thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của trung quốc thời kỳ 1978-2003 thực trạng và bài học kinh nghiệm đối với việt nam - Pdf 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
  
NCS. ĐẶNG THU HƯƠNG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TRUNG
QUỐC THỜI KỲ 1978-2003
THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN
Mã số: 5.02.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. HOÀNG VĂN HOA
2: TS. CHU THỊ LAN
HÀ NỘI – 2007
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không
sao chép bất kỳ một công trình hay một luận án của các tác giả khác. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận án
Đặng Thu Hương
MỤC LỤC Trang
2
Lời cam đoan I
Danh mục và ký hiệu chữ viết tắt ii
Danh mục bảng số liệu v
Danh mục các hình vi
Phần mở đầu 1

3.2. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam
trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
168
3.3. Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm của Trung Quốc về thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
175
Kết luận và kiến nghị 190
Phụ lục 195
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả liên quan đến luận án
206
Tài liệu tham khảo 207
3
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AIA : Khu vực đầu tư ASEAN
APEC : Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEM : Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu
BTA : Hiệp định thương mại song phương
CNH : Công nghiệp hoá
EU : Liên minh châu Âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HĐH : Hiện đại hoá
HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế
IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế
M&A : Thôn tính và sáp nhập
MIGA : Cơ quan đảm bảo đầu tư đa biên
NAFTA : Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
NDT : Nhân dân tệ
NIEs : Các nền kinh tế công nghiệp mới

105
Bảng 3. So sánh chi phí kinh doanh của Việt Nam với một số nước châu Á
năm 2004
139
Phụ lục 183
Bảng 2.1. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc với số vốn lớn
nhất (1979 -1995)
183
Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư ở Trung Quốc, 1979-2004 184
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giai đoạn 1979-2005
185
Bảng 2.4 Vốn vay và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc Giai đoạn
1979 -2001
186
Bảng 2.5 Thu thuế từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Trung Quốc giai đoạn 1992-2004
187
Bảng 2.6. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn
FDI so với cả nước giai đoạn 1995-2003
188
Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc thời kỳ 1990-
2005
189
Bảng 3.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ
1988-2005
190
Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam theo ngành thời kỳ
1988-2005
191
Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam phân theo hình thức đầu tư thời

kinh tế của Việt Nam từ 1992-2005
145

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là yếu tố quan trọng của bất
kỳ một quốc gia nào, nó đóng vai trò tích cực đối với sự tăng trưởng, ổn
định nền kinh tế của đất nước. Muốn phát triển nhanh, mỗi nước phải lợi
dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, lao động của nhiều nước
7
khác nhau, nhất là hiện nay, làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế càng phát
triển sâu rộng thì nguồn vốn FDI càng trở thành nhu cầu bức thiết hơn
bao giờ hết. Nhận thức rõ vấn đề này, từ năm 1978 Trung Quốc đã thực
hiện cải cách mở cửa nền kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với
các nước trên thế giới nhằm huy động vốn đầu tư để thực hiện CNH,
HĐH cũng như phát triển kinh tế đất nước. Hơn hai thập kỷ cải cách mở
cửa, FDI vào Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng và ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Trung Quốc.
Một thành công hết sức quan trọng của chính sách thu hút FDI của
Trung Quốc là đã góp phần đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia có
tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, từ năm
1993 đến nay (2005), Trung Quốc luôn đứng đầu châu Á về thu hút FDI,
đặc biệt là năm 2002, lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ, đứng đầu thế
giới về thu hút FDI với số vốn là 52,7 tỷ USD. Bên cạnh những thành
công rực rỡ, Trung Quốc cũng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn
chế như: cơ cấu ngành nghề đầu tư chưa cân đối, hệ thống tài chính ngân
hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, nạn ô nhiễm môi
trường gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao v v
Sự thành công của Trung Quốc trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài gắn liền với công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay

Kinh tế (OECD), xuất bản tại Pháp năm 2002. Công trình đã tập hợp các
bài thuyết trình của các chuyên gia nghiên cứu kinh tế trong và ngoài
nước với nội dung chủ yếu là khái quát tình hình thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vàoTrung Quốc (ở một số ngành và vùng), kinh nghiệm thu
hút đầu tư trực tiếp của một số nước trong khu vực (kinh nghiệm của
9
Canada và Brazin) và công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc.
Có một số bài phân tích tình hình thu hút FDI của Trung Quốc trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng chỉ đề cập một cách sơ lược và các
số liệu nghiên cứu chỉ dừng lại đến năm 2000.
* Công trình nghiên cứu trong khuôn khổ dự án hợp tác của OECD
và Trung Quốc về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (tháng 12/2000)
với chủ đề ’’ Các yếu tố quyết định chủ yếu và ảnh hưởng của FDI đến
nền kinh tế Trung Quốc”. Công trình này đã khái quát một số xu hướng
và triển vọng của FDI vào Trung Quốc và phân tích một số nhân tố chủ
yếu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời phân tích ảnh hưởng
của một số nhân tố chủ yếu của FDI đến phát triển kinh tế của Trung
Quốc. Ngoài ra công trình còn đề cập đến một số chính sách liên quan
đến thu hút FDI của Trung Quốc. Tuy nhiên các số liệu phân tích và đề
cập trong nghiên cứu chỉ dừng lại đến năm 1999.
* Công trình nghiên cứu của tác giả Kevin Honglin Zhang được
xuất bản trong cuốn Kinh tế thế giới và Trung Quốc năm 2002 với tựa đề
“ Tại sao Trung Quốc nhận được nhiều vốn FDI?” đã đề cập đến thực
trạng thu hút FDI của Trung Quốc và phân tích, đánh giá tác động của
quy mô thị trường, chế độ tự do hoá đầu tư, môi trường cơ sở hạ tầng đến
thu hút FDI ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong công trình này, tác giả mới
chỉ dừng lại ở giai đoạn 1979-1988.
Ngoài ra cũng có một số bài báo và công trình nghiên cứu khác của
các tác giả Trung Quốc như công trình nghiên cứu của PGS. Geng Xiao
(Phó Giám đốc Viện Kinh tế và Tài chính thuộc trường Đại học Hồng

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đối với Việt Nam. Tuy nhiên tác giả
11
không đề cập đến việc thu hút FDI trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Trung Quốc và các số liệu phân tích trong luận án chủ yếu là từ năm
1992 đến nay.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác liên quan đến nội
dung của luận án như công trình của tác giả Nguyễn Anh Minh (2005) “Vai
trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với xuất khẩu của Trung Quốc” Võ
Đại Lược (2004) “Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới - thời
cơ và thách thức”, Nguyễn Minh Hằng (1995) “Cải cách kinh tế ở cộng hoà
nhân dân Trung Hoa”, Lê Đăng Minh (2005) “Trung Quốc: tác động của
việc gia nhập WTO tới ngành công nghiệp” v v.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế thời kỳ 1978-2003, (về giác độ lịch sử kinh tế) đặc biệt là tập trung
nghiên cứu về thực trạng, chính sách, những điểm tương đồng về thu hút
FDI giữa Trung Quốc và Việt Nam nhằm mục đích đưa ra một số gợi mở có
khả năng vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo có chọn lọc một số tư
liệu của các công trình nghiên cứu đã được công bố.
2. Mục tiêu của luận án
- Luận án phân tích, làm rõ vai trò của FDI trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và sự đóng góp của nó trong phát triển bền vững nền
kinh tế của các nước đang phát triển.
- Đánh giá tình hình thu hút FDI của Trung Quốc trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế từ khi thực hiện cải cách và mở cửa (1978 -
2003). Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI của
Trung Quốc.
12
- Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc

trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa nền
kinh tế.
- Phương pháp phân tích và so sánh : phương pháp này được sử
dụng để phân tích, so sánh tình hình thu hút FDI của Trung Quốc trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, so sánh những điểm tương đồng và
khác biệt về thu hút FDI giữa Trung Quốc và Việt Nam, từ đó gợi ý một
số bài học có khả năng vận dụng vào Việt Nam.
6. Những đóng góp của luận án
Những đóng góp của luận án được thể hiện ở các điểm sau:
a) Luận án phân tích, làm rõ một số lý luận cơ bản liên quan đến
thu hút FDI, đồng thời phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút FDI
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của nó đối với sự phát
triển kinh tế -xã hội của các nước đang phát triển.
b) Dựa trên cơ sở lý luận và những phương pháp nghiên cứu thích
hợp, luận án đã phân kỳ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung
Quốc theo 3 giai đoạn và phân tích các chính sách, thực trạng thu hút FDI
của Trung Quốc theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời luận án cũng làm
rõ một số tác động chủ yếu của FDI đối với sự phát triển kinh tế của
Trung Quốc, tạo ra một ‘’bức tranh’’ tương đối đầy đủ về thu hút FDI của
Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa. Từ thực trạng’’bức tranh’’ này, luận
án rút ra một số kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
14
c) Bằng phương pháp phân tích, so sánh, luận án chỉ ra một số điểm
tương đồng và khác biệt về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung
Quốc từ khi cải cách mở cửa và của Việt Nam từ khi đổi mới nền kinh tế
để làm cơ sở phân tích những khả năng có thể vận dụng kinh nghiệm thu
hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
Để tăng tính khả thi trong vận dụng những kinh nghiệm thu hút FDI

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu
tư được thực hiện nhằm thu lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động
ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi
nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong quản lý doanh
nghiệp [79].
16
Về thực chất, khái niệm này khẳng định tính lâu dài trong hoạt
động đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lơị nhuận và kiểm
soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, đầu tư trực tiếp nước
ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thế kinh tế
tại một nước (nhà đầu tư ) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một
nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư (doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài bao gồm sự tồn tại của một mối
quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư cũng như nhà đầu tư
giành được ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong việc quản lý
doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp bao hàm sự giao dịch ngay từ đầu và tất
cả những giao dịch vốn tiếp sau giữa hai thực thể và các doanh nghiệp
liên kết một cách chặt chẽ[113]
Như vậy động cơ chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là phần
vốn được sử dụng ở nước ngoài gắn liền với việc tạo ra ảnh hưởng trực
tiếp hoặc phục vụ việc kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tiếp nhận phần vốn đó
Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 của UNCTAD thì "FDI là
hoạt động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ảnh lợi ích và quyền
kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư
nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú
ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh
nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài)".
Định nghĩa này có hai đặc trưng là quyền kiểm soát và lợi ích khống

Theo Luật Đầu tư nước ngoài bổ sung năm 1996 và trong lần sửa
đổi, bổ sung một số điều ngày 9/6/2000 (điều 2 khoản 1) của Việt Nam"
FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt
hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của Luật này"
Theo Luật này, những tài sản và vốn sau đây mới được đưa vào sử
dụng nhằm xây dựng những cơ sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ
thuật hiện có:
- Các loại thiết bị máy móc, dụng cụ (gồm cả những dụng cụ dùng
để thí nghiệm), phương tiện vận tải, vật tư kỹ thuật.
- Quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh, phương
pháp công nghệ, bí mật kỹ thuật
- Vốn bằng ngoại tệ để chi lương cho nhân viên và công nhân làm
việc ở các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định của Luật
này.
Luật này cho thấy không phải bất kỳ sự vận động nào về vốn từ
nước ngoài vào Việt Nam cũng đều là đầu tư nước ngoài. Những tài sản
và vốn muốn đưa vào Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam
Các khái niệm khác nhau về FDI đều thống nhất ở các điểm như: FDI
là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt
động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo mức góp vốn của nhà đầu tư .
Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng
tài sản đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư có thể có lợi hơn khi đầu tư thu được lợi
nhuận cao và chịu rủi ro hơn khi đầu tư thua lỗ.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là biểu hiện bằng tiền hoặc tài
sản do tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài mang vào nước khác (nước
19
tiếp nhận) để thực hiện kinh doanh theo luật pháp của nước tiếp nhận
nhằm thu được lợi ích. Các nhà đầu tư có quyền điều hành doanh nghiệp

tế do hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên
cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro
theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình
thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận
đầu tư.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước chủ nhà ưa
chuộng vì hầu hết các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư, kinh doanh ở
nước chủ nhà, họ thường phải mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật
tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại. Tuy nhiên loại hình đầu tư này
thường được nước chủ nhà áp dụng chủ yếu đối với đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng. Nhưng để đạt được kết quả mong muốn thì việc áp dụng hình
thức này đòi hỏi nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, các nhà quản lý
doanh nghiệp phải có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nước ngoài.
c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do
nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh nhưng vẫn là pháp nhân của
nước chủ nhà và chịu sự kiểm soát của luật pháp nước chủ nhà.
Nhìn chung doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng được
các chủ đầu tư ưa thích vì họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận
do kết quả đầu tư tạo ra (chủ đầu tư chỉ phải làm tròn nghĩa vụ tài chính
21
với nước chủ nhà) còn nước chủ nhà không phải lúc nào cũng có thể tham
gia góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh. Do vậy, đối với những dự
án đầu tư vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu, mức độ mạo hiểm cao và
không đòi hỏi phải tham gia quản lý sát sao quá trình vận hành các kết
quả đầu tư (như dự án dầu khí, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật)
thì thường để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn.

Một nước có thể tiếp nhận lượng vốn FDI nhiều hay ít tuỳ thuộc vào
quy mô thị trường trong nước. Quy mô này được đo lường bằng lượng hàng
hoá nhập khẩu từ nước ngoài và chủ yếu là từ các TNC.
Lý thuyết này hoàn toàn đúng trong trường hợp FDI thay thế hàng
nhập khẩu vì mối tương quan giữa sản lượng gia tăng trong một nước
với FDI được rút ra từ thuyết tân cổ điển về đầu tư trong nước. Balassa
(1966)[80] cho rằng, quy mô thị trường đủ lớn cho phép chuyên môn
hoá sản xuất một số sản phẩm, từ đó có thể giảm chi phí và vốn đầu tư
để bảo đảm lợi nhuận cận biên. Do vậy, khi một nước đã phát triển đến
trình độ cho phép khai thác lợi thế về quy mô thị trường để chuyên môn
hoá sản xuất và tối thiểu hoá chi phí thì sẽ trở thành nước có tiềm năng
trong thu hút FDI.
Tuy nhiên, lý thuyết này không giải thích được trường hợp FDI
hướng vào xuất khẩu mà một số quốc gia nhỏ như Singapore, hay đặc khu
Hồng Kông đã thu hút được vì quy mô thị trường ở những nơi này chưa đủ
lớn. Các TNC thực hiện các dự án FDI ở những nước khác xuất phát từ
nhiều nhân tố khác nhau. Một số nghiên cứu đã lập luận rằng lượng vốn FDI
chảy vào một nước không chỉ là do quy mô thị trường hay độ lớn của GDP
23
mà còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ mở rộng thị trường
trong nước và nước ngoài. Đây mới chính là yếu tố quyết định dòng chảy
của FDI vào một nước.
1.1.3.2. Lý thuyết nội hoá
Lý thuyết nội hoá do Coase[85] phát hiện và được Williamson[130]
kế tục phát triển. Lý thuyết cho rằng tất cả các giao dịch thị trường đều đòi
hỏi chi phí nhất định, đó là những chi phí để tiến hành trên thị trường,
chẳng hạn như chi phí cho soạn thảo hợp đồng, quảng cáo tìm đối tác Các
chi phí này thường lớn hơn các chi phí trong giao dịch nội bộ như chi phí tổ
chức, chi phí kiểm tra Do vậy, khi các giao dịch thông qua thị trường được
thay thế bằng các giao dịch nội bộ sẽ làm giảm chi phí nói chung.

để giải thích sự phát triển của mỗi ngành công nghiệp thông qua các giai
đoạn xuất, nhập khẩu[77]
Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn:
(1) Sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu trong
nước.
(2) Sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu.
(3) Sản xuất trong nước để xuất khẩu.
Mô hình này giải thích sự chuyển dịch lợi thế so sánh từ ngành công
nghiệp này sang ngành công nghiệp khác, từ vùng này sang vùng khác và từ
nước này sang nước khác dựa trên cơ sở sự luân chuyển năng động và sự
đáp ứng sẵn sàng các yếu tố sản xuất trong tiến trình phát triển kinh tế. FDI
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status