xây dựng phần mềm quản lý nhân sự cho kho bạc nhà nước hải dương - Pdf 10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………
Chương 1: Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Hải Dương và tính cấp
thiết của đề tài…………………………………………………………
1.1 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Hải Dương………………………
1.2 Công tác ứng dụng công nghệ tin học và tính cấp thiết của đề tài…
Chương 2: Một số lý luận chung về phân tích, thiết kế hệ thống
thông tin………………………………………………………………….
2.1 Khái quát về việc phân tích hệ thống thông tin………………………
2.1.1 Định nghĩa và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin….…
2.1.2 Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin
2.2 Đánh giá yêu cầu phát triển hệ thống thông tin………………………
2.2.1 Sự cần thiết của việc đánh giá yêu cầu……………… ………
2.2.2 Các công đoạn của giai đoạn đánh giá yêu cầu…………… ….
2.3 Phân tích chi tiết hệ thống thông tin………………………………….
2.3.1 Mục tiêu của giai đoạn phân tích chi tiết………………………
2.3.2 Các phương pháp thu thập thông tin………………… ……….
2.3.3 Mã hoá dữ liệu…………………………………………………
2.3.4 Các công đoạn của giai đoạn phân tích chi tiết………… …….
2.3.5 Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại………… …
2.4 Thiết kế Logic cho hệ thống thông tin mới…………………………
2.4.1 Mục đích……………………………… ………………………
2.4.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu và tính nhu cầu bộ nhớ………………
2.4.3 Thiết kế Logic xử lý…………………………………………
3
5
5
17
20
20

Chương 3: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự
cho Kho bạc Nhà nước Hải Dương…………………………………….
3.1 Phân tích hệ thống……………………………………………………
3.2 Sơ đồ phân tích……………………………………………………….
3.2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IFD)… ………………………………
3.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)……… ……………………………
3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu………………………………………………
3.4 Một số giao diện chính của chương trình……………………………
KẾT LUẬN………………………………………… …………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………… ……………………….
PHỤ LỤC………………………………………………………………
39
39
39
40
40
41
43
43
46
46
47
48
48
49
49
52
57
66
77

3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nội dung chính của chuyên đề được chia thành 3 chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Hải Dương và tính cấp
thiết của đề tài.
Chương 2: Một số lý luận chung về phân tích, thiết kế hệ thống
thông tin.
Chương 3: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự
cho Kho bạc Nhà nước Hải Dương.
Chương 1 cho ta cái nhìn tổng quan về cơ sở thực tập, sự cần thiết của
tin học hoá trong công tác quản lý cũng như các vấn đề cần phải đổi mới trong
công tác quản lý để Kho bạc có thể quản lý công việc, nguồn nhân lực một cách
tốt nhất mà vẫn đảm bảo được tính hiệu quả của nó.
Chương 2 giới thiệu tổng quát về việc phân tích và thiết kế hệ thống
thông tin, cho ta cái nhìn toàn diện về một hệ thống thông tin từ lúc bắt đầu xây
dựng đến khi đưa vào hoạt động.
Chương 3 trình bày những vấn đề cơ bản nhất, kết quả thu được từ việc
phân tích thiết kế hệ thống thông tin, cho ta biết các cơ sở dữ liệu đầu vào cũng
như đầu ra của chương trình phần mềm cần xây dựng.
Mặc dù đã rất cố gắng xong thời gian có hạn và kinh nghiệm kiến thức
vẫn còn hạn chế nên việc phân tích thiết kế vẫn còn có nhiều thiếu xót cần được
bổ xung, vì vậy em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, các cô
và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HẢI DƯƠNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI DƯƠNG.

dịch vụ tín dụng nhà nước, công tác thống kê Kho bạc Nhà nước.
+ Trực tiếp thực hiện công tác cấp phát, quyết toán vốn chương trình mục
tiêu quốc gia và thực hiện dịch vụ tín dụng nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
+ Xây dựng định mức tồn ngân và tổ chức quản lý và điều hoà tồn ngân
theo qui định.
+ Tổ chức công tác phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu chính phủ, lập
kế hoạch, thông tin tuyên truyền tổng hợp và báo cáo Kho bạc Nhà nước về tình
hình phát hành thanh toán công trái, trái phiếu chính phủ.
Phối hợp với các cơ quan chức năng giúp uỷ ban nhân dân tỉnh xây
dựng đề án phát hành các loại trái phiếu khác.
+ Tổ chức thực hiện công tác thống kê Kho bạc Nhà nước, tổng hợp, phân
tích các chỉ tiêu về tình hình hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước tỉnh,
thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Tham gia ý kiến về các chủ
trương phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp tài chính của địa phương.

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Phối hợp với phòng kế toán trong việc xác nhận số thực chi ngân sách
Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước phần kinh phí do phòng Kế hoạch tổng hợp
trực tiếp quản lý, cấp phát.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh giao.
- Phòng Kế toán:
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán ngân sách Nhà nước
và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước theo quy định đối với Kho bạc Nhà
nước huyện trực thuộc.
+ Tham gia ý kiến xây dựng chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt
động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động
nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.

tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn
vốn ngân sách Nhà nước các cấp đối với Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc.
+ Tham gia ý kiến về chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách
Nhà nước các cấp trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tham gia ý kiến với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc
hoạch định chính sách đầu tư, các chương trình, dự án trên địa bàn.
+ Trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách
Nhà nước các cấp tại cơ quan Kho bạc Nhà nước tỉnh.

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Lập kế hoạch nhu cầu thanh toán vốn đầu tư gửi sở Tài chính và Kho bạc
Nhà nước. Thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho bạc Nhà nước
các huyện trực thuộc.
+ Chuyển vốn đầu tư cho Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc.
+ Tổng hợp báo cáo định kì, đột xuất về tình hình thanh toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn
ngân sách Nhà nước các cấp.
+ Thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước các cấp với Kho
bạc Nhà nước và cơ quan tài chính địa phương.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh giao.
- Phòng Tin học:
+ Hướng dẫn và kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ thông tin đối với
Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc.
+ Phối hợp với các phòng chức năng triển khai các chương trình ứng dụng
áp dụng thống nhất trong hệ thống theo chỉ đạo và hướng dẫn của Kho bạc Nhà

+ Trực tiếp giao dịch thu, chi tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
+ Tổ chức thực hiện việc vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá và tài sản
quý theo lệnh của cấp có thẩm quyền.
+ Bảo quản an toàn tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý, các tài sản tạm
thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện chi trả các tài sản tạm thu, tạm
giữ, tạm gửi do Kho bạc Nhà nước tỉnh quản lý theo quyết định của cấp có thẩm
quyền.
+ Thống kê, tổng hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ kho, quỹ
theo chế độ quy định.
+ Phối hợp với các phòng liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ
thừa, thiếu, mất tiền, giấy tờ có giá, giấy tờ quý trong kho, quỹ tại Kho bạc Nhà
nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước các huyện trực thuộc; đề xuất, kiến nghị các
biện pháp xử lý.
+ Phối hợp với cơ quan công an tỉnh trong công tác bảo vệ an ninh và an
toàn tài sản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước các huyện trực
thuộc.
+ Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh việc trang cấp
các thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên dùng cho kho tiền và việc kiểm nhận, bảo
quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý đối với Kho bạc Nhà
nước tỉnh và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn
kho quỹ tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
- Phòng Kiểm tra, kiểm soát:
+ Xây dựng kế hoạch và nội dung kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đột xuất đối
với Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc và tại Kho bạc Nhà nước tỉnh theo
hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước. Hướng dẫn Kho bạc Nhà nước các huyện

tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng lương, quản lý thẻ công
chức Kho bạc Nhà nước theo phân cấp.

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dài hạn và hàng năm của Kho bạc
Nhà nước tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; cử cán bộ thuộc diện cán bộ
quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập, nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước.
+ Là thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Kho bạc Nhà nước tỉnh;
giúp Hội đồng thi đua khen thưởng Kho bạc Nhà nước tỉnh xây dựng và tổ chức
thực hiện các phong trào thi đua; tổng hợp và xét duyệt kết quả thi đua của các
đơn vị thuộc và trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh.
+ Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh.
+ Quản lý hồ sơ công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định.
+ Tổng hợp các báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về công tác tổ chức
cán bộ, đào tạo bồi dưỡng và thi đua khen thưởng theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh giao.
- Phòng Hành chính - Tài vụ - Quản trị:
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra công tác văn thư lưu trữ, quản
lý con dấu tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc
theo chế độ quy định.
+ Thực hiện quản lý tài chính và hạch toán kế toán nội bộ, thực hiện chế độ
thông tin, báo cáo, quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do Kho bạc
Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo chế độ quy định.
+ Hướng dẫn Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc lập dự toán thu, chi hàng
năm theo quy định; xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi hàng năm của Kho
bạc Nhà nước toàn tỉnh. Thông báo dự toán và phân bổ nguồn kinh phí cho các
đơn vị sau khi được phê duyệt.
+ Lập kế hoạch xây dựng cơ bản nội bộ dài hạn, hàng năm của Kho bạc Nhà

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dẫn, trả lời các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các văn bản
được Giám đốc uỷ quyền.
Qua 16 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Hải Dương đã vượt qua
nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển. Có thể khẳng định đã đóng góp
tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước và của tỉnh thông qua những kết quả cụ
thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ, hạch toán chính xác các nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, kiểm soát và đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các cấp,
ngành trên địa bàn, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển, từng bước
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, nâng cao chất lượng quản lý…
Cùng với những chức năng trên, Kho bạc Nhà nước Hải Dương còn có
các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các Kho bạc Nhà nước huyện thuộc tỉnh
thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của Kho
bạc Nhà nước.
- Tập trung các khoản thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, hạch toán các
khoản thu cho các cấp ngân sách (trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để
nộp ngân sách Nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho
ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật).
- Tổ chức thực hiện chi ngân sách Nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả
các khoản chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước theo hướng dẫn của Kho bạc
Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng
Bộ Tài chính và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
15

- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây
dựng cơ bản nội bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định.
- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch theo quy định của Kho bạc Nhà
nước.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà
nước, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng
hoạt động, công khai các thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông
tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.
1.2 CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ TÍNH CẤP
THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với hoạt
động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước trước mắt cũng như lâu dài, việc ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc Nhà nước Hải
Dương đã được quan tâm một cách tích cực, toàn diện trên tất cả các khâu của
quá trình tin học hoá, từ trang thiết bị, đào tạo cán bộ, tổ chức triển khai, vận
hành khai thác có hiệu quả các chương trình ứng dụng để việc khai thác, sử dụng
ngày càng hiệu quả hơn, đem lại lợi ích thiết thực hơn. Ngay từ đầu mới thành
lập, công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ tin học đã được lãnh đạo Kho bạc Nhà
nước Hải Dương hết sức quan tâm và chú trọng. Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện
đa dạng các hình thức đào tạo (cử cán bộ có trình độ đi học chuyên sâu, nâng cao
do Kho bạc Nhà nước Trung ương mở, đào tạo cơ bản tại chỗ…) cho phù hợp
với từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao trình độ tin học cho mọi cán bộ công
chức. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ Phó Trưởng phòng, Phó Giám đốc Kho bạc
Nhà nước Huyện trở lên đều đã được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về tin

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
học quản lý, các chương trình ứng dụng của Kho bạc và đều có thể khai thác

phải là việc đơn giản, dễ dàng, với mong muốn việc quản lý cán bộ trở lên thuận
tiện và đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả của công việc cho cơ quan
nơi em thực tập, em đã chọn đề tài “xây dựng phần mềm quản lý nhân sự cho
Kho bạc Nhà nước Hải Dương”.
Khi phần mềm được đưa vào sử dụng, nó sẽ giúp cho việc cập nhật các
danh mục một cách dễ dàng, tiết kiệm được thời gian, có khả năng lưu trữ thông
tin về cán bộ nhân viên trong suốt quá trình hoạt động của công ty, tránh được sự
trùng lặp số liệu, hạn chế tối đa sự sai lệch thông tin, việc đưa ra các báo cáo
cũng nhanh và thuận lợi hơn rất nhiều so với việc lưu trữ trên sổ sách, nói chung
việc quản lý nhân sự ở cơ quan sẽ trở nên thuận lợi hơn, đồng thời vẫn đảm bảo
được tính hiệu quả của công việc.

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH,
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN.
2.1.1 Định nghĩa và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần
cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân
phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị
tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ
các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu
đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích
(Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage).
Hình 2.1: Mô hình hệ thống thông tin
Như hình trên minh hoạ, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: Bộ
phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra.

chức phải xem lại những thiết bị hiện có trong hệ thống thông tin của mình. Khi
các hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời nhiều tổ chức phải rà soát lại các hệ thống

SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thông tin của mình để quyết định những gì họ phải cài đặt khi muốn sử dụng
những công nghệ mới này.
Cuối cùng vai trò của những thách thức chính trị cũng không nên bỏ
qua, nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một hệ thống thông
tin. Chẳng hạn, không phải là không có những hệ thông tin được phát triển chỉ vì
người quản lý muốn mở rộng quyền lực của mình và khi ông ta biết rằng thông
tin là một phương tiện thực hiện điều đó.
Việc người ta nhận ra yêu cầu phát triển hệ thông tin rõ ràng là chưa
đủ để bắt đầu sự phát triển này. Trong phần lớn các tổ chức, có các cơ chế, ít
nhiều chính thức đang tồn tại, để xác định liệu một nghiên cứu phát triển về hệ
thống thông tin có nên được thực hiện hay không. Vấn đề có thể là một yêu cầu
đơn giản gửi tới từ một bộ phận hoặc một phòng ban đến lãnh đạo các bộ phận
tin học của tổ chức, những người này chịu trách nhiệm quyết định liệu yêu cầu
có thể chấp nhận được không. Bởi vì tình trạng như vậy có thể thường được xem
như là để ngỏ cửa, nhiều tổ chức đặt ra một hội đồng tin học chịu trách nhiệm về
những quyết định loại đó. Trong đại đa số trường hợp hội đồng tin học được cấu
thành từ người chịu trách nhiệm về tin học cùng với những người chịu trách
nhiệm về các chức năng chính của tổ chức. Cách thức này đảm bảo rằng mọi
khía cạnh đều được xem xét khi một quyết định được đưa ra.
2.2 ĐÁNH GIÁ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN.
2.2.1 Sự cần thiết của việc đánh giá yêu cầu.
Sau khi nhận thức được sự cần thiết phải tiến hành thay đổi hay hiệu
chỉnh một hệ thông tin người quản lý chịu trách nhiệm về vấn đề đó phát biểu
yêu cầu phát triển hệ thống. Yêu cầu này sẽ được gửi tới lãnh đạo bộ phận tin


SV: Phạm Trung Bằng_Lớp Tin 45B Khoa Tin học kinh tế
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thẩm định dự án là làm quen với hệ thống đang xem xét, xác định thông tin phải
thu thập cũng như nguồn và phương pháp thu thập cần dùng. Số lượng và sự đa
dạng của nguồn thông tin phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của hệ thống
nghiên cứu. Chẳng hạn, thẩm định yêu cầu phát triển hệ thống lập hoá đơn bán
hàng cho một doanh nghiệp nhỏ sẽ yêu cầu tư vấn với số lượng nguồn thông tin
ít hơn so với hệ quản lý nhân sự của một doanh nghiệp lớn mà nhân viên được tổ
chức thành nhiều công đoàn.
Trong một dự án với quy mô lớn có nhiều người tham gia vào thẩm
định yêu cầu thì cần phải xác định nhiệm vụ cho từng thành viên và xác định
phương tiện kết hợp giữa các nhiệm vụ.
- Làm rõ yêu cầu:
Làm rõ yêu cầu có mục đích là làm cho phân tích viên hiểu đúng yêu
cầu của người yêu cầu. Xác định chính xác đối tượng yêu cầu, thu thập những
yếu tố cơ bản của môi trường hệ thống và xác định khung cảnh nghiên cứu.
Yêu cầu phát triển hệ thống nhiều khi được thông báo một cách rất
chung chung, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn. Chẳng hạn như một nhà quản lý yêu
cầu “làm lại hệ thống quản lý đơn đặt hàng” nhưng thực ra ông ta muốn sửa hệ
thống thu nhận đơn đặt mua hàng và việc sử dụng nó chưa có hiệu quả. Về phần
mình phân tích viên có thể hiểu thông báo trên có nghĩa là nhà quản lý muốn làm
lại toàn bộ hệ thống từ việc thu nhận đơn, chuyển chúng về bộ phận sản xuất,
chuẩn bị phân phối hàng, làm hoá đơn thanh toán và gửi chúng tới tài khoản
khách hàng.
Làm sáng tỏ yêu cầu được thực hiện chủ yếu qua những cuộc gặp gỡ
với những người yêu cầu sau đó là với những người quản lý chính mà bộ phận
của họ bị tác động hoặc bị hệ thống nghiên cứu ảnh hưởng tới. Thêm vào đó để



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status