Thực trạng và chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. - Pdf 15

LỜI MỞ ĐẦU
Với nhu cầu ngày càng cao của con người về phương thức trao đổi, thanh toán,
khả năng lưu chuyển tiền tệ và sự lớn mạnh của nền kinh tế thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng, ngày càng có nhiều Ngân hàng ra đời và phát triển.
Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã
từng bước đổi mới và càng khẳng định tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với ngân hàng các nước trong
khu vực và trên thế giới. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội là một ngân hàng bền
vững với cơ sở vốn đủ lớn và tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với văn hóa tín dụng thận
trọng, chính sách và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng tài sản. SHB có khả năng
trở thành Tập đoàn tài chính lớn mạnh trong tương lai.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội,
chi nhánh Hà Nội, phòng giao dịch Minh khai, em đã có một số thông tin cần thiết
để hoàn thành Bản báo cáo thực tập tổng hợp.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm ba phần:
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội.
Phần III: Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện Bản báo cáo thực tập tổng hợp này đã có sự góp
ý, hướng dẫn nhiệt tình của ThS Trần Thị Phương Hiền và được các anh chị trong
công ty đã giúp đỡ tận tình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo và công
ty!
1
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –
HÀ NỘI
• Thông tin chung
• Tên công ty: ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
• Tên tiếng Anh: Sai Gon – Ha Noi Commercial Joint Stock Bank
• Tên viết tắt : SHB
• Trụ sở chính : số 77,Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

chuyển đổi, nhằm tăng vốn điều lệ ngân hàng lên 3.500 tỷ đồng.
Ngày 20/4/2009, 50 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB đã chính thức niêm
yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là SHB.
Ngày 28/01/2010 : SHB chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á (ABA)
Ngân hàng TMCP SHB được thành lập và hoạt động theo tôn chỉ:
• Với khách hàng :Sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng sẽ mang
lại thành công cho SHB,do đó SHB cam kết cung cấp cho khách
hàng các sản phẩm đa dạng an toàn , bảo mật, thân thiện và nhanh
chóng
• Với cổ đông : SHB bảo đảm tăng trưởng liên tục ,có hiệu quả ,gia
tăng giá trị của ngân hàng
• Với nhân viên :SHB mang đến cho các nhân viên môi trường làm
việc tin cậy ,tôn trọng nhau ,tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi
người và văn hóa làm việc hướng tới giá trị tôn vinh những cá nhân
có thành tích cao.
Sau 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành , từ một ngân hàng địa
phương, mạng lưới hoạt động của SHB đã mở rộng với hơn 90 chi nhánh
và phòng giao dịch, 1 hội sở chính, 1 công ty con và 16 chi nhánh cấp một
tại các tỉnh và thành phố trên cả nước. SHB luôn tổ chức nổ lực không
ngừng để mang đến cho quý khách các dịch vụ ngân hàng với chất lượng
tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất, với quyết tâm trở
thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại ,đa năng hàng đầu Việt Nam và là
một Tập đoàn tài chính năm 2015.
• Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị doanh nghiệp
• Cơ cấu tổ chức
3
• Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
3.2.1 bộ máy quản trị
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng

Đề xuất chiến lược thích hợp thông qua việc quản lý danh mục tài sản
nợ - có dựa trên lợi nhuận dự kiến và các rủi ro về lãi suất, rủi ro
thanh khoản, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, các tỷ lệ an toàn vốn và
những rủi ro khác có thể xảy ra.
Hội đồng tín dụng
Hội đồng tín dụng có trách nhiệm xem xét, thẩm định và tư vấn cho
Tổng giám đốc (hoặc phó Tổng giám đốc được ủy quyền) trong việc ra quyết
định cấp tín dụng cho khách hàng theo các quy định tại quy chế của Ngân hàng
nhà nước về cấp tín dụng và theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng
tín dụng do Hội đồng quản trị ban
5
hành.
Hội đồng xử lý rủi ro
− Xem xét và quyết định biện pháp xử lý rủi ro tín dụng đối với các
khoản nợ
thuộc đối tượng phải xử lý nợ theo quy định
− Quyết định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
− Xem xét, báo cáo tình hình theo dõi, lập phương án và thực hiện thu hồi
nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.
3.2.2. Bộ máy điều hành
Ban Tổng Giám đốc
− Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám
đốc. Tổng
Giám đốc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ quy định.
− Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của công
ty. Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị,
kế hoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông thông qua. Kiến nghị
phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty theo
đúng Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị
công ty. Tổng Giám đốc có trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản

• Đặc điểm khách hàng
Khách hàng mục tiêu chính của SHB là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, hiện chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động
trong các lĩnh vực : sản xuất, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ, hàng may mặc, đồ da, hàng gia dụng, dân dụng, nội thất, hàng
điện tử, viễn thông, hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản, sản xuất,
gia công phần mềm,công nghệ cao…
Chú trọng liên kết với các khách hàng là các tập đoàn kinh tế lớn,
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao như
ngành công nghiệp than, công nghiệp cao su, công nghiệp đóng tàu,
giao thông, cảng biển, thủy nhiệt điện, kinh doanh xây dựng địa
ốc…
Hướng đến các khách hàng ở nông thôn, tập trung đầu tư cho các dự
án phát triển chăn nuôi đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Ngoài ra, SHB luôn quan tâm phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng của khách hàng là các hộ kinh doanh cá thể, các
cá nhân và các hộ gia đình.
• Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của SHB là những sản phẩm dịch vụ
• Sản phẩm tiền gửi
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status