Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá trôi việt nam cirrhinus molitorella tại trại giống hòa sơn huyện phú bình tỉnh thái nguyên - Pdf 13


1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng
thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô
Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa
trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 3.542,6km
2
(theo số liệu thống kê năm 2003). Dân số năm 2005 có
1.109 nghìn người, mật độ trung bình 313 người/km
2
. Đơn vị hành chính bao
gồm: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện: Định Hóa, Phú
Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Bình, Phổ Yên.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
 Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc-Nam và thấp
dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa
mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi
dựng đứng và kéo dài theo hướng tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên
còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Cạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam
đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao

sông suối kênh mương có khoảng 12.000 ha là nguồn cung cấp nước cho canh
tác nông nghiệp là nơi sinh sống của các loài cá tự nhiên và có thể sử dụng
diện tích mặt nước này để nuôi cá lồng, bè.
1.1.1.3. Giao thông
Trại giống thủy sản Hòa Sơn nằm trên địa bàn huyện Phú Bình, Tỉnh
Thái Nguyên. Trung tâm nằm cách quốc lộ 37 Bắc Giang - Thái Nguyên 1 km,
và cách quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên là 15 km. Do đó rất thuận lợi cho
giao thông đi lại.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm
Trung tâm thuỷ sản Thái Nguyên hiện đang quản lý: Trạm thuỷ sản Núi
Cốc, Trại cá giống Cù Vân, Trại cá giống Hoà Sơn. Trong đó trại cá giống
Hòa Sơn được thành lập từ năm 1982. Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, đến
nay trại cá giống Hòa Sơn là đơn vị trực thuộc trung tâm thuỷ sản Thái Nguyên
là đơn vị sự nghiệp có thu với cơ cấu tổ chức hiện đại.

3
Trung tâm được khởi công xây dựng từ 1982. Sau 27 năm hoạt động
sản xuất, cho đến năm 2009 trại cá giống Hòa Sơn được đầu tư nâng cấp, hiện
nay đã có cơ sở sản xuất khá thuận lợi. Sau khi được đầu tư nâng cấp, doanh
thu của trại ngày một tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng lên.
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay có 16 người, 100% được đào
tạo từ trung cấp nghề nuôi trồng thủy sản trở lên.
Diện tích đất đai tài sản là 33945m
2
trong đó diện tích mặt nước NTTS
là 27666m
2
còn lại là đất chuyên dùng, đất mương tưới tiêu và ao chứa nước.
Tổng số có 23 ao trong đó 22 ao sản xuất, 01 ao chứa nước 720m

thần đoàn kết thống nhất của cả tập thể xác định được đối tượng nuôi chính,
được sự giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của trung tâm thủy sản, được sự phối kết
hợp của các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh. Do vậy năm nào cũng hoàn thành
kế hoạch trước 1 tháng và năm sau cao hơn năm trước 8 - 10%.
1.1.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng
Tổng diện tích mặt bằng trung tâm là 33945m
2
.
Trên mặt bằng này được bố trí các hạng mục công trình sau: Nhà điều
hành 150 m
2
, nhà sinh sản nhân tạo 300m
2
.
* Đường giao thông nội bộ: Gồm 2 tuyến chính:
- Tuyến chính có tổng chiều dài 52 m.
- Tuyến phụ có tổng chiều dài 162,26m.
* Hệ thống kênh cấp nước:
- Kênh cấp nước ngoài trung tâm có tổng chiều dài 162m trong đó kênh
số 1 là 102m, kênh số 2 là 60m.
- Các mương cấp nước vào ao với tổng chiều dài là 325 m.
Hàng rào bảo vệ trung tâm có tổng chiều dài là 326m.
* Hệ thống ao:
Tổng số ao là 23 cái với tổng diện tích là 28.386 m
2
. Ao có diện tích
rộng, đa số ao có diện tích rộng hơn 500 m
2
với mức nước trung bình là 1,2m
tối đa tới 1,5m.

- Tiếp nhận, ứng dụng công nghệ mới về sản xuất giống thuỷ sản, xây
dựng mô hình trình diễn về giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất
giống thuỷ sản cho các cơ sở và nhân dân.
- Phát triển chọn lọc giống thuỷ sản bố mẹ và hậu bị thuần chủng sạch
bệnh từ giống ông bà cung cấp cho các trại giống thuỷ sản trong tỉnh và khu
vực sản xuất ra con giống chất lượng cao để nuôi thương phẩm.
- Sưu tập, nuôi giữ giống thuỷ sản bản địa để bảo tồn nguồn gen.
- Tham gia sản xuất cá giống cung cấp cho nhu cầu NTTS của tỉnh.
- Nhận lưu giữ các dòng cá gốc có chất lượng cao từ các trung tâm
giống trung ương và tái tạo cung cấp cho các cơ sở sản xuất cá giống trong
tỉnh và khu vực làm cá bố mẹ.
- Khai thác điều kiện thuận lợi của môi trường thiên nhiên của tỉnh để
ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học trong và ngoài

6
nước nhằm tiếp tục kiểm nghiệm, hoàn thành quy trình nuôi các giống thuỷ
sản cho địa phương.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến về sản xuất một số giống thuỷ sản thông
thường hiện có và mở rộng một số loài thuỷ đặc sản tại địa phương nhằm gia
tăng nguồn lợi.
- Sản phẩm chủ yếu: sản xuất tất cả các đối tượng truyền thống trong đó
xác định 2 đối tượng chính là cá chép và cá rô phi đơn tính, làm một số việc
khác khi cấp trên giao.
Tổng sản lượng các loại cá hàng năm như sau:
- Cá bột từ 10 triệu con năm 2008 tăng dần cho tới đạt 50 triệu vào
năm 2011.
- Cá hương từ 2 triệu con năm 2008 tăng dần cho tới đạt 5 triệu vào
năm 2011.
- Cá giống từ 6 vạn con năm 2008 tăng dần cho tới đạt 5 triệu vào
năm 2011.

1.2.1. Nội dung thực tập
- Cùng với cán bộ công nhân viên của trung tâm tham gia vào công tác
phục vụ sản xuất của trung tâm.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình kỹ thuật, các
phương pháp tiên tiến vào sản xuất tại trung tâm.
- Kết hợp giữa phục vụ sản xuất và đề tài nghiên cứu, không ngừng
nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề của bản thân.
- Tìm hiểu được quy trình sản xuất giống cá trôi Việt Nam.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
- Lên kế hoạch phù hợp giữa nội dung của đề tài thực tập tốt nghiệp với
tình hình, lịch làm việc và sản xuất của trung tâm.
- Ghi chép và theo dõi các công việc hàng ngày.
- Cùng với cán bộ công nhân viên trong trại thực hiện quy trình sản
xuất cá trôi Việt Nam và theo dõi, ghi chép vào nhật ký thí nghiệm.

8
1.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Bảng 1.1: Những công việc và kết quả đạt được
STT
Nội dung công việc
1
Vệ sinh, tu sửa bể ấp trứng
Số lượng bể: 10
2
Vệ sinh và tu sửa ao ương cá giống
10
3
Tham gia điều trị một số bệnh ở cá
Tỷ lệ khỏi là 98%
4

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm
nhất định tới việc phát triển ngành thủy sản. Theo báo cáo mới nhất của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành thủy sản nước ta đang được đánh
giá là một trong những ngành mũi nhọn, góp một phần quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Được thiên nhiên ưu ái, Việt Nam có một tiềm năng to lớn trong việc
nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy, hải sản. Với trên 3260 km bờ biển và với
vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km
2
, có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ cùng
nhiều eo vịnh, nhiều đầm ao nước lợ, mặn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ngành thủy sản nói chung.
Trong vòng 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước
phát triển nhanh, mạnh và vững chắc kể từ khi có chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo sự định hướng
của Nhà nước. Việc đầu tư nước ngoài và tự do thương mại đã góp phần tăng
vào sự tăng trưởng đáng kể về kim nghạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản
nói chung. Đây là kết quả của sự thay đổi chính sách và cách thức quản lý hợp
lý, cũng như sự nhìn nhận đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với các công
ty tư nhân. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đứng thứ ba về giá trị với
trên 4,95 tỷ đô la, tăng 16,4 % so với năm 2009 và đóng góp 11 % vào thu
nhập quốc gia. Ước tính có khoảng 3,4 triệu người có thu nhập trực tiếp từ
hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.

10
Các sản phẩm của ngành thủy sản nói chung rất đa dạng, trong đó cá
được coi là những sản phẩm chủ đạo. Cá trôi là loài cá nước ngọt đặc sản,
thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon, rắn chắc, có khả năng
thích ứng rộng với điều kiện môi trường nên được người dân ưa chuộng,
đồng thời cá trôi cũng là một bài thuốc bổ dân gian. Vì vậy, cá trôi được coi

 Phân bố
Cá Trôi (Cirrhinus molitorella) là một loài cá nước ngọt thuộc gia đình
Cá chép (Cyprinidae) rất phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam
Á. Cá đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng và trở thành một trong những loài cá
được nuôi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Hoa, Việt Nam, Thái
Lan trong các môi trường nhân tạo từ quy mô nhỏ như ao, hồ cá gia đình đến
các trại nuôi công nghiệp để khai thác thương mại [13].
Cá Trôi phân bố trong vùng Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, Thái
Lan tại lưu vực các sông Trân Châu (Pearl river, Trung Hoa) Mekong, Chao
Phraya (Thái lan), sông Hồng…
Tại Việt Nam, cá phân bố tự nhiên chủ yếu ở các sông, suối trong vùng
đồng bằng, cao nguyên và được nuôi khắp nơi trong các ao, hồ, đầm, và trong
cả các ao cá gia đình ở phía Bắc. Cá Trôi thường được nuôi ghép chung với
các loại cá kinh tế khác như cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ… Cá sinh sống ở
vùng nước có độ sâu khoảng 5 - 20 m (Trần Đình Luân, 1995) [6].
2.2.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cá có thể dài đến 30 cm, thân hình thoi dẹp. Chiều dài của thân gấp 3,3 -
3,8 chiều cao. Ngực và bụng tròn. Đầu lớn vừa, ngắn và rộng. Mõm tù miệng
dưới nằm ngang, hơi uốn cong, có 2 cặp râu: Một đôi râu mồm dài và một đôi

12
râu hàm tương đối nhỏ. Mắt nằm chếch trên và ở phần nửa trước đầu. Răng
mọc chen chúc, có đỉnh hình móc (Nguyễn Duy Khoát, 2003) [4].
Vây lưng khá cao, không có tia gai cứng, viền sau vây hơi lõm xuống.
Vây ngực nhỏ hơn vây bụng. Vây hậu môn ngắn.Vây đuôi chẻ sâu. Các vây
đều màu xám. Thân phủ vẩy tròn to: có khoảng 7 - 8 vẩy ở phía trên vây
ngực có sắc tố màu xanh - đen tạo thành những đốm đen nhỏ. Thân cá lưng
màu xám xanh nhạt hay xám nâu, phía bụng trắng nhạt hơn (Trần Mai Thiên,
1996) [10].
2.2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng

vịnh nông của sông, hoặc vùng cạn của hồ chứa, nơi có nguồn thức ăn phong
phú. Khi nhiệt độ môi trường hạ xuống dưới 14
0
C nó sẽ lặn xuống dưới đáy
ao và tìm các vũng sâu để trú đông. Cá trôi cũng có tập tính di cư sinh sản.
Cá trôi thích sống ở những nơi giàu dinh dưỡng với lượng vật chất tiêu
hóa oxy lớn hơn 20 mg/ lít. Nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển là 30 - 32
0
C,
cá chết lạnh ở nhiệt độ từ 5 - 7
0
C (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2009) [8].
2.2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Trong môi trường tự nhiên, khoảng thời gian cuối Xuân, đầu Hè, cá
thành thục di chuyển từ vùng hạ lưu các sông ngược lên vùng trung lưu, tìm
các vùng nước có lưu lượng cao hay chảy mạnh có những điều kiện thích hợp
để đẻ trứng. Sức sinh sản của cá trôi khá cao: Cá nặng 1 kg có thể cho đến
100 ngàn trứng. Sức sinh sản tuyệt đối của cá rất lớn và tỷ lệ thuận với trọng
lượng và kích thước của cá bố mẹ. Trứng trôi xuôi về hạ lưu để nở. Tại Bắc
Việt Nam, trên các sông lớn như sông Thao, sông Đà, hạ lưu sông Hồng và tại
các hồ như hồ Thác Bà, hồ Ba Bể số lượng cá do bị đánh bắt quá mức đã bị
sút giảm đến mức báo động (Nguyễn Tường Anh, 2005) [1].
Cá đẻ trứng trôi nổi ở nơi nước chảy và quẩn. Do vậy vào mùa sinh sản
cá thường di cư từ hạ lưu lên vùng trung lưu và thượng lưu sông. Cá thường
đẻ ở nơi giao lưu của hai dòng nước, lòng sông hẹp, đáy nhiều cát sỏi. Cá trôi
dẻ trứng với con lũ khi nước dâng đạt gần độ cao. Khi nước đứng hoặc nước
xuống cá ngừng đẻ. Khi cá đẻ thường tập trung thành đàn đông và phát ra
tiếng kêu u.u.u [13] từng đợt rất rõ. Cá trôi dễ nuôi, là đối tượng nuôi quan
trọng trong tập đoàn cá nuôi trong các ao, hồ, đầm. Cá không sinh sản được
trong điều kiện nước tĩnh. Nguồn cá giống cung cấp cho sản xuất là từ vớt tự

Phân bố ở sông suối, đầm hồ của các tỉnh phía Bắc. Cá được nuôi phổ
biến trong các ao, đầm, hồ tự nhiên và hồ chứa. Cá cũng được di giống vào
nuôi ở các tỉnh phía Nam và cho kết quả khả quan. Cá có chất lượng thịt
ngon, sản lượng cá tự nhiên cao. (Mai Đình Yên, 1983) [11].

15
Cá đang lưu giữ có nguồn gốc từ tự nhiên, đây là đàn cá nhập lại năm
2004 của Trung tâm giống thủy sản Phú Tảo (cũ).
Hiện nay cá được nuôi phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng trên cả nước,
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Việc nghiên cứu sản xuất giống
là việc cần thiết và quan trọng nhằm phát triển nghề nuôi cá nói chung và nuôi
cá trôi nói riêng.
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cá trôi Việt Nam
- Quy trình sản xuất cá trôi Việt Nam
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm:
Trại giống thủy sản Hòa Sơn, Trung tâm giống thủy sản Thái Nguyên,
tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành:
Từ tháng 12/6/2011 - tháng 11/ 6/ 2012
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.3.3.1. Quy trình sản xuất cá Trôi Việt Nam thực hiện như sau
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá Trôi Việt Nam tại Trại giống thủy
sản Hòa Sơn, Trung tâm giống thủy sản Thái Nguyên, tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.
* Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ.
* Quy trình sinh sản nhân tạo.
* Quy trình ương nuôi cá Trôi Việt Nam giai đoạn từ cá bột lên hương.


Hình 2.2: Quy trình sản xuất cá Trôi
- Yêu cầu thức ăn, điều kiện ngoại cảnh của cá trôi Việt Nam.
- Kỹ thuật lựa chọn cá trôi Việt Nam bố mẹ và kỹ thuật nuôi vỗ.
- Kỹ thuật thu và ấp trứng.
- Kỹ thuật ương, nuôi cá hương.
- Kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn cá sử dụng làm giống.
Lựa chọn cá giống
Hệ thống công trình nuôi
và trang thiết bị
Công tác vệ sinh trại
và ao ương
Kỹ thuật tuyển chọn
và nuôi vỗ cá bố mẹ
Chuẩn bị nước
Xử lý cá bột
Kỹ thuật thu và ấp trứng
Ương cá giống
Cách phòng trị bệnh

17
2.3.4. Phương pháp tiến hành
2.3.4.1. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
* Chuẩn bị ao nuôi vỗ
Muốn có cá bố mẹ tốt, chất lượng trứng cũng như cá bột sau này tốt thì
trước khi cho cá bố mẹ đẻ cần phải nuôi trong điều kiện đặc biệt, nuôi
trong ao vỗ.
Về kích thước của ao nuôi vỗ, tùy theo mục đích sản xuất mà thiết kế
ao nuôi cho phù hợp. Trung bình, cứ sản xuất 5 triệu cá trôi bột/năm thì kích
thước ao nuôi vỗ cần khoảng 1200 - 1600 m

trọng lượng cá và cứ 1 tuần, bón thêm 3,5 kg phân chuồng hoại cho 100 m
2

ao. Đến thời kỳ chuẩn bị kích thích đẻ thì khẩu phần tinh bột tăng lên

18
100% và không dùng khẩu phần đạm. Cứ vỗ như vậy từ tháng 7 đến tháng 9,
cá cái sẽ mang bầu và có thể kích thích cá đẻ được.
Để có thể tận dụng thức ăn thừa, ta có thể thả thêm cá mè trắng bố mẹ
hay cá mè thịt, không nên thả cá chép hay cá trắm vì chúng cạnh tranh thức ăn
cùng cá trôi.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Các yếu tố môi trường
+ Đối với nhiệt độ thì đo 1 lần / 1 ngày bằng test thử
+ Đối với DO thì đo 1 lần / 1 ngày bằng test thử
+ Đối với pH thì đo 1 tuần / 1 lần bằng test thử
- Mức độ thành thục
Số lượng cá thành thục (con)
+ Tỷ lệ thành thục (%) = x 100
Số cá đưa vào nuôi vỗ (con)

KL tuyến sinh dục (g)
+ Hệ số thành thục (%) = x 100
KL cá mẹ đã bỏ ruột (g)

2.3.3.2. Quá trình sinh sản nhân tạo
* Chọn cá Trôi thành thục cho đẻ
- Chọn cá Cái cho đẻ:
Loại bớt một số con cá cái không đủ tiêu chuẩn cho đẻ, chẳng hạn như
bị bệnh, yếu Nên chọn những con cá cái bụng to mềm, trông rõ buồng

nên cấp nước quá mạnh vì có thể làm cho cá bố mẹ hoạt động nhiều, không
có lợi cho sức khỏe của cá. Cho nước chảy với lưu tốc nhỏ để kích thích cá bố
mẹ và cung cấp đầy đủ oxy cho bể.
+ Khi cá đẻ cho nước chảy nhẹ với lưu tốc khoảng 0,2-0,3m/s, sẽ tạo điều
kiện cho trứng trương nước, trôi nổi và phân tán đều trong dòng chảy, tránh tình
trạng trứng bị ứ đọng ở đáy bể sẽ dẫn đến thiếu oxy, phôi cá bị chết và tỉ lệ nở sẽ
thấp. Sau khi đẻ xong ta dùng vợt có mắt lưới dày vớt ra thau hoặc khay men.
 Phương pháp cho cá đẻ thụ tinh nhân tạo
 Chuẩn bị vật dụng:
- Khăn xô sạch.
- Chậu thau hoặc khay men được khử trùng.

20
 Cho cá đẻ
- Sau khi tiêm kích dục tố lần 2 theo dõi liên tục, đặc biệt sau 4 giờ phải
kiểm tra liên tục. Để tiện theo dõi, người ta cho cá 1 con đực vào bể cá cái,
khi thấy cá quẫy đẻ thì bắt cá lên vuốt trứng.
- Một người dùng khăn giữ cá cái, người thứ hai dùng khăn giữ cá đực,
từ từ dùng tay vuốt trứng và tinh dịch. Trước khi vuốt trứng và tinh dịch dùng
khăn lau sạch lỗ sinh dục bụng cá. Rồi vuốt trứng và tinh dịch vào khay men,
chậu thau. Dùng lông gà trộn đều trứng và tinh dịch khoảng 5-10 phút, thao
tác nhanh, nhẹ nhàng sau đó đổ ít nước sạch vào khay men hoặc chậu thau.
Sau đó rửa trứng từ 2-3 lần bằng nước thường rồi đưa vào bể ấp.
* Ấp nở
Trứng được ấp trong ao, ao ấp nên dùng ao đất có diện tích 200-300m
2
,
độ sâu 1-1,2m. Ao ấp trứng nhưng cũng dùng để ương cá bột lên hương, lên
giống vì vậy cần được tẩy dọn chu đáo trước mỗi đợt ương ấp.
Kỹ thuật tẩy dọn ao tiến hành như sau: Ao tát cạn nước, dọn vệ sinh,

tượng dị hình xuất hiện vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển phôi, phôi
cong và các bộ phận đầu và đuôi bị cong. Khi nhiệt độ nước vượt quá ngưỡng
thích ứng của phôi cá, phôi sẽ xảy ra hiện tượng dị hình. Đặc biệt khi nhiệt độ
nước ấp càng cao, tỷ lệ dị hình càng tăng.
Trong quá trình ấp trứng, nếu nhiệt độ tăng lên một cách từ từ trong
phạm vi thích hợp, phôi cá phát triển tốt hơn ở nhiệt độ thích hợp ổn định.
 Ánh sáng
Ánh sáng và màu sắc của ánh sáng có ảnh hưởng đến sự phát triển của
phôi cá. Trong bóng tối phôi trứng đều có tỷ lệ dị hình cao hoặc là hình thành
cá bột bình thường nhưng sau một phút nở cá chết. Mùa hè khi nhiệt độ cao,
cường độ ánh sáng lớn, độ sâu của mực nước trong bể ấp khác nhau thì tỷ lệ
nở của phôi trứng cá cũng khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ nở của trứng cá ở bể ấp sâu
26cm cao hơn khoảng 30% so với bể có độ sâu 16cm.
 Địch hại
Theo kết quả nghiên cứu của Chung Lân (1965) [5] thì sự có mặt của
một số động vật phù du như Thermocyclops oithonoides trong bể ấp trứng cá
có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi cá. Theo tác giả tác hại của địch
hại này tỷ lệ thuận với thời gian tiếp xúc, mật độ của Thermocyclops
oithonoides và mật độ của phôi trứng cá trong bể ấp. Thermocyclops
oithonoides còn có tác hại đối với cá bột sau nở vì chúng chủ động ăn cá bột
sau nở.
Tôm con cũng là địch hại trực tiếp đối với trứng ấp. Các loại tôm con
hoặc là đâm thủng phôi trứng hoặc là trực tiếp ăn phôi trứng cá và cá bột sau
nở. Mật độ trứng ấp cao, mật độ ấu trùng tôm nhiều, tôm con lớn thì tỷ lệ nở
của phôi thấp.

22
Ngoài ra còn các loại nòng nọc của ếch nhái cũng là sinh vật có hại đối
với trứng ấp trong ao.
Do vậy trong kỹ thuật ấp trứng người ta rất coi trọng việc lọc sinh vật

23
 Diện tích và độ sâu vừa phải
 Bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ
 Ánh sáng đầy đủ - thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc
Hình 2.3: Ao ương nuôi cá giống
 Tu bổ ao ương
Trước khi thả cá 20-30 ngày tiến hành tu bổ. Tháo cạn nước trong ao,
nạo vét bùn đáy ao đồng thời cắt cỏ dại, lấp hang hốc xung quanh ao. Phơi
khô đáy ao, song song với quá trình đó cần tiến hành bón vôi để tẩy dọn, diệt
tạp, địch hại và các loại vi sinh vật gây bệnh cho cá. Lượng vôi sử dụng phụ
thuộc vào loại vôi và pH của đất nhưng thường sử dụng lượng trung bình từ
7-10kg/100m

- Thời gian thả cá bột: Nên thả vào thời gian trời mát vào 6-8 giờ và 17-
18 giờ.
- Địa điểm thả cá: Chọn nơi đầu gió hoặc xung quanh ao tránh nơi cuối
gió. Chọn nơi có độ sâu khoảng 70-80cm trong ao, không thả nơi quá nông.
- Cách thả: Khi thả cá bột ra ao phải ngâm dụng cụ chứa cá xuống ao
khoảng 5-10 phút rồi từ từ nghiêng dụng cụ chứa, té nước ao vào để cá bơi từ
từ ra ao. Mục đích của ngâm là cân bằng nhiệt độ giữa môi trường bên trong
và môi trường bên ngoài để cá không bị sốc nhiệt và tỷ lệ chết sẽ thấp.
- Chú ý tránh thả cá vào những ngày có hiện tượng trời mưa hoặc sắp
mưa, quá lạnh. Khi thả chú ý thao tác nhanh chính xác và nhẹ nhàng thả cách
bờ 2-3m. Sau thả té nước cho cá bột tản ra ao.
 Ương nuôi cá Trôi giống
Bao gồm hai khâu công tác đó là:
 Ương nuôi cá bột lên cá hương.
 Ương nuôi cá hương lên cá giống.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá bao
gồm: Thức ăn, nhiệt độ, oxy, dịch bệnh, khoảng không gian sống, sự vận
động của nước.
 Thức ăn
Là yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
cá cả về mặt số lượng và chất lượng. Cá chỉ có thể lớn được khi khẩu phần
thức ăn đưa vào lớn hơn khẩu phần duy trì. Qua thực nghiệm cho thấy, nhịp
điệu ăn thưa thì cá ăn nhiều hơn, nếu cho ăn thừa thãi thì cá cũng chỉ ăn đến
một mức độ nhất định. Lượng thức ăn cá sử dụng còn phụ thuộc vào ngoại
cảnh như nhiệt độ, nồng độ oxy, mật độ cá… Chất lượng thức ăn cũng quyết
định đến sinh trưởng của cá.

25
Thức ăn của cá bao gồm hai loại:

Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá và thậm chí có thể làm chết cá.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status