Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh - Pdf 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM 3
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
HÀ NỘI, 9/2013
A. KHÁI LƯỢC VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
- "Hiệu quả sản xuất kinh doanh" là một phạm trù khoa học của kinh tế vi mô cũng
như nền kinh tế vĩ mô nói chung. Nó là mục tiêu mà tất cả các nhà kinh tế đều
hướng tới với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao, sẽ mở rộng được doanh
nghiệp, sẽ chiếm lĩnh được thị trường và muốn nâng cao uy tín của mình trên
thương trường.
a, Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô
- Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của một lượng
hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một nền kinh
tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó
b, Hiệu quả xét ở góc độ DN
- Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử
dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình sản
xuất kinh doanh).
- Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác
định
- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ
ra.
=>Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được
mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
c, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh :
* Các nhân tố bên trong
- Lực lượng lao động
- Công nghệ kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật
- Nhân tố quản trị doanh nghiệp

nghiệp của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng
các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, có tay nghề
cao
- Thực tế cho thấy hiện chỉ có khoảng 30% lao động VN được qua đào tạo. Bên
cạnh đó, những lao động có trình độ cao đã được đào tạo hiện nay cũng chỉ đáp
ứng được 15-20% yêu cầu của DN, nhưng phải tiếp tục đầo tạo thêm 2-3 năm nữa.
Điều này dẫn đến việc nhiều DN đang thiếu lao động nhưng không sao tuyển được
đủ. Ngay như đội ngũ sinh viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của DN mà một
trong những nhược điểm lớn nhất của họ hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng
tạo và tính chủ động trong công việc.
Bà Florance Marioranjtham - GĐ nhân sự Cty TNHH Panasonic VN cho biết:
Năm 2010, Cty có nhu cầu tuyển dụng trên 4.000 người trong đó có không ít kỹ sư
thuộc các ngành: điện, điện tử, cơ khí. Nguồn cung chủ yếu là tuyển dụng trực tiếp
từ các trường đại học trong nước. Thế nhưng dù đã có chương trình tuyển dụng rất
sớm, Cty vẫn gặp khó khăn do không có đủ lực lượng đáp ứng yêu cầu.
* Hai vấn đề tồn tại
- Theo các chuyên gia thì có hai vấn đề tồn tại song song từ lâu nhưng chưa có lời
giải căn cơ khiến chất lượng lao động VN chưa đáp ứng được nhu cầu, đó là : quy
mô đào tạo nghề và trình độ tay nghề của công nhân. Bản thân giáo trình, mô hình
đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề ở VN luôn “lệch pha” so với nhu cầu
của DN. Đấy là chưa kể công tác dự báo về nhu cầu lao động trên thị trường cũng
chưa tốt, chưa bài bản
Theo Tổng cục Dạy nghề, trong cơ cấu lực lượng lao động VN từ 2005-2020,
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng qua các năm, từ 19% năm 2005 (dân
số 83 triệu người) đến 30-32% năm 2010 (dự kiến), 45% năm 2015 và ước tính đạt
55% (dân số ước 98,5 triệu) vào năm 2020, nhưng vẫn rất thấp so với quy mô dân
số và nhu cầu của thị trường.
c, Giải pháp
- Để có thể xây dựng được đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đáp ứng được
nhu cầu thị trường hiện nay, DN đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi điều

cách thiết thực, cụ thể và nó đang là những nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng DN.
Bởi ai cũng hiểu rằng, chăm lo tốt cho người lao động chính là nghĩa vụ trước pháp
luật, là tố chất nhân văn của chủ DN đối với người lao động và là đạo đức kinh
doanh, văn hóa - văn minh của doanh nghiệp VN trong giai đoạn hiện nay.
2. Công nghệ kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật
a, Khái quát chung
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát
triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trí cảu mình
trên thương trường. Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đảng và nhà
nước chính là để khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay
đổi trong môi trường công nghệ. Sự thay đổi của công nghệ tác động tới doanh
nghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó không tách rời khỏi yếu tố con
người. Hơn nữa yếu tố con người còn quyết định sự thành công hay thất bại của
những thay đổi lớn trong công nghệ.
Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực là nhân tố của phát triển trong các
doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là yếu tố là biện pháp cơ bản giữ vai trò quyết
định để doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh .Công nghệ lạc hậu sẽ tiêu
hao nguyên vật liệu lớn, chi phí nhân công và lao động nhiều, do vậy và giá thành
tăng.
- Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
+ Trong cùng một khoảng thời gian nhưng nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ
không những làm tăng số sản phẩm mà còn tăng về cả chất lượng.
Ví dụ: khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, trong thời kì này nền
kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ dựa trên lao động chân tay là chủ yếu, được thay thế
bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra ở nước Anh ( 1870),
sau đó lan sang Pháp, Đức, Nga, Mỹ, Nhật Càng về sau do điều kiện học hỏi được
kinh nghiệm của các nước đi trước và thành quả mà nó đem lại càng rõ rệt.
Tuy nhiên công nghệ ở trình độ nào lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố
• Khả năng sáng tạo của lực lượng lao động

- Ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật
sẽ tạo ra đa ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể sử dụng máy móc thiết bị hay chung hơn là công nghệ để
phát triển một số ngành nghề tương tự và liên quan đến nhau.
=> Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến công nghệ kỹ thuật sẽ đem lại cho doanh
nghiệp một tài sản rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả cao.
b, Thực trạng ở Việt Nam
Nước ta đã và đang thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao; ứng
dụng hiệu quả công nghệ cao trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; sản xuất sản
phẩm, hình thành doanh nghiệp và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ
cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.
Thời gian qua, nước ta đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN với
trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó
có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có
30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên
cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện, cũng được
tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh.
Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà
nước, từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN đã đạt 2%, đánh dấu
một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển
KH&CN của Đảng và Nhà nước.
Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích
nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ
công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều
sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông
nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng
suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là
nước nhập khẩu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê,

quả.
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá
các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển
doanh nghiệp đã xây dựng.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh
doanh đã đề ra.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp,
ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức
với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ
linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành
động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm
cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu
quả cao. Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý
(quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ
ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt
chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao.
b, Thực trạng ở Việt Nam
Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù có sự tăng trưởng mạnh về số
lượng, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu.Một
trong những nguyên nhân cơ bản là năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị công ty
còn hết sức hạn chế.Sau hơn 20 năm đổi mới thực hiện chính sách kinh tế nhiều
thành phần, hệthống doanh nghiệp ở Việt Nam đã hình thành và phát triển rộng
khắp trên cả nước ở tất cả các ngành kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng
về số lượng, sự xuất hiện của các công ty lớn, quản trị công ty (QTCT) đang ngày
càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp
luật về doanh nghiệp. Sau gần 20 năm đổimới, cùng với quá trình hoàn thiện môi
trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, khung quản trị về công ty cũng đã từng

bạch, phần lớn chỉ mới chú trọng chức năng kế toán, đặc biệt là kế toán thuế nhằm
ứng phó với cơ quan Thuế. Quản trị dòng tiền đang là một khái niệm khá mới mẻ,
phần lớn chỉ mới chú trọng việc hạch toán đúng doanh thu và chi phí để xác định
lợi nhuận trong từng năm hoạt động hoặc từng tác nghiệp riêng rẽ. Nhiều doanh
nghiệp doanh thu tăng nhưng luồng tiền vào và ra doanh nghiệp vẫn bị ách tắc,
lúng túng trong huy động và sửdụng nguồn vốn. Chưa thiết lập kế toán quản trị
hoặc kế toán quản trị chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin kế toán, tài chính
phục vụ ra quyết định quản lý của lãnh đạo đơn vị. Về hoạt động kiểm soát của kế
toán, nhiều khoản chi chứng từ không hợp pháp, hợp lệ; kế toán chỉ tập hợp chứng
từ quyết toán, chưa thực hiện kiểm soát hoặc kiểm soát không đầy đủ; không kiểm
soát được hoặc kiểm soát không chặt chẽ tiêu hao vật tư, nguyên liệu, chi phí sửa
chữa máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ; kế toán không tham gia kiểm soát vật
chất, kiểm soát trực tiếp các hoạt động quan trọng của đơn vị.
- Về quản trị nguồn nhân lực: Nhân lực là một yếu tố căn bản quyết định năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên tình hình chung của các doanh nghiệp
Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực thấp và rất thiếu ổn định. Bên cạnh các
nguyên nhân về hệthống đào tạo quốc gia, một trong những lý do chính của tình
trạng này là cách quản trịcông ty của doanh nghiệp. Cách quản trị ấy không đáp
ứng những nhu cầu nhân bản của người lao động là: công việc phù hợp khả năng,
phân công hợp lý, phát huy được khảnăng, thù lao tương xứng và cơ hội thăng tiến.
Do đó doanh nghiệp không sản sinh ra những quản trị viên có khả năng, nhiều
nhân viên chủ động thôi việc nhưng doanh nghiệp rất lúng túng trong việc bố trí
nhân sự thay thế cho những vị trí nghỉ việc. Động cơ làm việc của nhân viên chủ
yếu là thu nhập để đảm bảo cuộc sống, làm việc theo kiểu “tháo khoán”, hết giờ
hoặc hết nhiệm vụ là nghỉ, ít sáng tạo và ít sáng kiến cải tiến công việc.
Nhân viên không biết hoặc không hiểu thấu đáo định hướng, chiến lược phát triển
củadoanh nghiệp. Mức độ gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp rất thấp, họ khá
thờ ơ với những thành công hay thất bại của doanh nghiệp, xem đó như là vấn đề
của chủ doanh nghiệp. Đối với giới chủ, vấn đề quan tâm lại là chính là sự giàu có
và thành đạt của chính bản thân mình hơn là vì doanh nghiệp trong đó họ cũng chỉ

nghiệp
V.I.Lê nin đã khẳng định: "Không có thông tin thì không có thắng lợi trong bất cứ
lĩnh vực nào, cả khoa học, kỹ thuật và sản xuất". Binh pháp Tôn Tủ cũng có nói:
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" Thông tin có vai trò quan trọng trong mọi
lĩnh vực và đặc biệt là trong kinh doanh.
- Trong kinh doanh nếu biết mình biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ
cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát
triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
- Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy nắm được các thông
tin cần thiết và biết xử lý và sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện rất
quan trọng để ra quyết định kinh doanh có hiệu quả cao, đem lại thắng lợi trong
cạnh tranh.
- Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để
doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh
dài hạn cũng như hoạch định các chương trình sản xuất ngắn hạn.
- Nếu không được cung cấp thông tin một cách thường xuyên và liên tục, không có
trong tay các thông tin cần thiết và xử lý một cách kịp thời doanh nghiệp không có
cơ sở để ban hành các quyết định kinh doanh dài và ngắn hạn và do đó dễ dẫn đến
thất bại.
=>Thông tin quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
* Sự vận dụng của các doanh nghiệp
- Trong bất cứ một lĩnh vực kinh tế nào đều cần có thông tin. Thông tin là một
công cụ hữu hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu chúng ta biết cập nhật thông tin kịp thời, đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả
rất lớn cho doanh nghiệp. Ví dụ như do thiếu thông tin về diễn biến của thị trường
lúa gao, hạt điều, cà phê thế giới nên các doanh nghiệp xuất khẩu của ta bị thua lỗ.
- Mọi doanh nghiệp đều cần cập nhật thông tin hàng ngày về đối tác, cổ đông, tiếp
thị quảng cáo, bán hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng
trên thị trường. Đó là những thông tin rất quan trọng mà cá doanh nghiệp cần phải
biết

trọng. Ngay tại những thành phố lớn như TPHCM cũng chỉ có chưa đầy 30% DN
xây dựng website của mình. Con số này ở các thành phố lớn khác như: Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ lần lượt là 31,6%; 22,6%; 11,3% và 14,1%. Điều
đáng kinh ngạc là có tới 70% DN hầu như không sử dụng dịch cụ web mặc dù là
hạ tầng về công nghệ có sẵn. Hiện vẫn còn 33,9% DN tại 5 TP nói trên vẫn sử
dụng dial-up để kết nối internet. Những trường hợp này có nhiều ở các thành phố
lớn như Đà Nẵng, Cần Thơ, nơi mà ADSL đã được rất nhiều hộ gia đình sử dụng.
5. Nhân tố tính toán kinh tế
Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản
ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh
nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, muốn tồn tại và
phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh
doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động
kinh doanh, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên
cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên
thương trường
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là vấn đề phức tạp có quan hệ
đến toàn bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được
hiệu quả kinh doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có
hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra
.+ Kết quả thu về: Doanh số bán: tiền thu được từ bán hàng hóa và dịch vụ
+ Chi phí bỏ ra: Vốn sản xuất và chi phí sản xuất.
Vốn sản xuất bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tài sản cố
định, tài sản lưu động và tiền mặt dùng cho sản xuất
Chi phí sản xuất: chi phí cố định và chi phí biến đổi
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các
trường hợp sau:
• Kết quả tăng, chi phí giảm
• Kết qủa tăng, chi phí giảm nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ

II. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Môi trường pháp lý
a, Những vấn đề chung
* Khái niệm môi trường pháp lí trong hoạt động kinh doanh
- Là sự thể chế hóa thanh quyên và nghĩa vụ pháp lý đối với cả hai phía chủ thể
kinh doanh và cơ quan nhà nước.
+ Đối với các chủ thể kinh doanh đó là những quyền và nghĩa vụ trong việc thực
hiện quyền tự do kinh doanh .
+ Đối với cơ quan nhà nước đó là nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng
cơ quan nhà nước
- Môi trường pháp lý bao gồm hai mặt: Quy định pháp luật trong các văn bản và
chất lượng hoạt động tổ chức thực hiện các quy định pháp luật.
- Môi trường pháp lý gồm hệ thống các văn bản pháp luật do nhà nước đặt ra - thể
hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế và các thông lệ và luật lệ
quốc tế - đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
* Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
Bao gồm những lĩnh vực chủ yếu:
+ Pháp luật về hành lang tổ chức quản lí các chủ thể doanh nghiệp
+ Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh
+ Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
+ Pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
* Đặc điểm của môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, mọi
doanh nghiệp đều nằm trong hành lang đó nếu lệch ra ngoài là phạm luật và bị xử
lý.Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chấp hành mọi
quy định của Nhà nước và nếu doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thị trường
nước ngoài thì doanh nghiệp không thể không nắm chắc và tuân thủ pháp luật nước
đó và thông lệ quốc tế.
Hệ thống luật pháp yêu cầu phải động bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc
tế.

hiểm bắt buộc cho người lao động và xả thải ra môi trường thì gần như các doanh
nghiệp đang vô tư thực hiện mặc dù văn bản cấm thì không ít! Liên kết và hoạt
động dưới sự bảo kê của cá nhân hoặc những nhóm quyền lực để thu được những
khoản lợi nhuận siêu ngạch cũng là phương thức rất hữu hiệu (và cũng không ít)
của các doanh nghiệp hiện nay.
Thứ hai, dấu ấn của cơ chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp
trước đây vẫn còn rất nặng nề trong mối quan hệ giữa cơ quan công quyền thuộc
bộ máy Nhà nước. Cho đến nay, Nhà nước ta vẫn chưa thực sự là “Nhà nước dịch
vụ” với nhiệm vụ cung cấp cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp những dịch
vụ công thuận tiện nhất. Ngược lại, các cơ quan công quyền vẫn chủ yếu thực hiện
việc kiểm tra, giám sát với tư cách của một “Nhà nước cai trị”. Điều đó thể hiện ở
hệ thống khổng lồ những thủ tục hành chính, giấy phép con vô lý…gây khó khăn
cho hoạt động kinh doanh. Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính đã triển
khai khá rầm rộ và cho biết, với 258 thủ tục ưu tiên cắt giảm đợt đầu, người dân và
cộng đồng doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 30.000 tỷ đồng/năm. Song, con
số đó mới chỉ là “tính cua trong lỗ”. Bởi lẽ, để kết quả của Đề án đi vào thực tế
phải sửa trực tiếp 14 luật, 3 pháp lệnh, 44 nghị định, 8 quyết định của Thủ tướng
và gần 100 quyết định cấp bộ.Ông Daniel Trnka, chuyên gia phân tích của Tổ chức
Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người chấp bút bản Báo cáo đánh giá về Đề
án 30, theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nói “Người dân và giới doanh
nghiệp đòi hỏi phải cụ thể hóa các tính toán này bằng các thực thi thực tế”. Điều đó
có nghĩa là, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính chưa có kết quả trên thực tế. Hệ
thống các thủ tục hành chính nhiêu khê, phiền hà và thiếu tính khả thi đã bắt buộc
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp phải “đối phó” bằng nhiều cách để được
việc. Và, tất nhiên, những “bài đối phó” đó không bao giờ trở thành chuẩn mực của
quản trị doanh nghiệp tiên tiến.
Thứ ba, tham nhũng – một trong những “ kẻ thù” của việc nâng cao năng lực
quản trị doanh nghiệp – vẫn đang là quốc nạn của nước ta. Dự thảo Báo cáo chính
trị sẽ được trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhận
định: "Nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát

- Tốc độ tăng trưởng, thu nhập của dân cư tăng …sẽ tạo đk thuận lợi cho hđ kinh
doanh( cung- cầu)
Cụ thể là Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của
Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động
tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu
người tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Văn hóa xã hội, phong tục tập quán ảnh hưởng chậm chạp song chúng ảnh hưởng
sâu sắc tới hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp(quyết định dân cư
ưa chuộng mặt hang nào?)
- Các cơ quan nhà nước cần làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt
động đầu tư
3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
a, Khái quát chung
* Khái niệm cơ sở hạ tầng
• Theo Các Mác: Hạ tầng cơ sở là khái niệm gồm nội hàm chứa đựng tất cả
các quan hệ sản xuất và hoạt động thức tiễn liên quan đến vất chất (làm ra, tiêu thụ,
vận chuyển, lưu thông, tàng trữ vv), các quan hệ và hoạt động mang tính vật chất)
• Theo wikipedia: Cơ sở hạ tầng có thể hiểu là hệ thống công trình hạ tầng
xã hội bao gồm các công trình như y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương
mại, dịch vụ công cộng,cây xanh, công viên, mặt nước, liên lạc viễn thông, hệ
thống cung cấp năng lượng, v.v… và các công trình khác.
Trên phương diện quản trị kinh doanh ta xét theo phương diện của ý thứ hai:
cơ sở hạ tầng có thể hiểu là hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công
trình như y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng,cây
xanh, công viên, mặt nước, liên lạc viễn thông, hệ thống cung cấp năng lượng,
v.v… và các công trình khác.
* Tác động cơ sở hạ tầng tới hiệu quả kinh doanh
• Cơ sở hạ tầng tạo nền tảng để doanh nghiệp phất triển không những thế nó
còn thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nâng cao cạnh tranh. Nó quyết định một

nhất là mãi cho đến năm 2018.
+ Việt Nam vẫn còn là một nước nhập siêu, hàng năm Việt Nam cần phải nhập
khoảng 2 triệu tấn thép thanh, chiếm hơn 80% nhu cầu hàng năm của quốc gia.
+ Xét về một số chỉ số tài chính, Việt Nam vẫn là một môi trường đầu tư khá liều
lĩnh cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng và cho sự vận hành tài
chính của dự án.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được cải thiện rất rõ rệt và đạt được nhiều
thành tựu trong những năm gần đây. Tuy vậy,cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn
nhiều bất cập, đặc biệt cần phải sửa đổi và nâng cấp để đáp ứng được sự phát
triển của đất nước trong tương lai gần. Chẳng hạn như đường sá chật hẹp, kiến
trúc đô thị không hợp lý, các công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hầu hết
là cty nhà nước, khả năng quản lý kém.
è
Nhìn chung thì cơ sở hạ tầng ở việt nam còn yếu kém so với thế giới.
_________________________HẾT__________________________


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status