ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HIỆN NAY - Pdf 12

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM HIỆN NAY
1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….2
1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 2
2.Lịch sử nghiên cứu……………………………………………………….5
3.Mục đích nghiên cứu của đề tài………………………………6
4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu……….7
5. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….7
6. Những đóng góp mới của đề tài……………………………7
7. Kết cấu của đề tài………………………………………… 7
NỘI DUNG………………………………………………………… 8
CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU CHỮ TÂM
TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1 Chữ tâm trong quan niệm đạo đức và chữ tâm trong đạo
phật……….
MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam chúng ta, từ ngàn xưa có nhiều nghề, nghề nào cũng cần đến
đức độ, đặc biệt rất được coi trọng và người đời hay nói đến hai chữ LƯƠNG
TÂM – đó là nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo. Một nghề quan tâm tới sức
khoẻ, quyết định tới sự sống chết của con người- nghề thầy thuốc; một nghề
quyết định đến sự hình thành ,phát triển nhân cách của con người ngay từ bài học
đầu tiên khi trẻ bước tới trường học tập đó là nghề dạy học.
Đối với nghề giáo, lương tâm nghề nghiệp chính là thước đo về phẩm chất

người thầy cần có. Năng lực chuyên môn là kết quả tự thân vận động ở người
giáo viên được hình thành qua quá trình học tập ở trường sư phạm, qua tích luỹ
kinh nghiệm trong giảng dạy, qua rèn luyện trong thực tế cuộc sống và học hỏi từ
sách vở, từ đồng nghiệp mà có. Người ta thường nói rằng giáo viên phải là người
“biết mười dạy một”, phải có trách nhiệm trước lương tâm mình, trước học sinh
về chất lượng giờ dạy trên bục giảng. Tất nhiên những giờ dạy hay, dạy giỏi sẽ là
niềm vui, niềm tự hào đối với người giáo viên nhưng đã có mấy ai cắn rứt lương
tâm về những tiết dạy “qua loa đại khái” những tiết dạy “không có lửa”, tẻ nhạt,
không hề gây được ấn tượng đối với học sinh khi trên lớp chỉ có một mình thầy
độc diễn?
Yếu tố quan trọng nữa của lương tâm nghề dạy học là lòng yêu thương, bao
dung, độ lượng, tận tình và ân cần đối với học trò. Đó là một phẩm chất không
thể thiếu ở người giáo viên tâm huyết, chân chính. Lương tâm người giáo viên
không cho phép phân biệt đối xử giữa học trò thông minh và học trò chậm hiểu,
giữa học trò sống trong gia đình kinh tế khả giả và học trò trong gia đình còn có
hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Thầy giáo phải luôn là người thấu hiểu và sẵn
sàng cảm thông, giúp đỡ học sinh trong những trường hợp khó khăn, mắc mớ.
4
Mở rộng ra, người giáo viên phải thực sự công bằng trong giảng dạy và giáo dục,
trong đánh giá sao cho đúng thực chất năng lực của học sinh từ các khâu ra bài
kiểm tra, chấm bài, cho điểm … Làm được điều này uy tín của người thầy càng
được nâng cao. Lòng yêu thương và quan tâm tới học trò sẽ giúp người giáo viên
có trách nhiệm, có động lực luôn phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt vai trò của
một “kỹ sư tâm hồn” như người đời thường ca ngợi.
Lương tâm nghề dạy học còn là thái độ dứt khoát khi nói không với những
tiêu cực trong chốn học đường. Người thầy không vì tình cảm riêng tư, không vì
tiền bạc mà nể nang, thiên vị dẫn đến đánh giá sai lệch kết quả học tập của học
sinh hoặc tiếp tay cho những việc làm vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử mà báo
chí, xã hội đã từng phê phán, lên án. Vì thế, ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế
nhà trường, chúng ta phải học tập tu dưỡng đạo đức như thế nào để sau này khi ra

Quốc thời kì Tiên Tần và qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam
thông qua các mối quan hệ xã hội.Cũng chỉ dừng lại nghiên cứu con nguười Việt
Nam nói chung ảnh hưởng của chữ tâm thời kì Tiên Tần.
Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có bài viết nào tập trung khai thác tiếp cận
chữ tâm trong phật giáo một cách hệ thống và phân tích vai trò của nó đối với
giáo dục đạo đứccho sinh viên sư phạm.Vậy nên đề tài này có những cái mới nổi
bật hơn nêu rõ chữ tâm trong đạo phật và chữ tâm theo quan niệm đạo đức, đi tìm
hiểu vai trò của chữ tâm trong giáo dục đạo đức sinh viên sư phạm, từ đó tìm
hiểu điểm mạnh, điểm yếu của việc vận dụng chữ tâm trong giáo dục đạo đức
sinh viên sư phạm ngày nay từ đó tìm ra giải pháp.
6
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ chữ tâm trong đạo phật và ảnh hưởng của nó đến việc giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm, từ đó đưa ra các giải pháp để phát huy
ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chữ tâm đối với
việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm.
4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chữ tâm trong đạo phật đối với việc giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên sư phạm hiện nay.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng- duy vật lịch sử, phân tích
tổng hợp, khảo sát thực tiễn, đối chiếu so sánh. Ngoài ra, còn sử dụng cá phương
pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa trong quá trình nghiên cứu và trình bày.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ảnh hưởng của
chữ tâm đối với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm.
6. Những đóng góp mới của đề tài
6.1 Về phương diện lý luận
Đề tài góp phần hệ thống, cung cấp bổ sung thêm phần lý luận chung về chữ

nông nghiệp, gắn liền với cây lúa nước. Nên đời sống của người phương Đông
thường ổn đinh, định cư lâu dài trên một địa bàn nhất định chứ không nay đây
mai đó như nền văn minh du mục. Từ đó hình thành nên nếp sống, trật tự phép
tắc, trong mối quan hệ giữa người với người. Chính vì thế mà chữ “tâm” đặc biệt
được coi trọng
Người Trung Hoa cổ đại cho rằng “đức” có nguồn gốc từ tâm. Tâm là nơi
phát sinh những tình cảm, đạo đức. Phải có tâm tốt thì mới có đức tốt. Vì vậy,
cần phải có chân tâm, thành tâm, thiện tâm…. Ngoài ra cần phải có minh tâm để
thấu hiểu lẽ thị phi “tâm như minh kính đài”. Đài gương tuy sáng nhưng cũng cần
được gột rửa và tâm cũng thế. Tâm là cái bên trong, ẩn giấu (vì vậy chữ ẩn mới
có từ căn là tâm). Mặc dù vậy, người ta thường nói phàm là làm việc gì nếu
người khác không biết thì cũng có trời biết, đất biết, quỷ thần biết “tâm động quỷ
thần tri”. Tâm chính là tấm lòng. Tâm chịu tác động của cuộc sống bên ngoài
sinh ra tính (Bộ tâm đứng ghép với chữ “sinh” sẽ tạo thành tính). Mạnh Tử cho
rằng“nhân chi sơ tính bản thiện”. Người có tính thiện là người biết giũ phần quý,
bỏ phần hèn, giữ cái cao đạo bỏ phần ti tiện, có thể trở thành thánh nhân.Tính
thiện của con người được biểu hiện ở bốn đức lớn đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Bốn đức lớn đó lại bắt nguồn từ “tứ đoan” là: Lòng trắc ẩn (biết thượng xót), lòng
tu ố( biết thẹn ghét), lòng tư nhượng (biết cung kính), lòng thị phi( biết phải trái).
Lòng thương xót là đầu mối của nhân, lòng thẹn ghét là đầu mối của nghĩa, lòng
cung kính là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của tri. Khác với Mạnh Tử,
9
Tuân Tử thì cho rằng “nhân tri sơ tính bản ác”. Tính thiện chỉ là do con người
trong quá trình rèn rũa mà có vì vậy cần phải giữ cho tâm chính định, sáng suốt,
theo đạo lý đúng đắn mới tránh khỏi nhận thức sai lầm.
Còn ở Việt Nam, với truyền thồng văn hóa lâu đời chữ Tâm cũng luôn được
đặt lên hàng đầu. Chữ Tâm đã trở thành một phạm trù cơ bản trong đạo lý truyền
thống của dân tộc. Chữ Tâm luôn gắn với một con người, không chỉ là tình
thương yêu, xuất phát từ bản chất thuần lương vốn có của con người, mà còn là
sự căm ghét cái xấu, biết xả thân vì nghĩa lớn, vì quốc gia, dân tộc.

giá đúng thực chất của chữ Tâm, dù đó là của cá nhân hay của một tổ chức đảng
phái chính trị.
Chữ Tâm được dân chúng sử dụng một cách công bằng, bình đẳng, để đánh
giá về nhân phẩm (tốt, xấu) của một chủ thể (con người, hay một tổ chức đảng
phái), mà không phụ thuộc vào địa vị, giai cấp mà chủ thể đó. Nhân phẩm của
chủ thể, được dân chúng xác định thông qua bản chất, động cơ của hành động,
trong những sự việc do chính chủ thể đó làm ra.
1.2.2 Tâm trong Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI trước công nguyên ở
Ấn Độ cho rằng con người sống trong cuộc đời này là đau khổ. Mục đích của đạo
phật là giải thoát sự đau khổ ấy. Tình cảm, cảm xúc của con người chia ra làm
bảy trạng thái( ái, ô, kỉ, nộ, ai, lạc, lục). Để giữ tâm hồn được thanh thản thì phải
11
điều hòa, kết hợp bảy trạng thái cảm xúc ấy( yêu, ghét, vui, buồn, tức giận,
….phải cân bằng)
Khi nói đến đạo phật, vấn đề trung tâm và vật thường đặt ra cho người ta
rằng đạo phật là duy tâm vì trong kinh phật có câu: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Vậy
ta phải hiểu chữ duy tâm ở đây như thế nào. “Duy tâm” trong đạo phật khác hẳn
với duy tâm trong triết học tây phương. Triết học Tây Phương hiểu chữ tâm là
tinh thần, đối với vạn vật là vật chất. Chữ tâm trong đạo phật có ý nghĩa hoàn
toàn khác. Vậy chữ tâm trong đạo phật là gì?
Khái niệm “tâm” của Phật Giáo không đơn giản như các học giả phương Tây
lầm tưởng. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của
Phật Giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật Giáo mở đầu
như sau:“Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Một cách khái
quát, qua các kinh điển Phật Giáo người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:
Nhục đoàn tâm (
肉團心
): trái tim thịt (Phật Giáo không để ý nhiều tới nghĩa
này). Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá

gọi nó là chỗ y cứ của ý thức” (Du-già sư địa luận)
Tập khởi tâm (
集起心
) còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) dịch nghĩa là
tạng thức (藏識): chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và
nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận
thức, hoạt động tâm lý; là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật,
hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức
hay tiềm thức: “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo: Tất cả những gì
trong thế gian. Đều là do tâm tạo” (Kinh Hoa Nghiêm).
Phật Giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu
như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một cục hay một
khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có
diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển
từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn
bản cho sự tái sinh. Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một
dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì
13
dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác
khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm
thức đầu tiên của kiếp sau. Duy Thức học khai triển thêm tâm thức là cái biết, căn
bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử Tóm lại, dù nhìn dưới khía cạnh
nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ tâm. Một thứ là tâm theo dòng tâm
thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm
này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm có tự tính là
thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của
những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật.
Như vậy tâm trong đạo phật chỉ như dòng chảy trong một sác na đã khởi lên
một ý niệm ác, tâm ta luôn luôn biến chuyển cho nên gọi là tâm phân duyên.
Nghĩa là lúc viết thế này, lúc nghĩ thế kia được gọi là vọng động, cho nên cái tâm

sinh để có phương pháp dạy thích hợp.
Đạo đức hay cái tâm của người thầy còn thể hiện ở lòng nhân ái. Từ lòng
thương yêu học sinh, thầy cô đem cả con tim, khối óc ra để nghiên cứu, tìm tòi
phương pháp giảng dạy hay tốt. Và tính sáng tạo cũng là một đòi hỏi ở người
thầy. Sáng tạo trong vận dụng tri thức, công nghệ mới vào giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ; tích cực nghiên cứu, tự làm đồ dùng dạy học
mới hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đã có cho phù hợp với bài dạy; ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy, xử lý tốt các tình huống sư phạm…Trong giảng
dạy, giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn giữ gìn vị thế và vai trò của người
thầy, không ngừng đổi mới phương pháp dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, tận
15
dụng tối đa phương tiện và thiết bị sẵn có để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giáo
viên còn nghiên cứu tự làm thêm một số đồ dùng dạy học mới ngoài danh mục
thiết bị cấp phát phục vụ cho các tiết dạy của mình và đồng nghiệp. Xây dựng các
phần mềm ứng dụng trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh, các bài mô phỏng
giúp học sinh trực quan hóa các hiện tượng trong bài giảng, giúp các em nắm
vững nội dung bài học.
Người thầy có trách nhiệm với trò còn thể hiện ở tinh thần tự học nâng cao
trình độ về mọi mặt. Thời gian qua, đội ngũ nhà giáo đã tích cực tự học, tự rèn để
nâng cao trình độ chuẩn và trên chuẩn. Có những nhà giáo dù sắp về hưu vẫn
theo học thạc sĩ, tiến sĩ. Ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được rằng sự hiểu
biết của mình không là gì cả so với kho tàng tri thức nhân loại. Hiện nay khoa
học kỹ thuật phát triển với tốc độ vũ bão. Tri thức ngày càng mở rộng và đào sâu,
phương tiện để tiếp cận ngày càng thuận tiện và nhanh chóng. Chỉ cần một ngày
không cập nhật là đã lạc hậu bao nhiêu so với học sinh. Để tránh tình trạng phải
cố với sức, tránh cảm giác bị thiếu hụt và tạo niềm tin cho học sinh, vậy nên mọi
người đều phải tích cực, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
Có thể nói, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn
với các cuộc vận động của ngành như: “Hai không”, “mỗi thầy cô giáo là một

còn phải có lòng vị tha, biết thương yêu và quý trọng học sinh, sinh viên của
mình, có lối sống lành mạnh để làm gương cho học sinh và sinh viên noi theo
chính những điều ấy giúp cho học sinh, sinh viên có hứng thú học tập. Từ đó dẫn
17
đến chất lượng các giờ học cao, kết quả học tập ngày càng tốt đối với học sinh đó
cũng chính là nguồn động lực kích thích lòng đam mê nhiệt huyết yêu cái nghề
cao quý của mình
Người thầy đứng trên bục giảng phải thể hiện một sự công bằng và nghiêm
túc đối với học sinh, sinh viên. Mỗi người thầy "công bằng và nghiêm túc" sẽ tạo
cho học sinh, sinh viên có niềm tin trong cuộc sống, có ý thức học tập tốt, rèn
luyện nghiêm. Chính sự nghiêm túc của thầy còn giúp cho những học sinh, sinh
viên lơ là, chểnh mảng trong học tập và rèn luyện biết tự sửa mình, tự lực cánh
sinh vượt qua mọi khó khăn thử thách trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu người thầy thiếu nghiêm túc trong giảng dạy và lối sống thì ít
nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến học sinh, sinh viên. Người thầy phải đề ra
các biện pháp, kỷ luật chặt chẽ đối với những học sinh, sinh viên còn kém tư
cách, thiếu ý thức nhưng đồng thời cũng phải có hình thức biểu dương khen
thưởng thích đáng đối với học sinh, sinh viên học tập, tu dưỡng tốt. Có như vậy
mới khuyến khích được tinh thần học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống
của học sinh, sinh viên.
Một yêu cầu hết sức quan trọng đối với người làm công tác giảng dạy trong
các trường đại học và cao đẳng là trình độ hiểu biết, năng lực chyên môn. Bởi tài
năng của người thầy cũng chính là nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc truyền
thụ kiến thức chuyên môn và rèn luyện tu dưỡng cho học sinh, sinh viên. Một
người thầy "võ cao, quyền giỏi" sẽ tạo cho học sinh, sinh viên một thái độ phục
tùng, tôn trọng, có niềm tin, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp và lối sống.
Trong quá trình giảng dạy, người thầy không chỉ đưa đến cho học sinh, sinh
viên những kiến thức chuyên môn mà còn truyền thụ cho họ những thế giới quan
- phương pháp luận khoa học vốn sống, về đạo làm người trong quá trình hoạt
động thực tiễn. Say mê nghề nghiệp, có ý thức đoàn kết tập thể, tôn trọng đồng

theo đuổi.
Hầu hết các sinh viên sư phạm cho rằng giá trị quan trọng nữa của giáo viên
là phải có tinh thần trách nhiệm cao, giáo dục chuẩn mực đạo đức xã hội ở học
sinh, góp phần nâng cao dân trí, bổ sung nhân tài.Vậy nên các sinh viên sư phạm
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã luôn ý thức được: sống là phải có
trách nhiệm với những gì ta đã chọn.
20
Có rất nhiều quan điểm về sinh viên sư phạm ngày nay trong đó có quan
điểm của Mechel Develay như sau: Nghề sư phạm được xác định trước hết không
phải xác định bằng hoạt động dạy mà bằng hoạt động học của người học. Tức là
giúp người học tìm ra những tình huống học làm chủ kỹ xảo tạo ra cầu nối nhận
thức. Xuất phát từ đặc điểm lao động của nghề giáo, đòi hỏi người sinh viên sư
phạm ngày nay trong những năm tháng học tập ở trường đại học phải không
ngừng phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thiện nhân cách người thầy giáo tương lai.
Còn theo các nhà giáo dục Mỹ sinh viên sư phạm phải là người có chí hướng
phục vụ cộng đồng, chấp nhận gắn bó suốt đời với nghề dạy học, có thời gian lâu
dài được đào tạo chuyên môn, có khối lượng trí thức và năng lực xác định cao
hơn so với những người không chuyên đáp ứng tiêu chuẩn bằng cấp, hoặc những
nhu cầu tuyển dụng, chấp nhận trách nhiệm đối với sự đánh giá và các hoạt động
được thực hiện có liên quan đến công việc được giao.
Từ các quan điểm trên ta thấy dù ở đất nước nào đã là nhà giáo thì cần phải
có chữ tâm trong mình, không ngừng hoàn thiện nhân cách, là tâm gương sáng
cho học sinh noi theo. Đối với sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội cũng
vậy đều là những thầy, cô giáo tương lai thì trước tiên phải là những công dân
gương mẫu, thực hiện tốt chữ tâm trong giáo dục, là tấm gương sáng gương mẫu
cho học sinh sau này. Sinh viên sư phạm là những người bằng nhân cách của
mình góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những lớp người kế tục xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
2.2. Thực trạng chữ tâm trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên sư phạm hiên nay

nói riêng và của con người nói chung.
Thứ ba, chữ tâm giúp cho sinh viên sư phạm có ý thức học tập, rèn luyện đạt
được kết quả cao hơn. Nhờ có chữ tâm, sinh viên sẽ ý thức được bản thân mình
sau này là một nhà giáo sẽ luôn cố gắng tích cực học tập, tích lũy nguồn tri thức
quý báu, sau này khi ra trường có thể đem nguồn tri thức ấy cung cấp cho học
sinh thân yêu của mình. Nếu như không học tập và rèn luyện ngay từ khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường thì sau này khi đứng trước học sinh sẽ bị thụ động,
không làm chủ bản thân, dễ rơi vào tình trạng mất bình tĩnh, không trả lời được
những câu học sinh thắc mắc, dẫn đến chất lượng giờ học thấp, học sinh sẽ không
còn tôn trọng giáo viên áy, cho rằng trình độ của giáo viên ấy thấp không đủ khả
năng để dạy học.
2.2.2 Hạn chế của chữ tâm trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên sư phạm hiện nay
Bên cạnh những thành tựu giáo dục chữ tâm cho sinh viên sư phạm còn có một
số điểm hạn chế vẫn còn tồn tại khá phổ biến không chỉ ở các sinh viên học các
trường đại học mà ngay ở sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội đó là việc:
Nhiều sinh viên vẫn còn có biểu hiện thiếu lương tâm, đạo đức trong học tập,
rèn luyện, vẫn còn có sinh viên sư phạm trốn học, trốn tiết, vô kỷ luật
Thực tế, tình trạng trốn học trốn tiết ngày nay diễn ra tương đối phổ biến trong
các trường đại học trong đó có sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội. Hiện
tượng này diễn ra ngày càng phổ biến ở các bạn sinh viên chỉ vì chữ lười mà sẵn
sàng trốn học để làm các việc vô bổ. Nhiều bạn nói rằng, chỉ vì đang ngủ, mà phải
dậy đi học đúng lúc sáng sớm hoặc giữa trưa thì cũng sẵn sàng nghỉ học để ngủ, một
23
số bạn khác lại nói rằng chẳng qua là không có hứng lên giảng đường, gặp gỡ giảng
viên nào đó mà sẵn sàng trốn học để đi chơi giải tỏa tâm trạng không muốn học. Tuy
vậy cũng còn có một số bạn nghỉ học trốn tiết do trùng lịch với việc làm thêm không
thể xin nghỉ mãi được nên đành buổi đi học buổi nghỉ, trốn được buổi nào hay buổi
ấy dẫn đến tchaats lượng đào tạo bị ảnh hưởng
Vẫn còn có sinh viên không thuộc bài, không học bài, trong thi cử còn sai phạm

hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và rèn luyện. Tuy nhiên cuộc sống có khó
khăn đến đâu thì cũng không được xao nhãng việc hoc. Mục đích chính của chúng ta
ngồi trên mái trường này là sau này cùng truyền đạt những tri thức kinh nghiệm,
việc làm thêm chỉ là phụ để đỡ khoản tiền chi tiêu trong gia đình. Vậy nên đi làm
thêm sẽ rất tốt với những ai có thể điều nhỉnh hợp lý thời gian học và thời gian làm
thêm, vừa giúp đỡ gia đình lại vừa có thể có them kinh nghiệp trong cuộc sống. Dù
là hoàn cảnh nào đi chăng nữa việc trốn học, trốn tiết là không nên. Hãy cân đối
giữa thời gian học và thời gian đi làm thêm.
Thứ hai, một bộ phận sinh viên chưa có ý thức cao trong học tập, sinh
hoạt, thiếu ý chí phấn đấu, sống phụ thuộc vào người khác, đua đòi, hưởng thụ và
nhận thức xã hội thấp. Đúng vậy nhiều bạn sinh viên mới vào trường đã không có ý
thức học tập, vẫn còn có suy nghĩ xả hơi sau những ngày dài ôn thi đại học. Đó
chính là nguyên nhân dẫ đến hiện tượng ý thức học tập kém. Bởi lẽ từ khi mới vào
nhập học đã có thức học tập kém dẫn đến không hiểu bài mà dần dần mất kiến tức
chán nản không muốn học dẫn đến chất lượng đào tạo kém. Vậy nên ngay từ ngồi
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status