LUẬN VĂN: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc - Pdf 15

LUẬN VĂN:

Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong
việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt
Nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc từ trước tới nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu như: "Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam" của GS
Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, 1980); "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của GS
Nguyễn Hồng Phong (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963). Trong các công trình
nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc được hình thành trong lịch sử và vận động tới ngày nay.
Giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ là một bộ phận của giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về truyền thống đạo đức của phụ nữ GS Trần Quốc
Vượng đã có công trình nghiên cứu "Truyền thống phụ nữ Việt Nam" do Nxb Văn hóa
- dân tộc phát hành năm 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về
truyền thống đạo đức người phụ nữ.
Trước những đổi thay không ngừng của đất nước, nhiều chuẩn mực đạo đức
mới ra đời, nhưng cũng nhiều giá trị đạo đức truyền thống dân tộc bị mai một, suy
thoái. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định các giá trị đạo đức truyền thống cần được kế
thừa, phát huy trong điều kiện mới có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: Hội
nghị khoa học "Giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam" do Viện Mác - Lênin và Tạp chí
Cộng sản tổ chức năm 1982 được in trong hai tập sách có tên "Về giá trị văn hóa tinh
thần Việt Nam" do Nhà xuất bản Thông tin lý luận ấn hành năm 1983. Công trình khoa
học công nghệ cấp Nhà nước "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội" (KX-07) trong đó có kết quả của đề tài "Các giá trị truyền thống

và con người Việt Nam hiện nay" (KX-07-02) khẳng định các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cần được phát huy trong giai đoạn cách mạng mới.
Cùng với việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có nhiều
công trình nghiên cứu về đạo đức như "Đạo đức mới" của GS Vũ Khiêu (Nxb Khoa học
xã hội, 1974); "Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới" của GS Tương Lai (Nxb
Sự thật, 1983), và Hội nghị khoa học "Về việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức trong
thời kỳ quá độ" do Ban Đạo đức học - Viện Triết học và ủy ban Khoa học xã hội nhân
văn tổ chức năm 1983, với các chủ đề: Phụ nữ và vấn đề hình thành đạo đức mới, văn hóa

- Xác định được các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát huy; những
yêu cầu, nội dung của các chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ trong giai đoạn
phát triển hiện nay của đất nước.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ
hiện nay ở nước ta.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức truyền thống phụ nữ cần
được kế thừa, phát huy ở đây về mặt tích cực.

Luận văn chủ yếu tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức của
người phụ nữ hiện nay, được nảy sinh từ khi Đảng ta chủ trương tiến hành công cuộc
đổi mới đất nước (1986), qua khảo sát thực tế tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc, vấn đề xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ.
Phương pháp chủ yếu để thực hiện luận văn này là tổng hợp các nguyên tắc
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, trừu tượng - cụ
thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để so sánh đối
chiếu, sử dụng những số liệu của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc đã được công
bố.
6. Cái mới và ý nghĩa của luận văn
Luận văn xác định được những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát
huy đối với người phụ nữ Việt Nam; những yêu cầu, nội dung cơ bản về chuẩn mực
đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ
Việt Nam hiện nay.

thừa qua nhiều thời đại và được nâng cao lên, nhưng cũng có những giá trị có phạm vi

ảnh hưởng và thời gian tồn tại ít hơn. Có những giá trị sẽ mất đi hoặc mờ nhạt dần khi
hoàn cảnh lịch sử thay đổi và có những giá trị mới được hình thành. Những giá trị
chung, phổ biến được coi như phương tiện cơ bản tạo nên sự liên kết các thành viên
trong cộng đồng.
Trong việc nghiên cứu giá trị, ở cấp độ chung nhất giá trị được chia thành giá
trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần được chia thành các loại giá trị cơ bản
như: giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị chính trị, giá trị thẩm mỹ Giá trị đạo đức
được hình thành từ trong lịch sử và trường tồn đến hiện đại, tạo thành giá trị truyền
thống và giá trị hiện đại. Mỗi dân tộc đều có truyền thống của mình do lịch sử để lại.
Truyền thống dân tộc là những đức tính, những lề thói, phong tục đã trở nên ổn định
được đông đảo thừa nhận và đã ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội, được nối dài theo
nhiều thế hệ, qua nhiều đời của dân tộc. Từng dân tộc khác nhau có truyền thống khác
nhau, "giá trị truyền thống dân tộc được cô đúc nên trong suốt quá trình hình thành,
tồn tại và phát triển của dân tộc cho nên có thể nói, giá trị truyền thống là cái thể
hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất cốt lõi văn hóa
dân tộc" [39, tr. 9].
Dân tộc Việt Nam với các điều kiện địa lý, môi trường, lịch sử và xã hội đã
hình thành nên những nét giá trị truyền thống riêng.
Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân
tộc Việt Nam, nó là một dòng chảy liên tục nảy sinh, phát triển trong suốt tiến trình
dựng nước, giữ nước của cha ông ta, và được tích lũy, lưu truyền, chắt lọc, chuyển
giao, tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác. Giá trị đạo đức
truyền thống là cái tồn tại mãi mãi với dân tộc "sau tất cả những gì đã mất đi trong quá
trình vận động" [46, tr. 103].

Từ trước tới nay, việc nghiên cứu để xác định các giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc đã được nhiều người, nhiều nhà khoa học quan tâm.
GS Trần Văn Giàu cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt

thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm:
- Chủ nghĩa yêu nước.
- Lòng thương người.
- Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng sâu sắc.
- Cần cù, tiết kiệm.
Trong hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là
"động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất
trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta" [42, tr. 74]. Chủ nghĩa yêu nước là tình
yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành
động tích cực để phục vụ và đem lại lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân. Nó trở thành
một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao thế hệ kiên
cường, anh dũng hy sinh để giành lại và giữ gìn nền độc lập Tổ quốc, bảo vệ những
phẩm giá của chính con người. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là một giá trị
mà nó còn là cội nguồn, là cơ sở của các giá trị khác, nhất là các giá trị văn hóa.

Yêu nước là giá trị hàng đầu của mỗi con người Việt Nam, nó là thước đo giá
trị nhân phẩm của con người, chi phối mỗi người trong suy nghĩ và hành động. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
[60, tr. 171].
Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì vậy, yêu nước đối với
nhân dân ta trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa để tạo sức mạnh bên trong bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được thể hiện cụ thể ở lòng dũng cảm và ý chí
bất khuất, đó là chủ nghĩa anh hùng. Là những người hết mực yêu hòa bình, yêu tự do,
nên khi bờ cõi bị xâm chiếm, nhân dân bị nô lệ, người Việt Nam "thà hy sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" [59, tr. 480]. Chủ

mẽ hơn bao giờ hết [16, tr. 94].
Tinh thần nhân ái của dân tộc được kết tinh trong con người Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ở Người đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng được kết hợp một cách hài
hòa.

Tính thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là một giá trị được tạo nên từ trong sâu
thẳm văn hóa dân tộc. Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân đẻ ra "bọc trăm trứng"
nói rất rõ tinh thần cùng chung Tổ quốc và tình đồng bào. Trong lịch sử dựng xây đất
nước, người Việt đã phải chung lưng đấu cật, tương trợ hợp tác, giúp đỡ nhau tạo ra
sức mạnh vật chất phi thường chiến thắng thiên tai. Chính từ thực tế các cuộc đấu
tranh với thiên tai và chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã nhận thấy rằng "đoàn kết thì
sống, chia rẽ thì chết", và "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao". Cho nên, có thể nói, tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh lớn lao giúp nhân dân
ta vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và đánh thắng mọi thế lực
xâm lược.
Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và là
biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, là động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp cách mạng
giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta", Người căn dặn mỗi cán bộ đảng viên
" cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình" [63, tr. 510]. Tinh thần đoàn kết cộng đồng là nét quan trọng trong ý thức và
tâm hồn của người Việt Nam. Những lễ hội truyền thống với niềm hân hoan và sự
đồng cảm được tổ chức hàng năm lại thắt chặt thêm mối quan hệ cộng đồng. Cộng
đồng là điểm tựa của người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong hòa bình và
trong chiến tranh.
Cần cù và tiết kiệm là một giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, nó được
hình thành do điều kiện sản xuất và đấu tranh xã hội trong lịch sử dân tộc. Nó thể hiện
ý thức trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống, trong sự nghiệp phát triển đất
nước. Cần cù gắn liền với tiết kiệm, cần mà không kiệm thì cuộc sống trở nên "ăn xổi",
bấp bênh. Kiệm mà không cần thì không có gì để kiệm. Do đó, trong cuộc sống phải

ta, chính là sự đúc kết một cách sâu sắc truyền thống vẻ vang và phẩm giá cao
đẹp đó [88, tr. 90-91].
Từ cách tiếp cận về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ở phần trước và từ
những nhận định trên về truyền thống đạo đức phụ nữ Việt Nam. Có thể rút ra những
nét tiêu biểu của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc biểu hiện ở phụ nữ Việt Nam là:

- Yêu nước, anh hùng, bất khuất.
- Đảm đang.
- Yêu thương chồng con.
- Phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc.
- Trung hậu.
Truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
lên vị trí hàng đầu những giá trị đạo đức cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Hai Bà
Trưng và các nữ tướng của Hai Bà là những phụ nữ Việt Nam đã dựng nên tấm gương
"anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" ngay từ thế kỷ đầu Công nguyên. Cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã "có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc về sau này. Bất kỳ tình huống nào, nhân dân ta quyết giành

độc lập hoàn toàn. Nó là một biểu hiện của sức sống mãnh liệt của dân tộc, và đã góp
phần chỉ rõ con đường sống và tiến bộ của dân tộc ta" [86, tr. 60]. Tiếp nối gương Hai
Bà, những người phụ nữ như bà Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, bà Ba Cai Vàng,
Nguyễn Thị Minh Khai mãi mãi ghi tên trong sử xanh dân tộc.
Trong kháng chiến chống Mỹ phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc,
phụ nữ Việt Nam đã kiên cường, anh dũng đấu tranh với kẻ thù trên các mặt trận sản
xuất, chiến đấu. ở miền Bắc, chị em hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, đóng góp cao nhất sức người, sức của để xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội
chủ nghĩa, hậu phương vững chắc của miền Nam. Hàng chục nghìn phụ nữ trực tiếp
chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các mặt trận theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: "Tất cả vì miền Nam ruột thịt". ở miền Nam, chị em phụ nữ đã đoàn kết cùng
nhau đánh địch dưới mọi hình thức: đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, binh vận,

Dưới chế độ cũ, bao nhiêu nỗi lo chồng chất trên đôi vai mềm mại mà vô cùng
đảm đang của người mẹ, người vợ. Tuy vất vả, nhưng người phụ nữ vẫn dịu dàng,
thương yêu, thủy chung quan tâm chăm sóc đến chồng, đến con. Sự nghèo khổ không
làm giảm đi tình yêu của người vợ đối với chồng, hình ảnh bà Tú Xương cũng là hình
ảnh của người vợ, người mẹ Việt Nam thế kỷ XIX - XX:
Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng [89].

Những người phụ nữ tần tảo đó sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng của mình cho
gia đình. Họ chỉ mong góp phần cho sự sống và thăng tiến của chồng con, mà không
có yêu cầu cho riêng mình.
Không chỉ yêu chồng, phụ nữ Việt Nam còn là người mẹ hiền. Là người vợ, họ
thực hiện chức năng thiêng liêng của người phụ nữ, là điều mà Mác - Ăngghen gọi là
"Sự phân công lao động đầu tiên là sự phân công giữa đàn ông và đàn bà trong việc
sinh con đẻ cái" [58, tr. 104].
Trong gia đình, cùng với người chồng, người phụ nữ là người thường xuyên
trực tiếp nuôi dạy con cái, họ dịu hiền và khéo léo. Hình ảnh người mẹ với những lời
mẹ dạy có ảnh hưởng lâu bền đối với quá trình phát triển của con cái, đặc biệt là trong
lĩnh vực thẩm mỹ, văn hóa gia đình, vai trò của người mẹ chiếm ưu thế tuyệt đối.
Người phụ nữ chính là người thầy, nhà giáo dục đầu tiên của con cái mình.
Chính những lời dạy bảo con cái của người mẹ, những lời ru, câu hát của các
thế hệ bà mẹ Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển tinh
hoa của nền văn hóa dân tộc. Bà mẹ Việt Nam nuôi dạy các con theo tinh thần và ngôn
ngữ Việt. Từ những lời ru, tiếng nói hàng ngày, đến những câu chuyện cổ tích phản
ánh cuộc sống và tâm hồn người Việt đưa con vào giấc ngủ, người mẹ đã truyền cho
con tình yêu quê hương, đất nước, đạo lý làm người nền văn hóa dân tộc đã được
người phụ nữ truyền cho thế hệ mai sau một cách thường xuyên tự giác.
Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc còn thể hiện tài năng của mình trong
văn chương, học thuật nước nhà. Thế kỷ XV, Nguyễn Thị Lộ, vợ nhà anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi là người có tài năng văn học tuyệt vời nên được mời vào triều làm chức

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường đã tác động tích
cực đến tính sáng tạo của mọi người trong việc mưu lợi cho đất nước và cho bản thân.
Kinh tế thị trường với sự tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh
nó tạo ra không gian giao tiếp rộng lớn và phong phú cho từng cá nhân có dịp bộc lộ
mình, thay đổi phương thức và nội dung tư duy cho phù hợp với cơ chế mới. Kinh tế
thị trường đem lại cái nhìn mới về mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức; khắc phục
quan niệm tách rời đạo đức với kinh tế. Dĩ nhiên, không phải đời sống kinh tế được
nâng cao thì đời sống đạo đức tự nó trở nên tốt đẹp hơn, mà còn tùy thuộc vào cách
giải quyết các quan hệ lợi ích thông qua việc thực thi các chính sách kinh tế, xã hội
cho phù hợp quy luật phát triển xã hội.
Việt Nam là nước vốn có lịch sử lâu đời với truyền thống đạo đức của người
phương Đông, lại vừa trải qua mấy chục năm phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung
bao cấp nên khi đi vào kinh tế thị trường có người cho rằng, kinh tế thị trường và đạo
đức là hai mặt luôn đối lập, nó không thể dung hòa. Nếu như kinh tế thị trường phát
triển thì đạo đức truyền thống sẽ bị suy thoái. Có người đưa ra ý kiến rằng, kinh tế thị
trường làm cho con người hoạt động năng động, sáng tạo hơn, sẽ thúc đẩy sự tiến bộ
trong đời sống đạo đức.
Cả hai ý kiến trên đều tuyệt đối hóa mặt tích cực hoặc tiêu cực của kinh tế thị
trường tác động đến đạo đức mà không thấy được mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau giữa chúng. Kinh tế thị trường là phương tiện hữu hiệu để phát triển kinh tế, là
một nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển đạo đức. Nhưng bản thân kinh tế thị
trường tự nó không thể giải quyết được các vấn đề xã hội, thậm chí còn làm nảy sinh

những tiêu cực, suy thoái đạo đức xã hội. Vì vậy, khi nói đến tác động của kinh tế thị
trường đối với đạo đức phải thấy được tính tích cực và tiêu cực của nó đối với đời
sống xã hội nói chung, đời sống đạo đức nói riêng.
Sự tác động của kinh tế thị trường trong lĩnh vực đạo đức nói chung, đạo đức
phụ nữ nói riêng làm biến đổi các giá trị đạo đức. Bên cạnh những biến đổi mang ý
nghĩa tích cực, tiến bộ, cũng xuất hiện không ít những hiện tượng xuống cấp về đạo
đức đáng báo động. Sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức của người phụ nữ

đích, lý tưởng của một số người. Họ xem tiền có thế lực vạn năng, có giá trị gạt bỏ mọi
giá trị khác, tiền là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo giá trị của bản thân và của
người khác, "có tiền thì có tất cả". Với tư tưởng đó làm cho không ít phụ nữ nước ta
đánh mất nhân phẩm của mình, chạy theo đồng tiền bất chấp luân thường đạo lý, toan
tính làm sao để có tiền. Nhiều phụ nữ có quan niệm về giá trị nằm ở những đồ vật và
tiện nghi sang trọng mà đồng tiền đem tới. Vì thế, ngay trong quan niệm về tình yêu,
và hôn nhân vấn đề được xem là thiêng liêng, cao cả thì ngày nay, ở họ nó không còn
có ý nghĩa truyền thống như trước mà đã mai một trước sức mạnh của đồng tiền.
* Sự giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, quá trình mở cửa hội nhập khu vực và
quốc tế đã tạo điều kiện cho nhân dân ta nói chung, phụ nữ nói riêng, tiếp thu những
tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới để bổ sung, làm phong phú và nâng cao
nền văn hóa nước nhà. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập cũng xuất hiện những sách,
báo, phim ảnh không lành mạnh, những ấn phẩm có nội dung bạo lực, tự do tình dục
bằng nhiều con đường ngõ ngách thông qua mở cửa đã xâm nhập vào nước ta, tuyên
truyền cho lối sống thực dụng, hiện sinh, ảnh hưởng tiêu cực tới lối sống, đạo đức của

phụ nữ, làm băng hoại nhân phẩm của chị em. Đồng thời làm cho nhiều giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc, truyền thống đạo đức phụ nữ bị xâm phạm, bị bào mòn trong
thời gian vừa qua. Những ấn phẩm phản văn hóa đó dẫn đến các hoạt động lạm dụng
tình dục phụ nữ và trẻ em, đáng chú ý là tệ nạn xã hội trước đây chỉ diễn ra tự phát,
quy mô nhỏ thì nay có nguy cơ lan rộng và có tính tổ chức cao như hình thành các
nhóm chủ chứa, môi giới, tổ chức các đường đây buôn bán gái mại dâm, ma túy v.v
với quy mô quốc gia và quốc tế. Hoạt động mại dâm khá phổ biến trong các khách sạn,
nhà hàng, điểm karaokê, masseger, các quán "cà phê vườn", mại dâm cùng với ma túy
là những tác nhân làm lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới tính mạng con
người, chúng làm tổn thương nặng nề đến tâm hồn, phẩm giá của người phụ nữ, tác
động tiêu cực đến tâm lý, đạo đức của họ trong cuộc sống.
Từ những nhân tố tác động đến đạo đức của phụ nữ, cho thấy, bản thân các giá
trị đạo đức của người phụ nữ luôn luôn bị thử thách trước tác động của nền kinh tế thị

mới, tạo điều kiện thuận lợi cho họ được học tập, được tham gia hoạt động xã hội, điều
đó đòi hỏi người phụ nữ phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, gương mẫu
trong gia đình và xã hội, trau dồi giá trị đạo đức truyền thống, truyền thống phụ nữ. Vì
vậy, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới của
người phụ nữ là tất yếu khách quan.
Đạo đức mới mà chúng ta xây dựng cho người phụ nữ hiện nay có tiền đề từ
đạo đức truyền thống, song phải chú ý tránh thái độ bảo thủ, đề cao quá mức truyền
thống, xem nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới cũng như thái độ hư vô chủ nghĩa, gạt bỏ mọi
giá trị truyền thống đều là phản khoa học. Thực tế những giá trị trong sáng và tiến bộ của
đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, đạo đức truyền thống phụ nữ nói riêng đã từng
tạo nên ý nghĩa tích cực trong sự phát triển phẩm chất đạo đức phụ nữ nước ta khi xưa,

Trích đoạn Coi trọng giáo dục, tự giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status