n Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí (Công ty MECANIMEX) - Pdf 11

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
Lời mở đầu
Trên thế giới ngày nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản
phẩm vật chất cụ thể, mà bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Tổng
thu nhập của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không
thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt là những ngành
dịch vụ có giá trị cao). Ở các nước phát triển , tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản
phẩm quốc dân thường rất cao: Cụ thể ở Mỹ 80% GDP là từ dịch vụ. Nhiều tổ
chức kinh tế, cá nhân đầu tư không ít tiền của, công sức vào các hoạt động
dịch vụ, bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang là xu thế của thời đại.
Dịch vụ hỗ trợ là một trong số những dịch vụ rất phát triển trong thời
gian gần đây, các dịch vụ này cung ứng để hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả và phát triển kinh doanh, thông qua việc thúc đẩy khả năng tiếp
cận thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đối với
Việt Nam thì dịch vụ hỗ trợ là một khái niệm tương đối mới mẻ và thị trường
dịch vụ hỗ trợ ở nước ta còn rất nhỏ bé, hình thành một cách tự phát, thiếu
khung khổ pháp lý, thiểu tính cạnh tranh. Các tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ
còn ít về số lượng và hạn chế về năng lực cung ứng dịch vụ cho doanh
nghiệp.
Dịch vụ hỗ trợ được chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cung cấp
cho doanh nghiệp, tuy nhiên việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp
từ phía chính phủ gặp phải những khó khăn không chỉ do hạn chế về nguồn
lực và năng lực thực hiện của chính phủ, mà còn do trong thời đại toàn cầu
hoá những quy định của luật lệ quốc tế hạn chế việc can thiệp trực tiếp của
chính phủ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy ở nước ta hiện
nay, việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ thường do các tổ chức phi chính phủ thực
hiện. Tuy nhiên trước những yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và yêu cầu
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
1
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
của Công ty MECANIMEX trong giai đoạn hội nhập sâu sắc và toàn diện vào

1. Khái niệm về sản phẩm cơ khí
Sản phẩm cơ khí là vật phẩm được tạo ra ở giai đoạn cuối cùng của một
cơ sở sản xuất (như ở 1 tổ chức sản xuất hoặc phân xưởng sản xuất của 1 nhà
máy), sản phẩm không phải chỉ là máy móc hoàn chỉnh đem sử dụng được mà
có thể là cụm máy hay chỉ là chi tiết máy. (Trích từ: Giáo trình Cơ khí đại
cương- Nguyễn Tấn Tiến).
Sản phẩm cơ khí bao gồm:
- Tư liệu sản xuất bao gồm: các loại máy móc trang thiết bị cơ khí phuc
vụ trong các lĩnh vực Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ.
- Khuôn đúc các loại;
- Vật liệu nổ; đá mài;
- Giấy in báo;
- Bình bơm thuốc trừ sâu;
- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế;
- Ván ép nhân tạo;
- Sản phẩm bêtông công nghiệp gồm: dầm cầu bê tông, dầm và khung nhà
bê tông, cọc bêtông, cột điện bê tông, ống cống tròn bê tông, hộp bê tông các
loại, pa-nen và các loại cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn,
bêtông thương phẩm;
- Lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên;
- Các ống thuỷ tinh trung tính;
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
3
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
- Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá …
2. Vai trò của sản phẩm cơ khí
Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
Các sản phẩm cơ khí có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh
tế, nó không thể thiếu được trong nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, từ nhu cầu ăn

nhanh hơn và năng suất lao động cao hơn làm tăng sản lượng trong ngành
nông nghiệp. Góp phần đáng kể cải thiện đời sống vật chất cho người nông
dân, khuyến khích họ hăng say lao động tăng sản lượng các sản phẩm nông
nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp.
2.3. Vai trò của sản phẩm cơ khí đối với ngành dịch vụ
Các sản phẩm cơ khí không chỉ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực
công nghiệp và nông nghiệp, mà nó còn có 1 vai trò đặc biệt quan trọng đối
với lĩnh vực dịch vụ. Sản phẩm cơ khí cung cấp các phương tiện, thiết bị hỗ
trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động dịch vụ, góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhanh, kịp thời các nhu cầu của
người tiêu dùng.
Tóm lại, các sản phẩm cơ khí có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi
lĩnh vực của nền kinh tế, từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến dich vụ; nó
không thể thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy cần có
chính sách và các biện pháp phù hợp để phát triển các sản phẩm cơ khí, phát
triển ngành cơ khí theo đúng chủ trương và mục tiêu chiến lược mà ngành đã
đề ra.
II. CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CÁC
SẢN PHẨM CƠ KHÍ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
5
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
1. Khái niệm về dịch vụ hỗ trợ
1.1. Khái niệm về dịch vụ
Nền kinh tế thế giới ngày nay không chỉ đơn thuần là các sản phẩm vật
chất cụ thể, mà bên cạnh đó cần có các sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ đã được
coi là ngành công nghiệp không khói, có đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập
quốc dân đặc biệt ở các nước phát triển, tỉ trọng đóng góp là rất cao.
Có rất nhiều cách định nghĩa về dịch vụ:
Dịch vụ là một ngành kinh tế thứ ba nằm ngoài hai ngành công nghiệp

dịch vụ của mình. Đó cũng là những đIểm rất khác biệt với sản phẩm hàng
hoá bình thường . Nếu như sản phẩm hàng hoá vật chất cụ thể khách hàng có
thể nhìn thấy, cầm nắm được thì họ sẽ tự đánh giá về chất lượng hàng hoá đó
nhưng với dịch vụ họ chỉ có thể nghe qua tin đồn và chỉ khi sử dụng sản phẩm
dịch vụ thì thường xác định bằng định tính . Mặc dù bên cạnh những mặt định
tính của dịch vụ cũng vẫn có những mặt định lượng giúp cho khách hàng
đánh giá đúng hơn về sản phẩm dịch vụ
Vậy để giảm bớt sự đánh giá của khách hàng về dịch vụ thì những dấu
hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ được cung ứng như: thương hiệu, điểm bán,
người cung ứng, trang thiết bị… Để củng cố niềm tin cho khách hàng người
cung ứng dịch vụ tìm mọi biện pháp như tăng tính hữu hình cho dịch vụ
không chỉ mô tả dịch vụ mà còn làm cho khách hàng chú ý đến lợi ích có liên
quan đến dịch vụ.
- Tính không tách rời:
Quá trình sản xuất lưu thông và quá trình tiêu dùng các dịch vụ diễn ra
đồng thời cả về không gian và thời gian. Có nghĩa là dịch vụ không thể tách
rời với nguồn gốc của nó trong khi hàng hoá vật chất tồn tại không phụ thuộc
vào sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc của nó.
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
7
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
Khi cả ba quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng diễn ra đồng thời tức là
khách hàng chỉ cảm nhận hay phát hiện khiếm khuyết của dịch vụkhi đã sử
dụng dịch vụ rồi. Và sau khi sử dụng xong sẽ phản ánh lại những ý kiến của
mình về chất lượng dịch vụ đó. Còn đối với hàng hoá vật chất cụ thể trước khi
sử dụng ta có thể kiểm nghiệm trước để xem chất lượng nếu ưng thì mới sử
dụng, nếu không ưng thì thôi không mua nữa. Do vậy là sản phẩm dịch vụ là
khó đánh giá đúng chính xác đúng chất lượng
Mà quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời nên khách hàng sẽ
phải đến nơi sản xuất để tiêu thụ chứ không như hàng hoá khác có thể mang

khách hầng đánh giá chúng lại rất khác nhau. Nên người cung cấp dịch vụ
phải luôn tìm hiểu thu thập những ý kiến phản hồi từ khách hàng để ngày
càng hoàn thiện hơn sản phẩm dịch vụ của mình.
1.2. Khái niệm về dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là các dịch vụ được cung cấp nhằm hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp. Tính “hỗ trợ” và “ phi lợi nhuận” trong
việc cung ứng dịch vụ là những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa
dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ . Việc phân biệt giữa 2 loại dịch vụ này và làm rõ
bản chất của dịch vụ hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng cho quá trình hội nhập kinh
tế Quốc tế, việc hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm
dần, trong khi các tổ chức phi Chính phủ có vai trò, vị trí ngày càng quan
trọng hơn đối với doanh nghiệp và yêu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp thông qua
cung cấp và sử dụng dịch vụ hỗ trợ ngày càng cao.
Ngoài những đặc điểm chung của dịch vụ, dịch vụ hỗ trợ có những đặc
điểm riêng của nó:
- Một là, nó có mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
9
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
- Hai là, đối tượng tiếp nhận dịch vụ là tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
ngành nghề, lĩnh vực, quy mô có nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ.
- Ba là, chủ thể cung cấp dịch vụ chủ yếu là các tổ chức xúc tiến thương mại
đầu tư ( của Chính phủ hoặc phi Chính phủ), các tổ chức đại diện cho doanh
nghiệp ( các phòng thưong mại và các hiệp hội doanh nghiệp ).
- Bốn là, đối tượng tiếp sử dụng dịch vụ hỗ trợ của Việt Nam hiện nay chủ
yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm lại, dịch vụ hỗ trợ là các dịch vụ (bao gồm: dịch vụ tài chính và
phi tài chính) được cung cấp nhằm mục đích hỗ trợ nâng cao khả năng
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

2.2. Đối với người tiêu dùng
Ngày nay xu thế của người tiêu dùng là đòi hỏi nhu cầu càng cao hơn. Do
đó mà dịch vụ có tác động tích cực tới các đối tượng cung cấp và sử dụng
như: Những người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, chính phủ…Nhờ đó, các
khách hàng, người tiêu dùng có thêm nhiều lợi ích, tiết kiệm chi phí thời gian
và tiền bạc trong việc mua sắm, sử dụng hàng hoá và dịch vụ.
Dịch vụ hỗ trợ ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống của từng cá nhân
và gia đình. Nó góp phần hình thành nên tập quán tiêu dùng mới, thay đổi cơ
cấu chỉ tiêu và sử dụng hàng hoá dịch vụ. Đồng thời, nó góp phần cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ những dịch vụ sẵn có, thuận tiện, an toàn,
và giá cả hợp lý.
2.3. Đối với phạm vi nền kinh tế
Dịch vụ hỗ trợ còn có vai trò quan trọng trong phạm vi kinh tế quốc
dân. Nó phục vụ và hỗ trợ cho các hoạt động thương mại của toàn bộ nền kinh
tế, thúc đẩy các khu vực sản xuất và dịch vụ phát triển tạo thêm nhiều việc
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
11
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo yêu cầu của
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Dịch vụ là cầu nối giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực, vùng,
miền, giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa thị trường trong nước và ngoài nước.
3. Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí
Trong những năm gần đây lĩnh vực dịch vụ trên thị trường thế giới đã có
những bước phát triển rất mạnh mẽ, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao và trở
thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, không những
đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn trở thành thế mạnh xuất khẩu của
nhiều nước phát triển. ở các nước đang phát triển như Việt Nam, lĩnh vực
dịch vụ đặc biệt là dịch vụ, hỗ trợ trong thời gian qua còn chưa được quan
tâm và phát triển đúng mức, chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh

Dịch vụ này là điểm khởi đầu, là tiền đề cho hoạt động xuất khẩu. Nó
cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin tư vấn về thị trường, xác định chiến
lược thị trường, tìm kiếm các thị trường mới, nghiên cứu và phân tích về thị
trường với các yếu tố liên quan đến cơ cấu và hướng phát triển của thị trường,
về các doanh nghiệp nước ngoài.
Dịch vụ thông tin về thị trường còn bao gồm: các hoạt động quảng cáo
về chính doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp, như quảng
cáo và thông bố các thông tin cần thiết tại các cuộc hội trợ, triển lãm, hội
nghị, hội thảo trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng,
các tạp chí kinh tế, nghiên cứu thị trường.
Nội dung bao gồm :
- Cung cấp thông tin tài liệu có liên quan về doanh nghiệp cùng sản phẩm
của họ như số lượng, chất lượng, giá cả, kiểu dáng sản phẩm, nhãn hiệu, bao
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
13
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
bì, các thông số kỹ thuật, độ an toàn vệ sinh, phương thức bán hàng, giao
nhận, thanh toán… Các thông tin về nhà sản xuất , thương gia như: năng lực
kinh doanh và quản lý, điều hành, tiềm lực tài chính,công nghệ… và uy tín
danh tiếng của họ.
- Cung cấp thông tin về thị trường đầu vào đầu ra, các thông tin về đối
thủ cạnh tranh và xu hướng cạnh tranh thị trường cho doanh nghiệp biết, cũng
như công bố các tài liệu, thông tin cần thiết trong các cuộc hội nghị, hội thảo,
hội trợ, triển lãm thương mại.
- Ngoài ra, loại dịch vụ này còn cung cấp thông tin về các tác nhân thị
trường có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động trao đổi của
các chủ thể kinh doanh như: chính phủ, các tổ chức tài chính, ngân hàng, các
hiệp hội nghề nghiệp, hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng…
Các trung tâm thông tin chuyên ngành thương mại cũng như: các trung
tâm thông tin khác liên quan tới thương mại có vai trò quan trọng trong việc

vấn về thương mại, dịch vụ chào hàng, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tổ
chức các hội trợ thương mại trong và ngoài nước, có thể kết hợp với các hoạt
động văn hoá trong thương mại và tiêu dùng, các dịchvụ về hội nghị, hội
thảo( có thể kết hợp bán hàng). Các phương tiện quảng cáo rất đa dạng, phong
phú như: Báo chí, tranh ảnh, cataloge, các ấn phẩm, đài, vô tuyến, áp phích,
internet… Hình thức thể hiện quảng cáo có thể bằng lời nói, chữ viết, âm
thanh, ánh sáng, hình ảnh, màu sắc…và sự kết hợp của chúng.
3.2. Dịch vụ tài chính và bảo hiểm
Là loại dịch vụ giúp cho việc thực hiện các giao dịch tài chính, tài trợ
vốn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên và đầu tư, thanh toán trong nước
và quốc tế, cũng như tài trợ rủi ro cho hoạt động thương mạicủa các doanh
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
15
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
nghiệp. Đây là lĩnh vực của kho bạc nhà nước, của các tổ chức tài chính, tín
dụng, ngân hàng trong và ngoài nước.
Đối với nhiều doanh nghiệp việc cung ứng vốn cho xuất khẩu và bảo
hiểm xuất khẩu là điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động xuất khẩu. Vấn
đề cung ứng vốn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh rất quan trọng trong kinh
doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, vốn sử dụng trong kinh doanh xuất khẩu luôn
gắn với những rủi ro. Vì vậy, hoạt động cấp vốn luôn gắn với các hoạt động
bảo hiểm xuất khẩu.
Nội dung của loại dịch vụ này bao gồm: Cung cấp các nguồn tài trợ tài
chính ngắn và dài hạn, phương thức cấp tín dụng và chuyển tiền cho doanh
nghiệp, cung cấp các dịch vụ thanh toán thuận tiện an toàn và hiệu quả. Một
số các dịch vụ mới đã xuất hịên ở Việt Nam như: thuế tài chính, dịch vụ
“mua nợ”.
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm về hàng hoá, về phương tiện vận chuyển và
trách nhiệm chủ phương tiện vận chuyển, bảo hiểm con người và các tài sản
khác. Người bảo hiểm tài trợ chi phí nhằm khắc phục rủi ro xảy ra trong kinh

- Vận tải đường không: Việt Nam đã tập trung đầu tư phát triển đội bay và
mạng đường bay trong nước và quốc tế, tăng tần suất bay trên một số đường
bay có nhu cầu vận chuyển cao. Vào dịp Tết Nguyên đán ngành đã tăng thêm
chuyến, hạ giá vé chuyến bay đêm, đáp ứng đủ nhu cầu cho khách đi tuyến
Bắc-Nam. Ngành luôn quan tâm tới việc bổ sung thêm máy bay (thuê và mua)
nhằm tăng năng lực và chất lượng vận chuyển.
- Vận tải đường biển: Với lợi thế là vận chuyển đường dài và quốc tế, tỷ
trọng hàng hoá vận chuyển ngày một tăng. Trong thời gian qua các doanh
nghiệp vận tải biển không ngừng đổi mới, tích cực tìm kiếm thị trường và
nguồn hàng, trẻ hoá đội tàu. Tuy nhiên, do nhiều năm chưa được đầu tư đúng
mức nên đội tàu của Việt Nam vẫn trong tình trạng “non” về số lượng và trình
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
17
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
độ công nghệ, nhưng lại “già” về tuổi thọ, thị phần vận chuyển hiện nay của
đội tàu biển Việt Nam chưa vượt qua mức 20% tổng lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu thông qua các cảng biển.
- Vận tải đường sông: thường chiếm trên 20% khối lượng hàng hoá vận
chuyển và trên 9% khối lượng hàng hoá luân chuyển của toàn ngành vận tải.
Hoạt động vận tải đường sông trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng
trưởng khá. Tuy nhiên, năng lực vận tải đường sông chỉ phát huy vai trò tích
cực trên các luồng tuyến được khai thông luồng lạch hoặc đã được nâng cấp,
còn các tuyến khác hoạt động rất khó khăn, nhất là trong mùa cạn.
- Vận tải đường bộ: Mặc dù giá cước có cao hơn các loại vận tải khác,
nhưng vẫn được coi là lực lượng vận tải chủ lực bởi ưu thế sẵn có là tính cơ
động cao, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng cả về thời gian lẫn địa điểm
giao nhận hàng, nhất là đối với những tuyến đường ngắn. Do vậy, vận tải
đường bộ thường chiếm tỷ trọng trên 81% khối lượng hành khách vận chuyển
và trên 66% khối lượng hành khách luân chuyển; 67% khối lượng hàng hoá
vận chuyển và trên 16% khối lượng hàng hoá luân chuyển của toàn ngành vận

cầu của các bên mua, bên bán, của tổ chức, cá nhân hoặc chính phủ về phẩm
chất, số lượng, khối lượng, chất lượng, bao bì, tổn thất hàng hoá và các hình
thức giám định khác.
Hoạt động giám định có thể do cơ quan chính phủ, tổ chức, công ty
giám định độc lập trong nứơc hoặc quốc tế thực hiện. Nó là loại dịch vụ có
vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như nên
kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Do vậy hoạt động giám định phải
đảm bảo yêu cầu độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
3.5. Dịch vụ kho vận và giao nhận hàng hoá
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
19
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
Dịch vụ này liên quan đến việc lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp
để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm tối đa các thiệt hại trong quá
trình vận chuuyển , bảo đảm về kho chứa, bến bãi, bảo hiểm vận tải.
Loại dịch vụ này gồm các nội dung: Vận tải hàng hoá, lưu kho, lưu bãi
và giao nhận hàng hoá. Dịch vụ giao nhận còn bao gồm cả công việc đóng
gói, bốc xếp, bảo quản, lưu kho, gom hàng của tổ chức giao nhận. Ngoài ra
người cung cấp dịch vụ này còn thay mặt chủ hàng làm các thủ tục khai báo
hải quan, mua bảo hiểm và các thủ tục khác liên quan đến giao nhận hàng
hoá.
Các loại hàng hoá thuộc đối tượng giao nhận, vận chuyển gồm: hàng
thương mại (hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa, hàng hoá xuất nhập
khẩu, hàng thông thường, hàng triển lãm), hàng công trình, hàng phát chuyển
nhanh, hàng vận chuyển theo phương thức: đường bộ, đường sắt, đường biển,
đường hàng không và vận chuyển đa phương thức.
Giao nhận vận chuyển hàng hoá có phân biệt đối với thương mại nội địa
và quốc tế, có thể được thực hiện trực tiếp bởi các công ty kho vận và giao
nhận hàng hoá hoặc thông qua các đại lý giao nhận.
3.6. Dịch vụ đào tạo tư vấn pháp lý và quản lý

hỗ trợ và thúc đẩy hoạt dộng thương mại của các doanh nghiệp. Chẳng hạn
muốn nghiên cứu thăm dò thị trường nước ngoài, cần phải có thông tin về
người cung cấp dịch vụ tiếp thị, phải có nguồn tài chính để trang trải các chi
phí, muốn đáp ứng được những điều đó lại cần phải có tư vấn về thương mại,
về kinh doanh và quản lý.
3.7. Một số dịch vụ khác:
Ngoài những dịch vụ trên không thể không kể đến sự đóng góp tích cực
vào quá trính sản xuất kinh doanh của một số dịch vụ như:
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
21
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
- Dịch vụ quảng cáo, hội trợ, triển lãm và tiếp thị: Hầu hết các doanh
nghiệp thực hiện quảng cáo sản phẩm ở trong và ngoài nước, trong đó có
81,6% doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm ở trong nước và 22,4% doanh
nghiệp quảng cáo sản phẩm ở ngoài nước.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư và công nghệ: bao gồm các dịch vụ tư vấn về
chính sách đầu tư, tư vấn về xây dựng dự án đầu tư, dịch vụ triển khai dự án
đầu tư và tư vấn công nghệ.
- Dịch vụ đại lý và môi giới: thông qua các đại lý ký gửi, đại lý uỷ thác và
các trung tâm môi giới mà doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ của mình đến các khách hàng ở thị trường nước ngoài. Qua đó khách
hàng biết đến doanh nghiệp, đến sản phẩm của doanh nghiệp giúp cho doanh
nghiệp nhanh chóng mở rộng và phát triển thị trường ở nước ngoài.
III. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH
VỤ HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ
KHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho
hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí
1.1. Chỉ tiêu giá trị thực hiện dịch vụ hỗ trợ
Trong kinh doanh dịch vụ, chi phí trực tiếp là chi phí sử dụng máy móc


Trong đó:
Q
i
: Là khối lượng dịch vụ hỗ trợ loại i.
G
i
: Là giá dịch vụ hỗ trợ loại i.
n : Là số lượng các dịch vụ hỗ trợ loại i.
1.2. Chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ hỗ trợ
Trong kinh doanh dịch vụ, để đánh giá chất lượng hoạt động, người ta
còn dùng chỉ tiêu: Mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ hỗ trợ ( Kd). Thực tế
hiện nay chỉ tiêu này chưa được áp dụng rộng rãi trong thương mại. Chỉ tiêu
đáp ứng nhu cầu dịch vụ hỗ trợ được tính theo công thức sau:
K
d
=


=
=
n
i
n
i
n
i
m
i
ii

: là số lượng khách hàng có nhu cầu dịch vụ hỗ trợ loại i.
m : là số lượng các dịch vụ hỗ trợ được các doanh nghiệp
thương mại thực hiện.
Thông qua (2) ta có thể xác định các chỉ tiêu đánh giá mực độ đáp ứng
nhu cầu về từng loại dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ vận tải, chuẩn bị hàng hoá
cho tiêu dùng, cho thuê thiết bị…
2. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động
xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí
2.1. Các nhân tố vĩ mô
2.1.1. Luật pháp, chính sách của nhà nước và chính sách của ngành cơ
khí Việt Nam
Việc ra chính sách luật pháp phải đảm bảo đúng, phù hợp với tình
huống, đem lại được lợi ích cho các bên khi tham gia đàm phán, không rườm
rà khó hiểu. Việc áp dụng dễ dàng thuận tiện. Các quy định về tiêu chuẩn
trong luật pháp cũng phải rõ ràng. Nếu việc này được Nhà nước thực hiện tốt
thì sẽ góp phần thúc đẩy dịch vụ đàm phán, tư vấn pháp lý…
Tạo lập điều kiện và cơ sở hạ tầng cho dịch vụ hỗ trợ: Trong điều kiện
khoa học hiện nay bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào không thể
tách rời hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải đặc biệt ngay từ những
khâu: nghiên cứu thị trường, giao dịch, thực hiện hợp đồng, vận chuyển hàng
hoá…
Đối với các hoạt động dịch vụ thì cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
hoạt động kinh doanh đầu tiên là hệ thống thông tin liên lạc như: Fax,
telephone, telex, máy tính. Sau đó đến cơ sở hạ tầng phương tiện vận tải, các
trang thiết bị hỗ trợ khác, nhờ chúng ta có thể tìm hiểu thông tin phân tích
Đỗ Thành Công Thương mại 46A
24
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học KTQD
đánh giá thông tin, rút ngắn trung gian đàm phán ký kết hợp đồng, vận
chuyển nhanh gọn, thuận lợi, giảm chi phí và rủi ro.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status