Một số giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Tổng Cty Hàng hải Việt nam - Pdf 12

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
PHẦN MỞ ĐẦU
Các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp luôn có mối quan tâm
chú trọng đến việc lập dự án đầu tư và hiệu quả dự án bên cạnh việc tìm kiếm lợi
nhuận và khả năng trả nợ. Tất nhiên họ còn quan tấm đến nhiều mục đích khác nhau
như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm,
hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường...
Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện một dự án có hiệu quả và các mục
tiêu này thì đã đến lúc họ phải tập trung sự chú ý nhiều hơn vào việc huy động và
không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của mình. Bởi vì vốn là một
trong hai yếu tố quan trọng quyết định quy mô và khả năng hoàn thành dự án, mang
lai hiệu quả va lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào
muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử
dụngvốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất.
Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội.Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế,phát triển kinh
tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội.Một nền kinh tế sẽ không
thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư. Trong khi đó tình trạng doanh
nghiệp nhà nước sử dụng vốn kém hiệu quả so với các doanh nghiệp ở các thành
phần kinh tế khác biểu hiện rất rõ rệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay
khi mà đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN "các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch lập dự án đầu tư rõ ràng, đạt
hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí..." Theo tinh thần đó nhà nước tạo hành lang
pháp lý, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực đầu tư phải nghiên cứu nên hay
không nên thực hiện dự án đó, và mức vốn thực sự cần thiết. Bởi vậy một vấn đề nổi
lên trong nền kinh tế là phải khai thác được vốn, bảo toàn và phát triển đồng vốn.
Trong lĩnh vực hàng hải có rất nhiều các công ty ở cả trong nước và trên thị
trường quốc tế. Do vậy sự tồn tại hữu ích luôn bị đe doạ bởi cuộc cạnh tranh giành
thị trường vận tải hàng hoá, dịch vụ hàng hải ngày càng đi vào chiều sâu và sôi động.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một trong những Tổng Công ty nhà nước thực
hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển ngành hàng hải theo hướng phát triển kinh tế đất

giáo.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐÂU TƯ
0.1.
Các khái niệm cơ bản về đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung
và trong doanh nghiệp nói riêng
0.1.1. Đầu tư , đầu tư phát triển
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra hay sự hi sinh các nguồn lực ở hiện
tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt các kết quả ,thực hiện được các mục
tiêu nhất định trong tương lai.
Tuy nhiên đứng dưới các góc độ khác nhau thì nó cụ thể như sau:
• Theo quan điểm tài chính :
Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi
các dòng thu nhằm hoàn vốn sinh lời.
• Theo góc độ tiêu dùng :
Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu một mức độ tiêu dùng
nhiều hơn trong tương lai. Để có thể hiểu rõ bản chất của hoạt động đầu tư chúng ta
cần làm rõ những yếu tố như :Nguồn lực đầu tư, hoạt động đầu tư, đối tượng của
hoạt động đầu tư .
• Nguồn lực đầu tư:
Theo nghĩa hẹp được hiểu là bao gồm tiền vốn ,còn theo nghĩa rộng nó bao
gồm vốn bằng tiền , đất đai,máy móc,lao động.
Mục tiêu của hoạt động đầu tư :bao gồm những lợi ích về mặt tài chính gắn
liền với doanh nghiệpchủ đầu tư ;những lợi ích về mặt kinh tế và những lợi ích về
mặt xã hội mà do hoạt động đầu tư tạo nên.
Đối tượng của hoạt động đầu tư : Đầu tư vào tài sản hữư hình (tài sản vật

trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét liệu doanh nghiệp có tồn tạitrong
tương lai được không và trên cơ sở đó, sẽ cấp hay không cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Về phía doanh nghiệp, vốn điều lệ sẽ là nền móng cho doanh nghiệp
đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của doanh nghiệp trong hiện tại và
phát triển trong tương lai. Nếu nền móng vững chắc, vốn điều lệ càng lớn thì doanh
nghiệp càng có cơ hội phát triển. Vốn thấp, nền móng yếu, doanh nghiệp phải đấu
tranh và tồn tại của mình và dễ rơi vào tình trạng phá sản. Nói tóm lại, vốn là lượng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
tiềnđại diện cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Có yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp mới tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn sản xuất, doanh nghiệp
phải trả lương cho công nhân viên, chi phí bảo trì máy móc..., thành phẩm khi chưa
bán được cũng đều cần đến vốn của doanh nghiệp. Khách hàng khi mua chưa thanh
toán ngay cũng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Ngày nay việc nước ta chuyển
sang nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải
phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Trong khi các đối thủ cạnh
tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Hơn nữa đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao.
Vì vậy cần phải đầu tư cho công nghệ hiện đại, tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn...
Những yêu cầu tất yếu ấy đòi hỏi doanh nghiệp phải cạnh tranh để phát triển
thì cần phải có vốn. Qua những phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn.
Vốn tồn tạitrong mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất.
0.2.2. Việc huy động vốn đầu tư ở các doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều hình thức huy động vốn thích hợp trong các điều kiện
nhất định, vì vậy, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau đối với các nhu cầu khác
nhau về vốn. Ta có thể xem xét các hình thức khá phổ biến như sau : Huy động vố
thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thị trường chứng khoán,
nguồn tín dụng phi chính thức. Ngoài ra hình thức huy động vốn theo dự án, phát

đầu tư bắt đầu quan tâm, do đó cần có những thông tin phổ biến hơn về các điều kiện
huy động vốn từ các tổ chức trên, để đa dạng hoá nguồn vốn nhằm tăng khả năng
đảm bảo nhu cầu về vốn, đồng thời là tăng tính cạnh tranh giữa các tổ chức ngân
hàng và phi ngân hàng. Một trong những hình thức huy động qua các công ty tài
chính rất đáng quan tầm là hình thức tín dụng thuê mua. Tuy nhiên, cần xem lại thủ
tục và lãi suất của tín dụng thuê mua để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các
phương thức huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế
hoạch đầu tư lâu dài.

Huy động vốn thông qua hình thức tài trợ theo dự án
Để tăng nguồn vốn cho các dự án, các nhà đầu tư nên sử dụng rộng rãi hơn
hình thức tài trợ theo dự án, bao gồm phát hành trái phiếu theo các công trình để huy
động vốn. Hình thức này rất có lợi do mang tính độc lập tương đối đối với các kết
quả hoạt động khác các ngành cần vốn lớn, nhưng đã vay nợ nhiều nên không thể huy
động thêm vốn theo cách thông thường. Tuy nhiên, đây là hình thức đòi hỏi có sự hỗ
trợ của các tổ chức tín dụng, đồng thời phải được chuẩn bị chu đáo để tạo lập uy tín
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
cho dự án và tăng cường sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư
nước ngoài.

NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

Huy động vốn thông qua các hình thức tín dụng phi chính thức

NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
nghiệp, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và
có kế hoạch.
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập
có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự
thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học
tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động.
Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài
năm, tuỳ thuộc vào mục tiêu hcọ tập, và nhằm tạo sự thay đổi hành vi nghề nghiệp
cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ
nghề nghiệp cho họ. Như vậy, xét về nội dung phát triển nhân lực bao gồm các hoạt
động là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
Giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào
1 nghề nghiệp hoặc chuyển sang 1 nghề nghiệp mới thích hợp hơn trong tương lai.
Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động
học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng,
nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững
hơn về công việc của mình, là những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ lao động có
hiệu quả hơn.
Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt
của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những
định hướng tương lai của doanh nghiệp.
Các lý do chủ yếu để doanh nghiệp tiến hành phát triển nguồn nhân lực, đó
là:
-
Để đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng nhu
cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có thể đứng vững và dành thắng

nhìn cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng
tạo của người lao động trong công việc.
Chính vì những lý do trên mà các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng vào
phát triển nguồn nhân lực, coi hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực như là một
hoạt động thường xuyên và quan trọng của doanh nghiệp.
Ở nước ta thì hầu hết các doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực mới chỉ
sử dụng các biện pháp như: Tìm kiếm lao động đầu vào có chất lượng cao; Đào tạo
và đào tạo lại đội ngũ lao động trong doanh nghiệp; Và nâng cao điều kiện làm việc
cho người lao động. Tuy nhiên trong các hình thức trên thì hình thức đào tạo và đào
tạo lại đội ngũ lao động được áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp nhà nước, còn
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
hình thức lựa chọn lao động đầu vào chất lượng cao được sử dụng nhiều trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác.
Đầu tư vào hoạt động Marketing:
Doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi thì marketing được nhiều người cho
rằng là chức năng then chốt của thành công của doanh nghiệp: nhờ có marketing dự báo
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dự tính các hành động cho doanh nghiệp, hỗ trợ bán hàng
thông qua quảng cáo, khuyến mại,…Muốn vậy đòi hỏi phải:
- Xác định rõ hướng đi: doanh nghiệp phải suy tính kỹ trước khi quyết định
có nên đối đầu trực tiếp với doanh nghiệp lớn hay không, nếu cảm thấy
không có đủ nội lực thì chuyển hướng khác.
- Xác định thời gian đi: nếu doanh nghiệp đã xác định được hướng đi và nếu
không phạm sai lầm nào về kế hoạch tiếp thị cộng với một chút may mắn
thì doanh nghiệp sẽ có được một mảng thị phần,
- Phạm vi triển khai: doanh nghiệp nên lựa chọn phương án triển khai trên
phạm vi nào thì cần phải cân nhắc rõ ràng.
- Hiểu người tiêu dùng: Tiến hành nghiên cứu thị trường để am hiểu sâu sắc

doanh, uy tín…và phát triển cơ cấu thể chế tổ chức.
Về công nghệ cần tiến hành nội dung như sau: thứ nhất là doanh nghiệp có thể
mua công nghệ theo các cách khác nhau đó là:
Mua đứt công nghệ tức là công nghệ thuộc quyền sở hữu độc quyền của doanh
nghiệp, doanh nghiệp là người duy nhất có quyền quyết định về công nghệ đó.
Từ đó doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả
nhất, tốt nhất, tạo lợi thế cạnh tranh cao nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực
tế các doanh nghiệp nước ta hiện nay thực thi điều này là rất khó, mặt khác việc mua
đứt công nghệ thường gặp rủi ro lớn vì chưa hẳn công nghệ là tốt nhất. Nếu trong
tương lai doanh nghiệp chưa kịp khấu hao hết công nghệ thì đã xuất hiện công nghệ
mới tốt hơn…chính vì thế mà người ta thường chỉ mua đứt những công nghệ ít biến
động, sản xuất hàng hoá đặc biệt, hay với công nghệ xuất hiện lần đầu trong một loại
sản phẩm dịch vụ cấp thiết, nhu cầu thị trường là rất lớn.Mua quyền sử dụng công
nghệ: doanh nghiệp thường áp dụng hình thức này bởi hình thức này có ít rủi ro hơn
và tốn ít chi phí hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải chấp nhận đối thủ của mình cũng
sở hữu công nghệ như mình và sức ép cạnh tranh là rất lớn. Nhưng ít ra nó cũng giúp
cho doanh nghiệp có những lợi thế hơn so với những sản phẩm không có công nghệ
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
đó hoặc lợi thế giá thành do công nghệ giúp khai thác tối đa những nguồn lực mà đối
thủ không có.
0.4.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp
• Nhân tố khách quan:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư. Các nhân tố ảnh
hưởng này tác động đến cả hai thành phần của hiệu quả vốn đầu tư. Lợi íchcông dụng
của các đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi đượcvào sử dụng và
vốn đầu tư chỉ ra nhằm tạo nên các kết quả ấy. Do đó cáctố này tồn tại dọc theo suốt
thời gian của quá trình đầu tư khi có chủtrương đầu tư ngay trong quá trình thực hiện

hối đoái, chính sách khấu hao,...
Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều
kiện cho nến kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư
được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực
đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơ
cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thât thoát vốn đầu tư,
theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả.
Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính
sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực,
vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào
lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ
cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoăc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo
đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả.
Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính
sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực.
Đó là điều kiện làm cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.
Khi đã lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng, nếu các chính sách
kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp công
nghiệp hoá sẽ thắng lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao. Nếu các chính
sách kinh tế phụ hợp với mô hình chiến lược công nghiệp hoá, tạo điều kiện cho sự
thành công của công nghiệp hoá, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.
Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng: Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng
là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

khai thực hiện dự án đầu tư.
+
Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
15
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn
thành.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo trình tự XDCB có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết là
tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư (các đối tượng đầu tư hoàn thành) và tác động
đến chi phí đầu tư.
Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ tạo điều
kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát lãng phí vốn đầu tư, cũng tạo điều kiện cho các
kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích
kinh tế - xã hội khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót
trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất thoát lãng phí.
Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong
muốn làm cho số vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong
doanh nghiệp.
Thiếu vốn đầu tư:
Tiền không chỉ là căn nguyên của mọi điều ác, mà nó cũng là nguyên nhân dẫn
đến thất bại của các doanh nghiệp . Có nhiều chủ DN nhỏ đánh giá thấp hay không dự
kiến đúng rằng họ sẽ cần bao nhiêu tiền, không chỉ để điều hành và tăng trưởng kinh
doanh, mà còn để duy trì nó khi công ty đấu tranh để giành lấy một chỗ đứng chăc chắn
trên thương trường. Giáo sư Norman Scarborough trường Ðại học Quản trị kinh doanh ở
nam Carolina nói: "Một khi bạn bắt đầu thiếu vốn thì có thể bắt đầu một vòng xoáy đi

trách nhiệm quản lý đầu tư quyết định trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Nếu người quản lý đầu tư là những người thận trọng thì họ thiên về lựa chọn
những danh mục đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Ngược lại nếu họ là những người ưa
mạo hiểm, họ sẽ có xu hướng lựa chọn những danh mục đầu tư có mức độ rủi ro cao
hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Thực tế cho thấy rằng quan điểm quản lý đầu tư ở các thị trường bảo hiểm
khác nhau là khác nhau. Điều này có ảnh hưởng tới hội đồng quản trị của các công ty
bảo hiểm với tư cách là những người đặt ra các giới hạn chung cho chính sách đầu tư
của công ty. Do chịu cùng một sức ép , các chính sách đầu tư nhìn chung có xu
hướng tương tự nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường.
0.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính :
Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau
+
Một là:
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Sản lượng tăng thêm
Tổng vốn huy động phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng lãi tăng thêm
trong kì nghiên cứu.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Hai là:
Doanh thu tăng thêm
Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp


Chỉ tiêu này cho biết mức tiết kiểm ngoại tệ tăng thêm bao nhiêu trên một
đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Ba là:
Mức thu nhập tăng thêm
Tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ
nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức thu nhập tăng thêm là bao nhiêu.
+ Bốn là :
Số chỗ làm tăng thêm
Tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu


Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ
nghiên cứu đã tạo ra chỗ việc làm tăng thêm bao nhiêu.
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ TẠI
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty hàng hải Việt
Nam.
2.1.1. Quá trình hình thành.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Vinalines đã chứng tỏ năng lực quản lý hiệu quả

nước, 2 công ty cổ phần và 9 công ty liên doanh, sở hữu 50 tàu với tổng trọng tải là
396.291 DWT và có 18456 lao động. Cũng theo nghị định đó Tổng công ty Hàng hải
là Tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh , có tư cách pháp nhân, có các quyền
và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý. Hiện tại, Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIET NAM NATIONAL SHIPPING
LINES, viết tắt VINALINES bao gồm các thành viên sau:
• Khối vận tải biển gồm 7 doanh nghiệp:
1. Công ty vận tải biển Việt Nam
Viet nam Ocean Shipping Company (VOSCO), có trụ sở chính tại 215 Trần
Quốc Toản, Hải phòng.
2. Công ty Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam
Vietnam Sea Transport Chartering Company (VITRANSCHART), có trụ sở
chính 248 Nguyễn Tất Thành, Q4 Thành phố Hồ Chí Minh
3. Công ty vận tải biển III
Vietnam Shipping Company (VINASHIP), số 01 Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng
Bàng, Hải Phòng.
4. Xí nghiệp liên hợp vận tải biển pha sông
Vietnam Sea & River Transports Corporation (VISERITRANS), 80B Trần
Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
5. Công ty vận tải dầu khí Việt Nam
Falcon Shipping Company (FALCON), 36 Nguyễn thị Minh Khai Quận 1,
Thành phố Hồ chí Minh.
6. Công ty Vận tải và cung ứng xăng dầu đường biển
Maritime petrolemn Transport Company (MAPETRANCO) 46 Trần Khánh
Dư, Ngô Quyền, Hải phòng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
7. Công ty vận tải thủy Bắc

9. Công ty cung ứng và dịch vụ hàng hải phía Nam
MARISERCO - 442 Nguyễn Tất thành , Q4, TP . Hồ Chí Minh
10.Công ty xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư kỹ thuật phía nam
MARIMEX - 36 Nguyễn Trường Tộ, Q4, TP. Hồ Chí Minh
11.Công ty hợp tác lao động với nước ngoài
INLACO - HAIPHONG - 04 Nguyễn Trãi, Hải phòng
12.Công ty Hợp tác lao động với nước ngoài phía Nam
INLACO - SAIGON - 63, Sương Nguyệt ánh, Q1, TP. Hồ Chí Minh
13.Công ty tư vấn hàng hải
MARINECONSUL - 201 Khâm thiên , Hà Nội
14.Công ty dịch vụ công nghiệp hàng hải
INSECO - 1A Phan Chu Chinh, Phường Hải Cảng, TPQuy Nhơn
15.Công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển
MARINESUPPLY - 276A, Đà nẵng, Hải phòng.
• Khối các đơn vị liên doanh gồm 8 doanh nghiệp:
1. Công ty liên doanh vận tải biển Việt Pháp - GEMATRANS
Lầu 15, Habour View Buiding , 35 Nguyễn Huệ , Q1, TP. Hồ Chí Minh
2. Công ty liên doanh vận tải và khai thác Container Vietnam
(VINABRIDGE)
11 Võ thị Sáu, Ngô Quyền, Hải phòng.
3. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - MARITIME BANK
25 Điện biên Phủ, Hồng Bàng, Hải phòng.
4. Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển - GEMADEPT
Lầu 3 số 27, 28 Tôn đức Thắng, TP Hồ Chí Minh
5. Công ty vận tải quốc tế Nhật Việt - VIJACO
Chùa Vẽ, Ngô Quyền, Hải phòng
NguyÔn ThÞ Thu H»ng Líp: Kinh tÕ ®Çu t 48B- QN
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
6. Công ty TNHH vận tải hàng công nghệ cao

23


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status