Hóa sinh động vật Hỗ trợ dowload tài liệu 123doc qua thẻ cào liên hệ Zalo: 0587998338 - Pdf 10

Chương 1
HÓA HỌC PROTEIN
Cao Đăng Nguyên, Hồ Trung Thông

1.1 Protein và vai trò sinh học của chúng
1.1.1 Khái niệm về protein
Protein là một nhóm các hợp chất đại phân tử sinh học, cùng với polysaccharide,
lipid và nucleic acid, tạo nên các hợp phần chủ yếu của cơ thể sống. Một cách cụ thể,
protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino acid. Protein là
hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong cơ thể sống. Về mặt số lượng,
protein chiếm không dưới 50% trọng lượng khô của tế bào. Từ lâu người ta đã biết rằng
protein tham gia mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. Ngoài vai trò là thành phần
chính trong cấu trúc của tế bào và mô, protein còn có nhiều chức năng phong phú khác
quyết định những đặc điểm cơ bản của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền, sự
chuyển hoá các chất. Thật vậy, các enzyme, các kháng thể chống lại bệnh tật, các hormon
dẫn truyền các tín hiệu trong tế bào, đều có bản chất là protein. Ngày nay, khi hiểu rõ
vai trò to lớn của protein đối với cơ thể sống, người ta càng thấy rõ tính chất duy vật và ý
nghĩa của định nghĩa thiên tài của Engels P.: “Sự sống là phương thức tồn tại của những
thể protein”. Với sự phát triển của khoa học, vai trò và ý nghĩa của protein đối với sự
sống ngày càng được khẳng định. Cùng với nucleic acid, protein là cơ sở vật chất của sự
sống.
1.1.2 Vai trò sinh học của protein
1.1.2.1 Tạo hình
Ngoài các protein làm nhiệm vụ cấu trúc như vỏ virus, màng tế bào, còn gặp những
protein thường có dạng sợi như: sclerotin có trong lớp vỏ ngoài sâu bọ; fibrolin của tơ
tằm, nhện; collagen, elastin của mô liên kết, mô xương. Collagen đảm bảo cho độ bền và
tính mềm dẻo của mô liên kết.
1.1.2.2 Xúc tác
Hầu hết tất cả các phản ứng xảy ra trong cơ thể đều do các protein đặc biệt đóng vai
trò xúc tác. Những protein này được gọi là các enzyme. Mặc dầu gần đây người ta đã
phát hiện được một loại RNA có khả năng xúc tác quá trình chuyển hoá tiền RNA thông

Nhiều protein làm nhiệm vụ vận động co rút như myosin và actin ở sợi cơ, chuyển
vị trí của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào,
1.1.2.6 Dự trữ và dinh dưỡng
Các protein làm nhiệm vụ dự trữ như casein của sữa, ovalbumin của trứng, feritin
của lách (dữ trữ sắt) v.v Protein dự trữ này chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan
trọng cho các tổ chức mô, phôi phát triển.
1.1.2.7 Dẫn truyền tín hiệu thần kinh
Nhiều loại protein tham gia vào quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh đối với các
kích thích đặc hiệu như sắc tố thị giác rodopsin ở võng mạc mắt.
1.1.2.8 Điều hoà
Nhiều protein có khả năng điều hoà quá trình trao đổi chất thông qua việc tác động
lên bộ máy thông tin di truyền như các hormon, các protein ức chế đặc hiệu enzyme …
Một ví dụ điển hình là các protein repressor ở vi khuẩn có thể làm ngừng quá trình sinh
tổng hợp enzyme từ các gene tương ứng.
1.1.2.9 Cung cấp năng lượng
Protein là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. Khi thủy phân protein, sản
phẩm tạo thành là các amino acid, từ đó tiếp tục tạo thành hàng loạt các sản phẩm trong
đó có các keto acid, aldehyd và carboxylic acid. Các chất này đều bị oxy hoá dần dần tạo
thành CO
2
và H
2
O đồng thời giải phóng ra năng lượng.
1.2 Cấu tạo của phân tử protein
1.2.1 Thành phần nguyên tố
Cho đến nay người ta đã thu được nhiều loại protein tinh khiết ở dạng tinh thể. Đã từ lâu
thành phần các nguyên tố hoá học của các protein phân lập đã được nghiên cứu kỹ.
Thông thường trong cấu trúc của protein gồm bốn nguyên tố chính là C, H, O và N với tỷ
lệ C ≈ 50%, H ≈ 7%, O ≈ 23% và N ≈ 16%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ N trong protein khá
ổn định. Lợi dụng tính chất này, để định lượng protein theo phương pháp Kjeldahl người

lại chia ra thành nhóm vòng thơm hay dị vòng, Có người lại dựa vào tính phân cực của
gốc R từ đó chia các amino acid thành 4 nhóm: nhóm không phân cực hoặc kỵ nước,
nhóm phân cực nhưng không tích điện, nhóm tích điện dương và nhóm tích điện âm.
Ở đây chúng tôi xin được giới thiệu cách phân loại các amino acid một cách chung
nhất. Theo cách này dựa vào gốc R, các amino acid được chia thành 5 nhóm:
Nhóm I: Gồm 7 amino acid có gốc R không phân cực và kỵ nước, đó là: glycine,
alanine, proline, valine, leucine, isoleucine và methionine.
3
Nhóm II: Gồm 3 amino acid có gốc R chứa nhân thơm, đó là phenylalanine,
tyrosine và tryptophan.
Nhóm III: Gồm 5 amino acid có gốc R phân cực, không tích điện, đó là serine,
threonine, cysteine, asparagine và glutamine.
4

Nhóm IV: Gồm 3 amino acid có gốc R tích điện dương, đó là lysine, histidine và
arginine.
Nhóm V: Gồm 2 amino acid có gốc R tích điện âm, đó là aspartate và glutamate.
5
1.2.2.3 Phân loại theo quan điểm dinh dưỡng
Theo quan điểm dinh dưỡng người ta chia 20 loại amino acid thường gặp trong
protein thành 2 nhóm: amino acid không thể thay thế (indispensable amino acid) hay còn
gọi là amino acid thiết yếu (essential amino acid) và amino acid thay thế (disapensable
amino acid) hay còn gọi là amino acid không thiết yếu. Amino acid không thể thay thế là
những amino acid mà cơ thể động vật không tổng hợp được hoặc tổng hợp không đủ đáp
ứng nhu cầu sinh trưởng hoặc sinh sản một cách tối ưu. Số lượng amino acid không thể
thay thế có thể là từ 8-10 loại amino acid tùy theo từng loài động vật (bảng 1.1). Ngược
lại với các amino acid không thể thay thế, amino acid thay thế là những amino acid mà cơ
thể động vật có thể tổng hợp được và đủ đáp ứng nhu cầu của chúng. Bộ khung carbon để
tổng hợp amino acid chủ yếu được tạo ra từ glucose và các amino acid khác, còn gốc
amin được sử dụng cho tổng hợp amino acid chủ yếu được cung cấp từ các amino acid

coi là bán thay thế đối với lợn vì arginine có thể được tổng hợp từ glutamine. Tuy vậy, sự
tổng hợp này không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của quá trình
phát triển cơ thể. Do đó khẩu phần cho lợn sinh trưởng phải chứa một lượng arginine
nhất định. Tuy vậy, ở giai đoạn kể từ sau khi thành thục về giới tính và giai đoạn mang
thai, nhiều nghiên cứu cho thấy lợn có thể tổng hợp arginine với số lượng đủ đáp ứng nhu
6
cầu của chúng. Tuy nhiên, sự tổng hợp arginine có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu tiết
sữa của lợn nái. Cysteine có thể được tổng hợp từ methionine. Tuy vậy, cysteine và dạng
oxy hóa của nó là cystine có thể đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của tổng lượng amino acid
chứa lưu huỳnh (methionine + cysteine). Bằng cách này, cysteine có thể làm giảm nhu
cầu đối với methionine. Tương tự như đối với nhóm amino acid chứa lưu huỳnh,
phenylalanine có thể đáp ứng nhu cầu của tổng lượng phenylalanine và tyrosine (amino
acid có nhân thơm) vì sự chuyển hóa phenylalanine có thể tạo thành tyrosine. Tyrosine có
thể đáp ứng tối thiểu 50% tổng nhu cầu của hai loại amino acid này nhưng nó không thể
là nguồn duy nhất và không thể thay thế cho phenylalanine vì nó không thể chuyển được
thành phenylalanine.
Bảng 1.2: Các amino acid thường gặp
Tên amino
acid
Tên gọi theo danh pháp hóa học Tên viết
tắt

hiệu
Khối
lượng
(Mr)
Glycine
α-aminoacetic
Gly G 75
Alanine

α-amino-β-hydroxybutyric
Thr T 119
Cysteine
α-amino-β-tiopropionic
Cys C 121
Aspargine amid của aspartate Asn B 132
Glutamine amid của glutamate Gln Q 146
Lysine
α,ε diaminocaproic
Lys K 146
Histidine
α-amino-β-imidazolpropionic
His H 155
Arginine
α-amino-δ-guanidinvaleric
Arg R 174
Aspartate
α-aminosucinic
Asp D 133
Glutamate
α-aminoglutarate
Glu E 147
Ngoài các amino acid thường gặp ở trên, trong phân tử protein đôi khi còn có một
số amino acid khác khác. Đó là những loại ít gặp. Các amino acid này đều là dẫn xuất của
những amino acid thường gặp. Ví dụ, trong phân tử collagen có chứa 4-hydroxyproline là
7
dẫn xuất của proline, 5-hydroxylysine là dẫn xuất của lysine, Mặt khác, mặc dầu không
có trong cấu trúc protein, nhưng có hàng trăm loại amino acid khác có thể tồn tại ở dạng
tự do hoặc liên kết với hợp chất khác trong các mô và tế bào. Chúng có thể là tiền chất
hay là các sản phẩm trung gian của quá trình chuyển hoá trong cơ thể như citrulline,

mạnh nhất, gấp 4 lần khả năng hấp thụ của tyrosine (hình 1.8) và phenylalanine là yếu
nhất. Phần lớn các protein đều chứa tyrosine nên người ta sử dụng tính chất này để định
lượng protein.
- Tính lưỡng tính của amino acid
Trong phân tử amino acid có nhóm carboxyl (-COOH) cho nên có khả năng
nhường proton (H
+
) thể hiện tính acid, mặt khác có nhóm amin (-NH
2
) cho nên có khả
năng nhận proton nên thể hiện tính base. Vì vậy các amino acid có tính chất lưỡng tính.
Trong môi trường acid, amino acid ở dạng cation (tích điện dương), nếu tăng dần
pH, amino acid lần lượt nhường proton thứ nhất chuyển qua dạng lưỡng cực (trung hoà
về điện), nếu tiếp tục tăng pH, amino acid sẽ nhường proton thứ hai chuyển thành dạng
anion (tích điện âm) (hình 1.9). Vì vậy đôi khi người ta coi amino acid như một di-acid.
Tương ứng với độ phân ly H
+
của các nhóm -COOH và -NH
3
+
có các trị số pK
1

pK
2
(biểu thị độ phân ly của các nhóm được 1/2). Từ đó người ta xác định được pH
i
(pI =
pH đẳng điện) = (pK
1

. Như vậy trong vùng
pH từ pK
1
+ 2 đến pK
2
-2, phân tử glycine chủ yếu ở dạng lưỡng tính và kết quả ta có một
vùng đẳng điện. Ngoài ra các amino acid trong gốc R có thêm nhóm -COOH hay -NH
2
sự
phân ly của chúng sẽ có thêm một trị số phân ly nữa -pK
R
.
- Các phản ứng hoá học của amino acid
Các amino acid đều có nhóm -NH
2
và -COOH liên kết với C
α
, vì vậy chúng có
những tính chất hoá học chung. Mặt khác, các amino acid khác nhau bởi gốc R, vì vậy
chúng có những phản ứng riêng biệt. Người ta chia các phản ứng hoá học của amino acid
thành 3 nhóm:
+ Phản ứng của gốc R
Do các amino acid có cấu tạo gốc R khác nhau, cho nên người ta có thể dựa vào đó
để xác định từng amino acid riêng rẽ nhờ phản ứng đặc trưng của nó. Ví dụ, phản ứng
oxy hoá khử có thể được sử dụng để nhận biết nhóm SH của cysteine, phản ứng tạo muối
để nhận biết các nhóm -COOH hoặc -NH
2
của glutamate hoặc của lysine, phản ứng tạo
ester để nhận biết nhóm -OH của tyrosine,
+ Phản ứng chung

2
để giải
phóng N
2 .
Để định lượng amino acid người ta cho phản ứng với aldehyd tạo thành base schiff.
Để xác định amino acid đầu N-tận cùng người ta cho tác dụng với 2-4
dinitrofluobenzen (phản ứng Sanger) hay phenyliothiocyanate (phản ứng Edman).
1.2.3 Peptide
1.2.3.1 Khái niệm
Peptide có từ hai đến vài chục amino acid nối với nhau. Chúng có thể được tổng
hợp trong tự nhiên hoặc được hình thành do sự phân giải protein. Trong phân tử peptide,
các amino acid được liên kết với nhau thông qua liên kết peptide (hình 1.11).
11
Liên kết peptide có độ bền cao bởi cấu trúc của nó có 4 e
/
π, 2e
/
π thuộc về liên kết
C=O còn 2e
/
π thuộc về bộ đôi e
/
tự do của nguyên tử N. Liên kết giữa C-N là liên kết
phức tạp. Nó có thể chuyển từ dạng ρ đến dạng lai (trung gian) là một phần ghép đôi của
liên kết π (hình 1.12). Người ta cho rằng tỷ lệ của liên kết kép này là khoảng 30% đối với
liên kết C-N và 70% đối với liên kết giữa C và O. Ở đầu của một chuỗi peptide là amino
acid có nhóm α-amin (α-NH
2
) tự do được gọi là đầu N-tận cùng và đầu kia có nhóm α-
carboxyl (α-COOH) tự do được gọi là đầu C tận cùng. Liên kết peptide tạo nên bộ khung

acid thứ 8-9-10, 12-14 của chuỗi A và đặc biệt là amino acid thứ 30 của chuỗi B (hình
13
1.13). Người ta cũng đã xác định được cấu trúc ba chiều của insulin và thấy rằng cấu trúc
phân tử insulin được giữ vững bởi nhiều liên kết muối, liên kết hydro và cầu nối disulfur
giữa chuỗi A và chuỗi B.
Insulin có tác dụng rõ nhất trong tất cả các hormon của tuyến tụy, đặc biệt đối với
quá trình chuyển hoá carbohydrate. Nó có tác dụng hạ đường huyết. Insulin còn kích
thích quá trình tổng hợp và ức chế quá trình phân giải glycogen ở cơ, gan và mô mỡ. Đặc
biệt insulin tăng cường tổng hợp acid béo, protein và kích thích sự đường phân. Tác dụng
quan trọng nhất của insulin là kích thích sự xâm nhập glucose, một số đường khác, amino
acid trong tế bào cơ và mỡ. Do vậy insulin làm giảm lượng glucose trong máu. Ngoài ra
insulin cũng làm giảm sự tổng hợp mới glucose do làm giảm nồng độ enzyme như
pyruvate carboxylase và fructose 1-6 diphosphatase.
- Oxytocin, vasopressin và vasotocin
Oxytocin là một peptide có 9 amino acid. Ở động vật có vú, oxytocin chỉ khác ở sự
thay đổi của 2 amino acid là: amino acid ở vị trí thứ ba là isoleucine và amino acid ở vị
trí thứ tám là leucine (bảng 1.3). Vasopressin của loài ếch nhái có cấu trúc trung gian
giữa vasopressin và oxytocin của động vật có vú: amino acid thứ ba là isoleucine và
amino acid thứ tám là arginine. Vasopressin là một peptide có cấu trúc gồm 9 amino acid.
Phần lớn ở động vật có vú amino acid thứ 8 của vasopressin là arginine (arg-vasopressin),
trừ ở lợn và hà mã, amino acid thứ 8 là lysine (lys-vasopressin). Ở động vật có xương
sống nhưng không có vú, amino acid thứ 3 là isoleucine; vasopressin có tên là arginin-
vasotocin (bảng 1.3).
Oxytocin có tác dụng trên cơ trơn của tử cung và tuyến vú, gây co tử cung khi sinh
con và kích thích sự tiết sữa khi cho con bú. Vasopressin có tác dụng chống lợi niệu, tăng
cường tái hấp thu nước ở thận, đồng thời làm co mạch, do đó có tác dụng tăng huyết áp.
14

1.2.4 Các bậc cấu trúc protein
Về mặt cấu trúc người ta phân biệt protein gồm bốn bậc: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4

và polypeptide thỉnh thoảng được hiểu giống nhau, tuy vậy polypeptide có trọng lượng
phân tử < 10.000.
- Đặc tính keo
Khi hòa tan, protein tạo thành các dung dịch keo và cho hiện tượng Tindal. Xung
quanh mỗi phân tử protein được bao quanh bằng một lớp dày đặc các phân tử dung môi,
nếu dung môi là nước thì sẽ tạo thành tầng hydrate.
- Áp suất thẩm thấu
Protein hòa tan trong nước tạo nên dung dịch keo có áp suất thẩm thấu gọi là áp
suất keo nhỏ hơn rất nhiều so với áp suất thẩm thấu của dung dịch thật. Áp suất keo đóng
vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nước cùng các chất dinh dưỡng và cặn bã qua
thành mạch.
16
- Sự khuyếch tán
Trong dung dịch, protein khuyếch tán chậm. Do chúng có kích thước lớn cho nên
protein không đi qua được các màng bán thấm như màng tế bào, màng cellophan, … Nếu
cho dung dịch protein vào màng bán thấm rồi nhúng vào cốc nước thì các phân tử có kích
thước nhỏ như NaCl đi qua màng bán thấm một cách dễ dàng, còn protein vẫn nằm lại
trong túi. Đây là sự thẩm tích và màng bán thấm được gọi là màng thẩm tích. Người ta
ứng dụng phương pháp này để loại muối khỏi dung dịch protein.
- Độ nhớt
Khi hòa tan, protein tạo thành dung dịch keo có độ nhớt khá cao và lớn hơn độ nhớt
của nước. Các loại protein khác nhau thì có độ nhớt khác nhau.
- Sự hấp phụ
Protein có thể hấp phụ các chất khí, lỏng hoặc rắn lên trên bề mặt của chúng. Nhờ
tính chất này mà nhiều protein đóng vai trò là các chất vận chuyển trong cơ thể. Cơ chế
tác dụng của một số loại thuốc hoặc của các chất hóa học cũng được giải thích dựa trên
tính chất hấp phụ của protein.
1.3.2 Tính lưỡng tính
Phân tử protein gồm nhiều amino acid kết hợp lại với nhau thành một hoặc nhiều
chuỗi polypeptide. Trên mỗi chuỗi polypeptid đều có một nhóm α-NH

Độ tan của protein thấp nhất ở pH = pI của nó, độ tan của protein tăng lên khi pH
nằm xa pI vì khi pH = pI thì phân tử protein không tích điện cho nên chúng không có lực
đẩy tĩnh điện và dễ bị đông kết. Khi pH ≠ pI thì các phân tử protein tích điện cùng dấu và
đẩy nhau cho nên không không bị đông kết do đó độ tan tăng lên.
- Ảnh hưởng của nồng độ muối
17
Muối trung tính ở nồng độ thấp làm tăng độ tan của nhiều loại protein. Khi tăng
nồng độ muối tới một giới hạn nhất định thì độ tan của protein giảm xuống và nếu nồng
độ muối tiếp tục tăng lên thì protein có thể đông kết hoàn toàn. Tính chất này được ứng
dụng để tách các loại protein theo phương pháp diêm tích.
- Ảnh hưởng của dung môi
Khi cho các dung môi như ethanol, aceton, … vào dung dịch protein thì độ tan của
protein bị giảm và có thể dẫn đến đông kết do giảm lớp vỏ hydrate hóa.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trong khoảng nhiệt độ 0 - 40
o
C, độ tan của đa số protein tăng khi nhiệt độ tăng. Ở
khoảng nhiệt độ 45 - 70
o
C đa số protein mất tính bền vững và có thể bị biến tính (trừ
protein của một số sinh vật chịu nhiệt như vi khuẩn chịu nhiệt).
1.3.4 Sự đông kết và biến tính
Phân tử protein chỉ thể hiện được đặc tính sinh học của nó trong một khoảng giới
hạn nhất định của môi trường. Nếu vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho protein bị mất tính
chất ban đầu, mất tính chất sinh học, đó là sự biến tính của protein (giảm tính tan, tính
chất sinh học không còn nữa). Sự biến tính không làm đứt các liên kết peptid mà chỉ làm
đứt các liên kết yếu như liên kết hydro, liên kết muối, … Vì vậy, cấu trúc không gian của
protein bị đảo lộn, các nhóm kị nước quay ra ngoài, các nhóm ưa nước quay vào trong, sự
hydrate hóa bị giảm, các chuỗi polypeptid dễ kết hợp lại với nhau, do đó độ tan giảm và
protein dễ bị đông kết. Ở trong đường tiêu hóa của động vật, sự biến tính protein giúp cho

amino acid tự do tương ứng.
- Phân tử protein có nhóm α-NH
2
ở đầu N-tận cùng và α-COOH ở đầu C-tận cùng,
ngoài ra chúng còn có thể có thêm một số nhóm -NH
2
và COOH của các gốc amino acid
nằm giữa chuỗi polypeptid. Do vậy, protein có thể cho hoặc nhận proton (H
+
) để thể hiện
tính acid hoặc base. Nhờ đặc điểm này cho nên protein là một hệ đệm góp phần duy trì
pH của cơ thể động vật tương đối ổn định.
1.3.6 Tính đặc hiệu sinh học
18
Chức năng sinh học của protein rất đa dạng, tuy vậy trong nhiều trường hợp không
phải toàn bộ phân tử protein đều có giá trị như nhau đối với hoạt tính sinh học của nó mà
có bộ phận làm nhiệm vụ giữ khung không gian, có bộ phận trực tiếp quyết định hoạt tính
sinh học. Sự thay đổi các liên kết, các nhóm hóa học hoặc các amino acid nhất định trong
phân tử protein, đặc biệt là ở bộ phận quyết định trực tiếp hoạt tính sinh học của nó đều
dẫn tới sự thay đổi hoạt tính sinh học của protein. Một số ví dụ về tính đặc hiệu sinh học
của protein như tính đặc hiệu kiểu phản ứng và đặc hiệu cơ chất của enzyme, hiện tượng
choáng khi truyền máu, hiện tượng không dung hòa khi vá da hoặc ghép mô, …
1.4 Phân loại protein
1.4.1 Phân loại theo hình dạng
1.4.1.1 Protein dạng sợi
Có hình dạng dài, thường là hình sợi, chiều dài của phân tử protein sợi lớn hơn
đường kính của nó hàng trăm lần. Protein sợi tương đối bền vững, không tan trong nước
và dung dịch muối loãng, các chuỗi polypeptide của protein sợi nằm dọc theo một trục
thành những sợi dài. Protein sợi là yếu tố cấu trúc cơ bản của mô liên kết ở động vật bậc
cao ví dụ collagen ở gân và mô xương, elastin ở mô liên kết đàn hồi, α-keratin ở tóc và

2
SO
4
khá cao (70-100%).
- Globulin: không tan hoặc tan ít trong nước, tan trong dung dịch loãng của một số muối
trung tính như NaCl, KCl, Na
2
SO
4
, và bị kết tủa ở nồng độ muối (NH
4
)
2
SO
4
bán bão
hoà.
- Prolamin: không tan trong nước hoặc dung dịch muối loãng, tan trong ethanol,
isopropanol 70-80%.
- Glutelin: chỉ tan trong dung dịch kiềm hoặc acid loãng.
- Histon: là protein có tính kiềm dễ tan trong nước, không tan trong dung dịch amoniac
loãng.
1.4.2.2 Protein phức tạp
Protein phức tạp là những protein mà phân tử của chúng ngoài các amino acid như
protein đơn giản còn có thêm thành phần khác có bản chất không phải là protein còn gọi
là nhóm ghép (nhóm ngoại). Tùy thuộc vào bản chất của nhóm ngoại mà người ta chia
các protein phức tạp ra các nhóm nhỏ và thường gọi tên các protein đó bắt đầu từ chỉ bản
chất nhóm ngoại:
- Lipoprotein: nhóm ngoại là lipid.
- Nucleoprotein: nhóm ngoại là nucleic acid.

ed. E-Book.
Nelson D. L., Cox M. M., 2005. Lehninger Principles of Biochemistry, Fourth Edition.
Freeman and Company, New York, USA.
NRC, 1998. Nutrient requirements of swine. Tenth revised edition, National Academy
Press, Washington D. C., USA.
Walker, J. M., 1996. The protein protocols, handbook, 2
nd
ed. Humana Press Inc, Totuwa,
New Jersey.
Tài liệu tiếng Đức
Arbeitsgemeinschaft fuer Wirkstoffe in der Tierernaehrung e.V. (AWT), 1998.
Aminosaeren in der Tierernaehrung. Agrimedia Buchedition, Verlag Alfred Strothe
- Deutscher Fachverlag, Frankfurt am Main.
Chương 2
HÓA HỌC NUCLEIC ACID
Cao Đăng Nguyên, Hồ Trung Thông

2.1 Thành phần cấu tạo
Nucleic acid, vật chất mang thông tin di truyền của các hệ thống sống, là một
polymer được hình thành từ các monomer là nucleotide. Mỗi nucleotide gồm 3 thành
phần: nhóm phosphate, đường pentose (là đường 5 carbon) và một base nitơ.
2.1.1 Base nitơ
Các base nitơ có trong phân tử nucleic acid đều là những dẫn xuất của base purine
hoặc pyrimidine. Các base purine gồm adenine (6-amino purine) và guanine (2-amino, 6-
aminopurine), các base nitơ pyrimidine gồm thymine (2,6-dioxy, 5-methylpyrimidine),
cytosine (2-oxy, 6-aminopyrimidine) và uracil (2, 6 dioxypyrimidine) (hình 2.1).
21
2.1.2 Đường pentose
Đường pentose trong nucleic acid gồm có hai loại là đường deoxyribose và ribose
(hình 2.2). Sự có mặt của 2 loại đường này là một trong những đặc điểm để phân biệt


thường có
OH tự do. Nucleic acid gồm hai loại phân tử có cấu tạo rất giống nhau là DNA
(desoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).
2.3 Một số nucleotide quan trọng không tham gia cấu tạo nucleic acid
2.3.1 ADP và ATP
ADP (adenosine diphosphate) và ATP (adenosine triphosphate) đều là những dẫn
xuất của adenine, chúng tham gia quá trình phosphoryl hoá-oxy hoá. ATP được coi là
nguồn phosphate cao năng trong tế bào.
23
2.3.2 cAMP (AMP vòng)
Adenosine monophosphate vòng được hình thành từ ATP. cAMP chỉ tìm thấy ở tế
bào động vật và vi khuẩn, nó thường liên kết với màng bào tương của tế bào và tham gia
nhiều quá trình chuyển hoá. cAMP có thể được sinh ra nhờ một số hormone hoạt hoá
adenylcyclase. Ngoài cAMP, một số nucleotide khác cũng tham gia vào các quá trình
chuyển hóa trong cơ thể, ví dụ cGMP và ppGpp.
2.3.3 UDP và UTP
UDP (uridine diphosphate) và UTP (uridine triphosphate) đều là những dẫn xuất
của uracil. Chúng đều là những chất quan trọng trong các phản ứng trung gian chuyển
hoá glucose và galactose. Ngoài ra, chúng còn tham gia trong quá trình hình thành những
hợp chất phosphate giàu năng lượng.
2.3.4 CDP và CTP
CDP (cytidine diphosphate) và CTP (cytidine triphosphate) là những dẫn xuất của
cytidine. CTP cũng là hợp chất giàu năng lượng và có thể tham gia nhiều phản ứng khác
nhau như: phosphoryl hoá ethanolamine để dẫn đến sự sinh tổng hợp cephaline hoặc phản
ứng với phosphate choline để hình thành cytidine diphosphate-choline (CDP-choline).
24

2.3.5 Các coenzyme nucleotide
Hiện nay người ta biết được một số nucleotide tham gia cấu tạo nên một số


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status