Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập việt nam - Pdf 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------------------

NGUYỄN THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------------------

NGUYỄN THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 62340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Thị Hà

các Thầy, cô của Viện Ngân hàng Tài chính, Viện đào tạo Sau đại học Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, động viên tác giả hoàn thành Luận án.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận án


iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

Chương trình đào tạo chất lượng cao

Chương trình đào tạo CLC

Chương trình giáo dục

CTGD

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa


Khoa học Công nghệ

KHCN

Khoa học cơ bản

KHCB

Kinh tế học

KTH

Kinh tế Thị trường

KTTT

Kinh tế Xã hội

KT-XH

Ngân sách Nhà nước

NSNN

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Nhiệm vụ chiến lược

Mục lục.................................................................................................................

iv

Danh mục các bảng ..............................................................................................

vii
viii

Danh mục các biểu đồ .........................................................................................
Danh mục các đồ thị.............................................................................................
MỞ ĐẦU .............................................................................................................
CHƯƠNG 1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO VÀ

ix
x

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP……………………………………………………………………

1

1.1. Tổng quan về chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường
đại học công lập……………………………………………………………….

1

1.1.1. Trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học ............................ 1
1.1.2. Đặc điểm của trường đại học công lập........................................................... 6

trường đại học công lập Việt Nam ........................................................................ 58
2.1.1. Sự hình thành các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường
đại học công lập Việt Nam ....................................................................................... 58
2.1.2. Tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao ................................ 60
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo
chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam............................. 65
2.2.1. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học ....................... 65
2.2.2.Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo
chất lượng cao trong các trường đại học công lập ................................................... 70
2.2.3. Thực trạng về mơ hình quản lý điều hành các chương trình đào tạo chất
lượng cao .................................................................................................................. 111
2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương
trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập ...................... 113
2.3.1. Các kết quả đạt được ...................................................................................... 113
2.3.2. Các hạn chế .................................................................................................... 114
Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 118
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
CAO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM ............... 119
3.1. Quan điểm về việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các
chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập ..... 119
3.1.1. Định hướng phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao ................... 119
3.1.2. Sự cần thiết phải hồn thiện cơ chế tài chính đối với các chương trình
đào tạo chất lượng cao ............................................................................................. 121
3.1.3. Định hướng hồn thiện cơ chế quản lý tài chính các chương trình đào
tạo chất lượng cao .................................................................................................... 122


vi


tạo CLC với các chương trình đào tạo đại trà .................................................
Bảng 2.5. Nguồn và cơ cấu tài chính của các chương trình đào tạo
76
CLC đã được NSNN đầu tư ..........................................................................
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá cơ chế quản lý ngân sách .......... 79
Bảng 2.7: So sánh khung thu học phí theo Quyết định số 1310/QĐTTg và Quyết định số 70/QĐ-TTg ..............................................................
82
Bảng 2.8. Khung học phí đối với chương trình đào tạo đại trà tại trường
cơng lập theo nhóm ngành từ năm học 2010- 2011 ......................................................
83
Bảng 2.9. Nguồn tài chính của một số chương trình đào tạo CLC thuộc
85
các khối ngành khác nhau (so sánh theo Đề án và trong thực tế) ......................
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả điều tra Đánh giá cơ chế quản lý nguồn
thu học phí................................................................................................ 89
Bảng 2.11. Nguồn tài chính của các chương trình đào tạo CLC khi có
94
Đề án và khi kết thúc Đề án .............................................................................
Bảng 2.12. Đặc điểm của các chương trình đào tạo CLC được chọn
mẫu nghiên cứu ................................................................................................
95
Bảng 2.13. Đặc điểm của các trường đại học cơng lập có chương
96
trình đào tạo CLC chọn mẫu nghiên cứu ............................................................
105
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá thực trạng quản lý chi phí ..............
Bảng 2.15. So sánh chi phí đào tạo các chương trình đào tạo CLC với
chi phí các chương trình đào tạo đại trà và chi phí đào tạo ở các nước ..........
105
Bảng 3.1. Dự tốn chi chương trình đào tạo chất lượng cao dựa trên

tạo CLC ............................................................................................................133
Biểu đồ 3.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng XHH
của các ngành đào tạo CLC ............................................................................134


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ: 1.1. Quản trị chi phí theo q trình hoạt động ................................ 41
Sơ đồ 1.2: Mơ hình khung về cơ chế quản lý tài chính đối với các
chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học cơng lập ........................ 45
Sơ đồ 1.3. Mơ hình quản lý và điều hành chương trình đào tạo CLC ở
các nước phát triển ........................................................................................... 48
Sơ đồ 1.4. Mơ hình quản lý và điều hành chương trình đào tạo CLC ở
Việt Nam .......................................................................................................... 48
Sơ đồ: 1.5. Mơ hình quản lý và điều hành chương trình đào tạo CLC ........... 49
Sơ đồ 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính đối với
các chương trình đào tạo CLC ......................................................................... 52
Sơ đồ 2.1. Quy trình phân bổ ngân sách cho các chương trình đào tạo CLC........... 72
Sơ đồ 3.1. Mơ hình ABC áp dụng tính chi phí hoạt động chương trình
đào tạo CLC ................................................................................................ 152


x

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

chương trình đào tạo CLC. Những điểm này trở thành thách thức không nhỏ cho các


xi

trường đại học công lập Việt Nam nếu muốn đào tạo chất lượng cao trong xu thế hội
nhập và phát triển GDĐH. Vì vậy, nghiên cứu hồn thiện cơ chế quản lý tài chính đối
với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập Việt Nam có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn .
Có thể nói, các chương trình đào tạo CLC đã có những bước phát triển thuận
lợi, đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn không đủ để tạo ra những tác động mạnh
làm chuyển động toàn hệ thống giáo dục đại học theo hướng đổi mới cơ bản và toàn
diện. Việc triển khai các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công lập
cho đến nay không tạo ra cơ chế quản lý, cơ chế tài chính mới nhằm giải quyết được
mối quan hệ giữa Nhà nước, trường đại học cung cấp dịch vụ đào tạo CLC và các đối
tượng có liên quan trong việc chia sẻ chi phí đóng góp cho đào tạo CLC; chưa tạo ra
u cầu phải nâng cao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội của trường đại học.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học
công lập Việt Nam” mong muốn giải quyết các bất cập nêu trên. Hồn thiện cơ chế
quản lý tài chính, giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội dành cho đào
tạo CLC sẽ góp phần tạo ra động lực cho các chương trình đào tạo CLC phát triển và
đạt được các mục tiêu đề ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Với lý do trên, đề tài luận án nghiên cứu nhằm giải quyết các câu hỏi quản lý
sau đây:
Câu hỏi quản lý
1) Thực trạng và những vấn đề hiện nay của các chương trình đào tạo CLC
trong các trường đại học cơng lập?
2) Cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC hiện nay đã

dụng các phương pháp, cơng cụ tài chính như thế nào để tác động đến đối tượng quản
lý là các chương trình đào tạo CLC. Đồng thời xem xét vai trò của Nhà nước trong
mối quan hệ với các chủ thể khác tham gia vận hành cơ chế quản lý tài chính đối với
các chương trình đào tạo CLC.
Các chương trình đào tạo CLC được thực hiện chủ yếu ở các trường đại học
cơng lập Việt Nam. Vì thế phạm vi luận án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu cơ chế
quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học công
lập và tác động của nó đối với việc triển khai các chương trình đào tạo đào tạo CLC
nhằm góp phần hồn thiện cơ chế này. Từ đó, tạo ra động lực để các chương trình
đào tạo CLC phát triển và đạt được mục tiêu đề ra; đồng thời phát triển các chương
trình đào tạo này trong các trường đại học Việt Nam nói chung. Còn các vấn đề khác
nếu được đề cập trong luận án chỉ nhằm làm rõ thêm những mối quan hệ trong tổng
thể có liên quan đến hoạt động tài chính thuộc lĩnh vực này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung


xiii

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng. Trong quá trình thực
hiện, các phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ được sử dụng như:
Nhóm phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá tài liệu để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.
Nghiên cứu các lý thuyết về đào tạo chất lượng cao; về cơ chế quản lý tài chính,
mối quan hệ tương quan giữa cơ chế quản lý tài chính với đào tạo chất lượng cao.
Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính đối với đào tạo chất lượng cao của các
trường đại học ở một số quốc gia.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

&Đào tạo và các Bộ, ngành chủ quản). 50 chương trình đào tạo CLC được chọn,
phân bổ đều cho các khối ngành và các vùng miền (Phụ lục 2.1).
Nguồn dữ liệu sơ cấp: số liệu thu thập từ kết quả phỏng vấn đối với các trường
đại học cơng lập có chương trình thuộc mẫu nghiên cứu. Kết quả sẽ thu được là các
điểm tích cực và các điểm cịn vướng mắc trong triển khai và quản lý điều hành các
chương trình đào tạo CLC, bao gồm cả các quy định về tài chính.
Các phỏng vấn được thực hiện với các đối tượng theo dạng câu hỏi mở; thông
qua trao đổi để lựa chọn lấy thông tin. Câu hỏi phổ biến được đặt ra dạng như
“Trường của anh/ chị hiện nay đang gặp khó khăn gì?”; “ Theo các anh/chị hồn
thiện cơ chế quản lý đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao cần thực hiện
những nội dung nào thì hợp lý”,...
5.4. Dự kiến phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được mã hố theo dạng biến định tính; định lượng; biến phụ thuộc,...có
tác động đối với cơ chế quản lý tài chính;
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá sự ảnh hưởng của
các biến định tính (chính sách của Nhà nước, uy tín của trường đại học, tính chất
ngành đào tạo của chương trình CLC,...), các biến định lượng (định mức đầu tư, diện
tích giảng đường, thư viện, số lượng cán bộ cơ hữu, số lượng tuyển sinh,...) tác động
đến cơ chế quản lý tài chính;
Trên cơ sở tìm hiểu các cơng trình khoa học có liên quan đến “cơ chế quản lý tài
chính đối với các chương trình đào tạo CLC”, ngồi những nội dung và phương pháp
nghiên cứu truyền thống, để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng
các mơ hình nghiên cứu sử dụng trong luận án: Mơ hình về cơ chế quản lý tài chính đối
với các chương trình đào tạo CLC (sơ đồ 1.2); Mơ hình quản lý, điều hành chương trình
đào tạo CLC ở các nước phát triển (Sơ đồ 1.3); Mơ hình quản lý, điều hành chương trình
đào tạo CLC ở Việt Nam (Sơ đồ 1.4); Mơ hình quản lý, điều hành chương trình đào tạo
CLC do tác giả đề xuất (Sơ đồ 1.5); Mơ hình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối
với khả năng xã hội hóa của các chương trình đào tạo CLC (Sơ đồ 3.2).
6. Tổng quan tình hình
Lý thuyết về tài chính cơng được phát triển và chú ý ở Việt Nam trong thời

Các cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống, khá "gần" với lĩnh vực nghiên
cứu của đề tài phải kể đến các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đây cũng là nhóm
cơng trình đồ sộ về số lượng và nghiên cứu khá toàn diện về các vấn đề liên quan đến
cơ chế quản lý tài chính nói chung, tài chính cho giáo dục nói riêng. Đáng chú ý nhất
trong các luận án tiến sĩ là hai cơng trình của hai tác giả Đặng Văn Du và Lê Phước
Minh. Tác giả Đặng Văn Du với luận án: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài
chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam" [59], đã phân tích khá sâu sắc về đầu tư tài
chính cho đào tạo đại học. Luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư
tài chính cho GDĐH ở Việt Nam, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư tài


xvi

chính qua các tiêu chí được xây dựng, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho GDĐHở nước ta. Tuy nhiên, phạm vi và
đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào hiệu quả đầu tư tài chính đối với
GDĐH nói chung, khó có thể vận dụng với mơ hình đào tạo khá đặc thù đó là đào tạo
chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam. Luận án của tác giả Lê
Phước Minh với đề tài: "Hồn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt
Nam" [60] lại tập trung nghiên cứu chính sách tài chính cho GDĐH. Luận án đã đi
sâu phân tích thực trạng chính sách tài chính cho giáo dục ở Việt Nam, làm rõ các cơ
hội, thách thức và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hồn thiện chính sách tài chính
cho GDĐH ở nước ta. Với góc độ tiếp cận nhằm phân tích chính sách tài chính cho
GDĐH nên những kết quả đóng góp của Luận án có giá trị tham khảo tốt với các cơ
quan quản lý vĩ mô hơn là đối với một chương trình đào tạo điển hình. Ngồi ra,
chính sách tài chính cho GDĐHvà cơ chế quản lý tài chính đối với chương trình đào
tạo chất lượng cao là hai nội dung hoàn toàn khác nhau ở cấp độ quản lý, cần có
những nghiên cứu và đánh giá khác nhau. Tác giả Bùi Tiến Hanh với luận án tiến sỹ
“Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam” [32] đã
nghiên cứu và luận giải cơ chế để thực hiện xã hội hóa giáo dục, cơ chế quản lý tài

khảo đối với các nhà quản lý tài chính cơng. Tuy nhiên, các vấn đề được nêu ra trong
cuốn sách khơng thể được áp dụng hồn tồn cho trường hợp điển hình là các chương
trình đào tạo CLC.
Cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống và "gần" với lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài luận án cần kể đến tài liệu “Quản lý trường đại học trong GDĐH” của
Bikas C.Sanyal, Micheala Martin, Susan D’Antoni [4]. Tài liệu này dành cho các nhà
quy hoạch giáo dục, cán bộ quản lý trường đại học và các nhà nghiên cứu về quản lý
giáo dục. Với những mô đun về quản lý trường đại học trong GDĐH, tài liệu đã trình
bày khái quát về công tác quản lý trong GDĐH, từ đó làm nổi bật ba chủ đề cơ bản:
quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý nguồn lực CSVC. Tuy nhiên, một số
nội dung của tài liệu khơng hồn tồn phù hợp để áp dụng cụ thể đối với cơ chế quản
lý tài chính cho chương trình đào tạo CLC.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đó đề cập đến nhiều khía cạnh
về quản lý tài chính, điều hành ngân sách giáo dục đào tạo theo hướng tự chủ và trách
nhiệm xã hội của các trường đại học từ quản lý vĩ mô đến cơ chế, chính sách, tiêu chí
cụ thể. Mặc dù số lượng các cơng trình nghiên cứu khá đồ sộ, tập trung nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh, nhiều mặt khác nhau nhưng hiện chưa có một cơng trình nghiên cứu
một cách tồn diện về cơ chế quản lý tài chính đối với một chương trình đào tạo đặc
biệt nhưng hiện khá phổ biến trong các trường đại học công lập hiện nay đó là
chương trình đào tạo CLC.
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp về lý luận và thực tiễn về cơ
chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo CLC góp phần đạt được mục
tiêu và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo CLC trong các trường đại học
công lập Việt Nam hiện nay.


xviii

7. Các đóng góp của Luận án
- Đề xuất tiêu chí xác định các chương trình đào tạo CLC;

1.1. Tổng quan về chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường
đại học công lập
1.1.1. Trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học
1.1.1.1. Khái niệm trường đại học công lập
Trường đại học (tiếng Anh: University) là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp
theo bậc trung học dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp
lên trên. Trường đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấp
khoa học trong nhiều các lĩnh vực ngành nghề. Các trường đại học có thể cung cấp
các chương trình bậc đại học và sau đại học.
Định chế đại học hình thành tại châu Âu từ thế kỷ 13, dưới hình thức một
“đồn thể tập hợp thầy và trị” (universitas magistrorum atque scholarium) đặt dưới
uy quyền của Nhà thờ và phục vụ nhu cầu đào tạo tinh hoa cho đội ngũ giới quý tộc
và các tăng lữ nhà thờ.
Giáo dục và GDĐH ở phương đông xưa thường nhắc tới các trường Nho giáo
cho giới quý tộc Trung Hoa hoặc các trường thuộc các đạo và giáo phái của Ấn độ,…
Trường đại học theo mơ hình hiện đại đầu tiên được thành lập ở Việt Nam là
Đại học Đông dương được thành lập năm 1906. Cùng với sự phát triển và hội nhập
của nền kinh tế xã hội, các trường đại học Việt Nam trong thời gian gần đây phát
triển mạnh về số lượng, quy mô, phương thức hoạt động và đóng góp một phần rất
quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trường đại học công lập
Các trường đại học công của Mỹ (trường của bang, State College hoặc
University ): do chính phủ các bang quản lý và cung cấp tài chính. Mỗi bang ở Mỹ có ít
nhất một trường Đại học tổng hợp và một số trường đại học đơn ngành loại này.
Khái niệm public university của Nhật Bản thật ra là đại học địa phương (do
chính quyền các tỉnh lập và quản lý). Đó cũng là một phần của hệ thống đại học công
bao hàm cả các trường national university, là đại học quốc gia nhưng đúng ra là đại
học trung ương vì do chính quyền trung ương lập ra và quản lý.



học phí, tiền trợ cấp nghiên cứu và các khoản đóng góp từ sinh viên.
Một số nước còn phân loại thêm các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư
nước ngoài.
Phân loại theo sứ mạng của cơ sở GDĐH (theo phân tầng GDĐH)
Phân lớp 1: các trường đại học định hướng nghiên cứu, chủ yếu nhằm phục vụ
các đỉnh cao và các lĩnh vực có lợi thế so sánh, chương trình đào tạo theo kiểu của
ĐH truyền thống.


3

Phân lớp 2: các trường đại học “đại trà”, nhằm phục vụ trực tiếp các hoạt động
kinh tế xã hội. chương trình đào tạo hướng tới thực hành và kỹ năng áp dụng kiến
thức vào thực tế, thiên về “kỹ thuật nghề nghiệp” .
Phân lớp 3: là các trường đào tạo trình độ Cao đẳng, chủ yếu phục vụ loại nhu
cầu phổ cập. chương trình đào tạo nặng về thực hành, ngành nghề phải phù hợp với
nhu cầu của địa phương /cộng đồng.
Yêu cầu về phân tầng là xu thế tất yếu của GDĐH thế giới cũng như yêu cầu
cấp thiết của GDĐH Việt Nam. Trên thế giới khơng có một nước nào có đủ nguồn
lực để đảm bảo đầu tư cho tất cả các trường ĐH có “chất lượng cao như nhau” với
một mơ hình duy nhất theo kiểu tổ chức ở các ĐH truyền thống trước đây nên việc
phân hạng trường đại học tương xứng với trách nhiệm, sứ mạng và năng lực của
trường đại học là cần thiết. Nếu dựa vào kết quả phân tầng làm cơ sở để đầu tư cho
GDĐH thì cần có các nghiên cứu chuyên sâu về tiêu chí xác định và những điều kiện
để xây dựng trường đại học nghiên cứu. Đối với các trường đại học, tiêu chí xác định
trường đại học nghiên cứu là căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển, tuyên bố sứ
mạng. Theo tác giả để xác định các điều kiện đặc trưng của trường đại học nghiên
cứu có thể tiếp cận các quan điểm sau:
Trường đại học nghiên cứu theo quan điểm của Philip G. Altbach và cộng sự
[63] có các đặc trưng cơ bản: (i) Tinh thần của Trường Đại học Nghiên cứu: là một

tạo và sáng nghiệp; 3. Chất lượng đỉnh cao, phát triển dựa vào nghiên cứu; 4. Mơ
hình mở và giải phóng mọi nguồn lực, mức độ quốc tế hóa cao và sáu đặc trưng cơ
bản: 1. Qui mô đa ngành, đa lĩnh vực; 2. Tích hợp đào tạo với nghiên cứu ở cả bậc
đại học; 3. Tập trung vào đào tạo sau đại học; 4. Giảng viên là nhà khoa học; 5.
Nghiên cứu chất lượng cao; 6. Lãnh đạo hiệu quả.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra Bộ tiêu chí, Chuẩn đối sánh và trọng số
của các tiêu chí đánh giá trường đại học nghiên cứu (chi tiết như trình bày tại Phụ lục
1.1). Theo cách tiếp cận này, Trường đại học nghiên cứu được đánh giá dựa trên tiêu
chí theo các nhóm tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn 1. Thành tích nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức
2. Tiêu chuẩn 2. Chất lượng đào tạo
3. Tiêu chuẩn 3. Mức độ quốc tế hoá
4. Tiêu chuẩn 4. Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
Qua nghiên cứu cho thấy, các nhà khoa học có quan điểm khá đồng nhất khi
đưa ra các tiêu chí đặc trưng để xác định trường đại học nghiên cứu. Các tiêu chí
được đa số các tác giả sử dụng gồm có: (i) Đào tạo chất lượng cao (đào tạo sau đại
học là chủ yếu; tỷ lệ giảng viên/ sinh viên; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đạt
chuẩn chất lượng cao; giảng viên được ưu tiên thời gian dành cho nghiên cứu khoa
học; đánh giá của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp), (ii) Nghiên cứu khoa
học chất lượng cao (số lượng sản phẩm khoa học được cơng bố, trích dẫn, chuyển
giao; đánh giá của các nhà khoa học có uy tín về kết quả nghiên cứu; nguồn tài chính
đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao; nguồn tài chính thu được từ nghiên cứu, chuyển


5

giao), (iii) Mức độ quốc tế hóa (số lượng giảng viên quốc tế, số lượng sinh viên quốc
tế, số lượng các cơng trình, kết quả nghiên cứu được cơng bố chung), (iv) Cơ sở vật
chất và cơ chế quản trị hiện đại, hiệu quả. Tuy nhiên, có thể áp dụng các tiêu chí theo
quan điểm của các nhà khoa học ở ĐHQG Hà Nội do Bộ tiêu chí và Chuẩn đối sánh




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status