Luận văn: Đánh giá hiệu quả của việc dử sụng nước thải trong sản xuất rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai doc - Pdf 12



Luận văn

Đánh giá hiệu quả của việc dử
sụng nước thải trong sản xuất
rau tại thôn Bằng B, Hoàng
Liệt, Hoàng Mai
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu chuyên đề 3
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ
DỤNG NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT RAU 4
1.1. Tổng quan về sử dụng nước thải trong sản xuất rau 4
1.1.1. Tình hình các nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 4
1.1.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp 9
1.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau 13
1.2.1. Khái niệm hiệu quả 13
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả 13
1.2.3. Một số phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích sử dụng trong đánh giá
hiệu quả 15
1.2.4. Tác động của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau 18

BVTV: Bảo vệ thực vật
DANIDA: Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch
HQKT: Hiệu quả kinh tế
HQTC: Hiệu quả tài chính
N, P, K: Nitơ, Photpho, Kali
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
VESDI: Viện môi trường và phát triển bền vững
WTP: Sắn lòng chi trả
WTA: Sắn lòng chấp nhận
WHO: Tổ chức y tế thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

B
ảng 1.1

Di
ện tích trồng lúa v
à rau c
ủa quận Ho
àng Mai và huy
ện Thanh Tr
ì

B
ảng 1.2

Các phươn
g pháp dùng trong đánh giá chi phí, l

Liệt
B
ảng 3.2

Tình hình m
ắc các bệnh

v
ề da đối với nông dân tại Ho
àng Li
ệt

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1

Cơ c
ấu sử dụng n
ư
ớc

Hình 1.2


ớc thải đô thị trong t
ương tác nông thôn
-

đô th


ấu sử dụng đất nông nghiệp của thôn Bằng B,
2002
Hình 2.4

Bi
ểu đồ thể hiện c
ơ c
ấu thu nhập của thôn Bằng B năm 2002

Hình 2
.5

Bi
ểu đồ thể hiện c
ơ c
ấu thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp của
thôn Bằng B, 2002
Hình 2.6


ớng di chuyển của n
ư
ớc thải đô thị tới khu vực
s
ản xuất nông
nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU


Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất rau sử dụng nước thải để tưới; xem xét,
đánh giá hiệu quả chi phí trên các khía cạnh tài chính, xã hội, môi trường của việc
sử dụng nước thải trong sản xuất rau; đưa ra kết luận về tính hiệu quả; từ đó đề
xuất ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội –
môi trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi thời gian: dựa trên tổng hợp các số liệu từ năm 2002
tới nay.
 Phạm vi không gian: nghiên cứu tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt,
Hoàng Mai.
 Phạm vi nội dung: Chuyên đề không đánh giá hiệu quả cho tất
cả các loại rau tại thôn Bằng B, mà chỉ đi vào tập trung đánh giá hiệu quả
cho việc trồng 4 loại rau nước mà sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch là rau
rút, rau muống, rau cần và cải xoong.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
 Phương pháp tiếp cận hệ thống , phân tích hệ thống và cân
bằng vật chất  Phương pháp đánh giá tác động môi trường, lượng hóa các tác
động môi trường (thông qua các phương pháp: chi phí chăm sóc sức khỏe,
đánh giá ngẫu nhiên)
 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
5. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 phần chính ngoài phần mở đầu và kết luận:
Chương I: Cơ sở lí luận về đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải
trong sản xuất rau
Chương II: Thực trạng sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất

ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km
3
. Tuy nhiên, tới 60%
(507 km
3
) nguồn nước là do chảy từ bên ngoài lãnh thổ vào. Lượng nước phân bố
không đồng đều: trên 60% nguồn nước sông tập trung ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long (lưu vực sông Mê Kông) trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần 40% lượng nước nhưng lại chiếm tới gần 80% dân số cả nước và trên 90% khối
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Nhu cầu tiêu thụ nước đang tăng lên mạnh mẽ
Trong cơ thể người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi người
cần tối thiểu 60 - 80, tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng
lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 - 2 lít mỗi ngày.
Nước còn cần cho các hoạt động khác của con người như sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ. Lượng nước dùng cho trồng trọt, chăn
nuôi rất lớn: trung bình 1 ha mầu cần 0,12 - 0,29 l/s; 1 ha trồng lúa nước cần 1,5 -7
l/s; mỗi đầu vật nuôi như ngựa, trâu bò tiêu tốn 20 - 80 lít nước một ngày, lợn: 15 -
60, gà, vịt, ngan, ngỗng: 1 - 1,25 lít. Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp cũng
vậy: để sản xuất 1 tấn thép hay 1 tấn giấy phải dùng 44.000 lít nước; lọc một lít
dầu cần 10 lít; sản xuất một lít bia phải có 15 lít nước sạch; lượng nước dùng làm
mát máy cũng không nhỏ (động cơ đốt trong: 10 lít /giờ, động cơ dầu: 25 - 50
lít/giờ )
Tổng lượng nước chúng ta có được không đổi từ hàng nghìn năm nay, mà
số lượng và các loại đối tượng sử dụng lại tăng lên ồ ạt. Dân số thế giới hiện nay
là 6,8 tỷ; dự báo đến cuối năm 2012 là 7 tỷ và sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm
2050. Dân số thế giới tăng trung bình mỗi năm gần 80 triệu, có nghĩa là nhu cầu
nước mỗi năm của thế giới cũng tăng thêm 64 tỷ thước khối.

không đủ nước tưới.
70%
22%
8%
Nông nghiệp
Công nghiệp
Sinh hoạt

Hình 1.1. Cơ cấu sử dụng nước
Tài nguyên nước đang ngày một cạn kiệt và suy thoái
Gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, thay đổi sử dụng đất và sự ấm lên toàn
cầu, tất cả đang tạo nên những áp lực cạnh tranh lên một nguồn tài nguyên có hạn.
Tiêu thụ nước tăng, dẫn đến lượng nước thải ra cùng với các chất thải khác được
thải vào nguồn nước cũng tăng tương ứng. Ở các nước đang phát triển, 90% nước
thải sinh hoạt và 60% nước thải công nghiệp được đổ vào mặt nước, không qua xử
lý.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 tại diễn đàn thế
giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản), khoảng 1/3 nguồn nước sử
dụng sẽ mất đi trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch
trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có
liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn.
Tại Việt Nam, ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp
đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất
thải, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra
nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương), phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố
không thu gom hết được. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở

Ở Việt Nam, nước thải đô thị là hỗn hợp của nước thải sinh hoạt, công
nghiệp, bệnh viện được thải vào hệ thống cống rãnh chung của thành phố. Nhìn
chung nước thải đô thị của Việt Nam chưa được xử lý trước khi đổ vào sông ngòi,
ao hồ.
Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp
được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Không chỉ có vậy, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông
nghiệp mỗi năm cũng khoảng 0,5-3,5kg/ha/vụ gây ra phú dưỡng (nồng độ chất N, P cao; yếm khí, nước màu xanh đen có mùi khai thối) hoặc nhiễm độc nước.
Ngoài ra, khoảng gần 1.500 làng nghề trên cả nước gây ô nhiễm trầm trọng cho
nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy, dệt nhuộm, giết mổ
gia súc
Các chuyên gia phân tích, trong khu vực nội thành của các thành phố lớn
(Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế ) hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các
sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp,
dân cư. Hệ thống này hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn
cho phép 5-10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều
hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.
Trong nước dưới đất nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát và
asen. Tại Hà Nội, số giếng có hàm lượng cao hơn mức cho phép chiếm 71%.
Nước thải của thành phố Hà Nội với khối lượng khoảng 400.000 m
3
/ngày
đêm, trong đó khoảng 55% là nước thải sinh hoạt, 43% nước thải công nghiệp và
dịch vụ, 2% là nước thải bệnh viện (Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà
Nội, 2003) theo 4 con sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét đổ vào hồ Yên Sở sau
đó được bơm ra sông Hồng.
1.1.2. Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp

thế giới ăn nông phẩm được sản xuất từ nước thải tại thành phố.
 Tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp mà ở đó phân và nước thải (của người
và gia súc, gia cầm) được sử dụng rất hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ nhiều thế kỉ nay. Trong đó, điển hình là hệ thống VAC (Vườn –
Ao – Chuồng). Ở VAC, chu trình dinh dưỡng được khép kín và tất cả các dạng
chất thải được đưa vào sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, VAC là mô hình phát triển
chủ yếu ở nông thôn, còn đối với hoạt động nông nghiệp ở các đô thị, việc sử
dụng phân và nước thải không còn phổ biến, thay vào đó là nông dân dùng nguồn
nước chứa các chất thải từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện để
phục vụ cho nông nghiệp.
Theo khảo sát của DANIDA (Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch) cho 60
tỉnh thành của cả nước, có tới 93% thành phố khảo sát sử dụng nước thải cho nông
nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản hoặc cả hai. Loại cây trồng tưới nước thải phổ
biến ở Việt Nam là lúa. Diện tích tưới nước thải (sử dụng trực tiếp chưa qua xử lý
hoặc ô nhiễm nặng) chiếm 0.5 – 5% tổng diện tích đất nông nghiệp ở các thành
phố (trung bình 1.56%), 70% trong tổng các thành phố có 1 – 2% diện tích đất
nông nghiệp tưới nước thải. Như vậy, cả nước có khoảng 6000-9500 ha diện tích
đất nông nghiệp được tưới bằng nước thải. Cũng theo khảo sát này, các lí do khiến
người dân sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp được thống kê như sau: vì
không có cách nào khác, đây là nguồn nước tưới duy nhất tại khu vực (chiếm
khoảng 60%); do thiếu nước sạch nên phải sử dụng thêm nước thải (35%); và vì
nước thải có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng (15%).
 Tại Hà Nội
Với vành đai sản xuất, cung ứng rau xanh gồm 4 huyện ngoại thành, toàn
thành phố hiện có 112/117 xã, phường tham gia sản xuất rau. Tổng diện tích rau
năm 2007 là 8.000 ha, cung cấp khoảng 490 tấn rau củ /ngày, tương đương 40%
nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, trong 8.000 ha rau chỉ có 43 ha được đầu tư


1116Bảng 1.1. Diện tích trồng lúa và rau của quận Hoàng Mai và huyện
Thanh Trì
Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2005
Ước tính khoảng 60% diện tích trồng rau và lúa của quận Hoàng Mai và
của huyện Thanh Trì được tưới bằng nước thải đô thị từ 4 con sông Tô Lịch, Kim
Ngưu, Lừ, Sét và các hồ chứa nước mưa và nước thải như hồ Yên Sở, hồ Linh
Đàm Ngoài 4 con sông nêu trên cần phải kể đến sông Nhuệ là nguồn cung cấp
nước tưới cho trồng lúa, trồng rau vùng Từ Liêm, Thanh Trì. Sông Nhuệ là con
sông nối với sông Hồng tại cửa Liên Mạc và nhận nước thải từ các khu dân cư,
nhà máy xí nghiệp nằm dọc 2 bên bờ sông.
1.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau
1.2.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả được hiểu là mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra. Ở đây, chúng ta đề cập đến hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế
thường bị nhầm lẫn với khái niệm hiệu quả tài chính. Việc phân biệt hiệu quả tài
chính hay hiệu quả kinh tế là tuỳ theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay cả xã
hội. Hiệu quả tài chính được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân; chỉ tính
toán những lời lãi thông thường trong phạm vi tài chính. Hiệu quả kinh tế thì được
phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội
như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội, sự phát triển cộng đồng, vấn đề môi
trường… Hay nói cách khác, trên quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế phải được
xem xét trên cả ba khía cạnh: tài chính, xã hội và môi trường.
1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả

Phân tích kinh tế là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa chi phí
và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ xã hội. Trên góc độ cá nhân, thì lợi
nhuận là thước đo chủ yếu quyết định hành động. Còn đứng trên quan điểm lợi ích
xã hội, việc gia tăng phúc lợi của toàn xã hội sẽ được quan tâm hơn. Lợi ích của
hoạt động trên góc độ kinh tế là lợi ích có tính cộng đồng và đôi khi có thể mâu
thuẫn với lợi ích cá nhân. Một hoạt động mang lại lợi ích cho toàn xã hội lớn hơn
chi phí mà xã hội bỏ ra thì đạt hiệu quả kinh tế. Sản xuất rau sử dụng nước thải xét trên quan điểm toàn xã hội mang lại những lợi
ích và chi phí sau:
 Lợi ích:
+ Thu nhập cho nông dân
+ Các lợi ích xã hội, môi trường:
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động
- Đảm bảo an ninh lương thực
- Tái sử dụng nước thải, từ đó tiết kiệm tài nguyên
- Tạo cảnh quan sinh thái lành mạnh.
 Chi phí:
+ Các chi phí trực tiếp và gián tiếp như trong phân tích tài chính
+ Các chi phí xã hội và môi trường
- Chi phí đối với người tiêu dùng (thiệt hại về sức khỏe và tinh
thần)
- Ô nhiễm đất, nước, không khí.
Phân tích tài chính và phân tích kinh tế không tách rời nhau mà hỗ trợ cho
nhau. Về nguyên tắc, phân tích tài chính phải tiến hành trước làm cơ sở cho phân
tích kinh tế.
1.2.3. Một số phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích sử dụng trong đánh
giá hiệu quả
Sau đây là một số phương pháp dùng trong đánh giá chi phí, lợi ích được

- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức
khỏe, nông nghiệp, tài nguyên thiên
nhiên
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức
khỏe
- Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức
khỏe
- Thiệt hại do ô nhiễm gây ra
cho cơ sở vật chất, hệ sinh thái
Phương pháp không dùng
giá thị trường
1. Chi tiêu bảo vệ/giảm
thiệt hại 2. Đánh giá hưởng thụ

3. Thị trường đại diện (chi
phí du hành)
4. Đánh giá ngẫu nhiên - Ảnh hưởng của ô nhiễm đến
con người, các ngành công nghiệp, hệ
sinh thái

- Ảnh hưởng của ô nhiễm đến
giá trị tài sản, sức khỏe
- Lợi ich giải trí

Bảng phỏng vấn của CVM được thiết kế để người được phỏng vấn nghĩ về
các đặc điểm môi trường và lựa chọn sẵn lòng chi trả (WTP)/sẵn lòng chấp nhận
(WTA) cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn bao gồm các nội dung:
mô tả các đặc điểm môi trường cần đánh giá; các câu hỏi về thông tin cá nhân của
người được phỏng vấn (thu nhập, nơi sinh sống, tuổi tác, …); các câu hỏi về
WTP/WTA của người được phỏng vấn.
Hạn chế của CVM
- Lệch giá trị:
Người trả lời có thể không biết hoàn toàn về sự ưa thích của mình, cũng
như không có ý tưởng gì về giá sẽ trả cho hàng hoá môi trường - loại hàng hóa có
thể họ chưa một lần trả giá. Hoặc giả định họ biết về sự ưa thích của mình, nhưng
có thể họ sẽ nói ít đi WTP nếu họ đoán rằng câu trả lời của mình được sử dụng để
lập nên mức giá cho hàng hoá môi trường này. Theo kinh nghiệm, số tiền mà họ
nói sẵn lòng trả chỉ bằng khoảng 70-90% số tiền mà cuối cùng họ thực sự trả.
- Sự khác biệt giữa WTP và WTA: Dù cùng một người hỏi, nhưng kết quả
WTP và WTA là khác nhau. WTA thường cao hơn WTP rất nhiều. Có thể là do cá
nhân cảm giác được “chi phí của việc mất mát” (WTA) mạnh mẽ hơn là “lợi ích
của việc đạt được” (WTP). Hay có ý kiến cho rằng WTA không bị giới hạn bởi
thu nhập như WTP nên WTA sẽ cao hơn WTP. Nếu trong thực tế, hai cách đo
lường này khác nhau thì các quy định chính sách phải có đề cập đến WTP và
WTA.
- Thiên lệch về điểm khởi đầu: Việc lựa chọn mức tiền ban đầu có ảnh
hưởng đến WTP sau cùng của người được hỏi., với WTP ban đầu cao thì có thể
cho kết quả WTP sau cùng cao hơn.
1.2.4. Tác động của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau Trước nhất, việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau mang lại lợi ích


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status