Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay - Pdf 12

1
LỜI MỞ ĐẦU
DNNN là tế bào kinh tế của một quốc gia, hoạt động kinh doanh bình đẳng với
các thành phần kinh tế khác trong khuôn khổ quy định của nhà nước thông qua hệ
thống pháp luật.Nhiệm vụ chính cảu doanh nghiệp nhà nước là thực hiện có hiệu quả
các hoạt động về kinh tế xã hội và không ngừng phát triển theo quy luật, phát triển
kinh tế có định hướng của chính trị xã hội, của nhà nước, trên cơ sở vật chất nguồn
vốn nhà nước.
Dưới thời bao cấp DNNN hoạt động hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh sản xuất
kinh doanh, theo kế hoạch tập trung. Việc sử dụng nguồn vốn và nguồn lực thiết bị
đều được nhà nước bao cấp.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế phát triển và sự
ạnh tranh ngày càng gay gắt đã tạo sự tác động ngược lại đối với doanh nghiệp nhà
nước làm không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sự bao cấp của nhà nưcớ không
còn, việc chuyển đổi cơ cấu nhà nước sang hình thức kinh doanh và tự phát triển cạnh
tranh đã làm cho không ít nhà nước tự mình nhìn lại mình. Lịch sử và thực trạng là
những vấn đề bức xúc cần sớm giải quyết đối với DNNN
Qua bài tập lớn này chúng tôi đề cập nhiều đến hoạt động huy động và sử dụng
vốn của DNNN .Tuy đã ccó nhiều cố gắng nhưng do phương pháp luận còn hạn chế,
kiến thức hiểu biết chưa sâu nên bài tập còn nhiều thiếu sót mong sự góp ý của thày
cùng các bạn.
1
2
NỘI DUNG
Phần I: Lý luận chung
I. Đầu tư
1. Khái niệm về đầu tư :
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, trên các góc độ khác nhau:
Đầu tư là việc bỏ vốn hoặc chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại
để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai.
Trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu được

bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới những cơ sở vật chất –
kĩ thuật đó.
Doanh nghiệp không những phải duy trì sản xuất mà còn phải đổi mới để thích
ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ thuật và nhu cầu tiêu
2
3
dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các
trang thiết bị cũ lạc hậu, lỗi thời.
Muốn làm được những việc này cần phải có nguồn vốn đầu tư.
3. Bản chất của nguồn vốn đầu tư.
Xét về bản chất thì nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích
luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác – Lênin và kinh tế
học hiện đại chứng minh.
Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith, môt điển hình của
trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia
tăng vốn. lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù cho
có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng
lên.”
Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ giữa các
khu vực của nền kinh tế xã hội, về các vấn đề liên qua trực tiếp đến tích luỹ, K. Mark
đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư
liệu sản xuất, khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu
vực đều bao gồm ( c + v + m ) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v + m) là phần
giá trị mới sáng tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không
ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo:
(v + m)I > cII
Hay nói cách khác:
(c + v + m)I > cII + cI
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi

và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai.
CA = S – I
Trong đó CA là tài khoản vãng lai
Như vậy trong điều kiện nền kinh tế mở nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ của
nội bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn từ đầu tư
nước ngoài. Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ của nền kinh tế có thể trở thành
một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền
kinh tế lớn hơn nhu cầu của đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản
vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
III. Nguồn vốn của doanh nghiệp
1. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
a. Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số
vốn ban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp gọi là vốn góp ban đầu
Đối với DNNN, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp khác, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có
số một số vốn góp ban đầu cần thiết để xin đăng kí thành lập doanh nghiệp.
b. Thặng dư vốn
Trong quá trình đầu tư doanh nghiệp không sử dụng hết số vốn đã huy động nên
đem số vốn thừa đó để cho các tổ chức khác vay lại gọi là thặng dư vốn.
Vị trí : Giảm chi phí vốn vay khi không sử dụng hết lượng vốn đi vay.
c. Thu nhập giữ lại
Khái niệm: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả thì một phần lợi nhuận không chia sẽ trở thành nguồn vốn tích lũy
được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vị trí: Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính
quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp giảm được chi phí
và sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu
tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ

phiếu chính phủ, và trái phiếu công ty. Trái phiếu còn gọi là trái khoán
b. Các loại trái phiếu
Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại này thường được sử dụng phổ biến nhất trong
các loại trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không
thay đổi trong suốt kì hạn của nó. Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được qui
định rõ. Mức độ hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào:
• Lãi suất của trái phiếu
• Kỳ hạn của trái phiếu
• Uy tín của doanh nghiệp
Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Là trái phiếu có lãi suất phụ thuộc vào một nguồn lãi
suất quan trọng khác.
Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp có thể mua lại vào
một thời gian nào đó. Doanh nghiệp phải quy định rõ thời hạn và giá cả khi doanh
nghiệp chuộc lại trái phiếu.
Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành
một số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì
người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao.
4. Tín dụng ngân hàng
5
6
4.1. Đặc điểm
Vốn tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn phổ biến của các doanh
nghiệp hiện nay.Nhưng để vay được vốn từ ngân hàng doanh nghiệp cần phải có điều
kiện nhất định.
Điều kiện tín dụng: các ngân hàng thương mại khi cho doanh nghiệp vay vốn
luôn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng thông qua một hệ
thống bảo đảm tín dụng. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn,
đánh gía các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp phải cung cấp những báo cáo tài chính và
những thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của ngân hàng

rộng hoặc đầu tư chiều sâu.
5. Tín dụng Thương mại
6
7
Nguồn vốn tín dụng thương mại là một nguồn hình thành tự nhiên trong quan hệ
mua bán trả chậm trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to
lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà đối với toàn bộ nền kinh tế.
Trong một số công ty nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải
trả có thể chiếm tới 20% trên tổng số nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40%.
Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh
hoạt trong kinh doanh; mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác
kinh doanh một cách lâu bền.
Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất các khoản
vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua
bán hang hoá trả chậm chi phí này có thể “ẩn” dưới hình thức thay đổi mức giá, tuỳ
thuộc vào quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên. Trong xu hướng hiện nay ở Việt
Nam cũng như trên thế giới, các hình thức tín dụng ngày càng đa dạng hoá và linh
hoạt hơn, với tính chất cạnh tranh hơn; Do đó, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để
lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
IV. Các hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp
DN muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ.DN muốn cạnh tranh thì sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải
bắt kịp với nhu cầu của thị trường. Muốn như vậy thì DN phải luôn tiến hành đổi mới
dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, mở rộng qui mô sản xuất
và nâng cao năng suất lao động….Đấy chính là các hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp.
Các hoạt động đầu tư của DN bao gồm:
1. Đầu tư xây dựng cơ bản: bao gồm các hoạt động xây lắp, mua sắm máy móc và
thiết bị. Đây là hoạt động đầu tư quan trọng trong DN,là hoạt động tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho DN. Trong DN vốn chi cho hoạt động này chiếm một tỷ trọng rất

Phần II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước
hiện nay.
I. Thực trạng huy động vốn trong các DNNN hiện nay.
1. Thực trạng cổ phần hoá.
Các DNNN ở nước ta do yếu lịch sử đã và đang đóng góp vai trò to lớn gần như
tuyệt đối trong mọi lĩnh vực nhưng lại hoạt động kém hiệu quả. Quá trình chuyển đổi
đất nước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước tất yếu phải đổi mới căn bản DNNN.
Sắp xếp chuyển đổi sở hữu DNNN mà trọng tâm là cổ phần hoá DNNN được coi là
xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Đổi mới, sắp xếp và phát triển DNNN
là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta. Chủ trương này đã được triển khai
thực hiện trong gần 20 năm qua.
Qua CPH, DNNN đã chuyển thành DN có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ
chế quản lý năng động, huy động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất, kinh
doanh, hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của DN được nâng lên.
Mặc dù có những thăng trầm, nhưng công cuộc sắp xếp lại DNNN ở nước ta đã
đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Việc sắp xếp DNNN được thực hiện bằng các
giải pháp: sáp nhập, hợp nhất, CPH, giao, khoán, bán cho thuê DN, tổ chức lại các
tổng công ty và thành lập các tập đoàn kinh tế. Trong tất cả các giải pháp đó, CPH
được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để cơ cấu lại DNNN. Sau 15 năm kể
từ khi thực hiện đổi mới chúng ta đã thành lập được 2987 công ty cổ phần trên cơ sở
CPH DNNN và bộ phận DNNN. Đến hết tháng 8-2006, cả nước đã sắp xếp được
4.447 doanh nghiệp, trong đó, cổ phần hoá 3.060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001
đến nay đã sắp xếp được 3.389 doanh nghiệp (bằng 68% số DNNN có vào đầu năm
2001). Hình thức sắp xếp phổ biến nhất là cổ phần hoá.
Hình thức CPH phổ biến nhất là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp, kết hợp phát hành thêm cổ phần (hình thức này chiếm 43,4%), tiếp đó là bán
một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (hình thức này chiếm 26%), còn lại
là bán toàn bộ vốn (hình thức này chiếm 15,5%), giữ nguyên vốn nhà nước và phát
hành thêm cổ phiếu (chiếm 15,1%).

Nhìn chung các doanh nghiệp được cổ phần hoá đến nay vẫn còn nhỏ, chưa thu hút
được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, thị trường và kinh
nghiệm quản lý; chưa thật sự đổi mới trong quản lý nội bộ doanh nghiệp, chưa phân
biệt và có nhận thức rõ về vai trò người đại diện sở hữu phần vốn nhà nước và người
trực tiếp sở hữu doanh nghiệp cổ phần. tình trạng các cổ đông chuyển nhượng cổ
phiếu không đúng thủ tục luật pháp còn nhiều và có hiện tượng mua gom cổ phiếu…
DNNN chiếm tỷ trọng ít về số lượng nhưng lại nắm một phần rất lớn về vốn.
lượng vốn nằm trong các DNNN lên tới 270 ngàn tỷ đồng nhưng không được sử dụng
có hiệu quả, sự thất thoát vốn không phải là nhỏ. Ngoài ra DNNN còn sử dụng tới 70-
80% vốn tín dụng của ngân hàng quốc doanh. nhiều DNNN đã lợi dụng lợi thế vị thế
“chủ đạo” của mình biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp gây ra
những xáo động không nhỏ trong nền kinh tế. trong số hơn 3000 DN và bộ phận DN
đã cổ phần hoá thì chỉ có 30% nhà nước không giữ một đồng vốn nào, nhà nước giữ
cổ phần chi phối trên 51% tại 29% DN. Thí dụ Tổng công ty Điện lực Việt Nam còn
nắm tới 65% vốn của nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, 75% vốn của nhà máy
thuỷ điện Thác Bà và nhiệt điện Phả Lại. Với tỷ lệ cao như vậy các cổ đông bên ngoài
hầu như không có quyền hạn gì. Điều này cho thấy, mặc dù đã cổ phần hoá nhưng
nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất. Điều đáng nói là tỷ lệ vốn điều lệ mà nhà nước còn
nắm tại các cty cổ phần không giảm mà ngày càng tăng. Nếu thời kỳ đầu (1992-1998)
tỷ lệ cổ phần mà nhà nước nắm trong các cty cổ phần là 28% thì đến thời kỳ 2001-
9
10
2004, tỷ lệ này lên tới 49,8% và hiện nay bình quân là 46,5%. Đây chính là điều hạn
chế sự tham gia tiến trình cổ phần hoá của các nhà đầu tư chiến lược.
Hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá họ vẫn sử dụng gần như toàn bộ bộ
máy quản lý cũ. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thì
sau khi cổ phần hoá, 81,5% giám đốc doanh nghiệp được giữ nguyên chức vụ;
khoảng 78% chức vụ phó giám đốc; kế toán trưởng không có sự thay đổi và không có
doanh nghiệp nào sau cổ phần hoá sử dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành. Điều này
làm giảm sức sáng tạo, tư duy kinh tế, trình độ và cung cách điều hành DN ít có sự

của DNNN và bởi một số các lý do khác sau:
Việc tài trợ cho các DNNN gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi vốn để
tái đầu tư. Nợ xấu, nợ quá hạn lớn phần nhiều cũng nảy sinh từ hoạt động tài trợ cho
các DN này, dẫn đến khả năng sinh lời của các NHTM thấp do phải thực hiện trích
lập dự phòng rủi ro lớn theo quy định hiện hành
10
11
Nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp ngành xây
lắp chưa được giải quyết thoả đáng. Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ trả nợ Ngân hàng trong khi các NHTM lại chưa nhận được sự hỗ trợ để thu hồi nợ
vay từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Phát mại tài sản bảo đảm hiện nay là trở ngại lớn cho các NHTM (đặc biệt là tài sản
của các doanh nghiệp Nhà nước) vì đa phần các tài sản chưa đủ cơ sở pháp lý để thế
chấp, cầm cố. Vì vậy, khi xử lý tài sản đảm bảo Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và
làm giảm sút giá trị của tài sản.
Xử lý tranh chấp liên quan đến nợ vay giữa Ngân hàng và doanh nghiệp nhiều khi
còn chưa công bằng, quyền lợi của Ngân hàng chưa được bảo đảm khi doanh nghiệp
có nguy cơ mất khả năng thanh toán
Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc
lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng
tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được...
cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng
trở nên bất cập với thực tiễn , bộ máy quản lý cồng kềnh, trình độ quản lý tài chính và
hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao... khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét
cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước thường có nguồn vốn tự có thấp nên khả năng tự chủ về tài
chính không cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các đơn vị này thường phải vay
vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 100% nhu cầu thanh
toán. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước không có tài sản bảo đảm nên việc cho
vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp. Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi

trong năm 2004. COMA 16 đã quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước,
tích cực tổ chức thực hiện các quy định của Bộ, quyết tâm đến tháng 10/2004 sẽ hoàn
thành xong các bước chuyển sang công ty cổ phần.
Sẽ không có gì khó khăn bởi đây là doanh nghiệp cơ khí làm ăn đang có hiệu quả,
là một điển hình của các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Bình trong hoạt động vay và
trả nợ ngân hàng đúng hạn. Nhưng ngay từ khi vừa nhận được quyết định CPH, cán
bộ của ngân hàng đã đến tận công ty thông báo: ngân hàng cấp trên đã có "chỉ đạo" sẽ
thực hiện hạn chế tối đa các hợp đồng vay vốn, tích cực thu hồi nợ cho đến khi công
ty thực hiện CPH xong để chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp thay vì
theo Luật doanh nghiệp nhà nước trước đây. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động
sản xuất của công ty.
Hiện nay, công ty đang thực hiện khối lượng lớn chế tạo cột điện cho đường dây tải
điện 500 KV đoạn Đà Nẵng - Thường Tín và Việt Trì - Sơn La, chế tạo thiết bị cho
dự án Nhà máy xi măng Sông Gianh... nhưng chỉ ứng được 7 - 8% giá trị hợp đồng,
nên nhu cầu vốn vay lưu động để duy trì sản xuất thường xuyên cần từ 5 - 6 tỷ đồng.
Theo sổ sách kế toán, công ty đang quản lý tài sản trị giá 7 tỷ đồng, có khả năng vay
tới 10 tỷ đồng.
Ông Vũ Đức Dũng, Giám đốc công ty lo ngại: "Sau khi xác định lại để CPH, giá trị
doanh nghiệp chỉ còn khoảng 3- 4 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả giá trị thiết bị, nhưng
đa số các ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản có giá trị thế chấp lớn nhất là quyền sử
dụng đất. Như vậy, khả năng được vay 3 tỷ đồng cũng là khó".
Cũng trong tình trạng tương tự, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc công ty cổ phần xây
dựng Bình Dương cho biết: "Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, công ty có thể vay
vốn gấp 20 lần giá trị tài sản của đơn vị nhưng nay chỉ còn được vay bằng 70% giá trị
tài sản đơn vị có. Thậm chí, có dự án đầu tư cũng khó mà vay được tiền".
Không chỉ các doanh nghiệp ngành xây dựng mà doanh nghiệp nhà nước nói
chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp
khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bởi lẽ trước đây chỉ cần
bảo lãnh của tổng công ty là doanh nghiệp có thể vay theo hình thức tín chấp nhưng
khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ phải tuân thủ quy định chặt chẽ hơn: phải có bảo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status