Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở đất ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội - Pdf 12

Lời mở đầu
Nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng hiện đại, văn minh, giàu
đẹp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa thủ đô để Thủ đô Hà
Nội xứng đáng là thủ đô của một nước 100 triệu dân,trong những năm qua
thành phố Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh
tế, giáo dục…Hàng ngàn dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông,
thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, các công trình phục vụ
trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, khoa học và kỹ thuật,
các dự án xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, các khu đô thị mới…đã và đang được xây dựng và phát triển.
Nhu cầu đất đai cho các dự án này ngày càng lớn đã tạo ra sức ép rất lớn cho
công tác giải phóng mặt bằng. Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện
tốt thì tiến độ dự án mới nhanh . Nhưng trên thực tế vấn đề đền bù giải
phóng mặt bằng không chỉ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công
các công trình xây dựng, mà còn tác động rất nhiều đến chất lượng và giá
thành công trình.
Tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm lại phụ thuộc
phần lớn vào chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với đối tượng
trong diện bị giải toả. Các phương án bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất là bồi thường bằng tiền, bồi thường bằng đất ở hay bố trí các hộ dân
vào các khu tái định cư…Với truyền thống trồng lúa nước, tâm lý an cư lạc
nghiệp, người dân luôn muốn được đền bù bằng nhà, đất hơn là đền bù bằng
tiền vì có ổn định chỗ ở thì mới có thể yên tâm sản xuất, làm ăn.
Vì vậy, bên cạnh việc đền bù bằng tiền, Nhà nước đã chuẩn bị quỹ nhà,
quỹ đất tái định cư nhằm bố trí các hộ dân bị giải toả vào các khu tái định cư
tập trung đảm bảo cho các hộ dân có chỗ ở ổn định, đảm bảo tái định cư theo
quy hoạch, đảm bảo các cơ hội duy trì thu nhập sau khi bị di chuyển chỗ ở,
và ổn định cuộc sống của người dân.
Nhận thấy tầm quan trọng của quỹ nhà đất tái định cư đối với tiến độ
của công tác giải phóng mặt bằng,được tiếp xúc với những tài liệu liên
quan đến vấn đề này em xin chọn đề tài : ”Thực trạng công tác chuẩn bị

2
Chương 1: Sự cần thiết và vai trò của công tác chuẩn bi quỹ nhà ở,
đất ở tái định cư phục vụ GPMB
I. Sơ lược về vấn đề GPMB
1.GPMB là vấn đề tất yếu của quá trình phát triển
Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia , mọi giai đoạn việc giải
phóng mặt bằng để xây dựng công trình là không thể tránh khỏi , nhịp độ
phát triển càng lớn thì nhu cầu GPMB càng cao và trở thành một thách thức
ngày càng nghiêm trọng đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực
kinh tế mà cả ở trong các lĩnh vực xã hội , chính trị trên phạm vi quốc gia.
Trong quá trình phát triển của đát nước, sự xuất hiện và hình thành
các đô thị là một điều tất yếu, khách quan, đó là quá trình tập trung dân số
vào các đô thị, hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở
phát triển sản xuất và đời sống. Đô thị được xem là điểm dân cư tập trung
với mật độ cao, chủ yếu là lao đọng phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích
hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên nghành, có vai trò thúc đẩy sự
nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của
một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện. Đ ể hình thành
và phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị, điều này được xem là một phần
của sự phát triển, thì luôn diễn ra quá trình phân bổ lại quỹ đất đai cho các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Khi các
nghành sản xuất công nghiệp, giao thông, du lịch, dịch vụ, thương mại…
tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP) thì việc
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm nhà ở sang
đất chuyên dùng sử dụng vào các mục đích công nghiệp, giao thông, du
lịch, thương mại…là đièu tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một quốc
gia cành phát triển, thì tỷ lệ đất chuyên dùng( đặc biệt là đất sử dụng vào
3
các mục đích công nghiệp, du lịch, dịch vụ ) càng cao và tỷ lệ đất nông
nghiệp càng thấp. Vấn đề đặt ra là nhà nước cần có quy hoạch, kế hoạch để

nhà phát triển phải vượt qua. Bài học từ các nước phát triển dạy rằng nếu
xem nhẹ vấn đề này trong tính toán đầu tư phát triển thì không chỉ làm tăng
giá thành mà cồn để lại nhiều hậu quả nặng nề không thể xử lý được bằng
tiền. Có thể khẳng định rằng đền bù và giải phóng mặt bằng là vấn đề của
phát triển, là nội dung không thể né tránh của phát triển, và chính nó là một
yếu tố quyết định của tiến bộ xã hội và sự thành công của phát triển, bất kỳ
một giải pháp nào mà thiếu đồng bộ, không chặt chẽ đều để lại hậu quả tiêu
cực.
2. Công tác đền bù Giải phóng mặt bằng
2.1. Thực chất của đền bù giải phóng mặt bằng.
Luật đất đai năm 2003 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Vì vậy nhà nước nắm trong tay quyền
chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng đất đối với toàn bộ đất đai
trên phạm vi lãnh thổ đất nước. Nắm trong tay quyền định đoạt, nhà nước
có quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai đồng thời có quyền lợi
dụng tính năng của đất để phục vụ cho lợi ích kinh tế và đời sống của con
người. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua
hình thức giao đất( có thu tiền hoặc không thu tiền SDĐ ), cho thuê đất,
công nhận quyền sdđ đối với người đang sử dụng đất ổn định. Người sdđ có
quyền lợi dụng tính năng của đất phục vụ lợi ích cho mình, đồng thời phải
sử dụng đất theo đúng mục đích và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước,
trong đó người sử dụng đất có nghĩa vụ “ Giao lại đất trong khi nhà nứoc có
quyết địnhthu hồi hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất”.
5
Khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế
xã hội, mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
thì vô tình nhà nước đã vi phạm vào quyền sử dụng đất của người sử dụng,
làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người sdđ nên phải đền bù cho họ
khi tiến hành thu hồi đất.
Đền bù GPMB được hiểu là việc chi trả lại đầy đủ tương xứng những

giao đất ( Trong đó có cả các cơ quan nhà nước) luôn tìm cách giảm chi phí
bồi thường GPMB nhằm hạ giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Trong khi đó người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi phải được trả một khoản bồi
thường “ càng nhiều càng tốt” mà trước hết phải là thoả đáng; mặt khác
trong nội bộ những người được đền bù có người chấp hành tốt chíng sách
đất đai của nhà nước, có người chấp hành chưa tốt, do đó đòi hỏi xử lý sao
công bằn cũng là một viếc hết sức khó khăn.
Nghiên cứu tìm hiểu tận gốc rễ của vấn đề đền bù thiệt hại, GPMB
đề ra một chính sách hợp lý, đủ chi tiết và dự kiến trước mọi tình huống để
giả quyết hài hoà, thoả đáng quyền lợi của người được giao đất và người bị
thu hồi đất là rất cần thiết, góp phần tạo động lực phát triển.
Kể từ thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế ở miền Bắc cho đến
trước khi có luật đất đai năm 1993, để phục vụ cho việc lấy đất xây dựng
các công trình của nhà nước, các chính sách về đền bù thiệt hại đã được ban
hành, cụ thể là: Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của hội đồng chính
phủ quy định tạm thời về trưng dụng đất; Thông tư số 1792/Ttg ngày
11/01/1970 của phủ thủ tướng quy định một số điểm tạm thời về bồi thường
nhà cửa, đất đai, cây cối, các hoa màu cho nhâ dân ở những vùng xây dựng
kinh tế mở rộng thành phố. Do ở thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là
7
có giá cho nên các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều
hạn chế, thể hiện trong cách tính giá trị bồi thường, phương án thực hiện.
Đến khi nhà nước xác lập quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối về đất đai tại
hiến pháp 1980, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết địnhvề đền bù
thiệt hại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất có rừng sang sử dụng vào mục
đích khác hơn là chính sáhc GPMB hiện nay.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã đặt nền móng cho việc xây dựng chính
sách bồi thường, GPMB qua những điều khoản quy định cụ thể sau:
Điều 17: “ Đất đai… thuộc sở hữu toàn dân”.
Điều 18: “ nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn

nhà nước ban hành quá thấp so với giá chuyển quyền sử dụng đất đai tại
hầu hết các địa phương.
Nhân thấy những bất cập trên, chính phủ đã ra NĐ số 22/1998/NĐ-
CP ngày 24/4/1998 thay thế nghị định số 90/1994/NĐ-CP; về cơ bản có kế
thừa một số quy định của nghị định số 90 và có một số quy định như tiền
đền bù thiệt hại về đất vẫn theo quy định của chính phủ, nhưng được nhân
với hệ số k, để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lời
và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương; Quy định rõ hơn
về vấn đề tái định cư; chính sách hỗ trợ có lợi nhiều hơn cho người bị thu
hồi đất. Tuy vậy, sau một thời gian thực hiện, nghị định 22/CP cũng đã có
những hạn chế sau: Mặc dù giá dất tính đền bù được nhân theo hệ số K
nhưng vẫn còn quá thấp so với thời giá thị trường, chưa có sự thống nhất về
cách xác định giáất giữa các địa phương, chưa làm rõ trách nhiệm của
UBND các cấp, các nghành, chủ dự án trong công tác GPMB, chưa quy
định việc bồi thường, hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng… Vì vậy luật đất đai
9
năm 2003 ra đời, chính sách về đèn bù thiệt hại GPMB & tái định cư đã
được quy đinh rõ trong nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004. Nghị
định 197 ra đời thay thế cho nghị định 22?CP quy định về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh
tế.
2.2.Phạm vi áp dụng và đối tượng được đền bù trong chính sách:
Phạmvi áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi
đất được quy định tại NĐ197/2004/NĐ-CP : Được bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhaf nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng , an
ninh, lợi ích quốc phòng, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế.
Khái niệm này bao gồm cả đất sử dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh,
khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vui chơi giải trí,
khu du lịch, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung và các dự án đầu tưhoặc

quyền sử dụng đất; có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định được xác nhận là không có
tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ theo quy định của nhà nước…
Về hạn mức bồi thường đất ở: Diện tích đất ở bồi thường cho mỗi hộ
gia đình theo hạn mức đátt ở do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định, nhưng không vượt qua diện tích đất bị thu hồi. Trong
trường hơp đất ở bị thu hồi đất ở có thể được đền bù thêm một phần diện
tích đất ở tuỳ theo quyết định của địa phương, phần còn lại thì được đền bù
bằng tiền. NĐ 197/2004/NĐ-CP cũng quy đinh nguyên tắc bồi thường tài
sản gồm bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất; bồi thường cho
người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, bồi thường về di chuyển mồ mả;
11
bồi thươngđối vơiứ công trình văn hoá, di tích lịch sử., nhà thờ, đình chùa,
am , miếu; bồi thườngđối ới cây trồng vật nuôi; bồi thường cho người lao
động do ngừng việc.
Tài sản trên đất hợp pháp và có khái niệm hợp pháp hoá được bồi
thường 100% giá trị tài sản; tài sản trên đất bất hợp pháp sẽ được hỗ trợ
80%mức bồi thường hoặc không được hỗ trợ bồi thường tuỳ theo mức độ
bất hợp pháp của tài sản. Về mức tiền bồi thườngnhà và các công trình xây
dựng trên đất bằng giá trị hiẹn tại cộng với một khoản tiền bằng tỷ lệ tối đa
không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn
kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại. Ngoài bồi thường về
đất và bồi thường về tài sản, NĐ 197/2004/NĐ-CP cũng quy định các chính
sách hỗ trợ như: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định cuộc sốngvà ổn đinh ssản
xuất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ người đang
thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước; hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của
dxã, phường, thị trấn và hỗ trợ khác để đảm bảo ổn định đời sống và sản
xuất cho người bị thu hồi đất.
II. Sự cần thiết phải xây dựng nhà ở tái định cư trong Giải phóng mặt
bằng.

làm cho cuộc sống người dân càng khó khăn thêm. Nguyên nhân chủ yếu
là: Đối với đặc thù là một nước nông nghiệp vì vậy diện tích đất thu hồi
phục vụ cho mục đích xây dựng chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp vì vậy diện
tích đất thu hồi phục vụ cho mục đích xây dựng chủ yếu lấy từ đất nông
nghiệp, đất làm nhà ở tại khu vực nông thôn và ven đô thị, và một phần đất
đô thị nằm trong quy hoạch. Nếu nhà nước không có chính sách và uy định
phù hợp thì dễ dẫn đến tình trạng là sau mỗi lần nhà nước thu hồi đất để sử
13
dụng vào mục đích quốc phồng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,
mục đích kinh tế, sẽ có thêm nhièu hộ gia đình, cá nhân lâm vào tình trạng
không còn ruộng đất-tư liệu sản xuất chính-để nuôi sống gia đình và bản
thân gia đình họ. Trong khi đó nghành nghề trong nông thôn chưa phát
triển, trình độ, khả năng của người nông dân kông thể đáp ứng được với
yêu cầu cao của nền sản xuất tiên tién trong đô thị, công nghiệp, du lịch,
tình trạngmột số hộ dân không có nhà ở trong một thời gian dài, sự chênh
lệch giá cả giữa nơi ở cũ và nơi ở mới; cơ sở hạ tầng kém hơn, sự phân tán
về mặt xã hội… vì vậy nhà nước không thể để tình trạng thực hiện dự án
mang lại lợi ích ccho một số người thì lại buộc một số cá nhân khác lâm
vào tình trạng khó khăn, nghèo túng.Trong khi mục tiêu phát triển kinh tế
và xây dựng đất nước của Đảng và nhà nước ta là dân giầu nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh. Trong chiến lược phát triển đất nướccó chiến lược
phát triển nhà ở, nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có chỗ ở rộng rãi hơn,
tiện nghi hơn qua mỗi thời kỳ phát triển của dất nước. Để thực hiện được
điều này nhà nước cần phải có các chính sách và biện pháp thoả đáng giúp
cho người bị ảnh hưởng bởi dự án lập lại cuộc sống của mình như khi
không có dự án, ổn định đời sóng và thu nhập.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
chúng ta không chỉ có những đô thị đẹp, hiện đại, những khu sản xuất
khổng lồ, những công trìng công cộng khang trang mà còn kèm theo đó là
chỗ ở của người dân cần phải được nâng cấp, tiện nghi hơn, rộng rãi hơn…

cho người dân phải di chuyển có được chhỗ ở ổn định, có điều kiện sống và
tiện nghi bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ, nhưng chắc chắn phải tố hơn nơi ở cũ
về mọi mặt thì mới tạo điều kiện cho người dâ sóng ổn định và phát triển.
15
Các phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư hiện nay là bồi thường
bằng đất, bằng tiền hoặc bố trí các hộ dân vào các khu tái định cư tạp trung
thì phương án bố trí các hộ dân vào các khu tái định cư tập trung được xem
là phương án khả thi hơn cả.
Phương án bồi thường bằng đất là phương án khó thực hiện hơn cả vì
đa số các địa phương đất công ích còn lại không đáng kể nên không đáp
ứng được yêu cầu đền bù bằng đất. Mặt khác, với một số lượng lớn các hộ
phải di dờiđể giải phóng mặt bằng, các hộ có diện tích đất thu hồi lớn( đất
do cha ông để lại ở khu vực nông thôn) thì việc đền bù cho họ một diện tích
đất với giá trị tương đương là rất khó.
Trong các phương án bồi thường thiệt hại GPMB hiện nay hầu hết
việc bbồi thường cho dân đều được trả bằng tiền, trong số tiền bồi thường
đó có người dân có đủ điều kiện để tạo lập nơi ở mới có cuộc sống bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ, song cũng có những người dân do nhu cầu cuộc sóng
còn khó khăn , nhiều nhu cầu chi tiêu quan trọng hơn vì vậy họ đã không đủ
tiền để tạo dựng nơi ở mới, phải sống tạm bợ với nhu cầu sống rất thấp, có
thể làm cho người dân gặp khó khăn, nghèo túng hơn sau khi phải di
chuyển. Như vậy mục tiêu lớn của quốc gia về nhà ở cho người dân phần
nào hông thực hiện được.
Do vậy, phương án bồi thường cách bố trí các hộ dân trong diện giả
toả vào các khu tái định cư được xem là phương án khả thi hết sức cần
thiết. Thực hiện phương án này không những tiết kiệm đất đai trong điều
kiện quỹ đất công ích không còn nhiều mà nhà nước còn có thể gúp người
dân ổn định đời sống tại nơi có các điều kiện về nơi ăn chốn ở bằng hợc tốt
hơn trước bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các khu tái định
cư tập trung.

định cư đã được hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định như sau: “ Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quôc hữu
hoá. Trong rrường hợp thật cần thiết vì lý do qưuốc phòng, an ninh và lợi
ích quốc gia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản
của cá nhan hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức mua, trưng
dụng theo luật định.” (Điều 23)
Còn ở bộ luật dân sự tại Điều 175 bảo vệ quyền sở hữu đã xác định:
1-Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được
pháp luật công nhận và bảo vệ.
2-Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở
hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, nhăn cản bất
kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại
tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp
luật.
3-Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì
lợ ích quốc gia, nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản
của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác theo quy định của pháp
luật.”
Dựa trên những cơ sở pháp lý trên, nhà nước đã có những quy định
cụ thể về tái định cư . Theo luật đất đai 2003: “ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi
thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở choi người bị thu hồi đất ở mà
phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự
án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn
nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được
bồi thường bằng tiền vá được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà
18
nước với đối với khu vực đô thị; Bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông
thôn, trường hơp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được

phát triển kinh tế.
+Hộ bị ảnh hưởng, bị giả toả nhằm thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ
tầncho các khu tái định cư , hoặc bị ảnh hưởng khi di chuyển các công trình
kinh tế, hạ tầng kỹ thuật để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình
giao thông, công trình lớn mang tính quốc gia.
*Phạm vi tái định cư :
- Người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở, di chuyển cơ sở sản
xuất kinh doanh và các cơ sở tài sản khác gắn liền với đất bị thu hồi đến nơi
ở mới mà không nhận bồi thường bằng tiền thì được bố trí tái định cư.
- Các hộ trong diện giải toả được hưởng bồi thường theo các quy địh
của nhà nước. Hình thức đền bù thông qua bố trí tái định cư sẽ được các hộ
đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền . các hộ đã dăng ký kiểm kê
cam kết vào tái định cư thì buộc phải vào các khu tái định cư , không được
chuyển sang phương án đền bù khác.
3.2. Lập và thực hiện dự án tái định cư:
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội của địa phương; căn
cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét
duyệt, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án
tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải
chuyển chỗ ở.
Việc lập dự án và xây dựng khu TĐC thực hiện theo quy định hiện
hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
3.3. Bố trí tái định cư:
20
Cơ quan( tổ chức ) được UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái
định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển
chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai
phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị
thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư ; nội dung

đầu tiên, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụk bảo vệ thực vật,
thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất
kinh doanh dịch vụ thương nghiệp.
- Hỗ trợ để tạo lập một số nghề tại khu tái định cư tập trung phù hợp
cho những người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
3.6. Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở:
*Quyền của người bị thu hồi đất phải chuyển chỗ ở:
- Đăng ký đến nơi ở tái định cư bằng văn bản.
- Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác
trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành
viên trong gia đình đáng độ tuổi đi học.
- Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm
bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai.
- Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.
*Nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển chỗ ở:
- Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
22
- Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy điịnh của pháp
luật.
3.7. Nguyên tắc lựa chọn địa điểm và quy hoạch xây dựng khu tái định cư:
Quan điểm chung khi xây dựng khu tái định cư là nhằm đảm bảo sự
ổn định của người dân trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Như vậy thực
hiện lựa chọn địa diểm và quy hoạch xây dựng khu tái định cư cần thoả
mãn các nguyên tắc sau:
- Có thuận lợivề thủ tục thu hồi đất, giảm thiểu các chi phí đền bù
thiệt hại; Vị trí địa điểm cho phép, kết hợp khai thác sử dụng các cơ sở hạ
tầng kỹ thuật hiệm có để có thể giảm được các chi phí về xây dựng.

phục vụ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội
I. Đặc điểm kinh tế – xã hội và quá trình đô thị hóa Hà Nội.
1. Đặc điểm kinh tế – xã hội.
24
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là đầu
mối giao thông quan trọng hàng đầu trong cả nước. Hà Nội có địa giới hành
chính giáp với 6 tỉnh:
Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh;
Phía Tây giáp với Hà Tây và Vĩnh Phúc;
Phía Nam giáp với tỉnh Hà Tây;
Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang.
Hà Nội nằm trong vùng Đông bắc bộ, đất đai màu mỡ được hình
thành chủ yếu từ phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
1.1.Đặc điểm về đât đai và dân cư:
Thành phố Hà Nội có 9 quận, 5 huyện với 125 phường, 9 xã và 5 thị
trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 92730 ha, với dân số là 2.672.125
người (tính đến thời điểm 01/4/1999 ). Bình quân diện tích đất tự nhiên tính
theo đầu người là 347,03 m
2
/người, bình quân diện tích đất ở là
12,28m
2
/người, trong đó đất ở đô thị là 10,85m
2
/người, đất ở nông thôn là
31,2m
2
/người. Đất nông nghiệp là 41849,23 ha, chiếm 44,69%, tập
trung chủ yếu ở 5 huyện ngoại thành; đất phi nông nghiệp là 42720,71
ha, chiếm 46,07%, đất chưa sử dụng (sông, suối, núi đá,…) là 8568,25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status