Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp - Pdf 13

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI CAM KẾT
Tên em là: : Lê Thị Minh Ngọc
Lớp: : Đầu tư 47A
Mã SV: : CQ472287
Khoa: : Đầu tư
Khoá: : 47
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là do bản thân hoàn
toàn tự nghiên cứu và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thị Mai
Hoa, em không có bất kỳ sự sao chép từ luận văn, chuyên đề khác.
Nếu có sai phạm, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 07 tháng 05 năm 2009
Sinh viên

Lê Thị Minh Ngọc
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ............................................................................... 6
Lời mở đầu ....................................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng và công tác Thẩm
định các dự án đầu tư. .................................................................................................... 2
I. Vài nét khái quát về Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng ..................... 2
1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 2
2. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................... 3
3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 4
4. Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................. 5
4.1. Huy động vốn ................................................................................ 5
4.2. Dư nợ tín dụng .............................................................................. 7
4.3. Thanh toán quốc tế ........................................................................ 8

1. Quy trình thẩm định ................................................................................... 23
2. Phương pháp thẩm định ............................................................................. 24
2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự ......................................... 24
2.2.Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu ............................... 25
2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy ................................................. 25
2.4. Phương pháp quán triệt rủi ro .................................................... 26
2.5. Phương pháp dự báo ................................................................... 27
3. Nội dung thẩm định ................................................................................... 27
3.1. Thẩm định khách hàng ................................................................ 27
3.2. Thẩm định dự án ......................................................................... 32
4. Ví dụ minh họa: Thẩm định dự án “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy in
công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp” .................................................. 45
4.1. Giới thiệu dự án đầu tư ............................................................... 45
4.2. Giới thiệu chung về khách hàng .................................................. 47
4.3. Thẩm định khách hàng ................................................................ 48
4.4. Thẩm định dự án vay vốn ............................................................ 52
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4.5. Nhận xét về công tác thẩm định dự án “Dự án đầu tư xây dựng nhà
máy in công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp” ........................... 68
III. Đánh giá công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại
Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng .......................................................... 70
1. Kết quả đạt được ........................................................................................ 71
1.1. Quy trình thẩm định .................................................................... 71
1.2. Phương pháp thẩm định .............................................................. 71
1.3. Nội dung thẩm định ..................................................................... 71
1.4. Cán bộ thẩm định ........................................................................ 71
1.5. Thông tin trong quá trình thẩm định ........................................... 72
2. Tồn tại và nguyên nhân ............................................................................. 72
2.1. Tồn tại ......................................................................................... 72

Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng của PGD Hai Bà Trưng...................................7
Bảng 3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của PGD Hai Bà Trưng.........................8
Bảng 4 Dự án đầu tư vay vốn phân theo ngành, lĩnh vực...................................16
Bảng 5 Dự án đầu tư vay vốn phân theo loại hình doanh nghiệp........................17
Bảng 6: Tình hình thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp..........................19
Bảng 7 Tài sản và nguồn vốn..............................................................................49
Bảng 8 kết quả sản xuất kinh doanh: năm 2004 và năm 2005............................50
Bảng 9 Các hệ số tài chính..................................................................................50
Bảng 10. Danh mục máy móc, trang thiết bị.......................................................44
Bảng 11. hiệu quả dự án đầu tư...........................................................................64
Bảng12. phân tích độ nhạy của dự án..................................................................65
Bảng 13: Nguồn hoàn vốn chung của dự án........................................................66
Bảng 14: Nguồn hoàn vốn vay của dự án............................................................66
Bảng 15: Kế hoạch vay và trả nợ.................................................................................................67
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Lời mở đầu
Tài chính, ngân hàng là huyết mạch, là phong vũ biểu phản ánh sức khoẻ của mỗi
nền kinh tế. Đối với Việt Nam - nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, hệ thống tài
chính, ngân hàng càng có vai trò quan trọng hơn, đặc biệt trong huy động, khai thác mọi
nguồn lực nhàn rỗi để đầu tư hiệu quả vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH, chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước đòi hỏi phải triển khai ngày càng
nhiều các dự án đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu phát triển cần có một khối lượng vốn lớn cả
trong và ngoài nước, nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho
vay của các ngân hàng thương mại đang ngày càng phổ biến và cơ bản đối với mỗi cá
nhân, mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư lớn cộng với bối cảnh tình
hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận
động theo những xu hướng trái chiều, điều này đã đặt ra một thách thức không nhỏ đối

Việc thành lập chi nhánh Chợ Hôm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói
chung, huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế, phát
triển mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp.
Ngày 19/06/1998, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam đã ký quyết định số 340/QĐ-NHNN-02 về việc đổi tên chi nhánh Chợ
Hôm thành chi nhánh Hai Bà Trưng.
Sau khi Quyết định 888/2005/QĐ/NHNN ngày 16-06-2005 của Ngân hàng Nhà
nước ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi
nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại có hiệu lực, cơ
cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT đã có nhiều biến động. Ngày 31/01/2008, Tổng
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký quyết định
số 138/QĐ-NHNN-TCCB về việc điều chỉnh chi nhánh Hai Bà Trưng từ chi nhánh cấp
2 thành PGD Hai Bà Trưng.
Được thành lập khi mà tên cũng như uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp đã được
nhiều cá nhân, tổ chức biết đến, lại nằm ngay ở trung tâm đông dân cư, PGD Ngân hàng
No&PTNT Hai Bà Trưng đã có những thuận lợi bước đầu. Song ngay từ khi mới thành
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
lập, PGD Hai Bà Trưng đã sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các
Ngân hàng, các chi nhánh Ngân hàng khác đã có bề dày hoạt động kinh doanh.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà
trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần vào việc đổi mới nông thôn ngoại
thành Hà Nội, PGD Hai Bà Trưng đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho
các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp.
Bên cạnh việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát
triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, PGD Hai Bà Trưng đã bắt đầu triển khai nghiệp
vụ thanh toán quốc tế, góp phần vào việc khai thác nhiều loại ngoại tệ để đáp ứng nhu
cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Ngoài những nhiệm vụ chính: huy động vốn, cho vay ngắn, trung, dài hạn…PGD

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ
trong phạm vi địa bàn trong quy định.
3. Cơ cấu tổ chức
Trước ngày 31/01/2008, chi nhánh Hai Bà Trưng có tất cả 40 cán bộ công nhân
viên. Sau ngày 31/01/2008, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT có nhiều thay đổi.
Tổng số cán bộ công nhân viên của PGD Hai Bà Trưng là: 18 người. Trong đó:
- Trình độ Đại học: 15 người
- Trình độ cao đẳng: 1 người
- Trình độ trung cấp: 2 người
oĐược bố trí và sắp xếp như sau
- Ban Giám đốc gồm: + 1 Giám đốc
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
4
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Ngân quỹ
Phòng tín dụng và
thanh toán quốc tế
Phòng Kế toán và
giao dịch
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
+ 1 Phó giám đốc
- Phòng kế toán-giao dịch: 6 người
- Phòng Ngân quỹ: 2 người
- Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: 6 người
- Bảo vệ: 2 người
4. Tình hình hoạt động kinh doanh
Những năm qua, PGD Hai Bà Trưng đã không ngừng mở rộng quan hệ khách
hàng, đầy mạnh công tác tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án,
các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó,

tăng 37,7% so với năm 2005. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 35,5%, tiền
gửi của dân cư tăng 3% so với năm 2006. Việc gia tăng tiền gửi của dân cư và các tổ
chức kinh tế cho thấy niềm tin và uy tín của chi nhánh đối với khách hàng ngày càng
cao.
Năm 2008, công tác huy động vốn của chi nhánh gặp phải nhiều khó khăn như
việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chi nhánh Hai Bà Trưng điều chỉnh thành PGD Hai Bà
Trưng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn. Hơn nữa, cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từ khủng hoảng tài chính ngân hàng của Mỹ
cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù, chưa
có những tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính Việt Nam, song cuộc khủng hoảng
cũng đã làm suy giảm lòng tin của người dân và các tổ chức đối với hoạt động ngân
hàng. Do đó mà việc huy động vốn trong năm qua gặp nhiều khó khăn, khiến cho tổng
nguồn vốn huy động được trong năm 2008 giảm 43589 triệu VNĐ tương ứng với 7,9%
so với năm 2007.
Trong tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn các năm luôn chiếm tỷ lệ cao, trung bình
trên 88,9%. Điều đó cho thấy sự tin tưởng của khách hàng vào hoạt động của ngân hàng
No&PTNT nói chung và của PGD Hai Bà Trưng nói riêng. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn cao,
tạo điều kiện ổn định nguồn vốn huy động được của ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân
hàng thực hiện cho vay trung và dài hạn.
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
4.2. Dư nợ tín dụng
Huy động và cho vay là hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các ngân hàng
thương mại. Với trọng tâm hàng đầu là đẩy mạnh cho vay, đi đôi với nâng cao chất
lượng tín dụng, hoạt động tín dụng tại PGD Hai Bà Trưng đã có nhiều khởi sắc.
Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng của PGD Hai Bà Trưng
Đơn vị: Triệu VNĐ
chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng dư nợ

7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
rủi ro lớn, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, PGD đã thực hiện cho
vay ngắn hạn với tỷ lệ nhiều hơn.
4.3. Thanh toán quốc tế
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc các tổ chức, các doanh
nghiệp tham gia hoạt động, buôn bán quốc tế trở nên rất phổ biến. Do đó, nhu cầu thanh
toán quốc tế trở nên rất cần thiết.
Trong hoạt động thanh toán nhập khẩu, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) đang là
hình thức phổ biến. Năm 2006, PGD Hai Bà Trưng đã mở 23 L/C và 1 món thông báo
nhờ thu với tổng giá trị 4.280.000 USD cho các nhu cầu nhập khẩu như: sắt, thép, phân
bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…; 7 món thông báo L/C và 1
món gửi nhờ thu xuất khẩu các loại hàng hoá như: cao su, cà phê, một số mặt hàng nông
sản… với tổng trị giá 313.068 USD, và đã thanh toán hàng nhập cho 38 món với tổng trị
giá 5.602.456 USD.
Sang năm 2007, PGD đã thực hiện mở 27 L/C và 6 món thông báo nhờ thu với
tổng giá trị 7.986.120 USD cho các nhu cầu nhập khấu, 6 món thông báo L/C xuất khẩu
với tổng trị giá 297.188 USD và đã thanh toán hàng nhập khẩu qua chuyển tiền tổng trị
giá 687.986 USD.
Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cùng với đà tăng trưởng của hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của PGD Hai Bà Trưng có xu hướng tăng.
Bảng 3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của PGD Hai Bà Trưng
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Doanh số mua 83549 91201 111472 42489
Doanh số bán 83415 91107 111424 42336
(Nguồn: Báo cáo cân đối kinh doanh các năm của PGD Hai Bà Trưng)
Doanh số mua và bán từ năm 2005 đến năm 2007 liên tục tăng. Năm 2006 tăng
9,2% so với năm 2005, năm 2007 doanh số mua và bán tăng 22,3% so với năm 2006.

Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
+ Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty
cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện
quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự;
+ Các cá nhân: Hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh;
- Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài
1.1.2. Đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay
- Những đối tượng không được cho vay
+ Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Ngân
hàng No&PTNT Việt Nam;
+ Cán bộ, nhân viên của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
thẩm định, quyết định cho vay;
+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc,
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam;
+ Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh các cấp;
+ Vợ hoặc chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh các
cấp.
- Những nhu cầu vốn không được cho vay
+ Để mua sắm tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua
bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
+ Để đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm;
1.1.3. Hạn chế cho vay
- Theo quy định, ngân hàng cho vay thuộc hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện
ưu đãi về lãi suất, mức cho vay, đối với những đối tượng sau:
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
10

• Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ cụ thể như sau:
Cho vay ngắn hạn: Khách hàng vay vốn phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng
nhu cầu vốn.
Cho vay trung dài hạn: Khách hàng vay vốn phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong
tổng nhu cầu vốn.
+ Khách hàng phải có tình hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả và có lãi, trong
trường hợp bị lỗ thì khách hàng phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ
trong thời hạn cam kết.
+ Khách hàng phải không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân
hàng No&PTNT Việt Nam.
+ Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn của
Ngân hàng.
- Khách hàng có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi,
có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm theo phương án trả
nợ khả thi.
- Khách hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của
Chính phủ, NHNN VN và hướng dẫn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
1.3. Thời gian thẩm định/tái thẩm định và quyết định cho vay
1.3.1. Đối với các dự án trong quyền phán quyết
Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá
15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ
hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, ngân hàng phải quyết định
và thông báo việc cho vay hay không cho vay với khách hàng.
Nếu quyết định không cho vay, ngân hàng phải thông báo với khách hàng bằng
văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.
1.3.2. Đối với các dự án vượt quyền phán quyết
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Hàng quý và năm, Phòng kế hoạch tổng hợp và Ban Tài chính-kế toán tính toán
xác định chính xác mức vốn tự có, tham mưu cho Tổng Giám đốc Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam ký thông báo mức vốn tự có cho các phòng, ban Trung tâm điều
hành và các ngân hàng cho vay để theo dỗi thực hiện.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vượt 15% vốn tự có của Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam, Tổng Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam ký trình Thống
đốc NHNN VN và Thủ tướng chính phủ trình duyệt sau khi thẩm định dự án vay vốn
thấy đảm bảo đủ điều kiện cho vay.
1.5. Quy định về trả nợ gốc và lãi vay
Các kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi) của khoản vay, gồm cả thời gian ân hạn, và số tiền
gốc trả nợ cho mỗi kỳ hạn được thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng căn cứ vào:
- Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khách hàng.
- Khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng.
Các thông báo về khoản nợ gốc và lãi đến hạn được ngân hàng cho vay gửi tới
khách hàng trước ít nhất 5 ngày.
Khách hàng có khả năng có thể trả nợ trước hạn, số lãi phải trả chỉ tính từ ngày
vay đến ngày trả nợ. Ngân hàng có thể thu nợ trước kỳ hạn nếu:
- Khách hàng đồng ý trả nợ trước hạn
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
- Khách hàng vi phạm các cam kết về quản lý, sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay
được ngân hàng giao cho quản lý.
1.6. Lãi suất
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc
quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của
ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn.
Lãi suất cho vay, lãi suất ưu đãi, lãi suất quá hạn được xác định căn cứ vào:
- Biểu lãi suất cho vay của ngân hàng
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
14

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
2.1. Dự án đầu tư vay vốn phân theo ngành, lĩnh vực
Bảng 4 Dự án đầu tư vay vốn phân theo ngành, lĩnh vực
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Ngành xây dựn g công nghiệp
Số dự án 4 3 5 5
Số tiền 51902 57552 61402 55686
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 36,99% 41% 37,22% 39%
Công nghiệp chế biến
Số dự án 7 16 14 14
Số tiền 35125 40712 48726 43826
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 25,04% 29,01% 29,53% 30,69%
Thương mại dịch vụ
Số dự án 16 14 15 17
Số tiền 40568 33285 38943 27298
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 28,92% 23,71% 23,61% 19,12%
GTVT & TTLL
Số dự án 5 4 4 5
Số tiền 12703 8818 10920 7430
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 9,05% 6,28% 6,62% 5,2%
Công nghiệp khai thác mỏ
Số dự án 0 0 1 2
Số tiền 0 0 4982 8546
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 0 0 3,02% 5,99%
Tổng số dự án 32 37 39 43
Tổng dư nợ cho vay theo dự án 140298 140367 164973 142786
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Hai Bà Trưng)
Số lượng các dự án vay vốn tại ngân hàng liên tục tăng. Năm 2005, tổng số dự án
vay vốn tại ngân hàng là 32 dự án. Sang năm 2006, tổng số dự án đã tăng lên tới 37 dự

Công ty TNHH
Số dự án 10 11 11 12
Số tiền 49024 47235 47597 46502
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 34,94% 33,65% 28,85% 32,57%
Doanh nghiệp tư nhân
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Số dự án 8 11 13 15
Số tiền 42458 45932 57236 59037
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 30,26% 32,72% 34,7% 41,35%
Công ty cổ phần
Số dự án 7 10 12 13
Số tiền 31936 38832 51626 34205
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 22,77% 27,67% 31,29% 23,95%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Số dự án 2 1 1 0
Số tiền 9865 3753 5400 0
Tỷ lệ vốn vay/Tổng dư nợ cho vay 7,03% 2,67% 3,27% 0
Tổng số dự án 32 37 39 43
Tổng dư nợ cho vay theo dự án 140298 140367 164973 142786
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Hai Bà Trưng)
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế-xã hội, ngân hàng đã tích cực mở
rộng cho vay tới các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, số dự án vay vốn của các công
ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tăng. Năm 2005, số dự án vay vốn của
các công ty cổ phần là 7 dự án, năm 2006 đã tăng lên 10 dự án. Đến cuối năm 2008, số
dự án vay vốn của các công ty cổ phần là 13 dự án, tăng 6 dự án so với năm 2005.
Số lượng và quy mô các dự án vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân giai đoạn
2005-2008 liên tục tăng. Về số lượng, từ 8 dự án năm 2005, số dự án vay vốn của các

Tỷ lệ các dự án được chấp nhận vay vốn giảm. Việc từ chối cho vay ở một số dự
án là do các nguyên nhân như: hồ sơ vay vốn không đầy đủ và không bổ sung hoặc bổ
sung không đủ theo yêu cầu; do lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức
tín dụng khác không tốt; do dự án không khả thi, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính không
đáp ứng được yêu cầu; tài sản đảm bảo không đủ yêu cầu, rủi ro lớn cho ngân hàng…
Điều này cho thấy chất lượng của công tác thẩm định đang ngày càng được nâng cao,
không còn tình trạng cho vay tràn lan, thực hiện đúng trọng tâm đẩy mạnh cho vay, đi
đôi với nâng cao chất lượng tín dụng mà ngân hàng đã đề ra.
Lê Thị Minh Ngọc Lớp:Đầu tư 47A
19

Trích đoạn Thẩm định khách hàng Thẩm định dự án Giới thiệu dự án đầu tư Giới thiệu chung về khách hàng Kết quả đạt được
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status