Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa Kỳ - Pdf 11

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, ngành công nghiệp dệt may Việt
nam đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân: trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn, mang về số ngoại tệ
nhiều thứ 2 cho đất nước ( chỉ đứng sau dầu thô ), đóng góp lớn cho ngân
sách quốc gia, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động…Trong điều kiện ngày
nay, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO thì
ngành công nghiệp dệt may cũng có những cơ hội và thách thức to lớn. Một
trong những thuận lợi đó là thị trường xuất khẩu dệt may được mở rộng và
những rào cản thương mại được phá bỏ.
Là một thành viên trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công
ty Dệt May Hà Nội đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của
Tập đoàn nói riêng và của toàn ngành công nghiệp Dệt May nói chung. Trải
qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty đã tạo được vị trí
vững chắc trên thị trường nội địa và từng bước vươn ra thị trường quốc tế,
trong đó Hoa Kỳ là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng. Tổng công ty đã
và đang thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này,
tuy nhiên điều này không chỉ cần sự nỗ lực từ phía công ty mà còn cần sự hỗ
trợ rất lớn từ phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Nhà nước.
Qua một thời gian thực tập tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội, nhận thấy
sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ,
cùng với những kiến thức đã được truyền giảng ở trường, em xin lựa chọn đề
tài: “ Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
sang thị trường Hoa Kỳ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung
chuyên đề gồm:
Phần I: Tổng quan về Tổng công ty Dệt May Hà Nội.
Phần II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt
May Hà Nội thời gian qua vào thị trường Hoa kỳ.

Tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn
Tổng công ty dệt may Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, một thành viên
trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty hoạt động theo luật
doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt
động được chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Ngành nghề kinh doanh hiện tại:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may;
nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hóa chất
(trừ hóa chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may,
vật liệu điện, điện tử, nhựa cao su; các mặt hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh kho vận; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh
doanh cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí
( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường ).
- Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học,
công nghệ, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.
- Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành
dệt may.
- Vốn điều lệ: 205.000.000.000 đồng
- Được chia thành: 20.500.000 cổ phần
Trong đó: Vốn Nhà nước ( 54.74% vốn điều lệ ) 112.214.000.000 đồng
Người lao động trong công ty ( 20.26% vốn điều lệ ) : 41.536.000.000
đồng
Cổ đông chiến lược: ( 5% vốn điều lệ ) : 10.250.000.000 đồng
Cổ phiếu phát hành ra ngoài ( 29% vốn điều lệ ) : 41.000.000.000 đồng
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty.
- Tổng công ty Dệt May Hà nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội được

máy móc mà công ty dùng để sản xuất những sản phẩm chủ yếu trong những
năm gần đây:
Biểu số 1.1: Các loại máy móc, thiết bị của Tổng công ty
Tên máy Năm sử dụng Số lượng Công suất Nước sản xuất
Máy cắt 1980 815 70% Tiệp khắc, TQ…
Máy may 1990 800 65% Nhật Bản
Máy thêu 1990 820 60% Nhật Bản
Máy xử lý 1989 20 70% Hàn Quốc
Máy dệt 1989 320 60% Nhật Bản
Nguồn: Phòng Kế hoạch vật tư
Ngoài ra, Tổng công ty còn có thiết bị động lực, khí nén, lò hơi, hệ thống
xử lý nước thải…và hệ thống thiết bị phụ trợ phục vụ cho các hoạt động của
nhà máy.
Hàng năm Tổng công ty Dệt May Hà nội vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới
công nghệ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hơn 10 năm qua, công
ty đã đầu tư 554 tỷ đồng cho công cuộc đổi mới công nghệ như dây chuyền
chải thô CX – 4000 của Italia, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của
Pháp…
Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp của Đài Loan, Nhật Bản… Trong
khâu may đầu tư gần 500 máy khâu, máy sén, máy thiết kế mẫu, dây chuyền
may quần Jeans… Giá trị đầu tư của nhà máy trong những năm gần đây vào
công nghệ máy móc thiết bị được thể hiện ở bảng sau:
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Biểu số1.2: Giá trị đầu tư của Tổng công ty Dệt May Hà nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Giá trị đầu tư
2003 105.2
2004 125.7
2005 156.3

(6)/(5)%
Tổng số vốn 198000 210000 218000 223850 231400 106.85%
Vốn lưu động 133500 79600 84500 88400 89500 101.24%
Vốn cố định 64500 130400 133500 135450 141900 104.76%
% Vốn LĐ 67,42% 37,90% 38,76% 39,49% 63,07%
%Vốn CĐ 32,58% 62,10% 61,24% 60,51% 36,93%
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tổng vốn của Tổng công ty Dệt May Hà
nội qua các năm đều tăng. Năm 2007 tăng 6.85%, tương ứng với số tiền là
7550 triệu đồng. Trong đó vốn lưu động tăng 1.24%, tương ứng với số tiền là
1100 triệu đồng, vốn cố định tăng 4.76% tương ứng với số tiền là 6450 triệu
đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả
hơn so với những năm trước đây. Nguồn vốn cố định của công ty tương đối
lớn sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Điều này còn do công ty trong
những năm qua đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất
mới để nâng cao năng lực của máy móc thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty.
1.2.4. Đặc điểm lao động.
Hiện nay công ty có trình độ lao động đông đảo và có trình độ cao. Số
lượng lao động luôn ổn định trong các năm gần đây. Các lao động luôn được
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu
mã sản phẩm ngày nay.
Biểu số1.4: Số lượng lao động trong những năm qua:
Đơn vị: Người
Lao động bình
quân
Năm
2002

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
xuất là bông xơ. Sản phẩm sợi được bán cho các công ty sản xuất kinh doanh
trong và ngoài nước. Các loại sợi của Tổng công ty có chất lượng cao và đạt
các chỉ tiêu chất lượng như: Chỉ số rộng ( từ Ne 06 đến Ne 60 ), độ đều cao,
điểm dày – mỏng kết hợp ở mức độ cho phép.
Một số sản phẩm sợi chủ yếu của Tổng công ty dệt may Hà nội là: Ne30
( 63/35), Ne 45 (65/35), Ne 8 OE, Ne 11 OE, Ne20 cotton, Ne 45(83/17),
Ne20 CK…
- Sản phẩm dệt kim:
Gồm các sản phẩm như vải dệt kim các loại:
RIB,Lacost,Single,Interlok… Sản lượng hàng dệt kim khoảng 500 tấn
mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như quần áo cho người lớn, trẻ em với
sản lượng khoảng trên 8 triệu sản phẩm mỗi năm. Trong số đó có hơn 7 triệu
sản phẩm xuất khẩu mỗi năm. Đặc điểm của hàng dệt kim là vải dệt kim có
độ co dãn cao, nguyên liệu đầu vào là sợi chất lượng cao chải kỹ, công đoạn
nhuộm khá phức tạp. Sản phẩm dệt kim của công ty có 3 chủng loại chính là
áo dệt kim có cổ (poloshirt), áo dệt kim cổ bo ( T – shirt + Hineck), quần áo
thể thao.
Sản phẩm dệt kim của công ty có chất lượng khá tốt so với các sản phẩm
dệt kim trong nước. Tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài, sản phẩm của
công ty chỉ đạt chất lượng trung bình. Điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh
của công ty trên thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
- Sản phẩm khăn:
Bao gồm khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt với sản lượng khoảng 800 tấn
mỗi năm. Đây là sản phẩm Tổng công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng
của những khách hàng quen thuộc.
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Sản phẩm lều bạt du lịch:

Trong quá trình sản xuất này, mỗi công đoạn đều có bán thành phẩm
được công ty xuất bán phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên
cũng có trường hợp quá trình sản xuất không diễn ra theo sơ đồ sản xuất trên
khi sản phẩm dệt và sợi được nhập từ bên ngoài.
Hoạt động sản xuất của Tổng công ty diễn ra dưới sự cung cấp phụ tùng
thiết bị của nhà máy cơ khí động lực. Mối quan hệ giữa các bộ phận hiện nay
đã khá cân đối, tuy nhiên không gian tổ chức sản xuất phân tán cũng ảnh
hưởng đến chi phí vận chuyển, lưu thông, đôi khi còn không kịp thời trong
quá trình chuyển tiếp sản phẩm.
1.2.6.2. Bộ máy quản trị của Tổng công ty.
Tổng công ty dệt may Hà nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức
trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm
chủ tập thể của người lao động
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Sơ đồ1.1: tổ chức bộ máy của Tổng công ty dệt may Hà nội:
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc điều hành
sợi
Phó tổng giám
đốc - điều
hành dệt
Phó tổng giám
đốc - điều
hành
Phó tổng giám
đốc điều hành
XNK

TT TN &
KTCLSP
Nhà máy may
1
Nhà máy may
2
Nhà máy may
3
May thời trang
Siêu thị
VINATEX Hà
Đông
Chi nhánh TP
Công ty cổ
phần Yên Mỹ
Công ty cổ
phần may
Đông Mỹ
CTCPT M HP
(May HP)
Phòng
Nhân
sự
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.3. Kết quả kinh doanh thời gian qua
Biểu số 1.5: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty thời gian qua.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
2006
Năm 2007

2003 2004 2005 2006 2007
TDT
CP
LNST
Biều đồ 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Tổng công
ty Dệt May Hà Nội luôn tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Cụ thể: doanh thu năm 2006 tăng 260511 trđ so với năm 2004, với tỷ lệ
tăng 30,08%. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 197975 trđ với tỷ lệ tăng
17,57%. Doanh thu của công ty tăng là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm các
mặt hàng sợi, dệt, may qua các năm đều tăng. Trong đó doanh thu xuất khẩu
chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2005 là 64,17%, năm 2006 là 70,69%, năm 2007
là 79,19% và đều tăng qua các năm ( năm 2006 tăng 43,3% so với năm 2005,
năm 2007 tăng 31,71% so với năm 2006).
Chi phí qua các năm cũng tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 193654 triệu đồng
so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng 28,94%, năm 2007 tăng 103556
triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng 12%. Điều này là hợp lý
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
vì trong những năm gần đây công ty đang đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất
ở các khâu: sợi, dệt, may. Mặt khác chi phí tăng còn do chi phí bán hàng được
công ty đầu tư tương đối nhiều để tăng doanh số bán hàng. Xét về tổng thể tỷ
lệ tăng chi phí thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu. Điều này chứng tỏ công
ty quản lý và sử dụng chi phí tương đối tốt.
Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì lợi nhuận trước thuế hàng
năm cũng tăng lên. Cụ thể lả năm 2006 tăng 66857 triệu đồng so với năm
2005, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,95%. Năm 2007 lợi nhuận tăng lên
94419 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,8%.
Sau khi nộp thuế cho ngân sách nhà nước, lợi nhuận sau thuế của công ty
qua các năm là: năm 2005 là 196190 triệu đồng, năm 2006 là 262721 triệu

Hanosimex những năm qua
0
10,000,000
20,000,000
30,000,000
40,000,000
50,000,000
60,000,000
2003 2004 2005 2006 2007
Trị giá XK
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Hanosimex những năm qua
Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu
hướng tăng( trừ năm 2004 có giảm chút ít so với năm 2003). Giá trị kim
ngạch xuất khẩu tăng từ 28.587.026 năm 2003 lên 50.629.983 năm 2007. Giá
trị tuyệt đối tăng 22.042.957 USD, tương ứng với tăng 77,1%. Tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 20% ( mặc dù tốc độ tăng trưởng không đều qua các
năm). Nếu so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Dệt May thì tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của Hanosimex trong những năm qua là con số đáng ghi
nhận (tốc độ tăng trưởng của trung bình của ngành Dệt may khoảng 20%, dự
kiến năm 2008 tăng 23% ).
2.1.2. Thị trường xuất khẩu.
Tổng công ty Dệt may Hà nội có một thị trường xuất khẩu rộng lớn. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật bản, Đài Loan, Hàn quốc. Bạn
hàng trên các thị trường này chiếm 85% sản lượng xuất khẩu của Tổng công
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ty. Trong đó, EU, Hoa kỳ, Nhật Bản là những thị trường có các quy định về
nhãn mác an toàn sức khỏe với người tiêu dùng, tiêu chuẩn thân thiện môi
trường, trách nhiệm… rất khắt khe. Ngoài ra Tổng công ty Dệt May Hà nội
cũng đang mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Á – vốn là một

gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp FOB (Free on board ). Hình thức
gia công xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với việc xuất
khẩu trực tiếp. Ở Tổng công ty Dệt May Hà nội áp dụng hình thức FOB trong
việc xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường quốc tế, bởi vậy giá trị
xuất khẩu thu về rất cao. Để thấy rõ điều này chúng ta hãy xem xét bảng số
liệu sau:
Biểu số 2.3: Giá trị FOB của Tổng công ty những năm qua
Đơn vị tính: USD
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Giá trị
FOB
29.832.961 30.653.815 35.998.978 39.502.978 50.937.919
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
2.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty sang thị
trường Hoa Kỳ thời gian qua.
2.2.1. Kết quả đạt được:
2.2.1.1 Theo kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2007, xuất khẩu dệt may của Việt nam sang Hoa Kỳ đạt 4,5 tỷ
USD và mục tiêu năm 2008 đạt 6,1 tỷ USD, tăng 38,6 %. Nếu đạt mức kim
ngạch xuất khẩu nói trên, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ hai về nhà cung cấp
hàng dệt may vào thị trường Hoa kỳ, chỉ xếp sau Trung Quốc, vượt qua Ấn
Độ và Mexico. Cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ của
ngành dệt may Việt Nam, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tổng công ty Dệt May Hà Nội cũng liên tục tăng. Điều này được chứng minh
ở bảng biểu số liệu sau:
Biểu số 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty Dệt May Hà Nội
sang thị trường Hoa kỳ trong những năm qua.
Đơn vị tính: USD

ty, đồng thời cũng thể hiện sự nhanh nhạy, nắm bắt những thuận lợi môi
trường kinh doanh của ban lãnh đạo công ty nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu, tăng doanh thu.
Hoa kỳ là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng, hiện là nước tiêu thụ
lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD,
trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD. Nhận biết
được tiềm năng đó, trong những năm qua, giá trị xuất khẩu vào thị trường này
của Tổng công ty Dệt May Hà nội luôn chiếm tỷ trọng cao. Có thể thấy ở
bảng số liệu sau:
Biểu số 2.5: Cơ cấu giá trị xuất khẩu của Tổng công ty Dệt May Hà nội
những năm qua
Đơn vị tính: %
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Cơ cầu giá trị xuất khẩu vào Hoa kỳ 60,97 54,6
9
50,3
4
45,3
3
49,38
Cơ cầu giá trị xuất khẩu vào các thị trường
khác
39,03 45,3 49,6
6
54,6
7
50,62
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Qua bảng tính trên có thể thấy, giá trị xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ

dệt của công ty. Giá trị xuất khẩu chủ yếu do sản phẩm may mang lại. Điều
đó có nghĩa nếu công ty đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường
Hoa kỳ thì cũng là đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của mình. Bởi vậy Tổng công
ty cần áp dụng các biện pháp làm gia tăng giá trị của các sản phẩm may.
2.2.1.2 Theo phương thức xuất khẩu:
Khác với nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ áp dụng hình thức
may gia công là hình thức xuất khẩu chủ yếu, Tổng công ty Dệt May Hà nội
xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa kỳ chỉ áp dụng hình thức xuất khẩu
trực tiếp (FOB). Hình thức xuất khẩu này áp dụng cho tất cả các mặt hàng mà
công ty xuất khẩu sang thị trường này, bởi vậy giá trị FOB rất cao. Điều này
có thể thấy cụ thể ở biểu số liệu sau:
Biểu số 2.7: Giá trị FOB sang thị trường Hoa kỳ của Tổng công ty
Dệt May Hà nội.
Đơn vị tính: USD
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Trị giá FOB 18.372.336 18.551.466 18.462.510 17.930.321 25.308.323
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
2.2.2 Những tồn tại.
2.2.2.1 Tốc độ so với toàn ngành Dệt May còn thấp.
Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường
Hoa kỳ của toàn ngành Dệt May Việt Nam thì tốc độ của Tổng công ty Dệt
May Hà nội còn thấp. Nếu không tính giai đoạn 2006-2007 là giai đoạn công
ty có tốc độ tăng trưởng đột biến thì các giai đoạn trước tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu sang Hoa kỳ là rất thấp, chỉ khoảng 1%, thậm chí năm 2004 còn
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
giảm 16,62%. Trong khi toàn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành dệt may là
khoảng 6%. Suốt giai đoạn từ 2003 đến 2006, giá trị gia tăng tuyệt đối xuất
khẩu sang Hoa kỳ của Tổng công ty chỉ là 462.991 USD, tăng 2,66% trong 4
năm. Như vậy nếu xét về tổng thể thì tốc độ xuất khẩu của Tổng công ty còn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status