TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ potx - Pdf 11


TIỂU LUẬN:

Mối quan hệ biện chứng giữa hội
nhập kinh tế với xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ
I. Mở Đầu
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu
thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước
đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó quốc gia
nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lí hợp lí sẽ mang lại lợi
ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu. Để
có thể tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa
học công nghệ đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp
tác với các nước trên thế giới mà đặc biệt là các nước tư bản phát triển. Tuy vậy đi
song song với việc hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần phải có sự thống nhất

lưu, buôn bán với nước ngoài. Vì lí do nay tôi đã quyết định chọn đề tài "Mối
quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ" với hy vọng bài tiểu luận này sẽ góp một phần nhỏ vào công việc xây dựng
nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh .

II. Nội dung

Chương 1:
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
trong phép biện chứng duy vật

1.1. Các định nghĩa:

biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại
độc lập vừa qui định tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau. Phép duy vật biện
chứng khẳng định mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến.
Sự vật là tiền đề, là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau. Chúng thường xuyên
thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau làm cho ranh giới giữa các lớp sự vật không phải
là tuyệt đối mà bao giờ cũng có lớp trung gian chuyển tiếp. Mối liên hệ phổ biến
không chỉ diễn ra giữa các sự vật khác nhau mà còn diễn ra trong bản thân từng sự
vật và đều là khách quan. Mặc dù sự vật tồn tại trong những mối liên hệ phổ biến
với nhiều mối liên hệ khác nhau nhưng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ không
giống nhau trong tổng số mối liên hệ về sự vật, trong đó có mối liên hệ giữ vai trò
quyết định đén sự tồn tại, vận động biến đổi của sự vật như mối liên hệ bên trong,
bản chất Còn những mối liên hệ khác chỉ có những ảnh hưởng nhất định.
Tuy vậy mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn
có của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác cũng đang hàng
ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác như: ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm và đôi khi cũng chịu sự tác động của con người. Con người - một sinh vật phát
triển cao nhất trong tự nhiên luôn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng trong
giới tự nhiên và ngay cả các yếu tố trong chính bản thân nó. Ngoài sự tác động của
tự nhiên như các sự vật khác còn tiếp nhận sự tác động của xã hội và của những
người khác. Chính con người và chỉ có con người mới có thể tiếp nhận vô vàn mối
quan hệ đó. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng
vào hoạt động của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu
lợi ích của xã hội và của bản thân. Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan
mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ được thể hiện ở chỗ:
thứ nhất bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác.
Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay
không một quốc gia nào không có quan hệ, liên hệ với quốc gia khác về mọi mặt


cả các mối quan hệ vốn có của nó nhưng không được đặt các mối quan hệ có vị trí
vai trò như nhau. Cần phải phân biệt được đâu là những mối quan hệ bản chất tất
yếu của sự vật, đâu là những mối quan hệ khác để từ đó có kết luận đúng về sự
vật. Trong thực tế theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta
không những phải chú ý đến những mối liên hệ nội tại của chúng mà còn phải lưu
ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác và sự chuyển hoá lẫn nhau
giữa chúng trong từng điều kiện. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ
các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận quan điểm toàn diện góp
phần định hướng chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo hiện thực, cải
tạo chính bản thân chúng ta. Thực hiện đúng quan điểm đó chính là chúng ta đã
nắm được và vận dụng tốt phương pháp biện chứng trong nhận thức về hoạt động
thực tiễn.
1.2 Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là một tất yếu khách quan vừa là yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia trên thế giới
không thể tự mình xây dựng được một nền kịnh tế phát triển bất kể nước ấy giầu
hay nghèo đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển. Nền
kinh tế của các nước này còn thấp kém, chậm phát triển, khoa học học kỹ thuật
còn thua xa các nước tư bản thì việc mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên
thế giới là một vấn đề cần thiết và mang tính tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
Vịêt Nam cũng nằm trong các nước đang phát triển, xuất phát điểm của nước
ta là một nước nông nghiệp nghèo, do vậy chúng ta cần phải mở rộng quan hệ với
các nước khác nhằm tạo thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế. Trong Đại hội
Đảng 9 của ta vừa qua, Đảng đã nêu ra "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo
đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường".

nền kinh tế độc lập tự chủ đó là sức cạnh tranh của nền kinh tế phải được cải thiện
và tăng dần. Sức cạnh tranh này được thể hiện ở các mặt. Thể chế chính trị, kinh tế
xã hội phải đủ mạnh đủ tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, chi phí
và rủi ro thấp; khả năng sinh lợi lớn. Cơ cấu kinh tế gồm những ngành có khả
năng cạnh tranh cao, có khả năng tự điều chỉnh, tự rút khỏi những ngành kém khả
năng cạnh tranh. Cơ cấu doanh nghiệp cũng phải bao gồm những doanh nghiệp có
sức mạnh trên thị trường. Biểu hiện tập trung của sức cạnh tranh của nền kinh tế là
ở chất lượng, giá thành sản phẩm và dịch vụ của đất nước. Nếu sản phẩm và dịch
vụ của một quốc gia có giá thành cao, chất lượng lại thấp thì nó sẽ khó tiêu thụ và
kết cục là gây suy thoái nền kinh tế. Trong điều kiện đó khó có thể nói đến độc lập
và tự chủ. Còn một nền kinh tế làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành
thấp thì có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế tạo ra thu nhập lớn.
Một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao như vậy trong điều kiện hội nhập kinh tế
hiện nay là một nền kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao. Đặc trưng thứ ba của nền
kinh tế độc lập tự chủ đó là khả năng ứng phó có hiệu qủa với những chấn động
chính trị, kinh tế, xã hội bên ngoài. Những chấn động đó có thể là một cuộc khủng
hoảng…
Chiến lược tốt nhất của một quốc gia là cố tránh tham gia những cuộc chiến
tranh ở bên ngoài và tránh để xảy ra xung đột và chiến tranh ở trong nước. Song
một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, có dự trữ ngoại tệ lớn sẽ có sức chịu đựng
lớn so với nền kinh tế lạc hậu. Một nền kinh tế hội nhập quốc tế cao lợi ích quốc
gia đan xen chặt chẽ với lợi ích của nhiều quốc gia khác, nhiều trung tâm kinh tế
thì sẽ có nhiều khả năng kết sức mạnh quốc gia với sức mạnh quốc tế để bảo vệ
đất nước tốt hơn.
2.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:
Các nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế nói cung và WTO nêu ra là không
phân biệt đối xử, tiếp cận thị trưởng, cạnh tranh công bằng, áp dụng các hành động
khẩn cấp trong trường hợp cần thiết, dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát

tế, nhiều người thường hình dung tới một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.
Trong điều kiện hiện nay độc lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập tự chủ trong
phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế
giới, tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác, phân công lao động quốc tế trên
cơ sở phát huy tốt nhất nội lực, lợi thế so sánh của quốc gia để cạnh tranh có hiệu
qủa trên trường quốc tế. Quan niệm độc lập tự chủ theo kiểu tự cung, tự cấp đã
được kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới chứng minh là không phù hợp với
xu thế của thời đại, và làm cho đất nước ngày càng tụt hậu xa hơn. Đến tình trạng
chậm phát triển về kinh tế không được khắc phục sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề xã
hội nan giải, tạo nguy cơ từ bên trong đối với trật tự, an toàn xã hội và điều đó
cuối cùng sẽ gây cho quốc gia đó khó giữ vững được con đường và mô hình phát
triển đã lựa chọn. Trong vài chục năm gần đây, tình hình thế giới cũng có rất nhiều
biến đổi quan trọng theo các hướng chủ yếu sau đây: một là xu thế hoà bình, hợp
tác và phát triển, xu thế này càng ngày càng trở thành xu thế chính thay thế cho sự
đối đầu giữa các siêu cường, sự xung đột, chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống xã
hội đối lập, các cuộc chiến tranh xâm lược đã bị lên án khắp nơi. Đây chính là điều
kiện quan trọng giúp cho các quốc gia có thể mở cửa đất nước tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế. Mô hình kinh tế phát triển trong xu thế hoà
bình đang thay thế cho mô hình kinh tế trong tình trạng đối đầu và chiến tranh
lạnh. Hai là xu thế phát triển công nghệ đang chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Trong những thập niên vừa qua sự phát triển của công nghệ đang chuyển đổi sang
nền kinh tế vô cùng lớn. Các ngành công nghiệp truyền thống, sản xuất ra các
hàng hoá vật chất, kể cả các ngành công nghiệp nặng đang ngày càng kém hiệu
quả mất dần vai trò quan trọng của chúng với phát triển kinh tế. Trên thực tế trogn
mấy năm gần đây các sản phẩm đã liên tục bị giảm giá, đã giảm tới trên 30% giá
do vậy những ngành này đang gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó các ngành kinh tế tri thức lại phát triển với tốc độ cao và đạt

lượng cao khác buộc các quốc gia khác phải lệ thuộc vào Nhật những mặt hàng
nay. Chính mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau làm cho kinh tế Nhật có thể đứng vững
ngay cả trong cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 70.
Song cũng cần phải nói rằng trong qúa trình hội nhập kinh tế cần phải tránh
sự lệ thuộc quá nhiều vào các nước. Đây là một vấn đề đã xảy ra với một số nước,
nhất là các nước kém phát triển. Do trình độ khoa học, nền sản xuất nước này còn
chậm phát triển nên đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài kể cả về kinh
tế lẫn chính trị.
Vì vậy cần phải nhấn mạnh rằng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
cần phải phát huy tính độc lập tự chủ, phát huy nội lực của nền kinh tế, phải lấy
nội lực của nền kinh tế làm yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế, còn
những yếu tố bên ngoài chỉ là quan trọng.
2.4 Những lợi ích, hạn chế của việc hội nhập kinh tế quốc tế:
Như chúng ta đã phân tích hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách
quan, nó có những tác động tích cực tới việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Hội nhập kinh tế thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đem
lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Nó làm tăng nhanh tổng sản lượng thế giới: ngày
nay tổng sản phẩn thể giới ước tính khoảng 30.000 tỷ úD gấp khoảng 23 lần tổng
sản phẩm thế giới vào những năm trước đây. Theo đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế toàn cầu cũng có những thay đổi cơ bản. Nếu những năm 60, nông lâm thủy sản
chiếm 10,4% , công nghiệp chiếm 28,1% và dịch vụ chiếm 50,4% thì cho tới nay
cơ cấu tương ứng là 4,4%; 21,4% và 62,4%. Bên cạnh đó sự liên kết thị trường thế
giới thành một hệ thống hữu cơ ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn
nhiều tốc độ tăng trưởng sản xuất. Hệ thống thông tin toàn cầu phát triển nhanh
chóng kết nối các vùng địa lý trên trái đất vào một hệt hống góp phần tác động có
hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình tự
do hoá thương mại; làm làm hoặc huỷ bỏ các hàng rào thương mại làm cho hàng

tràn lan: nghiện hút, mại dâm… Tuy trong quá trình hội nhập kinh tế ta đã tiếp thu
được nhiều tinh hoa văn hoá trên thế giới song cũng chính trong quá trình thâm
nhập văn hoá ngày càng làm cho những giá trị văn hoá riêng, truyền thống của mỗi
nước bị xói mòn, huỷ hoại, bởi vậy vấn đề cần đặt ra là hội nhập nhưng không để
hoà tan, không để đánh mất đi bản sắc văn hoá dân tộc.
Tuy cũng có nhiều hạn chế song ta cũng cần phải khẳng định rằng trong quá
trình hội nhập kinh tế thì thành tựu là chủ yếu, mặt hạn chế chỉ là một phần nhỏ.
2.5 Vấn đề hội nhập kinh tế ở Việt Nam:
2.5.1 Đường lối quan điểm của Đảng ta trong quá trình hội nhập:
Việt Nam ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng
ta đã và đang tham gia các tổ chức, các hiệp hội trên thế giới. Chúng ta đã đề ra
quan điểm: “Việt Nam không những là bạn mà còn là đối tác của tất cả các nước
trên thế giới”. Quan điểm đó xuất phát từ những thành tựu mà nước ta đạt được
trong những năm gần đây đồng thời cũng từ những điều kiện, hoàn cảnh kinh tế
của nước ta. Nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thành công cho việc hội nhập
kinh tế ở nước ta đó là giữ vững và phát huy tinh thần độc lập tự chủ. Đảng ta
quan niệm độc lập tự chủ không phải là biệt lập, không phải là đóng kín. Trong
hoạt động đối ngoại cần phải có tư duy độc lập, biện chứng biết tiếp thu kinh
nghiệm của các dân tộc, ứng dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của đất nước và
tự quyết định chủ trương, hành động của mình. Chính sự đánh giá, dự báo chính
xác chiều hướng phát triển của thế giới để có chính sách kịp thời đã góp phần làm
nên thắng lợi của công tác đối ngoại. Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá phát
triển mạnh mẽ với tác động cả hai mặt tích cực và tiêu cực, chúng ta cần phải giữ
vững độc lập tự chủ, giữ vững bản sắc dân tộc thì mới có thể vượt qua thử thách,
giành lấy thời cơ, tranh thủ mức cao nhất mặt tích cực của hội nhập kinh tế, tạo
điều kiện đưa đất nước tiến kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới. Do vậy
độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá,

toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” đối với nước ta.
Từ mục tiêu và quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm
vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là :
Phải tiến hành rộng rãi công tác tư tương, tuyên truyền, giải thích trong các
tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân
dân để đạt được nhận thức và hành động thống nhất và nhất quán về Hội nhập kinh
tế quốc tế.
Phải căn cứ vào nghị quyết của Đại hội IX, chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội 2001 – 2010, cũng như các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà
nước ta tham gia, xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập mà một lộ trình cụ thể
để các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn trương sắp xếp lại và nâng
cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm cho hội
nhập có kết quả.
2.5.2. Các bước tham gia hội nhập của Việt Nam :
Từ ngày 25 tháng 7 năm 1995, ta đã trở thành thành viên chính thức của
ASEAN và từ ngày 01 tháng 01 năm 1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên
của ASEAN bằng cách chính thức tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) và Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của ASEAN
(AFTA/CEPT). Tham gia vào ASEAN, ta đã trở thành thành viên của một tổ chức
khu vực gồm 10 nước thành viên có diện tích 4,5 triệu km
2
với dân số khoảng 500
triệu người với tổng sản phẩm quốc gia khoảng 737 tỷ USD và tổng buôn bán
thương mại khoảng 720 tỷ USD. Bằng việc tham gia vào AFTA/CEPT, Việt Nam
sẽ phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định, cam kết cơ bản và bắt buộc của
Hiệp định nhưng vẫn phải tìm những cách vận dụng phù hợp các quy định có tính
linh hoạt của Hiệp định để vừa bảo hộ một cách hợp lý, đồng thời nâng dần khả

nghiệp tăng 5,4%, thuỷ sản tăng 9,1%, lâm nghiệp tăng 2,1%.
Nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1,1, triệu tấn.
Sản lượng lương thực năm 2000 đạt 34 triệu tấn, đưa mức lương thực bình quân
đầu người từ 294,9 kg năm 1990 lên trên 436 kg năm 2000. Việt Nam từ nước nhập
khẩu lương thực hàng năm, trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới.
Sản lượng của một số cây công nghiệp trong thời kỳ 1999 – 2000 đã tăng
khá cao : cà phê tăng 4,7 lần, cao su 4,5 lần, chè tăng 2 lần, mía tăng 3 lần, bông
tăng 9,7 lần.
Sản lượng thuỷ sản tăng bình quân trong 10 năm là 8,85%. Giá trị sản
lượng công nghiệp tăng bình quân trong 10 năm qua là khoảng 12,8 – 13% năm.
Công nghiệp chế biến đã có tốc độ tăng trưởng khá và đã chiếm tới 60,6%
giá trị toàn ngành công nghiệp năm 1999.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng lên đáng kể .Tính đến quí I
năm 1999 đã có 2624 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng kí là
35,8 tỉ USD ,nếu tính cả vốn bổ xung là 40,3 tỉ USD .
Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực .Tỉ trọng trong nông,
lâm,ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 25,4% năm
1999; công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 22,6% lên 34,9%; dịch vụ từ 35,7% lên
40,1%. Các nghành dịch vụ phát triển đặc biệt là nghành bưu chính viễn thông , du
lịch … đã nâng được tỉ trọng lên trên 40% GDP. Đồng thời cơ cấu vùng kinh tế
đã thay đỏi theo hướng tập trung phát triển 3 vùng trọng điểm : TP Hồ Chí Minh –
Vũng Tàu ,Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, Đà Nẵng-Quảng Ngãi ,đồng thời đã
dành sự quan tâm cần thiết tới những vùng miền núi ,vùng sâu ,vùng xa . Đồng
thời với sự tăng trưởng về kinh tế mức sống của dân cư cả nông thôn và thành thị
đều được cải thiện rõ rệt: GDP theo đầu người trong 10 năm qua đã tăng 1,8 lần ,
thu nhập bình quân một người một tháng đã tăng 3,2 lần .Số học sinh đi học ở các
cấp khác nhau từ tiểu học đến đại học đã tăng khoảng 2,3-4,3 lần .Chỉ số HDI

ngày càng sâu . Đời sống của người dân tuy đã được cải thiện song sự phân bố này
lại không đều . ởthành thị thì hầu hết mức sống của người dân là cao trong khi đó
ở nông thôn một số nơi người dân còn nghèo khổ , chỉ tính riêng trong thời kỳ từ
năm 1993-1998 số lượng người ngèo đói chiếm 58% Đi kèm với hiện tượng đói
ngèo là sự bất bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực :Văn hoá - Kinh tế – Chính trị –
Tư tưởng…
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới còn dẫn đến việc
gia tăng các tệ nạn xã hội : Ma tuý ,nghiện hút…
Tuy có những mặt hạn chế như vậy nhưng cũng cần khẳng định rằng mặt
tích cực là chủ yếu ,mặt tiêu cực chỉ là phần nhỏ . Và hội nhập kinh tế quốc tế đã
mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát tiển kinh tế ở Việt Nam .
2.5.4.Một số nhận định và đề xuất
Dựa vào kết quả ở phần trên và bối cảnh của Việt Nam hiện nay cùng với
xu hướng phát triển của đất nước, khu vực và toàn cầu, một số nhận định và đề
xuất có thể được đưa ra trong bài viết này như sau :
Thứ nhất, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tiến hành
những bước dài trên con đường mở cửa và hội nhập quốc tế. Du hội nhập quốc tế
ở cấp độ nào cũng mang lại lợi ích cho Việt Nam và lợi ích đó càng lớn khi mức
độ hội nhập càng cao. Vấn đề Việt Nam phải chủ động và tích cực chuẩn bị các
điều kiện hội nhập, đồng thời lựa chọn đúng giải pháp và bước đi trong quá trình
này.
Thứ hai, hội nhập vào khu vực AFTA có tác dụng nhỏ bé đối với nước ta kể
cả trong vấn đề giảm nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy để đẩy nhanh và bền
vững tốc độ giảm nghèo và bất bình đẳng thì Việt Nam phải kết hợp giữa hội nhập
vào khu vực AFTA với hội nhập vào APEC và WTO.
Thứ ba, hội nhập kinh tế gắn với nghèo đói và bất bình đẳng. Dưới tác động
của cải cách và hội nhập quốc tế hiện nay đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.
Giải quyết nợ tồn đọng với các nước trên thế giới. Đồng thời phát triển giáo dục và
đào tạo , khoa học và công nghệ .Tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lí
khoa học và công nghệ .Coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin ,công
nghệ tự động hoá .
Trên đây là một số giải pháp chính mà theo tôi đó là những giải pháp hợp
lí đối với việc phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay . Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Cộng sản – Số 33/ Tháng 11/Năm 2002
2. Tạp chí Kinh tế phát triển
3.Tạp chí Nghiên cứu lí luận –Số 2/ Năm 2000
4. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới- Số 4/ Năm 2000
5.Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới- Số4/Năm 2001
6.Văn kiện đại hội đảng XI Mục lục:


Các đ
ịnh nghĩa

3

1.2

Tính t
ất yếu phải hội nhập kinh tế

6Chương 2: M
ối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế
đ
ộc lập tự chủ với hội
nhập kinh tế quốc tế
6

2.1

M
ột số
đ
ặc tr
ưng c
ủa nền kinh tế
đ


V
ấn
đ
ề hội nhập kinh tế ở Việt Nam

12

2.5.1

Đư
ờng lối quan
đi
ểm của
Đ
ảng ta trong quá trình hội nhập

12

2.5.2

Quá trình h
ội nhập ở Việt Nam

14

2.5.3

Nh
ững lợi ích và hạn chế của Việt Nam trong quá trình hội nhập


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status