Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU - Pdf 10

Chương 1: Tổng quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa:
1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên
nước ngoài trên cơ sở dung tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Không chỉ là
những hoạt động mua bán thông thường mà hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sự
tham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu
không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham
gia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.2 . Các loại hình xuất khẩu hàng hóa
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với
khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức
của mình. Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu;
Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếp
xúc với thị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thị
trường một cách trực tiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Việc tiếp xúc trực tiếp với các thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp dễ tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đồng thời với hình thức này
các doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình với các
tổ chức trung gian do đó có được lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên hạn chế của thị trường này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải
chịu chi phí rủi ro lớn, cần có thời gian để thâm nhập được thị trường, đồng
thời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế.
1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ
của tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản
phẩm của nước mình ra nước ngoài. Trong hình thức này doanh nghiệp có

1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt
qua ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như
2
2
hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại
giao đoàn, khách du lịch quốc tế… Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả
cao do giảm bớt được chi phí bao bì, đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí
vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh trong khi vấn có thể thu được ngoại tệ.
1.2.6 Gia công xuất khẩu:
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó
một bên (nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của
bên khác (bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt
gia công và nhận thù lao gia công (phí gia công). Trong đó những nước
trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu, thiếu vốn, hạn chế về thị trường thường
là những nước nhận gia công còn các nước phát triển là những nước đặt gia
công.
1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa:
Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế là rất quan trọng nhất
là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hoá, chuyên môn
hoá sản xuất để tận dụng các lợi thế tuyệt đối hay so sánh của mỗi quốc gia.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế hoạt động xuất khẩu còn có ý nghĩa
quan trọng đối với tình hình phát triển chung của một quốc gia.
+ Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng
Ngày nay, việc dự trữ ngoại tệ nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất
quan trọng, vì trong quan hệ mua bán trên thị trường thế giới hiện nay các
nước đều sử dụng các ngoại tệ mạnh trong giao dịch của mình. Trong điều
kiện đất nước đang trong tiến trình CNH - HĐH đất nước hiện nay thì
nguồn thu ngoại tệ là rất quan trọng vì ta có thể nhập khẩu các máy móc
thiết bị công nghệ hiện đại từ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu

tăng lao động, để xuất khẩu có hiệu quả tăng được khả năng cạnh tranh thì
cần tận dụng lợi thế về lao động, hạn chế được tỷ lệ thất nghiệp. Đối với
các nước đang phát triển, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu thường đi kèm
với các việc xuất hiện các khu công nghiệp các khu chế xuất. Các khu công
nghiệp và chế xuất đ• thu hút không chỉ các nhà xuất khẩu trong nước mà
cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia để tạo ra sản phẩm xuất khẩu ra thị
trường trên thế giới. Thực tế cho thấy việc mở rộng hoạt động của các khu
này đ• thu hut được một lượng lớn lao động ở các địa phương, nhất là lao
động dư thừa vào mùa nông nhàn. Không những tạo việc làm cho người lao
động mà hoạt động xuất khẩu còn tăng thu nhập cho họ, giúp họ nâng cao
chất lượng cuộc sống.
+ Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của hàng hoá trong nước trên
thị trường thế giới, nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế
4
4
Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu thì đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải biết tận
dụng các lợi thế của mình đồng thời cũng luôn phải đổi mới công nghệ,
trang thiết bị phục vụ sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao
thì mới tăng được khả năng cạnh tranh hàng hoá của trên thị trường thế
giới. Chính sự đầu tư đó sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng
cao có được lòng tin từ khách hàng trên khắp thế giới và tạo được chỗ đứng
trên thị trường thế giới. Việc các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao có
được lòng tin từ phía khách hàng cũng là một hình thức các quốc gia quảng
cáo về quốc gia mình, giới thiệu về quốc gia mình và với những sản phẩm
chất lượng cao, có uy tín các quốc gia sẽ nâng cao vị thế của mình trên
trường quốc tế.
+ Hoạt động xuất khẩu mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của
một nước
Trong điều kiện sản xuất cố định

t x
Biểu đồ 1
. Trong điều kiện thay đổi
. Một cơ hội khác để mở rộng khả năng tiêu dùng của đất nước thông
qua xuất khẩu hàng hóa, đó là, lượng hàng hoá sản xuất ra có thể thay
đổi một cách có lợi dựa trên cơ sở giá cả trên thị trường thế giới. Một
nước có thể sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị trên thị
trường thế giới.
Nếu thay đổi điểm sản xuất từ a sang c bằng cách tăng mức độ
chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm Y. Tại điểm c, sản xuất khối lượng x3
phẩm và y3 sản phẩm Y. Và hàng Y có lợi khi đổi lấy hàng hoá X qua con
đường xuất khẩu. Khả năng tiêu thụ bây giờ được biểu thị bằng đường t't'
qua điểm c. Độ dốc của đường t't' chỉ ra lượng hàng Y đổi lấy một đơn vị
hàng hoá X trên thị trường thế giới. Cũng như bất kỳ điểm nào trên đường
biểu diễn khả năng tiêu dùng thị trường (khi có hoạt động xuất khẩu), cũng
có điểm tiêu dùng d trên đường t't' cho phép tiêu dùng nhiều hơn cả hai loại
sản phẩm (so sánh điểm b trên đường thị trường và điểm d trên đường t't').
6
6
(Biểu đồ 2) Y
t
'
e
y
3
c
t
d
y
1

E
1
E
2
p
2
E
0
D
0
D
1
Biểu đồ 3
Hàng xuất khẩu của một nền kinh tế quy mô nhỏ là sự khác nhau giữa
hàng cung và cầu trong nước tính theo giá quốc tế.
Trên biểu đồ: D0 và S0 là đường cầu và đường cung trong nước với
một hàng hoá xuất khẩu điển hình. Sự cân bằng tự cung tự cấp sẽ là điểm
Eơ0 khi mà lượng hàng q0 được sản xuất và tiêu thụ trong nước với giá p0.
Nếu hoạt động xuất khẩu xảy ra ở mức gia p1 (p1 > p0) sự cân bằng
tiêu dùng sẽ là E1 với lượng tiêu dùng q1, trong khi cân bằng sản xuất ở E2
với lượng sản xuất q2. Sự chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước
q2 - q1 sẽ được xuất khẩu.
Nếu nhu cầu trong nước chuyển sang Dơ1, sự cân bằng tiêu dùng
trong nước chuyển sang E3 với lượng tiêu dùng q3. Với mức sản xuất trong
nước không đổi E2 lượng hàng xuất khẩu q2 - q3 sẽ tăng lên.
+ Hoạt động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất muốn phát triển sản phẩm phải
được tiêu thụ. Hoạt động xuất khẩu ở một quốc gia có ảnh hưởng tích cực
đến phát triển kinh tế. Biểu hiện:
8

9
Chương 2 : Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt
Nam sang thị trường EU
2.1 Tổng quan chung về thị trường nông sản EU
2.1.1 Khái quát về thị trường EU
Thị trường E.U (The European Union) là một thị trường chung lớn
nhất thế giới. Và trong tương lai gần đây thị trường E.U sẽ ngày càng được
mở rộng bằng cách hoà nhập các nền kinh tế của các nước Đông Âu. Đây
là một khối thị trường chung, thị trường E.U phát triển vượt xa khỏi những
hiệp định mậu dịch tự do giữa các thành viên. Đây là một liên hiệp về hải
quan và tiền tệ, cho phép hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn được di
chuyển một cách tự do điều hành bởi các định chế chung (Ủy Ban Châu
Âu, Nghị viện Châu Âu…), các hệ thống quy định luật lệ mang tính hoà
hợp chung và các chính sách phù hợp nhất. Tuy nhiên E.U cũng là một thị
trường bao gồm nhiều thị trường khác nhau. 15 nước thành viên, 15 khối
dân số, văn hoá, kinh tế khác nhau…. Mặc dù chúng ta nói về E.U như một
thị trường chung, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải quan tâm đến từng đặc
điểm tính chất của từng thị trường trong các quốc gia thành viên.
2.1.2 Một số đặc điểm chung về thị trường hàng hóa EU
2.1.2.1 Về tập quán và thị hiếu tiêu dung
EU là một thị trường rộng lớn. Thị trường EU thống nhất cho phép tự
do di chuyển sức lao động, hàng hóa dịch vụ và vốn giữa các thành viên.
Mỗi quốc gia thành viên của EU lại có những đặc điểm tiêu dung
riêng. Do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng, phong
phú về hàng hóa, dịch vụ. Trên thực tế có những loại hàng hóa rất được ưa
chuộng ở thị truuwòng Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêu
dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch, Đức đón chào. Giữa Eu cũ và các thành
10
10
viên mới cũng có những sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Tuy có sự khác

phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên,
hệ thống này là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất
hiện nay trên thế giới, với sự tham gia của rất nhiều thành phần: công ty
xuyên quốc gia, hệ thống các của hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc
lập… trong số đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia. Các
công ty này thường phát triển theo mô hình chiều ngang, gồm ngân hàng
hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, các cửa hàng.
Với sự hiện diện của các công ty ( hoặc tập đoàn) xuyên quốc gia này,
hệ thống phân phối của EU trở thành một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn
gốc lâu đời. Hai hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối
trên thị trường EU là: theo tập đoàn và không theo tập đoàn.
Theo kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất hoạc nhập khẩu
của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng và siêu
thị của tập đoàn này mà không cung cấp cho hệ thống bán lẻ bên ngoài.
Ngược lại, trong kênh phân phối không theo tập đoàn, các nhà sản xuất và
nhập khẩu của một tập đoàn có thể cùng lúc cung cấp hàng hóa cho hệ
thống bán lẻ của nhiều tập đoàn và các công ty bán lẻ độc lập khác.
Thông thường các siêu thị hoặc công ty bán lẻ độc lập trên thị trường
EU không mua bán hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất nước ngoài mà
thường thông qua các “nhà bán buôn”-là các trung tâm thu mua lớn của
EU(xem bảng). Mối quan hệ bạn hàng này không phải là ngẫu nhiên mà
chủ yếu là vì những ràng buộc trong quan hệ tín dụng, hoặc do mua cổ
phần của nhau, do đó thương là những quan hệ khá bền vững và lâu dài .
Hơn nữa theo quan điểm của các nhà phân phối châu Âu, mối quan hệ như
vậy còn đảm bảo sự ổn định nguồn hàng và chất lượng hàng, nhờ đó họ có
12
12
thể giữ được chữ tín với khách hàng-mục tiêu hàng đầu mà các nhà kinh
doanh EU luôn hướng tới. Kiểu liên kết này trong hệ thốngkênh phân phối
EU đã tạo nên những chuỗi mắt xích chặt chẽ được gắn với nhau bằng các

2.1.4 Chính sách thương mại đối với mặt hàng nông sản của EU
Các công cụ chính sách thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp được
áp dụng tùy thuộc vào tình hình thị trường của từng sản phẩm cụ thể. Tuy
nhiên các hình thức chính là thuế linh hoạt, thuế nhập khẩu, trợ cấp xuất
khẩu và ứng trước vốn. Nếu giá cả thị trường bên ngoài còn cao hơn giá cả
trên thị trường EU thì xuất khẩu có thể bị đánh thuế, nhập khẩu sẽ được trợ
cấp.
Đối với hầu hết các mặt hàng nông sản được nhập khẩu từ bên ngoài,
không xây dựng biểu thuế cố định mà thường áp dụng các mức thuế quan
linh hoạt nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất được hưởng những mức giá
cao hơn giá thị trường thế giới.Các mức thuế được tính bằng chênh lệch
giữa giá CIF nhập khẩu, kể cả chi phí vận chuyển trong EC, và làm cho
mức cung của thế giới tăng đến các mức giá mục tiêu. Trong trao đổi với
các nước không phải là thành viên, chế độ giấy phép được áp dụng, cả
những người xuất khẩu đều phải xin giấy phép tiến hành các giao dịch.
Đối với nhập khẩu thì EC không áp dụng các hạn chế vêg số lượng.
Thay vào đó là các thỏa thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện được ký kết
với các nước không phải là thanh viên trong đó các nước này cam kết rằng
xuất khẩu của họ vào EC sẽ không vượt quá giới hạn quy định. Ngoài ra
còn có các điều khoản cho phép EC, trong những trường hợp ngoại lệ, áp
dụng bất kỳ biện pháp nào nhằm bảo vệ thị trường cộng đồng một khi xảy
ra những rối loạn nghiêm trọng.
14
14
Ứng trước vốn là công cụ chủ yếu hỗ trợ XK, nhằm đảm bảo cho sản
phẩm của EC có tính cạnh tranh cao. Những người sản xuất được ứng trước
vốn với quy mô bằng chênh lệch mức giá nội địa ( bao gồm cả chi phí
chuyên trở hàng hóa đến cảng) và giá bán trên thị trường thế giới. Ngoài ra
mức vốn ứng trước còn phụ thuộc vào việc hàng hóa bán đi đâu và vào
hoàn cảnh cụ thể.Các mức vốn ứng trước là thống nhất cho toàn bộ cộng

giáhối đoái mà không cần đến sự biến động danh nghĩa của cả thế giới.
Cơ chế giá cả và kiểm soát đối với từng sản phẩm cũng có tác động
đến quan hệ thương mại đến các nước ngoài EC. Lý do là vì chúng ảnh
hưởng không chỉ đến các mức thuế quan linh hoạt và ứng trước vốn mà còn
tới số lượng, và từ đó tới nhu cầu nhập khẩu và lượng hàng hóa dành cho
XK. Do các cơ chế kiểm soát nói trên là mức giá nội địa cao hơn so với
mức giá trên thị trường thế giới cho nên sản xuất có xu hướng gia tăng và
tiêu dùng có xu hướng giảm sút. Kết quả là nhập khẩu của EC có xu hướng
giảm xuống trong khimức cung XK tăng lên. Tuy mức giá chung cao hơn
mức giá thế giới, nhưng nhập khẩu lại có xu hhướng giá sút vì tác động của
các mức thuế quan lin hoạt, còn XK được khuyến khích bởi cơ chế ứng
trước vốn nên có xu hướng tăng lên.
2.1.5 Thị trường nông sản EU
Thị trường EU là một thị trường giàu tiềm năng đối với hàng nông sản
của VIệt Nam. Nhận định này dựa trên hai căn cứ sau đây:
- Thứ nhất, tuy nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường
EU chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường
này, nhưng đó vẫn là một thị trường rất lớn, các số liệu thống kê đều cho
thấy rằng, bên cạnh việc vẫn đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp
16
16
ra thị trường thế giới, nhưng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
chính mình, EU vẫn đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
- Thứ hai, với các định hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hoá
lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng cường tiềm lực khoa học và công
nghệ trong nông nghiệp…, đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu
hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng và VSATTP của sản phẩm nông
nghiệp.
Sự ra đời của Luật và các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, cùng

- Thứ hai, về lâu dài là phải từng bước nâng cao chất lượng và VSATTP
của hàng nông sản Việt Nam, tạo ra nhiều nông sản thực phẩm phù hợp với môi
trường để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắc khe của người tiêu dùng
EU.
Làm tốt được các nội dung nói trên chúng ta đã nhanh chóng triển
khai, khôi phục thị trường EU đưa tổng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 431,7
triệu USD tương đương với năm 1998, thậm trí đạt 500 triệu USD trong vài
ba năm tới là có thể thực hiện được.
Thị trường EU có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam như đã nói trên và với ưu thế của hàng loạt nông sản nhiệt đới, một
khi đã đạt được những đòi hỏi về chất lượng, VSATTP và môi trường cũng
như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với hàng nhập khẩu, việc
mở rộng thị trường EU cho hàng nông sản Việt Nam có thể thực hiện được.
Theo chiến lược xuất khẩu của Bộ thương mại, dự báo triển vọng xuất
khẩu hàng nông sản sang thị trường EU sẽ có hai phương án sau:
- Phương án thấp, trên cơ sở đạt mức tăng trưởng bình quân
11%/năm như trong giai đoạn 1996 - 2001 trên cơ sở đã hoàn thành hoặc
hoàn thành tốt việc khôi phục thị trường EU vào năm 2005 (đạt 430 - 500
18
18
triệu USD) như đã nói ở trên, thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản xuất
khẩu sang thị trường này sẽ đạt khoảng 730 - 840 triệu USD vào năm 2010,
tức là tăng khoảng 4,51 - 5,18 lần trong vòng tám năm tới.
- Phương án cao, đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm trên cơ
sở đã đạt được 430 - 500 triệu USD vào năm 2005, thì kim ngạch xuất khẩu
hàng nông sản sang thị trường EU sẽ đạt khoảng 860 triệu USD đến 1 tỷ
USD vào năm 2010, tức là sẽ tăng 5,31 - 6,17 lần trong vòng tám năm tới.
2.1.5 Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàng
nông sản sang EU
Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU trong những

thị thường xuyên được EU chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế luôn
biến đổi. Thêm vào đó, thực phẩm chế biến còn phải tuân thủ Quy định chất
phu gia trong thức phẩm. Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với thực
phẩm chế biến của ta xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, vì hiện tại mới
chỉ có một khối lượng rất nhỏ mặt hàng này thâm nhập được vào thị trường
EU.
Đối với rau, quả, hạt có dầu,… xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân
thủ Quy định mức thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp. Trong
khi đó tại Việt Nam hiện nay, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng và không
đúng kỹ thuật đã gây tác động xấu tới môi trường sinh thái. Nếu chúng ta
không có các biện pháp khắc phục và hướng dẫn bà con nông dân sử dụng
thuốc trừ sâu theo quy định của EU thì sẽ rất khó cho các sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đang dặt ra nhiều thách
thức đối với các doang nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu sang thị
trường EU. Những năm tới, các doanh nghiệp phải chú trọng tới khía cạnh
20
20
môi trường của bao bì sản phẩm nhiều hơn và phải tuân thủ các yêu cầu
trong quy định này.
Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các
tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp
và chế tài mà EU áp dụng đối với các trường hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt
chẽ và hà khắc hơn. Như vậy, để tránh tổn thất và đẩy mạnh được xuất khẩu
sang EU, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định về chất lượng, môi trường
và VSATTP của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản. Hơn nữa, việc thực
hiện các quy định này sẽ góp phần mang lại môi trường sống lành mạnh cho
chính chúng ta.
- Thứ hai, Nông sản là một nhóm hàng nhạy cảm và được EU trợ cấp
rất lớn. Mức trợ cấp tăng lên hàng năm để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp

hàng rào kỹ thuật trong hiệp định thương mại của WTO. Bên cạnh đó cần
phải chú ý rằng đây không chỉ là những quy định luật lệ mà các chính phủ
áp dụng thêm nhằm xác định các tiêu chuẩn cao trong an toàn, sức khỏe và
môi trường, mà người tiêu dùng trở nên ngày càng khó chịu trước những
sản phẩm và những ảnh hưởng có hại tiềm tàng. Điều này dẫn tới các quy
định khó khăn hơn xuất phát từ phía thị trường.
Các hàng rào kĩ thuật trong thương mại
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật (BTT) đã thảo luận trong vòng
đàm phán Uruguay là một phần không thể thiếu trong hiệp định của WTO.
Trong phần đầu của hiệp định có ghi rõ: “không một quốc gia nào bị
ngăn cấm đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ con người, động
vật, cuộc sống hoặc sức khỏe của thực vật, của môi trường hoặc không bị
ngăn cấm đưa ra các biện pháp nhằm ngăn cản các hành động lừa bịp với
mức độ phù hợp”.
22
22
Tuy nhiên, Hiệp định cũng xác định rằng” Sự linh động điều chỉnh
của các thành viên bị giới hạn bởi yêu cầu về các quy định kỹ thuật không
được chuẩn bị, điều chỉnh hoặc áp dụng mới mục đích hoặc ảnh hưởng làm
tạo ra các cản trở khôngcần thiết trong thương mại”. (Mục 2.2).
Tiêu chuẩn hoá
CENELEC, CEN và ETSI là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âu
được coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật, 3 cơ quan này
đã đưa ra các tiêu chuẩn của E.U trong từng lãnh vực riêng biệt và tạo ra
“hệ thống tiêu chuẩn hoá Châu Âu”.
Các tiêu chuẩn là các thỏa thuận bằng văn bản chức đựng những
đặc điểm kỹ thuật hoặc những tiêu chuẩn chính xác khác được sử dụng một
cách nhất quán như những luật lệ, hướng dẫn, hoặc định nghĩa của các đặc
tính nhằm bảo đảm rằng các vật liệu, sản phẩm, các phương pháp chế biến
và các dịch vụ đáp ứng các mục đích của chúng.

chuẩn
EN/ISO
Nhãn
hiệu xã
hội
công
bằng
Chứng
nhận
SA8000
Các quy
tắc đạo
đức
Nhãn sinh
thái
Chứng nhận
ISO14000
Chất lượng
Trách nhiệm xã hội Môi trường
Các yêu cầu của thị trường
2.2.1 Sức khỏe và an toàn
Vấn đề sức khỏe và an toàn trở nên ngày càng quan trọng đối với mỗi
cá nhân tại E.U. Việc áp dụng chủ yếu liên quan đến phía khách hàng hơn là
phía lao động.
Phương pháp tiếp cận mới và chỉ thị về an toàn sản phẩm
24
24
Từ tháng 5 năm 1985 Hội Đồng Châu Âu đã duyệt Phương pháp tiếp cận
mới (New Approach) liên quan đến việc bình thường hoá và điều hòa hoá.
Phương pháp tiếp cận mới với tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng nhằm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status