Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và khả năng vận dụng vào Việt Nam - Pdf 13


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) đang đặt ra thời cơ và thách
thức đối với các nước đang phát triển (ĐPT), trong đó có vấn đề cạnh tranh
thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI có ý
nghĩa quan trọng, cần thiết đối với các nước ĐPT, nó chẳng những bổ sung
cho nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước,
mà còn giúp các nước ĐPT tiếp nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý,
mở rộng thị trường Vấn đề thu hút FDI trong hội nhập KTQT phụ thuộc
nhiều yếu tố, trong đó có chính sách thu hút FDI. Thời gian qua, Malaixia là
nước đã khá thành công trong việc đưa ra những chính sách thu hút FDI có
kết quả. Điều đó, đã giúp Malaixia tạo thêm nguồn lực để đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hóa (CNH) và chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nước công
nghiệp mới (NICs).
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong thu
hút FDI, tuy nhiên trong chính sách thu hút FDI cũng bộc lộ không ít những
hạn chế ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI. Do vậy, việc tìm hiểu kinh
nghiệm trong chính sách thu hút FDI của Malaixia có ý nghĩa thiết thực về
lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam nhằm huy động có hiệu quả nguồn
vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện đẩy mạnh CNH, thực
hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì
vậy, NCS chọn vấn đề “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh
nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu khoa
học của luận án.


3

nhập KTQT. Thời gian nghiên cứu từ 1971 đến 2005. Tuy nhiên, để làm rõ
thêm nội dung nghiên cứu, luận án đã đề cập đến một số chính sách thu hút
FDI đã được thực thi ở Malaixia sau 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, đã kết hợp các phương pháp trong nghiên cứu như:
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích kinh tế,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để nghiên cứu và đánh giá các
chính sách đã được thực thi ở Malaixia trong thu hút FDI.
6. Những đóng góp của luận án
- Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách thu hút FDI trong hội nhập KTQT.
- Làm rõ thực trạng chính sách thu hút FDI và những đánh giá chính
sách (tích cực và hạn chế) trong tạo lập môi trường mang tính cạnh tranh để
thu hút FDI. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo
với Việt Nam trong hoạch định và hoàn thiện chính sách thu hút FDI.
- Luận giải khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về chính sách thu
hút FDI của Malaixia trong hội nhập KTQT vào điều kiện nước ta hiện nay,
đồng thời đưa ra một số kiến nghị để làm tăng thêm tính khả thi trong vận
dụng những kinh nghiệm này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận án được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách thu hút FDI
Chương 2: Chính sách thu hút FDI của Malaixia trong quá trình hội
nhập KTQT (1971 - 2005)
Chương 3: Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về chính sách thu
hút FDI của Malaixia vào Việt Nam

4

1.1.3. Vai trò của FDI đối với các nước ĐPT
Luận án đã phân tích làm rõ vai trò của FDI đối với các nước ĐPT xét
trên giác độ là nước nhận đầu tư như sau:
- Những tác động tích cực: Luận án đã phân tích 6 tác động tích cực
đó là: FDI có vai trò bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng thu ngân
sách, cải thiện cán cân thanh toán; làm tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng
kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường; góp phần tạo việc làm,
tăng thu nhập và đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao trình độ công nghệ và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng
vốn nội địa linh hoạt và có hiệu quả hơn; thúc đẩy tiến trình hội nhập, hoàn
thiện hệ thống luật pháp theo thông lệ quốc tế.
- Tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, do
mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh là tìm cách tối đa
hóa lợi nhuận, nên FDI cũng có một số tác động tiêu cực đối với các ĐPT,
đó là: Hoạt động FDI kéo theo sự thay đổi về kế hoạch, quy hoạch phát triển
của nền kinh tế; gây ra sự phát triển mất cân đối giữa các ngành, vùng miền,
khu vực kinh tế, làm gia tăng những bất ổn về xã hội; doanh nghiệp FDI lợi
dụng yếu kém, sơ hở trong quản lý để thực hiện một số hành vi phi pháp,
gian lận, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
Tuy nhiên, vai trò tích cực là cơ bản. Vì thế, các nước ĐPT cần có
chính sách, biện pháp phát huy tối đa các mặt tích cực, khắc phục, giảm
thiểu những tác động tiêu cực để tăng cường thu hút FDI có hiệu quả cao
nhất.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI
1.2.1. Chính sách thu hút FDI
Luận án đã nghiên cứu, phân tích một số nội dung về chính sách kinh tế
- xã hội nói chung, sau đó đi sâu tìm hiểu về chính sách thu hút FDI như là
một bộ phận trong chính sách kinh tế - xã hội. Luận án đã rút ra kết luận:
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là tổng thể các tư
tưởng, quan điểm, các biện pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tạo

Nội dung chính sách thu hút FDI bao hàm nhiều vấn đề, có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau nhằm tạo lập môi trường mang tính cạnh tranh trong thu
hút FDI. Sau khi phân tích những quy định có tính chất kiềm chế đầu tư cần

7

phải dỡ bỏ, chẳng hạn những quy định về việc thành lập, về vấn đề sở
hữu,vấn đề hoạt động doanh nghiệp… Luận án đã phân tích làm rõ 7 vấn đề
cơ bản để khuyến khích đầu tư, đó là: Chính sách thuế và những khuyến
khích về thuế; chính sách giá và những khuyến khích tài chính khác; chính
sách tiền tệ; một số nội dung về quản lý nhà nước đói với hoạt động FDI;
chính sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hoạt động FDI; chính sách về
định hướng đầu tư; chính sách xúc tiến đầu tư

***
Tóm tắt chương 1
Toàn cầu hóa và hội nhập KTQT đã và đang là xu thế diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và sâu rộng trên thế giới đương đại ngày nay. Nó tạo cơ hội
để các nước ĐPT có thể thu hút được nguồn đầu tư quốc tế, đặc biệt là
nguồn FDI nhằm đẩy nhanh quá trình CNH. Trong chương 1, luận án đã tập
trung làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của chính sách
trong thu hút FDI. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về FDI, luận
án đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút FDI để
thấy được những khó khăn phức tạp và tính cạnh tranh trong thu hút FDI với
các nước ĐPT. Điều đó cho thấy, các nước ĐPT chỉ có thể thành công trong
thu hút FDI khi có một hệ thống chính sách đồng bộ, tạo được môi trường
hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống chính sách đó bao gồm
những vấn đề như: Chính sách tài chính - tiền tệ; chính sách giá; chính sách
về cơ sở hạ tầng; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách công
nghệ; chính sách xúc tiến đầu tư; quản lý nhà nước về hoạt dodọng đầu tư…

hành Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thuế thu nhập, Luật Hải quan, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thương mại Malaixia cam kết đảm bảo quyền
lợi lâu dài cho nhà đầu tư nước ngoài bằng việc đảm bảo không quốc hữu

9

hóa hay trưng thu tài sản; ký kết Hiệp định bảo đảm đầu tư (IGAs), Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần (DTAs); bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Malaixia chú trọng và luôn giữ ổn định chính trị - xã hội nhằm tạo lòng tin
và sự yên tâm cho các nhà đầu tư nuớc ngoài.
- Chính sách ưu đãi về tài chính - tiền tệ: Malaixia sử dụng công cụ tài
chính - tiền tệ như ưu đãi về thuế thu nhập, duy trì tỷ giá ổn định, lãi suất tín
dụng thấp, cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định… để hướng FDI vào
các ngành, lĩnh vực kinh tế được ưu tiên; khuyến khích doanh nghiệp FDI
đầu tư công nghệ hiện đại
- Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực ngay từ giáo dục phổ thông đến đào tạo nghề và
đào tạo đại học; mở rộng đào tạo cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi…
- Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Malaixia tăng cường
đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ; nâng cao khả năng
tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI; khuyến khích doanh
nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng: Malaixia đã tăng cường đầu tư
phát triển mạng lưới giao thông (bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường
biển, hàng không…), dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông, tài chính-
ngân hàng. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn
ODA, Malaixia khuyến khích tư nhân kể cả FDI đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng.
- Chính sách phát triển các khu thương mại tự do, khu công nghiệp,
khu công nghệ cao: Để thu hút FDI có công nghệ cao và HVXK, Malaixia

317,4

1816,0

539,1

3937,7

Mỹ 635,0

491,5

184,2

1140,4

590,4

3041,5

Đài Loan 236,3

1127,1

238,8

305,7

345,7


16,3

5,4

1,1

1607,2

Úc 19,0

68,9

19,2

53,8

23,1

973,9

Nguồn:MIDA 1997/1998

11

Bảng 2.2. Cơ cấu FDI vào các ngành kinh tế Malaixia từ 1971- 1987 (%)
Ngành 1971 1975 1980 1985 1987
1. Công nghiệp chế tạo 38,6

46,7


21,0

25,2

21,1

5. Xây dựng 1,4

1,8

2,2

0,9

1,0

6. Thương mại 11,8

14,0

10,4

6,4

5,8

7. Các ngành khác 8,7

5,4


khác, xu hướng dòng FDI chảy mạnh vào các nước phát triển đã ảnh hưởng
lớn tới nguồn FDI vào các nước ĐPT, trong khi đó sự nổi lên của Trung
Quốc trong thu hút FDI càng làm cho mức độ cạnh tranh thu hút FDI giữa
các nước ĐPT thêm quyết liệt hơn. Trước bối cảnh đó, Malaixia cần điều
chỉnh chính sách kinh tế nói chung và chính sách thu hút FDI nói riêng để

12

khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính - tiền tệ, thúc đẩy sự phục hồi và
phát triển kinh tế.
2.2.2. Một số điều chỉnh về chính sách thu hút FDI
- Điều chỉnh chính sách tài chính-tiền tệ, nhanh chóng ổn định môi
trường kinh tế vĩ mô: Trong vấn đề này, Malaixia đã tích cực kiểm soát vốn
nhằm hạn chế dòng vốn chảy ra khỏi đất nước; sử dụng linh hoạt công cụ lãi
suất và tỷ giá hối đoái; tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng; điều chỉnh
cơ cấu kinh tế… để nhanh chóng khắc phục khủng hoảng, ổn định và phát
triển kinh tế nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI.
- Chính sách tiếp tục mở rộng tự do hóa đầu tư: Malaixia đã thực hiện
nới lỏng quy định về tỷ lệ sở hữu, mở rộng phạm vi được phép đầu tư theo
hướng cởi mở, thân thiện, thông thoáng hơn, kể cả trong một số lĩnh vực
trước đó cấm hoàn toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Malaixia
tiến hành sửa đổi một số bộ luật liên quan đến FDI theo xu hướng áp dụng
thống nhất, bình đẳng đối với mọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Chính sách khuyến khích hơn nữa các ưu đãi về tài chính: Malaixia
tiếp tục gia tăng các khuyến khích ưu đãi về thuế và lợi nhuận theo hướng
gia tăng quyền lợi cho nhà đầu tư; thực hiện cho thuê đất với giá rẻ… Các
khuyến khích này nhằm tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư và định hướng thu
hút FDI vào các ngành, vùng kinh tế theo mục tiêu phát triển đất nước.
- Điều chỉnh chính sách định hướng thu hút FDI: Để khắc phục tình
trạng mất cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế cũng như tạo động lực cho

khích và định hướng doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao, tham gia
vào hoạt động nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm hoặc các chương trình
quan trọng của quốc gia. Theo Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu, chỉ
số chuyển giao công nghệ của Malaixia cao hơn NICs (trừ Xingapo).
- Chính sách điều chỉnh hoạt động khu vực công ty và phát triển thị
trường trong và ngoài nước: Malaixia điều chỉnh khu vực công ty theo chủ
trương vừa tái cơ cấu các khoản nợ, vừa tổ chức lại hoạt động, hỗ trợ tín
dụng, thực hiện chính sách tư nhân hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư của

14

nhà nước để thu hút FDI. Đối với thị trường trong nước, Malaixia vừa kích
thích mở rộng quy mô tiêu thụ, vừa khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất
trong nước. Về thị trường ngoài nước, Malaixia có nhiều chính sách để mở
rộng thị trường, khuyến khích hoạt động xuất khẩu, làm tăng hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp FDI. Các nhân tố này đã làm tăng tính hấp dẫn thu hút
FDI.
- Chính sách nâng cao năng lực quản lý nhà nước về FDI: Để tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động FDI, Malaixia thực hiện quản lý và tiếp nhận
FDI theo cơ chế "một cửa", tích cực cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp theo
các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế; coi trọng công tác bảo vệ
môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền
vững.
- Chính sách tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư: Với mục tiêu thu
hút mạnh TNCs đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng mới, tạo ra nhiều giá trị
gia tăng cho nền kinh tế, dự án sử dụng công nghệ cao, Malaixia thực hiện
những chương trình chiến lược và kế hoạch xúc tiến đầu tư với nhiều hình
thức phong phú, thiết thực và có hiệu quả.
2.2.3. Một số đánh giá về chính sách thu hút FDI thời kỳ 1997-2005

Lµo
0,2%
Mianma
1,6%
Malayxia
16,8%
Th¸i Lan
13,8%
ViÖt Nam
6,7%
Br un©y
3,6%

Hình 2.2. FDI vào ASEAN theo nước chủ nhà, 1995 - 2004
Nguồn: Association of Southeast, Asian Nations.
ASEAN Statistical Yearbook 2005.
2.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH THU
HÚT FDI CỦA MALAIXIA
Luận án đã phân tích rút ra 6 bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút
FDI của Malaixia, đó là:
- Chính sách thu hút FDI phải dựa trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ
trương hội nhập KTQT.
- Tạo lập môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh để thu hút FDI.
- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách trong thu hút FDI phù hợp
với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước gắn với xu thế hội nhập

16

KTQT.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI.

CHƯƠNG 3
KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH
SÁCH THU HÚT FDI CỦA MALAIXIA VÀO VIỆT NAM

3.1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Chính sách thu hút FDI
- Chủ trương về hội nhập KTQT và thu hút FDI
Luận án đã phân tích tình hình trong nước và quốc tế trước năm 1986
để làm rõ điểm mốc quan trọng kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(tháng 12/1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó chú trọng
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập KTQT theo tinh thần phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo vệ độc lập, tự chủ
và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo vệ môi trường; coi trọng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế
đất nước, trong đó coi trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Một số chính sách thu hút FDI
Để có cơ sở trong việc chọn lọc một số bài học kinh nghiệm trong
chính sách thu hút FDI của Malaixia vận dụng vào Việt Nam, luận án đã
phân tích làm rõ nội dung một số chính sách cơ bản về khuyến khích thu hút
FDI của Việt Nam thời gian qua. Luận án đã phân tích một cách có hệ thống
quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đối với từng chính sách cụ
thể.
Nhìn chung thời gian qua, hệ thống chính sách thu hút FDI của Việt Nam
đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
đầu tư; chính sách ưu đãi về thuế; chính sách tiền tệ; chính sách xuất nhập khẩu;

18

chớnh sỏch m rng t do húa u t; chớnh sỏch v hỡnh thc u t; chớnh sỏch

99
5
199
6
1997
1998
1
99
9
200
0
2001
2002
2
00
3
200
4
2005
Đơn vị: triệu USD
Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện

Hỡnh 3.1. Tỡnh hỡnh thu hỳt FDI ti Vit Nam, 1998 -2005
Ngun: Cc u t nc ngoi- B K hoch v u t, 2006
Hỡnh 3.1. cho thy, t nm 1988 n 1997, dũng FDI vo Vit Nam sụi
ng, tng nhanh v gúp phn ngy cng quan trng vo mc tiờu phỏt trin
kinh t - xó hi. Giai on 1997 - 2000, dũng FDI cú b suy gim nhng n
nm 2001, do ci thin mụi trng u t, dũng FDI ó c phc hi.

19


Song cũng còn nhiều điểm hạn chế hơn so với Malaixia như: Chính sách,
pháp luật liên quan FDI chưa đồng bộ, thiếu ổn định và nhất quán; hệ thống
cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu; chi phí dịch vụ đầu vào của họat
động sản xuất kinh doanh còn cao; chất lượng lao động thấp; công tác quản
lý nhà nước, trước hết là thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp
3.2. MỘT SỐ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆT NAM
VÀ MALAIXIA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI
Luận án đã phân tích làm rõ 4 điểm tương đồng và 4 điểm khác biệt
giữa Việt Nam và Malaixia có ảnh hướng đến chính sách thu hút FDI, đó là:
3.2.1. Những điểm tương đồng
Khi tiến hành CNH và hội nhập KTQT, nền kinh tế hai nước Malaixia
và Việt Nam đều ở điểm xuất phát thấp; hai nước đều có lợi thế về nguồn
lực tài nguyên, nhân lực; đều chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng cho thu hút
FDI; đều chủ trương tăng cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại theo xu
hướng tự do hóa thương mại và đầu tư.
3.2.2. Những điểm khác biệt
- Về thể chế kinh tế và chính trị: Định hướng xây dựng nền kinh tế của
Malaixia là phát triển kinh tế tư nhân, còn ở Việt Nam chủ trương xây dựng
nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu là chủ yếu.
- Về thời điểm hội nhập KTQT: Malaixia hội nhập KTQT và đẩy mạnh
thu hút FDI ngay từ khi giành độc lập năm 1957. Còn ở Việt Nam, năm 1978
mới gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và chỉ chính thức bắt đầu hội
nhập sâu rộng vào nền KTQT từ 1986 do Đại hội lần VI của Đảng đề ra.
- Trong hội nhập KTQT, xu hướng tự do hóa đầu tư của Malaixia sâu
rộng hơn do thời điểm hội nhập sớm và trong điều kiện nền kinh tế tư nhân
phát triển. Còn ở Việt Nam, sau khi giành độc lập đã trải qua thời kỳ kế

21



Từ kinh nghiệm của Malaixia cho thấy, cần phải có sự đa dạng về các
đối tác, hình thức thu hút FDI vào các lĩnh vực, ngành kinh tế trên cơ sở
xem xét lợi thế kinh tế của đất nước. Do vậy, trong điều kiện cạnh tranh,
Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa chủ trương đa dạng hóa kết hợp có
trọng điểm trong lựa chọn ngành và lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư; khuyến
khích FDI cần gắn với mục tiêu chiến lược tăng trưởng bền vững của nền
kinh tế.
3.3.3. Tiếp tục đổi mới và chú trọng hiệu quả hoạt động xúc tiến
đầu tư
Để hoạt động xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới,
Việt Nam cần đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư; thực hiện đa dạng các hình
thức xúc tiến đầu tư; hoạt động xúc tiến đầu tư cần được thực hiện theo
hướng đa phương hóa, đa dạng hóa và cần có sự phối hợp thống nhất từ
trung ương đến địa phương; thường xuyên tổ chức gặp gỡ trao đổi, tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI…
3.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút FDI
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng, nó có thể tăng tính hấp dẫn hoặc
cản trở tới việc thu hút FDI. Trong điều kiện hiện nay, cần ưu tiên đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng từ nhiều nguồn vốn và nhà nước phải giữ vai trò chủ
động; cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng của ba vùng kinh tế trọng điểm tạo
đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế; cải thiện hệ thống dịch vụ hiện tại và
phát triển một hệ thống dịch vụ rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao,
đặc biệt là các dịch vụ hải quan, tài chính - ngân hàng, thương mại…
3.3.5. Xây dựng bộ máy quản lý FDI gọn nhẹ, hiệu quả
Từ kinh nghiệm của Malaixia, Việt Nam cần xây dựng mô hình quản lý
các dự án đầu tư gọn nhẹ, nguyên tắc "một cửa" cần được thống nhất từ
trung đến địa phương, cần được thực thi nghiêm túc, tránh hình thức; đẩy

23

24

KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài "Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm
và khả năng vận dụng vào Việt Nam", luận án đã hoàn thành những mục tiêu
đặt ra trong nghiên cứu và có những đóng góp sau:
Thứ nhất, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách trong thu hút
FDI, những tác động tích cực và tiêu cực của FDI đối với sự phát triển kinh
tế của các nước ĐPT. Luận án đã đi sâu phân tích vai trò của chính sách thu
hút FDI trong hội nhập KTQT. Luận án đã nghiên cứu những nhân tố trong
nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách thu hút FDI và nội
dung chính sách thu hút FDI .
Thứ hai, luận án đã làm rõ chính sách thu hút FDI của Malaixia trong
quá trình hội nhập KTQT được chia thành hai giai đoạn: 1971 - 1996 và
1997 - 2005. Trên cơ sở thực trạng chính sách và kết quả thu hút FDI, tác
động của nó đối với nền kinh tế, luận án đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm
về chính sách thu hút FDI của Malaixia trong hội nhập KTQT.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng và những hạn chế chính sách
thu hút FDI, so sánh chính sách thu hút FDI giữa Việt nam và Malaixia, một
số điểm tương đồng và khác biệt giữa Malaixia và Việt Nam, luận án đã
luận giải năm bài học kinh nghiệm về thu hút FDI của Malaixia có khả năng
vận dụng vào Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập KTQT, chiến lược thu
hút FDI ngày càng có ý nghĩa quan trọng cho đầu tư phát triển ở Việt Nam.
Điều đó như một nhu cầu khách quan để thúc đẩy tiến trình CNH - HĐH
nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ thực tế ấy, luận án đã đề xuất sáu kiến
nghị về điều kiện chủ quan và bốn kiến nghị về nắm bắt điều kiện khách
quan như những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khả thi trong vận dụng
một số kinh nghiệm từ chính sách thu hút FDI của Malaixia với Việt Nam


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status