đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản ở việt nam hiện nay - phương hướng và giải pháp - Pdf 10

1
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt
động sản xuất vật chất. Nó là kết quả lao động sáng tạo của con người, là
phương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi
dân tộc ở mọi thời đại. Mặt khác, từ khi xã hội loài người phân chia thành giai
cấp thì xuất bản không chỉ đóng vai trò phản ánh đời sống tinh thần và vật
chất của con người mà còn mang tính giai cấp ngày càng rõ rệt, là nguồn lực
và vũ khí sắc bén của đấu tranh giai cấp.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta
luôn thực thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủ
của nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. Hiến pháp Nhà nước Việt
Nam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời
nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi
cho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng, trên nền táng luật pháp. Tuy
nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống
pháp luật nhiều năm tồn tại đã dần dần bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưa
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới.
Thực tiễn đã chứng minh việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt
động xuất bản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hoá - tư
tưởng, đồng thời cũng chính là điều chỉnh hoạt động văn hoá - tư tưởng trong
cơ chế thị trường. Bài viết sau đây có thể phần nào khái quát về pháp luật xuất
bản ở Việt Nam, một lĩnh vực hoạt động đa dạng và hết sức phong phú.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý,
đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo TS.Bùi Đức Thọ đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
2
3
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng và kinh nghiệm có hạn

âm, với số lượng 200 bản. Người ta còn gọi là cuốn Phúc âm 42 dòng, vì mỗi
4
5
cột có 42 dòng. Đây là bước phát triển mới vượt bậc về in, dẫn đến một thời
kỳ phát triển mới của xuất bản. Đúng như Ăngghen đã đánh giá về nghề in
trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”: “Nghề in ra đời, đó là một bước
ngoặt vĩ đại nhất trong tất cả các bước phát triển từ trước đến nay của thời đại
chúng ta”.
Là hoạt động do con người sáng tạo ra, và chính nó phục vụ lợi ích của
con người, xuất bản đã ứng dụng và phản ánh sự phát triển nhiều mặt của xã
hội loài người, chính vì vậy xuất bản đã không ngừng phát triển. Từ chỗ chỉ là
hoạt động của từng nhóm người có ảnh hưởng trong phạm vị hẹp, nó đã được
xã hội hoá. Từ chỗ sản phẩm sách ở trình độ thô sơ, mộc mạc, tiến tới đa
dạng, phong phú về hình thức, loại hình và nội dung. Sản phẩm của ngành
xuất bản không chỉ có sách, mà còn bao gồm các loại hình khác đó là tranh,
ảnh, bản đồ, địa đồ, khẩu hiệu, bưu ảnh v.v Nghề làm sách từ chỗ đơn giản,
thủ công qua nhiều bước phát triển, đã đạt tới trình độ tự động hoá. Lao động
biên tập ở nhà xuất bản đã ứng dụng tiến bộ của công nghệ tin học, trong hoạt
động sáng tạo và xử lý bản thảo, hoàn chỉnh bản mẫu để in hàng loạt. Hoạt
động phổ biến, sau này gọi là phát hành sách với các cửa hàng tự chọn được
quản lý bằng camera, và máy vi tính, với các loại xe chuyên dụng bán sách
lưu động, bán sách đặt trước qua bưu điện, bán sách khuyến mại.
Ngày nay xuất bản đã trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển. Bất
cứ quốc gia nào cũng tận dụng khả năng của nó để nâng cao dân trí, phục vụ
kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, giao lưu văn hoá với các nước trên thế
giới. Nhiều nước phát triển có những tập đoàn xuất bản - báo chí mạnh, đạt
hiệu quả kinh tế cao. ở Nhật có tới 5000 nhà xuất bản, chiếm 1/200 tổng số
giá trị sản phẩm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tại Mỹ, ngành xuất bản
đứng vị trí thứ 3 về tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản phẩm.
5

dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống
tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá vớicác nước, góp phần vào
sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bằng xuất
bản phẩm của mình, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi
ích quốc gia, phá hoạ nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt
Nam.
Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động
vào quá trình sáng tạo của tác gải để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn
chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều
người.
1.2. Vị trí của xuất bản trong đời sống xã hội
Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt
động sản xuất vật chất. Về phương diện văn hoá tư tưởng, sách và các xuất
bản phẩm do hoạt động xuất bản mang lại là sản phẩm tinh thần. Nó là kết
quả lao động sáng tạo của con người, cho con người và vì con người. Các giá
trị xã hội chứa đựng trong sách thể hiện và thoả mãn nhu cầu đa dạng, phong
phú về nhiều mặt của đời sống xã hội. Nó là một bộ phận rất quan trọng phản
ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi dân tộc, ở mọi thời đại. Nội
dung chính trị - xã hội, pháp luật văn học - nghệ thuật, khoa học - công nghệ
chứa đựng trong sách là ý tưởng của tác giả, nhà xuất bản nhằm truyền bá, bồi
dưỡng và nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân,
mở rộng giao lưu văn hoá với các nước. Giá trị cơ bản của sách nói riêng,
xuất bản phẩm nói chung là giá trị văn hoá tinh thần, do lao động tinh thần
của con người tạo ra. Mục đích chủ yếu, lý do tồn tại của nó là văn hoá, tư
tưởng. ở Việt Nam, các nhà xuất bản là phương tiện, cong cụ của cơ quan
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị. Vì vậy, hoạt
động xuất bản là hoạt động văn hoá, tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng.
7
8
Về phương diện sản xuất vật chất, các giá trị tinh thần, do lao động tinh

Các văn nghệ sĩ, nhà khoa học bằng lao động của mình đã sáng tạo ra
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học. Song, các thành tựu
đó chỉ là những sản phẩm đơn chiếc. Việc phổ biến nó chỉ dừng lại ở phạm vi
hẹp. Trong khi các tác giả muốn truyền bá ý tưởng sáng tạo của mình cho cả
cộng đồng thưởng thức, áp dụng vào đời sống. Công chúng muốn được tiếp
nhận nhanh và thuận tiện các giá trị chứa đựng trong các tác phẩm. Cùng với
các hoạt động văn hoá khác, xuất bản đã ra đời để áp ứng yêu cầu khách quan
đó của xã hội. Xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng là thể vật chất đã xã
hội hoá các giá trị lao động của văn nghệ sĩ, trí thức từ tác phẩm của họ.
Là sản phẩm do lao động của tác giả tạo thành, các tác phẩm được xuất
bản “đón rước, nâng niu”, được lao động biên tập góp phần hoàn thiện, nâng
cao giá trị, các lao động chuyên môn khác tham gia vào quá trình vật chất hoá
thành các loại hình xuất bản phẩm cụ thể. Vì vậy, người ta đã ví lao động biên
tập -xuất bản như “bà đỡ” cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và
công nghệ công bố dưới hình thức xuất bản phẩm.
Vai trò thứ hai: xuất bản - Phương tiện phản ánh đời sống tinh thần của
nhân loại, và mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hoá
Loài người từ khi sinh ra đã phải lao động và chống chọi với thiên
nhiên để sinh tồn. Chính trong lao động, đấu tranh chinh phục thiên nhiên, và
sau này đấu tranh giai cấp khi xã hội có giai cấp, họ đã sáng tạo ra các giá trịn
tinh thần. Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ các giá
trị văn hoá tinh thần. Vì vậy, khi nó tới văn hoá là nói tới con người, tới việc
phát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện và hướng
con người tới chân, thiện, mỹ.
9
10
Văn hoá tinh thần của loài người, xét về cấu trúc là toàn bộ các giá trị
do con người sáng tạo ra về khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống,
pháp luật, tôn giáo, v.v Các giá trị đó được thể hiện dưới các hình thức nhất
định. Theo sự phát triển của xã hội, các hoạt động văn hoá được hình thành

là chiếc đòn bẩy mạnh mẽ của văn hoá và của việc giáo dục tinh thần cho
nhân dân. Xuất bản biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tư
tưởng, cuộc đấu tranh của những nhu cầu, những nhiệt tình; cuộc đấu tranh
của lý luận, lý trí và hình thái”
Ngày nay trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học và công
nghệ, đã kéo theo sự phát triển không ngừng của văn hoá. Với sự đa dạng về
phương thức, phương tiện, loại hình và sản phẩm văn hoá, việc phổ biến
nhanh nhạy của các phương tiện thông tin đại chúng, đã làm cho không ít
người băn khoăn về việc tồn vong của xuất bản. Nhưng với vai trò như trình
bày trên, xuất bản vẫn sẽ tồn tại và phát triển cùng xã hội loài người. Nó sẽ
tiếp nhận các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đa dạng hoá xuất bản phẩm,
đa năng hoá xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của
bạn đọc.
1.4. Đặc điểm của xuất bản
Phần này chỉ trình bày những đặc điểm cơ bản liên quan đến việc điều
chỉnh của pháp luật.
Đặc điểm thứ nhất: xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là
hoạt động kinh tế
Là một bộ phận của văn hoá, xuất bản chịu sự chi phối của các quy luật
phát triển văn hoá. Lao động xuất bản trong đó trung tâm là biên tập, một loại
lao động khoa học; tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học, nghệ
thuật. Nó là lao động chất xám. Trong tác phẩm “Lao động sáng tạo” Nhà văn
11
12
M.X Goorki đã viết: “Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm của mình không thể như
người công nhân dùng đe, búa để rèn lưỡi hái, họ làm việc bằng cái đầu chứ
không bằng cơ bắp”.
Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việc
cảm hoá con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục
đích của con người. Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trí

luật phát triển vh và quy luật kinh tế trong xuất bản. Từ đó giải quyết mối
quan hệ tác động giữa chúng, tiến tới xử lý thoả đáng mối quan hệ về hiệu
quả kinh tế - hiệu quả xã hội - hiệu quả chính trị của hoạt động xuất bản, và
của từng xuất bản phẩm cụ thể. Các chế định của luật, các quy phạm pháp luật
phải thể hiện được đặc trưng rất riêng biệt này. Có như vậy, pháp luật mới có
sức sống điều chỉnh, tạo lập môi trường lành mạnh để hoạt động xuất bản
phát triển, đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm thứ hai: xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy
trình sản xuất đặc thù.
Xuất bản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế kỹ
thuật đạt lợi nhuận cao ở các nước phát triển. Hoạt động của nó là dạng hoạt
động sản xuất vật chất đặc biệt. Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sách
quy định. Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của lao
động tư duy, lao động trí óc. Đây là nhu cầu khách quan của việc sản xuất sản
phẩm vh tinh thần. Bởi vì chỉ có tư duy và tư duy sáng tạo mới “đẻ” ra những
“đứa con tinh thần”. Từ đó thông qua một quy trình sản xuất đặc thù, giá trị
tinh thần do tư duy mang lại được vật hoá thành xuất bản phẩm.
Đặc điểm thứ ba: xuất bản phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt
Là một loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, xuất bản phẩm
nói chung, sách nói riêng cũng như mọi sản phẩm khác, nó là kết quả của lao
13
14
động sống và lao động quá khứ được vật hoá. Vì vậy, xuất bản phẩm cũng có
giá trị và giá trị sử dụng. Khi vào lưu thông nó trở thành hàng hoá. Và chính
từ thị trường trao đổi, mới có thể thực hiện giá trị của nó. Nhưng sách là một
loại hàng hoá đặc biệt. Tính đặc biệt ở đây là do tính đặc biệt của giá trị và giá
trị sử dụng của sách quy định.
Về giá trị xuất bản phẩm:
Xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng là sản phẩm được kết tinh từ
lao động xuất bản, bao gồm lao động sống và lao động quá khứ. Các tiêu hao

cũng biểu hiện giá trị của hàng hoá. Một cuốn sách có nội dung tốt có thể bán
giá cao. Néu lại được in trên giấy tốt, trình bầy đẹp người mua chấp nhận các
chi phí đó ở giá bán. Ngược lại, một cuốn sách nội dung bình thường, dù là in
trên giấy tốt cũng sẽ ít người mua, thậm chí bị ế.
Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy một số
thuộc tính sau:
- Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi
mà còn được nhân lên. Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, như
uống nước khi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâu
dài trong nhận thức. Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời. Người đọc
sách còn truyền cho người khác qua việc kể lại nội dung. Một cuốn sách đâu
chỉ một người đọc, mà được truyền tay nhau để đọc Đặc biệt khi ở trong thư
viện thì vòng luân chuyển của sách lại càng cao. Trong khi một ấm trà chỉ có
một số ít người uống, và khi uống xong là hết.
M. I. Calirin (1875-1946) đã từng nói: “Theo tôi, sách tốt là cuốn sách
mà dưới tấm bìa của nó, cuộc sống sôi nổi, rộn ràng như máu chảy dưới da, là
15
16
cuốn sách khiến người ta đọc nhớ rất lâu nếu như không phải là nhớ mãi mãi,
là cuốn sách mà ai ai cũng muốn được đọc lần nữa”.
- Người tiêu dùng sách sẽ hài lòng khi được tiếp thu giá trị của nó, và
không chỉ có vậy, mà cái tiếp nhận được sẽ giúp người tiêu dùng có những
quyết định đúng đắn trong cuộc sống, đưa họ tới những hoạt động không phải
chỉ ở dạng tinh thần mà còn sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới.
Các giá trị tinh thần của xuất bản phẩm được tiêu dùng không những
không mất đi, mà còn chuyển hoá thành lực lượng vật chất, để con người có
hành động tích cực cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính mình.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, dù là vật liệu cấu thành tốt đến
đâu đi chăng nữa, thì sách cũng phải rách nát trong quá trình tiêu dùng.
Nhưng đời sống của cái vỏ vật chất đó vẫn dài hơn so với một số hàng hoá

cầm quyền, vai trò và năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước. Đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế
văn hoá,xã hội, khoa học, ngoại giao, an ninh, quốc phòng v.v đều được in
thành xuất bản phẩm phục vụ rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Từ đó, tạo niềm
tin của dân với Đảng và chính quyền, làm cơ sở cho các hoạt động của dân
biến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành hiện thực.
- Xuất bản góp phần phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, hội
nghề nghiệp; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc lãnh đạo và quản
lý xã hội, và trong hoạt động xuất bản.
- Xuất bản góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, trao đổi văn hoá với các
nước. Bằng xuất bản phẩm của mình, xuất bản góp phần để bạn bè hiẻu về
một Việt Nam văn hiến, đang phát triển theo đường lối đổi mới, để tiếp thu
tinh hoa văn hoá thế giới, khoa học và công nghệ mới nhằm công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước.
17
18
Thứ hai: Hiệu quả kinh tế của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về
xuất bản.
Xuất bản là hoạt động văn hoá tư tưởng, đồng thời là hoạt động sản
xuất vật chất. Mặt sản xuất vật chất, trong điều kiện kinh tế thị trường, tất yếu
phải dẫn tới sản xuất kinh doanh. Như vậy, quản lý Nhà nước bằng pháp luật
về xuất bản đạt hiệu quả ổn định chính trị là tiền đề dẫn đến hiệu quả kinh tế
trong hoạt động xuất bản, và hiệu quả kinh tế nói chung.
Đối với xuất bản, hiệu quả kinh tế thể hiện trên các mặt sau:
- Quản lý xuất bản bằng pháp luật là giải phóng lực lượng sản xuất
trong ngành xuất bản. Bởi vì bằng pháp luật đã tách biệt chức năng quản lý
Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Sự tách biệt này tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất
bản khai thác các nguồn lực để mở rộng và nâng cao hiệu quả.
- Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật là tạo lập môi trường

Thứ ba: Hiệu quả xã hội của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về
xuất bản.
Hiệu quả xã hội là tất yếu của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật
xuất bản, vì các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật.
Từ việc ổn định chính trị, kinh tế phát triển dẫn đến xã hội ổn định, có
trật tự và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Bằng hoạt động của mình
thông qua các loại hình xuất bản phẩm, xuất bản đã góp phần đáng kể cho
thành quả đó. Kinh nghiệm từ Liên Xô (trước đây) và các nước Đông Âu
chứng tỏ rằng, các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đã tận dụng vai trò
lợi hại của báo chí, xuất bản gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, dấn
đến sự sụp đổ và tan vỡ Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng. Từ bài
học xương máu đó, Việt Nam đã khai thác triệt để hoạt động xuất bản, báo chí
19
20
phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội thịnh vượng, công bằng, văn minh và
dân chủ.
Các giá trị xã hội được khẳng định, phục hồi, và phổ biến thông qua
xuất bản phẩm theo quy địnhcủa luật pháp. Đây là hiệu quả đặc trưng của
hoạt động xuất bản.
- Hiệu quả xã hội của việc quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp
luật còn thể hiện ở việc khai thác được khả năng sáng tạo của đội ngũ văn
nghệ sĩ, trí thức đẻ có tác phẩm phục vụ bạn đọc. Ngăn chặn kịp thời những
tác phẩm có nội dung vi phạm pháp luật, đặc biệt là việc vi phạm các điều
cấm.
Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu
quả chính trị, kinh tế, xã hội nói chung và trong xuất bản nói riêng. Hiệu quả
chính trị là cơ sở dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội. Vì nền chính trị xó vững
vàng, hệ thống chính trị ổn định, thì xã hội mới phát triển, kinh tế mới tăng
trưởng. Mọi tiềm năng được phát huy trong không khí thanh bình, triển vọng.
Nếu không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có sự đầu tư mở mang sản

học để công bố dưới hình thức xuất bản.
Nhà nước quản lý hoạt động của tư duy sáng tạo trong xuất bản bằng
pháp luật, không kìm hãm và khống chế các ý tưởng sáng tạo; khuyến khích
tài năng và đề cao các tác phẩm có giá trị về khoa học và nghệ thuật. Chính từ
cơ chế thị trường được pháp luật thừa nhận, là nơi đánh giá công minh các tác
phẩm. ở đó, công chúng với tư cách là người tiêu dùng, họ là thước đo về
năng lực sáng tạo của tác giả qua tác phẩm.
Hơn bất kỳ phương tiện nào, pháp luật lả phương tiện chứa đựng trong
mình sự kết hợp giữa năng động sáng tạo và kỷ cương, kỷ luật, giữa thuyết
phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ. Chính vì vậy nó tạo ra sự ổn
21
22
định cho tự do sáng tạo, bảo vệ các hoạt động tự do sáng tạo, kiểm soát các
hoạt động tự do sáng tạo, đồng thời ngăn chặn những hành vi xâm hại tới
quyền tự do sáng tạo.
Đặc trưng thứ hai: Quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật là bảo
tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn
hoá và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại.
Văn minh của loài người được nhân loại đánh giá ở các nền văn hoá có
bản sắc, ở các cuộc cách mạng khoa học đã diễn ra trong lịch sử. Mỗi dân tộc
có cội nguồn và truyền thống riêng được phản chiếu lên tấm gương văn hoá.
Nó là gia sản quá khứ tạo nên dòng chảy cho hiện tại và tương lai dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần là động lực và mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Nhu cầu giao lưu văn hoá, tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hoá của
nhân loại, là nhu cầu của bản thân nền văn hoá dân tộc. Mặt khác trong thời
đại bùng nổ thông tin, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ,
thì việc tiếp nhận và xử lý thông tin, ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học
là đòi hỏi bức thiết. Mỗi dân tộc phải biêt làm giầu bởi tri thức của nhân loại.
Nhưng điều đó chỉ được thực hiện khi nhà nước trao cho các chủ thể được xác

kinh tế thị trưởng., làm ảnh hưởng đến định hướng tư tưởng- văn hoá.
Như vậy, việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động xuất bản là
điều chỉnh hoạt động kinh tế trong văn hoá - tư tưởng, đồng thời điều chỉnh
hoạt động văn hoá- tư tưởng trong cơ chế thị trường. Đó là hai mặt của một
vấn đề phải được thể chế hoá phù hợp, đảm bảo cho xuất bản hoạt động đúng
quy luật, phát triển theo trật tự của pháp luật.
23
24
II. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ XUẤT BẢN
1. Pháp luật - phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản
1.1. Pháp luật - phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình
đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản
Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao động
sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói riêng thì nhu cầu về
tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòi
hỏi khách quan. Xã hội luôn phát triển bởi các dự báo tương lai, và việc phản
ảnh thực trạng tình hình từ suy nghĩ độc lập của các nhà khoa học, đội ngũ
văn nghệ sĩ, khi Nhà nước biết khai thác, phát huy. Nhưng tự do và bình đẳng
trong sáng tạo phải vì lợi ích xã hội và của cộng đồng, kihông thể có thứ tự do
vô bờ bến, tự do vô Chính phủ. Vì vậy, tự do và bình đẳng trong hoạt động
sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật. ở
đó, các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản sẽ được làm tất cả những gì pháp
luật cho phép. pháp luật cũng ấn định những gì được phép làm, đối với các cơ
quan Nhà nước, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng, xâm hại đến quyền tự
do, bình đẳng. Đồng thời với các quyền, pháp luật còn đề ra các nghĩa vụ
tương ứng cho các chủ thể hoạt động sáng tạo và quản lý. Như vậy, thông qua
pháp luật, Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho tác
giả và các tổ chức tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động xuất bản.
1.2. Pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra

Như vậy, việc hình thành các chuẩn mực pháp luật trong những tình
huống, hoàn cảnh, điều kiện nhất định của các quan hệ xã hội là tạo hành lang
hoạt động an toàn để xuất bản góp phần đảm bảo ổn định chính trị, an ninh,
quốc phòng, kinh tế, xã hội và tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Trong
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status