giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Agribank Hà Nội - Pdf 10

Hc Vin Ngõn Hng Khoỏ lun tt
nghip
LI NểI U

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc
biệt, kinh doanh (Tiền tệ). Nên ngân hàng nắm giữ một vai trò vô cùng quan
trọng trong quá trình phát triển đất nớc. Đó là góp phần giúp nhà nớc điều tiết
nền kinh tế vĩ mô, thông qua vai trò trung gian tài chính. Nghĩa là thực hiện
điều tiết nguồn vốn giữa các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện
tốt vai trò này đòi hỏi ngân hàng phải có sự đầu t vốn lớn, có khả năng đảm bảo
việc thu hút và phân bổ có hiệu quả các nguồn tài chính
Một số nhà kinh tế học cho rằng: Ngân hàng là một trong những sản
phẩm kỳ vị nhất trong những phát minh của nhân loại. Ngân hàng ra đời nh
những đứa con u tú nhất của nền kinh tế hàng hoá và đến nay chính ngân hàng
đã dẫn dắt nền kinh tế đạt đợc những bớc tiến to lớn.
Trớc đây, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế kém
phát triển của nớc ta là sự thiếu vốn trầm trọng, nhng cái thiếu lớn nhất là sức
huy động vốn, thiếu thị trờng vốn cùng với môi trờng pháp lý phù hợp và các
điều kiện cần thiết để động viên, thu hút các nguồn vốn tiềm tàng trong nền
kinh tế, nhất là trong dân c. Vốn là điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung. việt nam hiện nay, vốn đang trở thành một vấn đề
cấp thiết cho quá trình tăng trởng và phát triển nền kinh tế đất nớc. Tuy nhiên
để huy động đợc khối lợng vốn lớn từ nền kinh tế trong nớc là một thách thức
lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hệ thống ngân hàng th-
ơng mại nói riêng. Vốn còn nhiều nhng cần phải tìm ra đợc phơng thức huy
động và lôi vốn ra khỏi những nơi nắm giữ nó. Quản lý và sử dụng tốt số vốn
huy động đợc để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế là một vấn đề đang đợc
nhiều ngời quan tâm, sự khơi thông các dòng vốn đang là nhiệm vụ quan trọng
trong việc hoạch định chính sách kinh tế.
Trn Th Yn-LTCD4E Khoa Ngõn hng
1

2
Hc Vin Ngõn Hng Khoỏ lun tt
nghip
Ngoài lời nói đầuvà kết luậnnội dung của đề tài đợc trình bày theo 3
chơng:
Chơng I : Nhng vn c bn v cụng tỏc huy ng vn ti NHTM
Chơng II : Thực trạng cụng tỏc huy động vốn tại NHNo&PTNT H N i Ch-
ơng III : Giải pháp hon thin cụng tác huy động vốn tại NHNo&PTNT
H N i
Trn Th Yn-LTCD4E Khoa Ngõn hng
3
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NHTM
1.1. Khái quát về NHTM
1.1.1. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm NHTM
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát
triển của nền sản xuất hàng hoá. Sự phát triển của kinh tế là điều kiện và đòi
hỏi sự phát triển của ngân hàng, đến lượt mình sự phát triển của hệ thống
ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sản xuất phát triển dẫn đến lưu thông hàng hoá ngày càng được mở
rộng, khối lượng lưu thông ngày càng lớn, không chỉ trong mỗi địa phương,
trong mỗi quốc gia mà còn được lưu thông giữa các Quốc gia trong khu vực,
giữa các khu vực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi Quốc gia lại sử dụng
những đồng tiền khác nhau, với giá trị khác nhau, điều này đã gây rất nhiều
khó khăn trong quá trình lưu thông, trao đổi hàng hoá. Trước thực tế đó một
số Thương gia đã chuyển sang kinh doanh hàng hoá đặc biệt (từ bỏ kinh

ngân hàng cung cấp thì “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tổ
chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất,
đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế”.[ 4 ] Theo luật các
tổ chức tín dụng của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
hội khoá X (kỳ họp thứ hai, từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12
năm1997) thông qua thì “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền
tệ, và các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử
dụng số tiền này cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.[ 5 ]
1.1.1.2. Chức năng của NHTM trong nền kinh tế.
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
5
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
Một là, chức năng là trung gian tín dụng: trong nền kinh tế thị trường các
giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo ra những khoản thu nhập, chi tiêu
và tích luỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xã hội. Quá trình đó hình thành
nên những người có tiền tích luỹ có khả năng cung cấp tín dụng và những
người có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Nhưng
làm thế nào để họ tìm gặp được nhau và làm sao có thể cùng thoả mãn những
nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiền tiết kiệm đang nằm
phân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mục đích
riêng.
Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của
thi trường tài chính mà trong đó hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo, NHTM
hoạt động như một chiếc cầu nối giữa khả năng cung ứng vốn và nhu cầu về
vốn tiền tệ trong xã hội. Là trung gian tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là
người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là những
người có nhu cầu chi tiêu cần đi vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, bằng
những biện pháp, chính sách và áp dụng những phương pháp kỹ thuật theo

bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tín dụng gắn liền với việc mở rộng
thanh toán qua ngân hàng. Qua việc thực hiện hai chức năng trên ngân hàng
đã thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiền gửi khá lớn tại ngân
hàng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho người khác vay và người
này lại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệ thống ngân hàng.
Quá trình đó NHTM đã tự tạo được khối lượng tiền gửi tăng thêm nhiều lần
từ số tiền gửi đầu tiên (Tiền gửi sử dụng Sec), khối lượng tiền đó sẵn sàng
cung ứng cho nhu cầu thanh toán vì người ta có thể viết Sec để rút tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ, Séc được sử dụng làm phương tiện thanh toán thay thế
cho tiền trong việc mua bán hàng hoá và chi trả dịch vụ khác.
1.1.1.3. Vai trò của NHTM
Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, từ khi ra đời và phát
triển NHTM đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
7
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
triển nền kinh tế thế giới. ở tất cả các nước, hệ thống NHTM đã không ngừng
phát triển, đóng vai trò tập trung những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế
để cung ứng vốn cho các nhà đầu tư cần vốn - Đó chính là quá trình huy động
vốn và sử dụng vốn của các NHTM. Bằng hoạt động của mình NHTM đã
đóng góp một lượng vốn đáng kể và hàng loạt các dịch vụ ngân hàng khác
cho nền kinh tế.
Một là, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp tín dụng cho nền kinh tế,
là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Là một trung gian tín dụng, NHTM đã tích tụ và tập trung được một khối
lượng lớn tiền tạm thời nhà rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực
hiện các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Từ nguồn tiền đó tiến hành cấp
phát tín dụng cho các thành phần kinh tế, những tổ chức và cá nhân cần vốn
để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Tức là ngân hàng đóng vai trò là

rỗi chưa sử dụng đến thì có thể gửi vào ngân hàng khi cần thì có thể rút ra bất
cứ lúc nào. Thông qua chính sách lãi suất ngân hàng đã khuyến khích khách
hàng tiết kiệm tiêu dùng hiện tại để có thể tăng tiêu dùng trong tương lai.
Bốn là, hoạt động ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của
vốn đầu tư dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và phát triển vùng.
Trong hoạt động tài trợ của mình, ngân hàng có thể tài trợ đối với tất cả
các đơn vị và cá nhân trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau. Với hệ
thống các ngân hàng chuyên doanh cùng với mạng lưới chân rết của mình,
NHTM có mặt ở hầu hết các địa bàn trong phạm vi cả nước. Thông qua đó
ngân hàng sẽ tiến hành cho vay đối với những ai cần vốn mà đáp ứng được
các điều kiện của ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành cho vay. Ngoài ra khi
có sự ưu tiên của nhà nước về phát triển ngành nghề hoặc vùng kinh tế nào đó
thì Chính phủ đưa ra những chính sách riêng cho từng vùng và thông qua hệ
thống NHTM sẽ tiến hành cung ứng vốn cho những vùng đó. Hoạt động tín
dụng ngân hàng ngày càng phát triển đã làm cho việc di chuyển vốn diễn ra
một cách dễ dàng, tập trung duy trì lực lượng bình quân từ tất cả các ngành.
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
9
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
Đồng thời với sự tác động của ngân hàng vốn được dịch chuyển từ vùng thừa
vốn sang vùng thiếu vốn đảm bảo cho sự phát triển đồng đều giữa các ngành,
xoá dần sự khác biệt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định.
Năm là, hoạt động của ngân hàng góp phần chống lạm phát.
Với đặc điểm của NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các hoạt
động chủ yếu là huy dộng vốn, cho vay và thực hiện chức năng trung gian
thanh toán. Lượng tiền trong lưu thông được ngân hàng kiểm soát. Thông qua
các khoản mục của NHTM, Ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ xác định được
lượng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế, từ đó để có các biện pháp

chính khác, vay trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ…
1.1.2.2. Tài trợ cho nền kinh tế.
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM,
phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục
tiêu chủ yếu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ các
nhu cầu tín dụng của cộng đồng.
NH cung cấp cho các đối tác những điều kiện cần thiết để họ thực hiện
các hoạt động theo mục tiêu của họ và trên cơ sở đó tìm kiếm thu nhập. Đối
tác của NH có thể là: các doanh nghiệp, các hộ gia đình, chính phủ…có nhu
cầu sẽ nhận được sự tài trợ của ngân hàng nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu của ngân hàng.
1.1.2.3. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: các tiện ích
của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết
kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập
cho khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: các cá nhân và doanh nghiệp nhờ
ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ, tư vấn đầu tư,
quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp.
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
11
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
- Dịch vụ bảo lãnh: ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng của mình mua
chịu hàng hoá trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức
tín dụng khác.
- Cho thuê tài chính: nhằm đáp ứng nhu cầu thuê dài, tài sản thuê có giá
trị lớn, ngân hàng cho khách hàng thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông
qua hợp đồng thuê mua.
- Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác như: Cung cấp dịch vụ

chứng khoán (thị trường vốn dài hạn).
Vốn vừa là phương tiện kinh doanh, vừa là đối tượng kinh doanh, các
NHTM thực hiện kinh doanh loại “hàng hoá đặc biệt” - tiền tệ - trên thị
trường tiền tệ. Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khi thành lập theo qui định của pháp
luật, các ngân hàng phải thường xuyên tìm mọi biện pháp để tăng trưởng vốn
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
b. Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh của Ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt
động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng
yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán,
chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Chúng ta đã biết, đại bộ phận vốn của
ngân hàng là vốn tiền gửi và đi vay, do vậy ngân hàng phải trả cho khách
hàng khi họ có yêu cầu rút tiền. Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi
nhu cầu vay vốn trên thị trường là rất lớn, một mặt ngân hàng không đáp ứng
đủ nhu cầu vay, mặt khác với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu cho vay tối đa
nguồn vốn huy động đuợc, dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Trong khi đó, với một ngânh hàng trường vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả
năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của nền kinh
tế, do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao.
Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của
ngân hàng càng lớn. Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh
toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
13
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể
hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt
động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân
hàng.

xung thêm vốn tự có của ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và
quy mô hoạt động của ngân hàng trên mọi lĩnh vực.
Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho việc sử dụng
tổng hòa các nguồn vốn khác. Trên cơ sở đó, sẽ giúp ngân hàng có đủ khả
năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là
cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch
vụ thuê mua (leasing), mua bán nợ (phactoring), kinh doanh trên thị trường
chứng khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân
tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng
thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Ngoài ra, vốn của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm
bảo khả năng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ,
đảm bảo cân đối tiền – hàng trong nền kinh tế.
Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và của nền kinh tế nên nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói
riêng phải thường xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô,
nâng cao hiệu quả của vốn là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát
triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Vì
vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động
của NHTM ở tất cả các quốc gia.
1.2.2. Nội dung và tính chất của các loại vốn trong NHTM
1.2.2.1. Vốn tự có
Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được
thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu
dài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
15
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt

khi khả năng huy động vốn bị hạn chế. Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro
thanh khoản của ngân hàng.
Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết quả dư gia tăng
bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các
ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.
Các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ lại có nhu cầu vay mượn tức thời
để đảm bảo thanh khoản
Ngân hàng nào có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều
hơn. Ngược lại, các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp họ phải
thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh của các ngân hàng đầu tư.
1.2.2.4. Vốn khác
Vốn khác là toàn bộ giá tị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông
qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác
đầu tư. Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác.
1.2.3.Các hình thức huy động vốn trong NHTM
1.2.3.1 Tiền gửi của khách hàng
A. Tiền gửi của tổ chức kinh tế
a) Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân
hàng nhưng khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải luôn
đảm bảo yêu cầu này.
Mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và
hưởng các dịch vụ ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng. Tỷ trọng tiền
gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
cao và nguồn vốn này có tính ổn định tương đối cao vì bao giờ các tổ chức
kinh tế cũng duy trì ít nhất ở một số dư nhất định. Đối với nguồn vốn này
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
17
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
ngân hàng chỉ phải trả lãi thấp nhưng chi phí phi lãi rất cao. Đó là chi phí mua

1.2.3.2. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
Ngày nay trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cạnh tranh là yếu
tố không thể thiếu được. Các NHTM cạnh tranh nhau về lãi suất huy động
đến lãi suất cho vay. Trong lĩnh vực huy động vốn các NHTM phải luôn luôn
tìm các biện pháp để có thể huy động được đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu
cầu sử dụng vốn của mình. Các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền
thống để huy động vốn mà còn đưa ra các các công cụ mới có hiệu quả hơn để
huy động vốn một cách dễ dàng đáp ứng nhu cầu vốn của mình và kỳ phiếu,
trái phiếu ngân hàng đã ra đời. Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác
nhận khoản nợ của ngân hàng với người nắm giữ. Kỳ phiếu được phát hành
thường xuyên và có kỳ hạn ngắn: 3, 6...12 tháng. Trái phiếu thường có kỳ
hạn lớn hơn 1 năm.
Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy động
được đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng
vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do
ngân hàng phải trả lãi cao hơn các hình thức huy động truyền thống.
1.2.3.3. Huy động vốn qua đi vay
a. Vay TCTD khác
Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể vay TCTD khác thông qua
thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này thường cao và
thời gian sử dụng thường ngắn. Các ngân hàng cho nhau vay dưới các hình
thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn.
b. Vay NHTW
NHTW cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu giáy tờ có giá. Mục
đích cho vay của NHTW với NHTM là: thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo
an toàn hệ thống ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này cao hay thấp phụ
thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW: giả sử khi NHTW muốn tăng mức
cung ứng tiền thì NHTW sẽ giảm mức lãi suất chiết khấu từ đó sẽ kích thích
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
19

20
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
năng bị rút ra thì lượng vốn dành cho vay, cho đầu tư sẽ không lớn. Như vậy
hiệu quả sử dụng sẽ không cao và ngân hàng phải thường xuyên đối đầu với
vốn để thanh khoản. Nhưng nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn ổn định
thì ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn vốn đó vào các hoạt động có thu
nhập cao. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nếu ngân hàng thấy có nguồn
vốn ổn định thì sẽ huy động hết ngay hay ngựơc lại, mà việc huy động vốn
của ngân hàng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngân hàng về vốn. Nếu
huy động được ít thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng, Không đa dạng hoá được các hoạt động kinh doanh, không nâng cao
được vị thế trong cạnh tranh và sẽ bị mất hết khách hàng. Còn nếu huy động
nhiều mà không sử dụng hết thì vốn sẽ bị “ đóng băng “ khiến lợi nhuận sẽ bị
giảm sút, do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo như chi bảo quản, kế
toán, kho quỹ... mà không có khoản nào bù đắp lại.
Nói tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ
đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn trong NHTM
Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Vì vậy, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy
động vốn cũng có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số chỉ
tiêu dưới đây để đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trên khả năng sử dụng
vốn và chi phí của đồng vốn.
* Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian :
Đánh giá qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy
động có kỳ hạn. Nguồn vốn tăng đều qua các năm ( 1 năm sau - trước > 0 )
đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng
trưởng ổn định.
Nguồn vốn có số lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian của

ngân hàng nước ngoài phát triển các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ và
các sản phẩm về cho vay nội tệ.
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
22
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật : luật
dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ...do đó hoạt động huy động
vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước,
chính sách của NHTW như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng...
Sự thay đổi của những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn
và chất lượng nguồn của NHTM.
b. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả
năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư
và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng.
Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát,
thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính
phủ... sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó
ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ khi thu nhập bình
quân đầu người tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm tăng và người dân gửi tiền vào
ngân hàng tăng và ngược lại.
c. Môi trường dân số
Môi trường dân số là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành
nhu cầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà
còn là căn cứ để hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng. Đồng thời môi
trường dân số là cơ sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của
ngân hàng. Môi trường dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của ngân
hàng do đó ngân hàng phải nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường dân số trước khi
đưa ra chiến lược huy động vốn để có hể huy động được nguồn vốn phù hợp

tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phàn tất yếu
của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc huy
động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước
đang phát triển như Việt Nam việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều
khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ
ngân hàng. Mặt khác ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với người
Trần Thị Yến-LTCD4E Khoa Ngân hàng
24
Học Viện Ngân Hàng Khoá luận tốt
nghiệp
dân sau hàng loạt sự kiện đã xảy ra như: đổi tiền 1985-1986, tỷ lệ lạm phát
600-700% làm nhiều người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tín dụng
nhân dân và hàng loạt sự kiên khác có liên quan đến ngân hàng : Dệt Nam
Định, Minh phụng EPCO làm cho các ngân hàng bị thiệt hại lớn.Ngân hàng
chưa chú trọng đến công tác marketing, tiếp thị, quảng cáo...người dân còn
thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân
hàng vì vậy cho đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi
ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời
gian do thủ tục rườm rà...
1.3.3.2 Nhân tố chủ quan
a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù
hợp. Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc
thu hẹp quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng
nguồn vốn, lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng
sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao.
b. Chính sách lãi suất cạnh tranh
Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và
lãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc
duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status