Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào - Pdf 10

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang có những thay
đổi sâu sắc. Bên cạnh những nước công nghiệp phát triển là sự vươn lên mạnh
mẽ của các nước công nghiệp mới NIC, và các nước đang phát triển đã mang
lại cho nền kinh tế thế giới một sắc thái mới, dưới các hình thức hợp tác hóa,
đa phương hóa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Đòi hỏi mỗi quốc gia phải tự
tìm cho mình con đường đi thích hợp để phát triển đất nước. Việt Nam cũng
không tránh khỏi quy luật đó. Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Đặc biệt là từ khi chúng ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chính sách đổi
mới cũng có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự khắc
nghiệt của thị trường, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ của các đơn vị
kinh tế trong nước mà còn có cả đơn vị kinh tế nước ngoài có tiềm lực kinh tế
mạnh hơn gấp nhiều lần.
Để tồn tại được thì buộc các doanh nghiệp nước ta phải tự khẳng định
mình, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương việc đổi mới xóa bỏ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp là cơ hội chủ yếu để cho các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời tìm kiếm
được nhiều nguồn hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tiêu
dùng trong nước, đưa nước ta từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do
vậy Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và
trọng điểm của kinh tế đối ngoại, là một trong ba chương trình kinh tế lớn
phải tập trung thực hiện.
Công ty Xuất nhập khẩu với Lào trực thuộc Bộ Thương mại - là một đơn
vị hoạt động kinh doanh độc lập, hòa nhập với sự phát triển chung của toàn xã
hội, đã ngày càng khẳng định vị thế trên thương trường. Có được điều đó
chính là nhờ vào bộ máy của Công ty được xắp xếp hợp lý, đội ngũ quản trị
viên năng động sáng tạo, có năng lực vững vàng, cùng sự phấn đấu hết mình
1
của các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Bằng kiến thức đã học kết hợp với việc đi thực tế ở công ty, tôi nhận

Tên điện tín: VILEXIM
Địa điểm: P4 đường Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội
Trụ sở: P4 đường Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội
Công ty xuất nhập khẩu với Lào - VILEXIM là một doanh nghiệp trực
thuộc Bộ Thương mại, tiền thân của Công ty là Tổng công ty xuất nhập khẩu
Biên giới (Frontarimex) được thành lập 2/1967. Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng
hóa viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, vận tải quá cảnh và chi viện cho
cách mạng Lào.
Tháng 7/1976 sau khi hòa bình lập lại công ty đổi thành Tổng công ty
xuất nhập khẩu Việt Nam sang là Công ty xuất nhập khẩu với Lào và
Campuchia, tiếp tục thực hiện nhận hàng viện trợ cho Lào và Campuchia,
đồng thời xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với Lào và Campuchia.
Sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường thì Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Campuchia tách
ra thành Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Công ty xuất nhập khẩu với
Campuchia (VIKAMEX), có tư cách pháp nhân trực thuộc Bộ Thương mại
theo Quyết định số 82/VNT-TCCB ngày 24/2/1987 của Bộ Ngoại thương
(nay là Bộ Thương mại).
2. Quá trình phát triển của Công ty xuất nhập khẩu với Lào.
Quá trình phát triển của Công ty được chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1987-1993 Công ty được Bộ Thương mại giao cho
tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với nước CHDCND Lào.
3
Trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời làm chức
năng thu nợ cho nhà nước.
Giai đoạn 2: Từ năm 1993 đến nay theo su thế của cơ chế thị trường và
sự đổi mới của đất nước, để có thể thích ứng và phát triển vươn lên đòi hỏi
công ty phải có những thay đổi trong chiến lược xuất nhập khẩu, kinh doanh
và thị trường. Do vậy Bộ Thương mại đã có những điều chỉnh để công ty
không chỉ thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào mà còn được phép

công ty.
Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước và quản lý kinh
tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và trong giao dịch đối ngoại thực hiện
nghiêm chỉnh các cam kết hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký. Trực tiếp xuất
nhập khẩu hàng hóa giữa nước ta với Lào và một số nước ta xuất khẩu những
sản phẩm do Công ty sản xuất ra hoặc do Công ty liên doanh sản xuất; nhập
khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhận ủy thác xuất nhập khẩu và nhận làm các dịch vụ thuộc phạm vi
kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Sản xuất gia công các mặt hàng xuất khẩu.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng
hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ.
+ Quyền hạn của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu với Lào là một doanh nghiệp nhà nước có tư
cách pháp nhân, thứ hai là có tài sản riêng, thứ ba tự chịu trách nhiệm độc lập
về hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình, thứ tư khi tham gia vào các
quan hệ kinh tế với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trước các cơ quan tài
phán. Do vậy được quyền chủ động giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện
các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản hợp tác
liên doanh liên kết với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.
5
Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) ở trong và ngoài nước, được thực hiện
liên doanh hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh
tế ở trong nước và ngoài nước phù hợp với quy chế của pháp luật hiện hành
của nhà nước.
Công ty được tham gia tổ chức hội chợ triển lãm quảng cáo hàng hóa,
tham gia các hội nghị, hội thảo, chuyên đề liên quan đến hoạt động của Công

mỹ nghệ: đồ gốm, đồ sứ, sơn mài...
Đối với hàng nhập khẩu thì Công ty chủ yếu nhập các mặt như: Kim loại
đen, kim loại màu, dây cáp nhôm, dây đồng, ống nước, đồ điện dân dụng như:
máy điều hòa, tủ lạnh. Ô tô, xe máy, hóa chất...
c. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty.
Để hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả yêu cầu đòi hỏi phải
nghiên cứu và đưa ra một cơ cấu tổ chức tối ưu, tận dụng được mọi khả năng
của các phòng ban và của từng thành viên trong toàn công ty theo nguyên tắc
một thủ trưởng, tạo được thế và lực cho Công ty trong sự cạnh tranh khắc
nghiệt của cơ chế thị trường.
Đứng đầu công ty là Giám đốc công ty, do Bộ Thương mại bổ nhiệm giữ
vai trò chỉ đạo và điều hành chung trong toàn công ty theo chế độ một thủ
trưởng, chịu trách nhiệm trước nhà nước và Bộ Thương mại về mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo phổ bién và thi hành các chính
sách pháp luật của Nhà nước. Đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên
trong toàn công ty.
Dưới Giám đốc là 2 Phó giám đốc. Các phó giám đốc do giám đốc đề
nghị và được Bộ Thương mại bổ nhiệm. Phó giám đốc công ty làm tham mưu
cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có một phó
giám đốc thường trực thay mặt giám đốc giám sát, chỉ đạo một số lĩnh vực
trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hà Nội, văn phòng đại diện và liên
doanh sản xuất thép tại Lào rồi báo cáo lên giám đốc.
Phó giám đốc thứ 2 thay mặt giám đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động
7
kinh doanh cho chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước
giám đốc về hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trong việc thi hành các
chế độ chính sách của Nhà nước rồi báo cáo lên giám đốc.
Các phòng chức năng và các chi nhánh, các văn phòng đại diện: gồm có
3 phòng quản lý là phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kế
hoạch tổng hợp, 6 phòng nghiệp vụ, văn phòng đại diện tại Đông Hà, tại Lào.

hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước giám
đốc, pháp luật, tập thể cán bộ công nhân viên chức của chi nhánh và đại diện.
+ Liên doanh sản xuất thép: sản xuất thép xây dựng bắt đầu đi vào hoạt
động từ 1/2001 tại Lào.
Sơ đồ số 3: Tổ chức bộ máy Công ty VILEXIM
d. Nguồn nhân lực của công ty.
Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 87 người, chưa kể
văn phòng đại diện.
Phòng giám đốc gồm: 1 cán bộ
Phòng phó giám đốc: 2 cán bộ
Phòng tổ chức hành chính gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 14 nhân
viên.
9
Phòn
g tổ
chức
hành
chính
Phòn
g kế
toán
tài vụ
Phòn
g kế
hoạc
h
tổng
hợp
Phòn
g

4
Phòng kế hoạch tổng hợp gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 nhân viên.
Phòng kế toán tài vụ gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 7 kế toán
viên
Phòng xuất nhập khẩu I gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Phòng xuất nhập khẩu II gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Phòng xuất nhập khẩu III gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Phòng xuất nhập khẩu IV gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 nhân viên.
Phòng kinh doanh dịch vụ XNK: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân
viên.
Phòng đầu tư: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: có 20 nhân viên.
Trong đó chủ yếu là ký kết hợp đồng dài hạn chiếm 85% tổng số lao
động trong toàn công ty còn lại là ký kết theo từ 1 đến 3 năm. Đại đa số cán
bộ công nhân viên trong toàn công ty đều đã tốt nghiệp đại học, có năng lực
và kinh nghiệm trong kinh doanh. Công ty có một bộ máy quản trị viên năng
động nắm bắt nhanh nhạy với cơ chế thị trường có những quyết sách rất đúng
trong việc đưa ra chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng số 1: Số lượng lao động và trình độ của công ty
STT Chức vụ Số lượng Trình độ Thâm niên công tác
1 Giám đốc 1 Đại học 37 năm
2 Phó giám đốc 2 Đại học 23 - 32 năm
3 Kế toán trưởng 1 Đại học 32 năm
4 Trưởng phòng 6 Đại học 18-33 năm
5 Phó phòng 10 Đại học 15-33 năm
6 Kế toán viên 7 Đại học 4-33 năm
7 Nhân viên 59 45 Đại học - 14
trung cấp
3-33 năm
8 Tổng 87

một đơn vị có tiềm lực kinh tế lớn đã làm giảm hiệu quả cạnh tranh của công
ty. Thứ ba, là do mới chuyển đổi cơ chế do đó các doanh nghiệp chưa nắm bắt
được thông tin đầy đủ về các thị trường kể cả trong lĩnh vực kinh doanh xuất
nhập khẩu, khi chuyển đổi cơ chế cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp
không còn được sự bao cấp của Nhà nước mà công ty phải tự hạch toán kinh
doanh tự chịu trách nhiệm trước tài sản của công ty khác với trước đây công
ty chỉ việc thực hiện kinh doanh theo chỉ tiêu của Nhà nước, còn thị trường đã
được nhà nước lo, bị hạn chế nhiều hoạt động trong chức năng kinh doanh, cơ
sở vật chất yếu kém, chưa có kinh nghiệm thị trường. Sau một thời kỳ đã bắt
đầu đi vào ổn định thì cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực ASEAN
xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới, đồng thời tác động mạnh
đến nền kinh tế nước ta trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thị
trường bị thu hẹp sức mua giảm. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất
12
nhập khẩu việc khủng hoảng kinh tế đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu
giảm mạnh, nhất là xuất khẩu. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến
tính hình hoạt động của công ty. Là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực diễn
ra cũng có nghĩa là đồng tiền của các nước ASEAN sẽ trở nên giảm giá trị
hơn so với đồng nội tệ của nước ta làm cho hàng hóa của các nước này khi
xuất khẩu sẽ rẻ hơn so vơí hàng hóa của nước ta, do vậy đã làm giảm khả
năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta, xuất khẩu sẽ trở nên rất khó khăn, dẫn
tới sức mua giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm xuống. Chính điều này đã làm cho
lượng khách của công ty bị giảm sút.
Đứng trước những khó khăn đó công ty đã không lùi bước, bằng mọi
nỗ lực cố gắng, đoàn kết một lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên,
Công ty không ngừng nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, từng bước thâm
nhập thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, đặc biệt trong cuộc
khủng hoảng tài chính 1997-1998 vừa qua kim ngạch xuất nhập khẩu của
công ty không bị ảnh hưởng mạnh, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ

giá trị tài sản. Vốn cố định chiếm một tỷ lệ thấp 41% (năm 99) trong công ty
phân bổ cho toàn bộ công ty dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mỗi đơn vị
thuộc công ty đều có trách nhiệm tự quản lý và bảo quản nó.
Trong quá trình phát triển, nguồn vốn của công ty luôn được mở rộng và
phát triển cả về vốn cố định và vốn lưu động.
Bảng số 2: Khả năng tài chính của công ty qua từng năm
STT Chỉ tiêu
Năm 2000
(đồng)
Năm 2001
(đồng)
Năm 2002
(đồng)
1 Vốn cố định 5.757.475.000 5.959.708.207 7.000.000.000
2 Vốn lưu động 3.474.561.000 5.757.474.539 10.000.000.000
3 Vốn ngân sách nhà nước 3.018.292.000
4 Vốn công ty tự bổ sung 6.213.726.000
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính và nguồn vốn hàng năm của Công ty
Từ bảng số 2 có thể thấy nguồn vốn của công ty tăng lên khá nhanh qua
từng năm trong 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002 nguồn vốn của công ty
tăng bình quân là 28,04% điều đó cho thấy khả năng tự tích lũy của công ty,
nguồn vốn của công ty đã được cải thiện góp phần đáng kể trong việc giải
14
quyết nhu cầu về vốn của công ty.
15
Thu hoạch thực tập Nguyễn Văn Sơn
Bảng số 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến 2001
STT Chỉ tiêu Đơn vị
1999 2000 2001 2001/1999
TH


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status