñất và xác ñịnh lượng phân bón.
Đánh giá ñộ phì ñất trồng cà phê, Vũ Cao Thái ñã ñưa ra mức dinh dưỡng
thích hợp như sau: pH từ 3,5-5,5; cacbon hữu cơ >1,62%; ñạm tổng số N >
0,10%; lân dễ tiêu P
2
O
5
> 5,0mg/100g ñất.
Theo Nguyễn Tri Chiêm cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao khi

năm bội thu.
- Kỹ thuật canh tác:
Nhiều công trình nghiên cứu về phân bón cho cây cà phê ñã ñược Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu ñất
Tây Nguyên công bố. Tôn Nữ Tuấn Nam, Trương Hồng (1999) khuyến cáo
lượng phân bón cho 1 ha cà phê vối trồng trên ñất bazan Tây Nguyên ñạt năng
suất 3 tấn nhân là 220 - 250kg N, 80 - 100 kg P
2
O
5
, 200 - 230 kg K
2
O. Trường
hợp năng suất vượt trên 3 tấn nhân phải bón lượng bổ sung là 70kg N, 20 kg P
2
0
5

và 70 kg K
2
0 cho 1 tấn nhân tăng thêm. Hồ Công Trực và cộng tác viên (2005)
ñề xuất lượng phân bón hàng năm cho cà phê ñạt mức năng suất khoảng 4 tấn/ha
là: 220 - 230 kg N, 75 - 80 Kg P
2
0
5
, 230 - 240 kg K
2
0 bón kèm 5 tấn phân
chuồng, ngoài ra còn nên bổ sung thêm 60-70 kg Ca và 30-40 kg Mg. Khi cây cà


15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Vườn cà phê vối ñang kinh doanh từ năm thứ 7 ñến năm thứ 9.
2.2. Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa ñiểm nghiên cứu:
Địa ñiểm nghiên cứu tại 2 Công ty sản xuất cà phê của Binh ñoàn 15 là
Công ty Bình Dương (huyện Chư Prông) và Công ty 715 (huyện Ia Grai) tỉnh
Gia Lai.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2009 ñến 9/2010.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, ñánh giá một số yếu tố tự nhiên ảnh hưởng ñến năng suất cà phê
vối tại Binh ñoàn 15 tỉnh Gia Lai.
- Điều tra, ñánh giá các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng ñến năng suất, chất
lượng (Trọng lượng 100 nhân, tỷ lệ R1, R2…) cà phê vối tại Binh ñoàn 15 tỉnh
Gia Lai.
- Điều tra tình tình quản lý thu hoạch và chế biến cà phê.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp theo phương pháp kênh chủ lực (KIP).
Số liệu thu thập từ các nguồn: tài liệu, niên giám thống kê, các phòng ban
chuyên môn của Binh ñoàn 15, cấp ñội và người lao ñộng. Số liệu khí tượng
ñược thu thập từ trạm khí tượng của vùng.
- Áp dụng phương pháp ñánh giá nhanh nông thôn RRA, phương pháp
ñánh giá có sự tham gia PRA trong ñiều tra thu thập các thông tin về tình hình
canh tác, thu hoạch, chế biến
Cách làm: + Lựa chọn nhóm thông tin viên thích hợp 5 - 7 người (những


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status