Định hướng ôn thi môn ngữ văn vào lớp 10 THPT - Pdf 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHẦN I: PHẦN TRUYỆN

A. HỆ THỐNG, CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CÁC TÁC PHẨM
TRUYỆN ĐÃ HỌC
GV dựa vào Sách giáo khoa và các tài liệu khác để hệ thống, củng cố kiến
thức và rèn luyện kỹ năng về các tác phẩm truyện đã học trên các phương diện:
- Kiến thức về tác phẩm ( tác giả, hoàn cảnh ra đời, tóm tắt tác phẩm, giá trị nội
dung, giá trị nghệ thuật ).
- Các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích).
- Dạng đề mở liên quan đến nội dung, chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm truyện.
B. MỘT SỐ LƯU Ý THÊM VỀ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC
PHẨM TRUYỆN ( ĐOẠN TRÍCH)
- GV hướng dẫn học sinh nắm vững kiểu bài và rèn luyện kỹ năng làm bài.
Ngoài ra, GV cần lưu ý thêm về dạng đề nghị luận về nhân vật, chi tiết hay trong
tác phẩm truyện và dạng đề nghị luận xã hội trên cơ sở nội dung tác phẩm truyện
( đoạn trích). Trong quá trình ôn luyện, GV nên cung cấp cho HS đầy đủ lý thuyết
về dạng bài và lưu ý các em kỹ năng làm bài ở dạng đề này. Cụ thể nên nhấn mạnh
thêm những kiến thức sau:
I. Đối với kiểu bài Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện:
1. Khái niệm: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện là trình bày những
nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật.
2. Những điểm cần lưu ý đối với kiểu bài nghị luận về nhân vật trong tác
phẩm truyện:
- GV cho HS thấy được các đặc điểm của kiểu bài
* Các vấn đề nghị luận thường gặp trong kiểu bài nghị luận về nhân vật: Vấn đề
nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyên ( đoạn trích) rất đa dạng. Có thể là
nghị luận về phẩm chất, tính cách, số phận, tâm trạng, ngôn ngữ… của nhân vật.
- Nghị luận về phẩm chất, tính cách của nhân vật:
Ví dụ: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

thức nghị luận:
+ Nêu suy nghĩ: Thiên về nhận xét, đánh giá của người viết về nhân vật.
+ Nêu cảm nhận về nhân vật: Thiên về cảm xúc, ấn tượng của người viết về
nhân vật.
+ Phân tích nhân vật: Mệnh lệnh phân tích chủ yếu chỉ định phương pháp lập
luận cho người viết, yêu cầu người viết chỉ rõ từng phương diện, từng mặt cần nghị
luận có liên quan đến nhân vật.
* Cấu trúc của đề bài: Có 2 dạng:
- Dạng 1: Đề có cấu trúc đầy đủ 2 phần: Phần nêu vấn đề nghị luận và phần
nêu mệnh lệnh làm bài.
Ví dụ: Suy nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu).
- Dạng 2: Đề khuyết phần mệnh lệnh.
Ví dụ: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long.
* Nội dung vấn đề nghị luận: Có thể gồm một nội dung, cũng có thể là hai
hoặc 3 nội dung cần được giải quyết.
Ví dụ 1: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Ví dụ 2: Từ việc phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện
ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em hãy chỉ ra thành công của Nguyễn Thành Long trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
Với đề bài ở ví dụ 1: Vấn đề nghị luận chỉ tập trung vào nội dung phân tích
vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên. Và khi phân tích, có thể người viết vẫn đưa
vào bài làm luận điểm đánh giá thành công của tác giả về nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tác giả. Nhưng luận điểm đó được xem là phần ý nâng cao trong hệ thống
luận điểm phân tích về vẻ đẹp nhân vật. Và luận điểm này sẽ góp phần làm cho bài
văn đạt điểm cao hơn.
Với đề bài ở ví dụ 2: Yêu cầu của đề bài có hai phần rất rõ ràng: Phần phân
tích vẻ đẹp của nhân vật và phần chỉ ra thành công của tác giả trong nghệ thuật xây

với các đặc điểm nào nổi bật? Những biểu hiện cụ thể cho những đặc điểm ấy?).
- Nhân vật đó tiêu biểu, đại diện cho ai, cho điều gì, trong thời kỳ nào?
- Tác giả đã xây dựng nhân vật bằng cách nào?
- Tác giả đã có tình cảm, thái độ… như thế nào đối với nhân vật? Tình cảm,
thái độ đó thể hiện điều gì?
Bước 2: Lập dàn ý: Dàn ý bài văn cần có các các ý sau:
a. Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm .
+ Giới thiệu khái quát về nhân vật.
b. Thân bài:
* Trình bày những nhận xét, đánh giá vấn đề nghị luận về nhân vật (tính cách,
phẩm chất; số phận; tâm trạng). Những nhận xét được khái quát thành luận điểm.
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
+ Luận cứ ( )
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
+ Luận cứ ( )
* Trình bày nhận xét , đánh giá về nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật.
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
* Trình bày nhận xét , đánh giá về thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân
vật.
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
* Khái quát, mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thực tế

+ Nêu cảm nhận, đánh giá khái quát về nhân vật.
* Thân bài : Trình bày những nhận xét, đánh giá về nhân vật.
+ Nhận xét, đánh giá về nhân vật: (những nhận xét được khái quát thành luận
điểm)
- Luận điểm 1( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( )
- Luận điểm 2( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( )

+ Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật.
- Luận điểm( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( )
+ Nhận xét đánh giá về thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật
- Luận điểm( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( ).
+ Khái quát, nâng vấn đề.
* Kết bài: Đánh giá chung về về nhân vật, về tác phẩm.
b. Khi vấn đề nghị luận là số phận nhân vật:
* Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Nêu nhận định khái quát về số phận nhân vật.
* Thân bài: Trình bày những nhận xét, đánh giá về số phận nhân vật. Phần thân
bài cần làm rõ được các ý sau:
- Nhân vật có số phận như thế nào?
- Số phận đó được lý giải ra sao trong tác phẩm.
- Nguyên nhân dẫn đến số phận đó của nhân vât?

GV hướng dẫn HS các bước làm đề bài trên:
* Tìm hiểu đề: Yêu cầu HS cần xác định được:
- Kiểu bài nghị luận về nhân vật.
- Vấn đề nghị luận: Phẩm chất, tính cách của nhân vật.
- Hình thức nghị luận: Nêu suy nghĩ: Yêu cầu người viết trình bày những nhận
định, đánh giá về nhân vật.
* Tìm ý- lập dàn ý :
- Mở bài :
+ Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ. Ông viết nhiều về mảnh đất và con
người nơi đây. Chiếc lược ngà là một truyện ngắn hay được ông viết năm 1966.
Truyện viết về những tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ.
+ Đoạn trích học ở SGK tập trung nói về tình cảm của cha con ông Sáu trong
hoàn cảnh éo le Nội dung đoạn truyện không chỉ khiến người đọc xúc động trước
tình cảm cha con mà còn có những ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Sáu.
- Thân bài:
Trình bày những nhận xét, đánh giá về nhân vật:
Luận điểm 1 : Ông Sáu là một người cha hết mực thương con.
- Luận cứ:
+ Nỗi nhớ cháy bỏng trong lòng ông suốt những năm ròng xa cách.
+ Nỗi chờ mong, khao khát có ngày được gặp lại con gái yêu của mình.
+ Nỗi khổ tâm của ông Sáu khi con gái không nhận mình là ba.
+ Niềm hạnh phúc của một người cha đã đến với ông trong khoảnh khắc cuối
cùng của giờ phút chia xa.
+ Tình yêu thương và nỗi nhớ con lại nhân lên gấp bội khi ông Sáu trở lại chiến
khu.
+ Giây phút cuối cùng, tình thương con đã cho ông sức mạnh để ông thực hiện
được ước nguyện của mình với con gái là trao gửi lại con món quà mà con gái dặn
ông trước lúc ra đi.
=> Hình ảnh ông Sáu là hình ảnh của bao người cha lúc bấy giờ trong cuộc chiến

Bước 1: Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề nghị luận: Số phận của nhân vật.
+ Hình thức nghị luận: Nêu suy nghĩ.
Bước 2: Tìm ý- lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ.
- Giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương.
- Khái quát về nhân vật Vũ Nương: Là một phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng
lại phải chịu một số phận bi thảm.
b. Thân bài:
* Số phận cuộc đời Vũ Nương là chuỗi dài những đau khổ và bất hạnh.
+ Phải chấp nhận một cuộc hôn nhân không bình đẳng, cuộc hôn nhân ấy đã
tạo ra sự cách bức về thân phận trong cuộc sống gia đình.
+ Phải sống bên cạnh người chồng cả ghen.
+ Tuổi thanh xuân của nàng đã trôi đi trong những năm tháng cô đơn, khó
nhọc khi cùng một lúc phải gánh vác trách nhiệm gia đình với nhiều bổn phận.
+ Nàng phải chịu nỗi oan khuất, rồi bị đẩy vào tình thế bị bức tử để rồi mãi
mãi bị mất đi quyền làm vợ, làm mẹ và đau đớn hơn nữa là quyền được sống.
+ Bi kịch của Vũ Nương càng được tô đậm ở phần kết truyện.
* Phân tích, đánh giá được nguyên nhân dẫn đến số phận bi thảm của Vũ
Nương
- Nguyên nhân trực tiếp: Lời nói ngây thơ của con trẻ.
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do thói gia trưởng, cả ghen mù quáng
+ Do chế độ phong kiến với tư tưởng nam quyền, độc đoán.
+ Do thiếu niềm tin trong cuộc sống gia đình…
* Từ nhân vật Vũ Nương khái quát lên số phận của người phụ nữ dưới chế độ
phong kiến.
* Đánh giá về điều tác giả gửi gắm đằng sau số phận của nhân vật Vũ
Nương.

+ Khi vừa mới nghe tin:
* Bàng hoàng, sửng sốt.
* Xấu hổ, nặng nề
* Xót xa, tủi nhục, uất giận
* Giằng xé căng thẳng giữa tin hay không tin làng theo Tây.
+ Những ngày sau đó:
* Mặc cảm tội lỗi ám ảnh lòng ông, biến thành nỗi sợ hãi vò xé tâm can.
* Giằng xé nội tâm giữa yêu và thù đối với làng Chợ Dầu.
* Nỗi bế tắc, tuyệt vọng.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật đã thể hiện rõ tình cảm của nhân vật: Yêu
làng, yêu nước…
- Đánh giá về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả:
* Diễn biến tâm trạng của ông Hai đã được tác giả miêu tả một cách tinh tế và
sinh động.
* Đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách, nhà văn đã miêu tả đúng và gây
ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
* Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt ngôn ngữ của
ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang đậm
tính cá nhân của nhân vật.
* Sự am hiểu cuộc sống nông thôn và tâm lý người nông dân đã làm cho những
trang viết của nhà văn chân thực, xúc động.
- Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, tác giả đã khắc họa được nét tâm
lý, tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
- Thỏi , tỡnh cm ca nh vn: Thu hiu, ng cm, trõn trng v ngi ca
tỡnh cm cao p ca nhõn vt. V ú cng chớnh l thỏi , tỡnh cm ca nh vn
trc tỡnh yờu lng, yờu nc ca ngi nụng dõn trong nhng nm u ca cuc
khỏng chin chng thc dõn Phỏp.
c. Kt bi: ỏnh giỏ chung v nhõn vt, v s thnh cụng ca tỏc phm, khng
nh ti nng ca nh vn Kim Lõn trong vic miờu t din bin ni tõm nhõn vt.

- Chiếc bóng xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang
loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất": Tụ m thờm v bi kch ca cuc i V
Nng; th hin ni dung nhõn o sâu sắc của tác phẩm.
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm
tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng h ảo.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết chiếc bóng tạo nên nghệ
thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
+ Bất ngờ: Một lời nói của chính đứa con ngây thơ li y ngi m vào vòng
oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện ni khát khao đoàn tụ, sự
thuỷ chung son sắt lại bị chính ngời chồng nghi ngờ thất tiết
+ Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ N-
ơng kết duyên cùng Trơng Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán) cộng với
cảnh ngộ chia ly l nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Th hin ti nng sỏng to trong ngh thut xõy dng truyn i t chi tit
nh m li cú giỏ tr ln.
Vớ d 2: í ngha ca nhng chi tit tng tng k o trong Chuyn ngi
con gỏi Nam Xng ca Nguyn D
+ Gii thiu v nhng chi tit tng tng k o trong phn cui ca Chuyn
ngi con gỏi Nam Xng
+ Phõn tớch, ỏnh giỏ, bỡnh lun v ý ngha ca nhng chi tit tng tng k
o:
- To ra mt th gii lung linh, huyn o khin cho truyn tr nờn hp dn hn.
- Gúp phn tụ m, cao phm cht cao p ca V Nng (t trng, nhõn
hu, v tha ).
- To ra mt kiu kt thỳc cú hu:
* Ni oan ca V nng c gii v c n bự thy cung.
* Th hin c m ca con ngi v s bt t ca cỏi thin, cỏi p v khỏt khao
v mt cuc sng cụng bng, hnh phỳc cho nhng ngi tt.

chi tiết hay có ý nghĩa. Sự xuất hiện của chi tiết này trong phần đầu đoạn trích có
vai trò giới thiệu, dẫn ý làm cho câu chuyện phát triển. Mọi phản ứng, cự tuyệt của
bé Thu cũng bắt đầu từ chi tiết nghệ thuật này. Vì nó mà Thu hoảng sợ.Vì nó mà
mặt Thu bỗng tái đi.Vì nó mà Thu vụt chạy và kêu thét lên: má! má…Những diễn
biến tâm lý đó của bé Thu diễn ra một cách chân thực, phù hợp với tâm hồn, tình
cảm của con trẻ trong tình huống gặp gỡ bất ngờ, không hẹn trước. Tính chân thực
của câu chuyện được nâng lên. Nhưng đồng thời chi tiết này còn có ý nghĩa góp
phần diễn tả sâu sắc tình cảm, nỗi đau trong tâm hồn nhân vật người cha trong hoàn
cảnh gặp gỡ đầy éo le. Sau tám năm đằng đẵng cách xa, được về nhà, được trông
nhìn hình hài máu mủ của mình, anh Sáu xúc động vô cùng, bao cảm xúc nhớ
thương dồn nén tưởng chừng như được vỡ òa trong giây phút đầu gặp lại, được ôm
con vào lòng. Nhưng niềm hạnh phúc mà người cha ấp ủ chờ mong đó đã không
đến khi bé Thu khóc thét lên, bỏ chạy gọi má. Hẫng hụt và tái tê, nỗi niềm đó của
người cha đã không giấu nổi, hằn in qua vết thẹo “mỗi lần xúc động như thế vết
thẹo lại đỏ ửng lên, giần giật”. Vết thẹo đẩy người con xa cách lạnh lùng với ba, vết
thẹo nhân lên nỗi buồn trong lòng người cán bộ cách mạng trong giây phút đầu gặp
lại người thân. Tình yêu thương tuyệt đối của bé Thu dành cho người ba trong nỗi
nhớ bao năm xa cách đã khiến em hoàn toàn cự tuyệt với ba của mình trong những
ngày có ba bên cạnh. Ông Sáu hết mong chờ, hy vọng rồi gần như tuyệt vọng khi
đánh con. Ba ngày phép trôi qua trong nỗi buồn, những tưởng phải từ biệt con gái
trong im lặng và buồn khổ. Nhưng rồi điều bất ngờ xảy ra. Chi tiết vết thẹo xuất
hiện lần thứ hai lại trở thành phép mầu mang đến niềm hạnh phúc cho ông Sáu.
Câu chuyện của bà ngoại là sự gỡ rối cho tâm hồn non nớt, thơ ngây đầy hoài nghi
của Thu. Nút thắt đã được cởi. Thu đã hiểu ra mọi chuyện. Vậy là từ giây phút đó
tình yêu thương ba trong em vỡ òa bao cảm xúc. Vết thẹo trên gương mặt ba không
làm cho bé Thu sợ hãi nữa mà lúc này đây bé Thu đang làm tất cả để có thể bày tỏ
tình yêu thương của mình dành cho ba. Những chiếc hôn chan chứa bao cảm xúc
của Thu lên vết thẹo đang khiến cho niềm hạnh phúc của người cha nhân lên đến
không kìm nén nổi, nước mắt vỡ òa trong giờ phút chia tay. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ
để người chứng kiến cuộc chia tay phải rơi nước mắt, đủ để làm cho trái tim người

+ Dám đối mặt với thử thách và vượt qua thử thách để khẳng định ý chí, bản
lĩnh… để làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
+ Phải có tâm hồn trong sáng, lạc quan; phải biết tạo cho mình một cuộc
sống tinh thần phong phú…
+ Nhận thức rõ cách sống lệch lạc, sai lầm.
+ Định hướng cách sống đúng đắn cho bản thân.
Ví dụ khác: Từ bi kịch của nhân vật vũ Nương trong Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ, người đọc vô cùng thấm thía về bài học gìn giữ hạnh
phúc gia đình. Hãy viết một bài văn nghị luận về điều đó.
Với đề bài này, học sinh cần nắm được những nguyên nhân dẫn đến bi kịch
mà nhân vật Vũ Nương phải gánh chịu. Trong số những nguyên nhân đó, cần xác
định những nguyên nhân có liên quan đến vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra. Căn
cứ vào kết quả xác định đó mới hình thành được hệ thống luận điểm cần có. Chẳng
hạn như:
+ Bài học về sự bình đẳng trong hôn nhân.
+ Bài học về hậu họa của thói gia trưởng, vũ phu, ghen tuông mù quáng.
+ Bài học về cái giá phải trả khi niềm tin bị đánh mất.
+ Định hướng về về thái độ, về cách sống đúng đắn.

Lưu ý: Đối với dạng đề này, GV cần chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng
xác định vấn đề nghị luận, kỹ năng lựa chọn và trình bày luận điểm để tránh hiện
tượng học sinh nhầm lẫn với dạng đề nghị luận văn học.
PHẦN II: PHẦN THƠ
I. Những trọng tâm kiến thức cần nắm vững
- Nội dung, nghệ thuật chính của các văn bản thơ.
- Các dạng bài nghị luận về tác phẩm thơ.
II. Phương pháp ôn tập để củng cố kiến thức:
- Với từng đơn vị kiến thức trong tác phẩm thơ, GV cho các nhóm nhỏ hoạt
động, với sự hỗ trợ định hướng của GV và các tài liệu tham khảo, HS nắm được
các tín hiệu nghệ thuật, nội dung biểu đạt của khổ thơ, bài thơ được đề cập. Phần

tưởng của toàn bài. Nêu những cảm nghĩ, ấn tượng sâu đậm nhất về đoạn thơ.
Ví dụ: Cho đoạn thơ:
“ Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
( Sang thu– Hữu Thỉnh)
a. Đặt câu hỏi để định hướng khai thác đoạn thơ
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên.
c. Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên.
Gợi ý:
a. Hệ thống câu hỏi có thể là:
- Đoạn thơ nằm ở vị trí nào trong bài thơ?
- Đoạn thơ có những từ ngữ nào đặc sắc? Tác dụng như thế nào? ( Một loạt
phó từ : vẫn, đã, cũng kết hợp với những động từ diễn tả sự tồn tại: còn, vơi, bớt ->
sự biến đổi rất tinh tế của các hiện tượng tự nhiên, của thời tiết, khí hậu lúc sang
thu)
- Biện pháp tu từ có giá trị trong đoạn thơ là gì? (Biện pháp nhân hoá - ẩn dụ:
sấm - ẩn dụ cho những vang động, những bất thường, sóng gió của cuộc sống; hàng
cây đứng tuổi ẩn dụ cho những con người đã “sang thu” già dặn, chín chắn,…->
Ýnghĩa triết lí về cuộc sống…)
- Giọng điệu đoạn thơ như thế nào? (nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất suy tư ->
bài học ý nghĩa càng trở nên thấm thía sâu sắc với người đọc, người nghe)
- Nội dung bao trùm đoạn thơ là gì? (diễn tả tinh tế những biến chuyển rõ rệt
của thời tiết, khí hậu lúc sang thu và đưa ra bài học triết lí về con người, về cuộc
đời).
- Vai trò, vị trí của đoạn thơ đối với bài thơ như thế nào? ( đoạn thơ không
chỉ góp phần bổ sung, hoàn chỉnh bức tranh sang thu của thiên nhiên đất trời và sự
sang thu của đời người mà còn thể hiện những bài học chiêm nghiệm quý giá về
cuộc đời con người. Với nội dung ấy đoạn thơ đã góp phần không nhỏ đối với

chỉ những vang động sóng gió bất thường của ngoại cảnh. Còn “hàng cây đứng
tuổi” chỉ những con người từng trải, thường điềm tĩnh hơn, chín chắn thêm trước
những vang động sóng gió cuộc đời. Rõ ràng, từ những thay đổi của mùa thu thiên
nhiên, khổ thơ gợi chúng ta liên tưởng đến sự thay đổi của mùa thu đời người, và
cũng từ những thay đổi của đời người mà khổ thơ cho ta bài học triết lí sâu sắc về
cuộc đời con người: hãy biết chấp nhận, bình tĩnh đối mặt với hiện thực cuộc sống
để ta dày dạn hơn, có ý chí nghị lực hơn; đồng thời hãy mở rộng lòng mình để yêu
thiên nhiên, yêu đất nước con người, yêu cuộc đời như nhà thơ đã sống và đã yêu.”
Ví dụ khác: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Gợi ý:
a. Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hai khổ thơ đầu
+ Khái quát nội dung hai khổ thơ (Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, của con người lao động trong cảnh đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá…).
b. Thân bài:
+ Hai khổ thơ đầu đã diễn tả vẻ đẹp của cảnh biển vào đêm (Cảnh biển vào đêm
được miêu tả một cách cụ thể, sống động qua sự liên tưởng, tưởng tượng phong
phú của nhà thơ. Qua sự liên tưởng, tưởng tượng ấy, cảnh biển vào đêm vừa rộng
lớn, vừa gần gũi với con người lao động. Từ những hình ảnh giàu tính liên tưởng
này, vũ trụ trở thành một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là cánh cửa
khổng lồ và những lượn sóng là then cài…Hòn lửa – mặt trời hiện lên giữa khung
cảnh ấy góp phần tạo ra vẻ đẹp tráng lệ, lung linh của cảnh biển vào đêm…).
+ Với hai khổ thơ này, tác giả đã diễn tả được niềm vui, sự phấn chấn của con
người lao động khi bắt đầu ra khơi đánh cá.
- Hình ảnh đoàn thuyền lúc ra khơi đã gợi lên sức mạnh mới.
- Sự phấn chấn của con người lao động đã đem lại cho buổi hoàng hôn trên biển
một sắc màu mới, một sức sống mới và một niềm vui mới.
- Vẻ đẹp của tâm hồn lạc quan, của khát vọng và niềm tin của đoàn thuyền, đoàn
người khi bắt đầu cuộc hành trình trên biển.
+ Với hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp của đàn cá trên biển

bài thơ như thế nào? Nắm vững nội dung từng phần, từng đoạn một cách cụ thể.
- Vì là nghị luận cả bài nên ở nhiều câu, nhiều đoạn không bắt buộc phải khai
thác kĩ như nghị luận về một đoạn. Người viết cần biết lướt qua, tóm lược ở những
đoạn, những câu không góp phần nhiều vào việc thể hiện giá trị của bài thơ.
- Cần thấy được vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp của tác giả, cũng như của cả
một giai đoạn văn học, một thời kì văn học.
- Có những bài thơ, nhất là những bài thơ dài, người viết có thể trình bày cách
cảm, cách hiểu của mình theo chiều dọc (về từng phương diện nội dung của bài).
Khi khai thác từng phương diện cũng yêu cầu khai thác cả những tín hiệu nghệ
thuật đặc sắc góp phần diễn đạt nội dung ấy.
- Dàn bài chung:
a. Mở bài
+ Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí văn học, phong cách nghệ thuật của tác
giả …).
+ Giới thiệu bài thơ, nội dung bao trùm bài thơ
+ Bước đầu đánh giá về bài thơ đó (tuỳ theo đề bài và nội dung cụ thể của bài
thơ mà đưa ra những đánh giá, nêu ấn tượng cho phù hợp…)
b. Thân bài
+ Có thể nêu sơ lược hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Tiến hành thuyết minh, phân tích, bình giảng, nêu cảm xúc về lần lượt từng
khổ thơ, đoạn thơ (theo bố cục) các phương diện cụ thể của bài thơ. Chú ý, làm nổi
bật được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trong khi trình bày, có thể liên
hệ so sánh với những bài thơ, đoạn thơ, câu thơ khác để ý được nổi bật, thuyết
phục.
c. Kết bài:
+ Đánh giá vai trò, vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp văn học của tác giả, đối
với văn học dân tộc nói chung .
+ Khẳng định lại những cảm xúc, những suy nghĩ tâm đắc nhất về bài thơ.
Dạng 2: Nghị luận về một phương diện của bài thơ
+ Lưu ý HS:

a. Mở bài: Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ và ấn tượng chung về tình cảm
đó.
b. Thân bài:
* Vẻ đẹp của tình bà thiêng liêng, cao cả
- Bà đã hết lòng yêu thương, dạy bảo, chăm sóc cháu, sẻ chia những buồn vui
cùng cháu. Bà vừa là người bà của cháu, đồng thời cũng là người mẹ người cha,
người bạn của cháu vậy.
- Bà đã thắp sáng lên ngọn lửa của tình yêu thương, của ý chí nghị lực, của sức
sống mãnh liệt và niềm tin tưởng trong lòng cháu.
-> Bà là người chuẩn bị cho cháu đầy đủ hành trang để vào đời, để cháu lớn
khôn trưởng thành; là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho bao thế hệ cháu
con…
* Vẻ đẹp của tình cháu dành cho bà: Sâu nặng, chân thành…
- Cháu thương bà vất vả, khó nhọc, lo lắng và quan tâm bà…
- Biết nghe lời bà.
- Cháu yêu quý, tự hào, ngợi ca, biết ơn bà.
- Khi xa bà, cháu đã nhớ bà da diết khôn nguôi, nỗi nhớ mang nặng cả tình
thương yêu, lòng biết ơn, quý trọng…
* Để diễn tả tình bà cháu cao đẹp như vậy, nhà thơ đã thành công trong việc lựa
chọn thể thơ 8 chữ, trong xây dựng hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, cách dùng phép
điệp ngữ… => Tình bà cháu đựơc thể hiện trong bài thơ rất chân thành, cảm động.
Càng cảm động và thiêng liêng hơn khi tình cảm ấy được gắn liền, hoà quyện với
tình yêu quê hương đất nước. Mỗi chúng ta cần biết trân trọng, nâng niu, bồi đắp
tình cảm gia đình cho mình…
c. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của tình bà cháu trong bài thơ
- Liên hệ tình bà trong những tác phẩm khác và trong thực tế cuộc sống.
Giáo viên yêu cầu HS chọn 1 luận điểm trong phần thân bài và xây dựng triển khai
thành đoạn văn, GV cho đọc, chữa, đúc rút kinh nghiệm trực tiếp.
Ví dụ 2: Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ từ: “Ta
làm con chim hót…dù là khi tóc bạc” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) trong 1

ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
( Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Định hướng:
- GV cho HS xác định, nhớ lại các kiến thức cơ bản về:
+ Thời gian, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Duy.
+ Vị trí khổ thơ trong bài thơ.
+ Những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.
+ Nội dung biểu đạt của đoạn thơ.
+ Tình cảm, thái độ tác giả gửi gắm qua khổ thơ, bài thơ.
- Giáo viên cho HS thực hành viết bài.
- Đọc bài 1 số em, cho HS nhận xét, đánh giá.
- Đọc bài viết tham khảo sau:
Đọc bài thơ “Ánh trăng” ( Nguyễn Duy), gấp sách lại ta vẫn như còn nghe
thầm thì bên tai mình nỗi niềm tâm sự của thi nhân:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng một loạt tính từ, từ láy (tròn vành vạnh,
im phăng phắc), kết hợp khéo léo với phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự “cứ”. Đặc
biệt, hình ảnh nhân hoá - ẩn dụ: vầng trăng và ánh nhìn của trăng thật ý nghĩa. Tất
cả cùng diễn tả, nhấn mạnh sự vẹn nguyên, sự bao dung nhân từ, độ lượng mà rất
nghiêm khắc của vầng trăng- của người bạn tri kỉ, của quá khứ nghĩa tình, của thiên
nhiên đất nước trong suốt hành trình cuộc đời con người. Vầng trăng tròn vành
vạnh, vầng trăng chung thuỷ, nghĩa tình ấy lại được đặt trong sự đối lập với cái
thiếu hụt, hao khuyết, đổi thay của kẻ “ vô tình”. Cái im lặng của ánh trăng “ im
phăng phắc” cũng đối lập với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Nhờ thủ
pháp đối lập ấy mà nhấn mạnh được thái độ, tâm trạng của nhân vật vật trữ tình. Ở

nhà, nhất là nỗi nhớ thương người bà dấu yêu. Và dường như không kìm nén được,
tình cảm, cảm xúc của người cháu bỗng vỡ oà:“ Cháu thương bà biết mấy nắng
mưa”. “Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ, nhằm nói tới những vất vả, lam lũ, khó nhọc
của đời bà. Phải gần gũi bên bà, chứng kiến và cùng bà trải qua những tháng năm
gian khổ ấy, kể từ khi “lên bốn tuổi” rồi suốt “ tám năm ròng”… thì cháu mới cảm
nhận, thấu hiểu được sự chịu thương, chịu khó, nỗi vất vả của bà. Và cháu thương
yêu bà biết bao nhiêu. Một chữ “thương” được viết ra một cách tự nhiên chân
thành, được cất lên nghẹn ngào từ trái tim của người cháu khiến người đọc không
ai không xúc động. Khổ thơ đã mở đầu bài thơ viết về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh
người bà với cảm xúc dâng trào, tuôn chảy…Và cứ thế lôi cuốn người đọc, người
nghe nhẹ nhàng đi sâu vào mạch nguồn cảm xúc của cả bài thơ.
Ví dụ 5: Em rút ra được những kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trình bày
cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh qua đoạn văn sau:
Thơ viết về mùa thu xưa nay có rất nhiều, nhưng những câu thơ hay viết về
thời khắc giao mùa từ hạ sang thu thì ít lắm. Có lẽ tiêu biểu và đặc sắc nhất phải kể
đến Sang thu của Hữu Thỉnh. Trong bài thơ có đoạn:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Mặc dù chỉ bốn dòng thơ ngắn, nhưng tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc,
người nghe một bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa rất sinh động, có hồn. Một loạt
những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu rất quen thuộc và gần gũi hiện ra. Đó là
hương thơm của ổi chín, là làn gió se se lạnh, là màn sương trắng mờ như sữa…Cái
tài của Hữu Thỉnh chính là ở sự quan sát và miêu tả những hình ảnh ấy bằng những
từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi nhất. Hương ổi không phải ngạt ngào thơm như ta nghĩ
mà là “ phả”, nghĩa là không chỉ thơm, mà còn như tạo thành luồng, hoà quyện đậm
trong gió thu. Sương thì “ chùng chình”, từng đám vận động rất nhẹ nhàng, chậm
chạp như lưu luyến, như chẳng muốn trôi đi. Nếu hình dung, mường tượng ta sẽ
thấy rằng, trước ngõ nhỏ ngôi nhà, một đám sương trắng mờ giăng mắc ngang qua,

hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
- Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: “với đồng”, “với
sông”, “với bể”, “ở rừng”.
- Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư,
hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng là
“tri kỷ”, “tình nghĩa”.
+ Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu
những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu…
+ Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện
diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của ký ức chan hoà tình nghĩa…
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
- Ở đây vầng trăng được nhân hoá để trở thành người bạn tri kỷ với nhân vật trữ
tình của bài thơ. Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm “không bao
giờ quên”. Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất
hiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ.
Ví dụ 7: Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ 3 bài thơ Ánh trăng.
Khổ thơ thứ ba đưa người đọc trở về hiện tại với những đổi thay trong mối quan
hệ của nhà thơ với vầng trăng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
- Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với
quá khứ. “Ánh điện của gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy
đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước
đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với

không còn là anh - tôi, những gương mặt cá nhân, cá thể mà ý chí và tình cảm đã
kết "chúng ta" lại thành một khối, một đội ngũ đoàn kết, tự tin vững vàng, chủ động
"đứng cạnh bên nhau".
- Chính trong sự ấm áp tình đồng chí đồng đội ấy, chất thơ tâm hồn của
người chiến sĩ càng trở nên bay bổng: "Đầu súng trăng treo". Câu thơ này được kết
cấu theo lối sóng đôi đối lập, ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình. Hình ảnh thơ vừa
chân thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Đây cũng là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ
- một hình ảnh chân thật khoẻ khoắn, trữ tình và thơ mộng. Hình ảnh này bắt nguồn
từ chính hiện thực cuộc đời người chiến sĩ " Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng,
suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần, có lúc như treo lơ lửng trên đầu
mũi súng" - hiện thực ấy chỉ có những ai đã đi qua mới thấy hết vẻ đẹp của nó, gian
khổ mà vẫn thật đẹp, thật thơ. "Đầu súng trăng treo" còn gợi ra cho người đọc
nhiều liên tưởng thú vị. Đầu súng gợi ra hình ảnh chiến tranh, hiện thực gian khổ,
khốc liệt nhiệm vụ khó khăn mà vinh quang của người chiến sĩ. Vầng trăng tượng
trưng cho cái đẹp, cho hoà bình, cho chất thơ bay bổng, cho tâm hồn thi sĩ, cho
tương lai. Người lính cầm súng chiến đấu hôm nay là để bảo vệ cái đẹp của cuộc
đời, bảo vệ hoà bình độc lập tự do, vì tương lai tươi sáng. Người chiến sĩ cũng là

Trích đoạn Liờn kết cõu và liờn kết đoạn văn: * Khỏi niệm liờn kết: (SGK Ngữ văn 9). Phương chõm hội thoại: Gồm 5 phương chõm (SGK Ngữ văn 9). Nghĩa tường minh và hàm ý: * Khỏi niệm: GSK Ngữ văn 9.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status