Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm - Pdf 11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo cơ chế
thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Chính
sự chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế
thị trường đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta; điều đó đã
được chứng minh thông qua những kết quả mà đất nước ta đạt được sau 20
năm đổi mới. Và đang hướng tới Đại hội Đảng X lại có nhiều bước chuyển
biến lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Trong cơ chế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp có sự cạnh tranh
gay gắt, doanh nghiệp nào không có những thay đổi, chậm tiếp thu những nhu
cầu mới của thị trường, cổ hủ trong quản lý thì chắc chắn khó có thể tồn tại
được. Ngày nay vấn đề sống còn của các doanh nghiệp là làm sao tạo ra được
vị thế, thương hiệu mạnh trên thị trường, có như vậy thì mới tồn tại và phát
triển được. Để có được điều đó không còn cách nào khác là phải nâng cao
chất lượng sản phẩm của Công ty mình.
Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm như vậy,
cùng với thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội còn
nhiều bất cập cho nên tôi chọn đề tài : "Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera ” để có cái nhìn
tổng quan và khách quan nhất về chất lượng sản phẩm của Công ty.
Cơ cấu bài viết này được chia làm 3 phần chính:
Phần I: Tổng quan về Công ty gạch ốp lát Hà Nội
Phần II: Thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty
Phần III: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và Nguyễn Thành Hiếu
anh Phan Phi Long (Phó Phòng Kinh doanh của Công ty) giúp đỡ em trong
quá trình hoàn thành bài viết.
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN I

2. Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty
Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội trước đây là một xí nghiệp công nghiệp
trực thuộc Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Công ty Gốm xây dựng Hữu
Hưng ( tên cũ là: Xí nghiệp Gạch Ngói Hữu Hưng ), được thành lập vào tháng
06/1959 theo NQ/094A BXD – TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Nhiệm vụ
chủ yếu của Công ty là chuyên sản xuất và kinh doanh các loại Gạch xây
dựng.
Trước nhu cầu ngày càng tăng cao về các sản phẩm của Gạch, tháng
02/1994 Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng đã mở rộng sản xuất, sản xuất
thêm các sản phẩm gạch lát nền. Công ty đã đầu tư hơn 70 tỷ đồng xây dựng
dây chuyền sản xuất gạch lát nền có công suất 1.015.000 m
2
/năm, toàn bộ
máy móc thiết bị tự động hoá được nhập từ Italia. Tháng 11/1994 dây chuyền
đã chính thức đi vào hoạt động, sản phẩm gạch lát nền với nhãn hiệu
VICERA được bán rộng rãi trên cả nước, được khách hàng đánh giá cao. Lần
đầu tiên tại Việt Nam có một dây chuyền sản xuất gạch lát nền tiên tiến nhất
Châu Âu. Sản phẩm gạch lát nền của Công ty đã đạt được tiêu chuẩn Châu Âu
cho gạch lát nền ( CNT\CT78 ).
Mặc dù vậy, sự ra đời của dây chuyền 1 với công suất hơn 1 triệu
m
2
/năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng ở Việt
Nam. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây
dựng, tháng 04/1996, Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 60 tỷ đồng xây dựng
dây chuyền 2 cũng với thiết bị nhập từ Italia. Dây chuyền sản xuất này với
công suất hơn 2 triệu m
2

lát ) công suất đạt 1,5 triệu m
2
/ năm nhằm tăng cường khả năng cung ứng ra
thị trường về chủng loại số lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm nâng cao
chất lượng sản phẩm. Như vậy sản lượng hàng năm của Công ty đạt sấp xỉ 5
triệu m
2
/năm tương đương 15.000m
2
mỗi ngày. Nâng tổng vốn kinh doanh của
Công ty lên 311. 978.652.000
Trong đó : Vốn lưu động : 10.568.745.000 VNĐ
Vốn cố định : 301.409.907.000 VNĐ
Đến tháng 9/2003 Công ty nổi tiền trong cả nước với năng lực sản xuất
cao, nguồn lực lao động dồi dào, công nghệ hiện đại, máy móc và trang thiết
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bị đông bộ cùng với danh mục sản phẩm phong phú và đa dạng. Sản lượng
hàng năm đạt hơn 5 triệu m
2
/năm, tương đương 15.500m
2
mỗi ngày .
3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
3.1 Chức năng của Công ty quy định trong điều lệ
Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch
Ceramic từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm; nhập khẩu
nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ liệu, thiết bị, sản xuất sản phẩm gạch ốp lát;
liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Nghiên cứu và ứng dụng triển khai các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên

các thông tin để đánh giá đúng đắn khách quan về hoạt động tài chính của
Công ty; đồng thời có nghĩa vụ khai báo tài chính hàng năm, nộp các khoản
thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định của Nhà nước như:
BHXH, BHYT, các quỹ phúc lợi XH....
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1. Bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty
Xuất phát từ quy mô và đặc điểm quy trình công nghệ, sản xuất kinh
doanh, Bộ máy quản lý của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức theo
kiểu trực tuyến - chức năng, thi hành chế độ thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi
công nhân viên và các phòng ban đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám
đốc. Giám đốc có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty, các
phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, hướng dẫn các bộ phận thực
hiện quyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình.
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn: Phòng Kinh doanh
2. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban
2.1. Ban Giám Đốc
Gồm 4 người ( 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc ) chịu trách nhiệm quản
trị vĩ mô và đưa ra quyết định chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của toàn
Công ty, đề ra phương hướng và các chính sách kinh doanh của Công ty.
- Giám đốc:
Là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong doanh
nghiệp; Giám đốc quản lý bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên.
Bảo đảm quan hệ bền vững trong Công ty, các hoạt động ăn khớp,
nhịp nhàng, bảo đảm công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân viên của
Công ty, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra...
- Phó Giám đốc kinh doanh:
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C

hoạch
sản
xuất
Phòng
Kỹ
thuật
KCS
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới bán hàng, các đại
lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, được uỷ quyền ký kết các hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm.
- Phó Giám đốc sản xuất:
Phụ trách về sản xuất của Công ty, theo dõi và giám sát quá trình
sản xuất, tiếp thu ý kiến từ bộ phận sản xuất để cải tiến quá trình sản
xuất, và tiến hành đổi mới công nghệ nâng cao năng suất.
- Phó Giám đốc kỹ thuật:
Phụ trách về máy móc thiết bị của Công ty, đảm bảo cho máy móc
thiết bị luôn hoạt động tốt.
2.2. Phòng tổ chức lao động
Có chức năng sắp xếp nhân sự, thực hiện các chính sách, chế độ của
Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo các quyền lợi về
văn hoá, tinh thần, quyền lợi về vật chất và sức khoẻ cho cán bộ công nhân
viên, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho các cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật...
Xây dựng kế hoạch công tác tổ chức, lao động tiền lương, định mức lao
động, bảo hiểm xã hội, các chế độ liên quan đến người lao động, xây dựng nội
quy, quy chế của Công ty.
Tổ chức công tác đào tạo, công tác nâng bậc lương của cán bộ công
nhân viên, theo dõi việc ký kết hợp đồng lao động.

Thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và theo điều
lệ hoạt động của Tổng Công ty, của Công ty, tổ chức lập và thực hiện các kế
hoạch tài chính, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính và lập báo cáo kế
toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty,
cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc Công ty, trên
cơ sở đó giúp cho Giám đốc nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện và có
hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó đề ra phương
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hướng, biện pháp chỉ đạo sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
được hiệu quả hơn.
Giúp Giám đốc quản lý, theo dõi về mặt tài chính, thực hiện việc chi
tiêu, hạch toán kinh doanh, nộp thuế và các khoản đóng góp khác, chi trả tiền
lương, tiền thưởng và xác định lỗ lãi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm về sản phẩm
Nhìn chung, đặc điểm các sản phẩm của Công ty rất đa dạng về mẫu
mã, phong phú về chủng loại, có độ bền cao; đặc biệt là tính chính xác trong
ghép gạch là rất cao, khi gạch được ghép không bị cong vênh hay bị thừa
viên; đáp ứng được các nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Gạch lát nền 300 x 300 mm và gạch lát nền 400 x 400 mm được sản
xuất trên dây chuyền hiện đại Nassetti của Italia, sử dụng men ngoại nhập
50%. Đây là loại gạch lát nền được ưa chuộng và được sử dụng nhiều tại các
công trình xây dựng. Kích thước chuẩn của hai loại gạch này là:
+ Loại gạch 300 x 300 x 8 mm: Một thùng gồm 11 viên với diện tích
0,99 m
2
. Hiện nay, loại gạch này mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất
cho Công ty.
+ Loại gạch 400 x 400 x 8 mm: Một thùng gạch gồm 6 viên với diện

4 Sơ cấp 17 19 20 32 30
5 Công nhân kỹ thuật 290 394 512 532 543
6 Lao động phổ thông 54 68 92 79 71
7 Tổng số CBCNV 589 739 924 1060 1126
Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương
Qua Bảng 2 cho ta thấy, hiện nay tổng số lao động của Công ty là 1126
người: trong đó số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học
là 245 người chiếm 21,758% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Số
lượng lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật và quản lý ngày càng tăng theo
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thời gian nhất là lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh và
đều qua từng năm ( năm 2001 chỉ là 120 người thì đến năm 2005 lên đến 245
người ); Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp tuy chiếm số
lượng ít trong công ty nhưng hàng năm vẫn tăng đều ( như cao đẳng năm
2001 là 59 người thì đến năm 2005 là 113 người ); Còn lao động phổ thông và
có trình độ sơ cấp có năm tăng nhưng đó chỉ là tạm thời nhưng nhìn chung có
xu hướng giảm ( lao động phổ thông năm 2003 là 92 người thì đến năm 2005
chỉ còn 71 người ); Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng với tốc độ cao qua
từng năm ( năm 2001 chỉ có 290 lao động thì đến năm 2005 có 543 lao
động ). Nhìn chung, đa số cán bộ công nhân viên trong Công ty là những
người có trình độ cao, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng
thích ứng cao, nhanh nhạy với cơ chế thị trường luôn luôn thay đổi, do vậy
tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh và
nhất trong thời gian này nước ta sắp gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới
WTO.
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm
Giới tính 2001 2002 2003 2004 2005
Nam 389 405 488 575 614
Nữ 200 334 436 485 512

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của sự vận dụng sáng tạo
những thành tựu của khoa học - kỹ thuật hiện đại, thời đại của công nghệ,
nhất là công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất,
thay thế những thiết bị cũ, thô sơ, lạc hậu bằng những máy móc thiết bị, dây
chuyền sản xuất hiện đại, có khả năng tự động hoá cao nhằm bắt kịp thị
trường và các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Biết sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả và hợp lý hoá máy móc thiết bị hiện có đồng thời kết hợp với
đổi mới công nghệ dần dần từng khâu, từng bộ phận đến đổi mới hoàn toàn để
nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là Công ty đầu tiên tại Việt Nam chuyên
sản xuất gạch lát nền và ốp tường chất lượng cao. Sản phẩm của Công ty
được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Italia và Cộng hoà liên
bang Đức với nhãn hiệu “VIGLACERA”.
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Dưới đây là sơ đồ bố trí dây chuyền công nghệ và công nhân sản xuất
của Công ty hiện nay:
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2: Công nghệ và bố trí công nhân sản xuất

SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Ép mộc bán
thành phẩm
Sấy bán thành
phẩm mộc
Tráng men
In lưới
Xếp tải mộc

xương
Công nhân vận hành hệ thống
thiết bị sấy bột xương.
TỔ SẤY PHUN
TỔ PHỐI LIỆU MEN
Công nhân cân nguyên
liệu và lĩnh men.
Công nhân nạp phối
liệu men.
Công nhân nghiền phối
liệu men.
Công nhân xả bảo quản
men.
Công nhân sàng và vận
chuyển men ra dây
chuyên tráng men
Nguyên liệu men
nhập kho
Cân và
lĩnh men
Nạp phối liệu
vào máy
Nghiền men
Xả và bảo quản
men
Sàng men, chở ra
dây chuyền
Chở ra dây chuyền
Sấy, nung sơ
bộ

TỔ BỐC XẾP KINH DOANH
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguồn: Phòng Kế hoạch sản xuất
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4. Đặc điểm về tài chính
Bảng 4: T ổng hợp báo cáo tài chính năm 2005
TT Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện
năm 2005
KẾ HOẠCH NĂM 2006
Phân bổ KH cho các nhà máy % tăng, giảm
Bắc Ninh Hải Dương Tổng cộng
I 4 CHỈ TIÊU CHÍNH Khi giảm lãi NH
1 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ (16,280) 4,846 (4,696) 150 5.650
a Lợi nhuận bán hàng SX mới Tr.đ 7,344 306 7,650 7.650
b Lợi nhuận bán hàng tồn kho Tr.đ (2,498) (5,002) (7,500) (2.000)
2 Khấu hao TSCĐ Tr.đ 12,070 5,364 9,419 14,783 122.50
Trong đó:
Khấu hao cơ bản Tr.đ 12,070 5,364 8,669 14,033 116.30
Khấu hao SCL Tr.đ - 750 750
3 Lao động và thu nhập
Lao động bình quân Người 715 307 241 548 76.70
Thu nhập BQ người/tháng 1000đ 1,380 1,591 115.30
4 Các khoản phải thu, giá trị hàng t.kho
4.1 Các khoản phải thu TK131 Tr.đ 54,681 45,000 82.30
4.2 Trị giá hàng (SP) tồn kho Tr.đ 45,245 16,221 35.90
CPH giảm giá SP tồn cũ Tr.đ
II CÁC CHỈ TIÊU KHÁC
1 Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 239,703 82,150 134,850 217,000 90.50

ty đã tập trung điều hành hoạt động tài chính xoay quanh 4 chỉ tiêu chính. Tuy
nhiên, với các yếu tố khó khăn biến động khách quan, với các nguyên nhân
chủ quan đã phân tích trong phần sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì các chỉ
tiêu chính chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra từ đầu năm.
- Kết quả sản xuất kinh doanh không đảm bảo lợi nhuận: Lỗ 16.280 triệu đồng.
- Khấu hao cơ bản được tính toán trên cơ sở dãn khấu hao thiết bị 2 năm
và trích khấu hao theo sản lượng sản xuất thực tế ( trừ thời gian dừng
các dây chuyền sản xuất ) chỉ đạt 12.070 triệu đồng; thiếu nguồn trả nợ
gốc là 9.474 triệu đồng.
- Thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.380.000 đồng / người /
tháng thấp hơn 4,5% so với năm trước, trong điều kiện đã cắt giảm lao
động dôi dư thực hiện NĐ 41 và tạm hoãn lao động do dừng sản xuất.
- Số dư nợ phải thu ( TK 131) cuối năm giảm từ 62.376 triệu đồng xuống
còn 54.681 triệu đồng; Giá trị sản phẩm tồn kho cuối năm giảm từ
61.894 triệu đồng xuống còn 45.245 triệu đồng. Với chiến dịch thu nợ
cuối năm được thực hiện ráo riết, Công ty giảm được dư nợ khách hàng
là 7.695 triệu đồng, nhờ đó đã một phần trang trải được công nợ nhà
cung cấp và nợ quá hạn của các ngân hàng.
- Phân tích các chi phí ta thấy rõ các nguyên nhân chính gây SXKD lỗ:
Doanh thu: 216.703 triệu đồng, giá bán giảm so năm trước hụt
3.563Tr.đ
Giá vốn: 184.549 triệu đồng, tăng chi phí do vượt lượng vật tư
4.112 triệu đồng
tăng chi phí do trượt giá vật tư là
8.269 triệu đồng
Cộng: 15.944 triệu đồng
Chi phí quản lý: 5.239 triệu đồng, tăng 13,75% so KH, giảm 29,52%
so năm 2004
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuẩn bị tốt nhất điều kiện đưa sản phẩm gạch Porcelain của Công ty ra thị
trường. Triển khai thiết kế mẫu mã và vỏ hộp mới cho dòng sản phẩm này.
Công ty tập trung đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm gạch ốp lát kích thước
lớn 400 x 400 mm và 500 x 500 mm so với những mẫu giá trị cao, giảm thiểu
đặt hàng và tiêu thụ các sản phẩm cỡ nhỏ có giá trị thấp, sức cạnh tranh kém.
Đồng thời nghiên cứu có định hướng sản xuất với sô lượng lớn cho một mẫu sản
phẩm nhằm ổn định chất lượng và giảm hao hụt công đoạn, hạ giá thành.
Công ty luôn duy trì ổn định giá bán đối với các sản phẩm tồn cũ hiện
có, cân đối điều chỉnh giá phù hợp với các mẫu lẻ và chậm luân chuyển. Kiên
định thực hiện việc tăng giá, khai thác lợi thế về giá và tăng tỷ trọng sản xuất
đối với các sản phẩm mới theo nhóm hàng giá trị cao Gạch ốp tường 250 x
330 mm và 250 x 400 mm, Gạch lát Viglacera – Tây Ban Nha.
Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng giá bán bình quân đạt muc
tiêu kế hoạch.
Xây dựng thống nhất các mức giá, mức chiết khấu đối với các dòng sản
phẩm tại Hà Nội nhằm đảm bảo cân đối hài hoà lợi nhuận giữa các nhà phân
phối và các cửa hàng bán lẻ.
Xây dựng cơ chế giá bán linh hoạt và các hình thức xúc tiến bán hàng
phù hợp với mảng công trình và xuất khẩu trên cơ sở giá bán cân đối đảm bảo
không lỗ.
Xây dựng mô hình bán thẳng tới các cửa hàng bán lẻ và cơ chế giá phù
hợp nhằm tiêu thụ tối thiểu 700.000 m
2
hàng tồn kho.
IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ
NĂM GẦN ĐÂY.
Để đánh giá và xem xét tình hình kinh doanh của công ty phát triển ra
sao thì phải căn cứ vào một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh như: các chỉ

6 Chi phí hoạt động t.chính Tr.đ 19,798 10,630 9,866 20,495 103.50
Lãi vay đầu tư Tr.đ 7,647 3,194 6,255 9,448
Lãi vay vốn lưu động Tr.đ 10,935 7,276 3,291 10,567
Chênh tỷ giá + Chi phí TC khác Tr.đ 1,216 160 320 480
Trong đó: Chênh tỷ giá Tr.đ 896 160 320 480
7 T/nhập bất thường + giảm lãi vay Tr.đ (3,756)
8 Tổng quỹ tiền lương Tr.đ 11,842 4,618 5,854 10,473 88.40
9 Quỹ trợ cấp mất việc làm Tr.đ - 101
10 BHXH, BHYT, Công đoàn Tr.đ 1,047 612 635 1,247 119.10
11 Tổng lợi nhuận Tr.đ 1,678 - - 3,500
Nguồn: Phòng Kinh doanh
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua bảng báo cáo trên ta có thể thấy rằng: năm 2005 là năm Công ty
đang có những sự chuyển đổi trong nội bộ Công ty nên việc kinh doanh có
gặp nhiều khó khăn: các loại chi phí đều cao, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của
Công ty đạt được là không đáng kể: lợi nhuận chỉ đạt gần 2,000 Tr.đ.
Năm 2005 là năm thể hiện rõ ràng nhất kết quả hoạt động tiêu thụ của
Công ty.
Năm 2005, là một năm đầy khó khăn cho thị trường gạch ốp lát nói
riêng và thị trường vật liệu xây dựng nói chung bởi sự cạnh tranh về giá bán
cũng như sự gia tăng của giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào làm tăng giá thành
sản phẩm, giảm hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó nhu cầu xây dựng cũng
không cao bởi sự đóng băng của thị trường bất động sản dẫn đến giảm tốc độ
đầu tư, sức tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát giảm xuống, nhiều nhà máy phải
giảm sản lượng sản xuất hoặc đóng cửa. Công ty gạch ốp lát Hà Nội cũng chỉ
hoạt động 60% công suất của các nhà máy nhưng lượng hàng tồn kho vẫn còn
trên 1 triệu m
2
( tương ứng với 2,5 tháng sản xuất ). Bộ phận kinh doanh của

Tổng số 4.787.306 5.117.464 5.691.887 5.565.132 4.641.000 4.780.700 4.700.300 4.571.000
Nguồn: Phòng Kinh doanh
SV: Nguyễn Hồng Huân - Công nghiệp 44C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy: sản xuất liên tục tăng nhanh qua các năm,
điều đó cho thấy các sản phẩm của Công ty đã tạo ra cho mình được chỗ đứng
trên thị trường. Riêng chỉ có loại gạch ốp lát 300 x 300x 8 mm là giảm ( năm
2005 ) vì nhu cầu thị trường hiện tại không ưa chuộng loại gạch có kích thước
nhỏ như vậy. Còn các loại Gạch có kích thước lớn hơn sản xuất ra ngày càng
được tiêu thụ mạnh, nhất là loại Gạch lát 500 x 500 x 10 mm. Nhìn chung,
các sản phẩm gạch ốp lát của Công ty sản xuất ra đến đâu gần như được tiêu
thụ hết đến đó, chỉ còn một sô lượng nhỏ còn tồn lại kho.
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận qua các năm
Năm
Doanh thu
( Triệu đồng )
Lợi nhuận
( Triệu đồng )
Tỷ suất lợi nhuận
( % )
2001 211.733 5.049 2.384
2002 208.522 2.263 1.045
2003 219.943 2.270 1.032
2004 290.843 2.350 0.808
2005 271.758 1.685 0.620
Nhìn vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế ta thấy doanh thu có
tăng mạnh như: năm 2001 doanh thu là 211.733 triệu đồng thì đến năm 2004
doanh thu là 290.843 triệu đồng; nhưng chi phí cũng tăng: năm 2001 chi phí
cho hoạt động của Công ty là 206.345 triệu đồng thì đến năm 2004 chi phí lên
tới 217.213 triệu đồng, do vậy làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status