một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại chi nhánh công ty cổ phần sông đà 25 tại hà nội - Pdf 10

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ
THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 25 TẠI HÀ NỘI 4
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Công ty cổ phần Sông
Đà 25 tại Hà Nội 4
1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh: 5
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 5
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty: 6
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty:
8
1.4.Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của chi nhánh: 10
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỐ PHẦN SÔNG ĐÀ TẠI
HÀ NỘI 14
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh: 14
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 17
2.2.1. Các chính sách kế toán chung: 17
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: 18
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của chi nhánh:19
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: 20
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: 23
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể: 24
2.3.1. Kế toán mua NVL, CCDC và thanh toán tiền mua hàng: 24
2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp: 26
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
1
2.3.3. Kế toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp: 30
2.3.4. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: 31

mang tính chủ quan và không tránh khỏi sai sót. Vì vậy tôi mong nhận được sự
nhận xét của cô để hoàn thiện bản báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ
THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ 25 TẠI HÀ NỘI.
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Công ty cổ phần Sông
Đà 25 tại Hà Nội.
- Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 25 tại Hà Nội trực thuộc Công ty cổ
phần Sông Đà 25 của Tổng công ty cổ phần Sông Đà.
- Ngày 20/3/2004, Công ty cổ phần Sông Đà 25 quyết định thành lập chi
nhánh tại Hà Nội do yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động. Từ khi thành lập
đến nay chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ các công trình tại Hà Nội và
một số tỉnh lân cận.
- Một sô công trình do chi nhánh thực hiện thi công như: Toà nhà HH4 khu
đô thị Mỹ Đình Sông Đà; Trạm nghiền Hiệp Phước thuộc DA nhà máy Xi
Măng Hạ Long; Khu chung cư CT4, khu đô thị Mỹ Đình,…
Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty cổ phần Sông Đà đặt tại phòng 1104, CT4,
khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
- ĐT: 043.7853698; FAX: 043.7853698.
- MST: 2800221072_001.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
4
1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh:
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 11312188 do Sở kế hoạch đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 27/10/2003, lĩnh vực kinh doanh của công ty là:

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Bước 2: Công
tác thi công.
Phần
móng.
Phần thô. Phần hoàn
thiện.
Bước1: Công tác
chuẩn bị.
Phương tiện
máy móc thi
công.
Mặt bằng
thi
công.
Kho bãi tập
kết vật liệu.
Lán trại.
7
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty:
Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà tại Hà nội trực thuộc công ty CP Sông
Đà 25, thuộc tổng công ty Sông Đà. Tổ chức bộ mát được phân cấp rõ rang theo
từng phòng,ban:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Bước 2: Công tác
thi công.
Phần lớp
móng đá.
Phần mặt đường
bê tông nhựa.

chính.
Phòng
đâu tư.
Phòng
kinh
tê, kế
hoạch.
9
- Phó Giám Đốc: gồm 2 người phụ trách từng mảng công việc theo quy định,
đồng thời giải quyết công việc khi Giám Đốc đi vắng và tham mưu cho Giám
Đốc về các phương án hoạt động kinh doanh.
- Phòng kinh tế kế hoạch: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất và cung
cấp thông tin kinh tế, tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty một cách
thường xuyên, triển khai nhiệm vụ đầu tư và đề xuất với ban giám đốc phương
án kinh doanh có lợi nhất. Tham gia kí kết các hợp đồng xây dựng.
- Phòng tài chính kế toán: có chức năng tập hợp các số liệu kinh tế, quản lí toàn
bộ công tác tài chính, kế toán quản lí thu hồi vốn, huy động vốn, tập hợp chi phí
sản xuất, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản, thanh toán các
hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về các khoản phải nộp cho Nhà
nước.
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại đội ngũ lao động
trong công ty về số lượng và trình đội nghiệp vụ từng phòng ban, đảm bảo bố trí
lao động hợp lí, khoa học, tính toán tiền lương, thưởng của bộ phận hành chính,
theo dõi văn phòng phẩm của công ty.
- Phòng đầu tư: triển khai các nhiệm vụ đầu tư, xây dựng các dự án đầu tư cùng
với ban giám đốc và các phòng ban chức năng khác điều hành công tác thi công
các công trình một cách thống nhất.
- Các đội xây dựng trực thuộc: tham gia trực tiếp vào xây dựng các công trình.
1.4.Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của chi nhánh:
- Để thấy được tình hình tài chính của công ty ta phân tích một số chỉ tiêu tài

6.CPBH. 143 126 220 -77 -35 -94 -42.73
7.CPQLDN. 4,062 2,544 1,978 2,084 105.39 566 28.64
8.TN khác. 580 191 424 156 36.69 -233 -54.99
9.CP khác. 741 195 616 125 20.29 -421 -68.349
10.LN trước
thuế. 1,347 2,694 3,668 -2,321 -63.27 -973 -26.54
11.LN sau
thuế. 1,186 2,323 3,668 -2,482 -67.66 -1,345 -36.67
12.Tổng TS. 272,708 92,500 84,236 188,472 223.74 8,264 9.81
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2007, 2008, 2009)
Nhận xét:
- Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây giảm
dần.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
11
+ Doanh thu năm 2008 giảm 22,809 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng
giảm 24.81 %. Doanh thu năm 2009 tiếp tục giảm với lượng lơn hơn, cụ thể
giảm 26,577 triệu đồng so với năm 2007, tức là giảm 28.90 %. Nguyên nhân của
hiện tượng này có thể được giải thích bằng sự biến động của nền kinh tế. Cuộc
khủng hoảng kinh tế có quy mô rộng toàn cầu cũng không bỏ qua sự ảnh hưởng
lên nền công nghiệp xây dựng. Năm 2007 có thể được coi là một năm huy hoàng
của nền công nghiệp xây dựng, số lượng các công trình mà các công ty kí hợp
đồng rất lớn, các công ty xây dựng không thể thực hiện được hết các hợp đồng
trên thị trường. Sang đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng,
số lượng các hợp đồng được kí kết ít đi, tuy nhiên do đặc điểm của ngành xây
dựng có thời gian sản xuất sản phẩm dài nên các hợp đồng vẫn còn hiệu lực,
doanh thu giảm có thể được giải thích do số lượng các hợp đồng ngắn hạn giảm
đi. Năm 2009, đến nửa cuối năm nền kinh tế mới có dấu hiệu phục hồi, vì thế
doanh thu trong năm 2009 vẫn tiếp tục giảm đi.
+ Tương tự như vậy, chỉ tiêu giá vốn hàng bán cũng giảm qua các năm. Chỉ

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
13
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỐ PHẦN SÔNG ĐÀ
TẠI HÀ NỘI.

2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh:
Căn cứ vào chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 1864/1998 QĐ-BTC ngày
16/12/1998. Chế độ kế toán dành riêng cho ngành xây dựng cơ bản. Là đơn vị
kinh tế có quy mô sản xuất lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, hiện
nay chi nhánh lựa chọn mô hình kế toán kiểu nửa tập trung, nửa phân tán, theo
phương thức kê khai thường xuyên. Căn cứ vào số liệu phát sinh tại công trình,
kế toán đội, xí nghiệp tập hợp chứng từ về hạch toán tại chi nhánh.
Bộ máy kế toán của chi nhánh là tập hợp các cán bộ công nhân viên kế toán của
chi nhánh và toàn bộ trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán của chi nhánh.
Để phù hợp với quy mô hoạt động cũng như ngành nghề kinh doanh, chi nhánh
cũng áp dụng mô hình nửa tập trung, nửa phân tán như công ty mẹ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
14
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là thành viên của Ban giám đốc, là người
được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu
chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh
nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những
công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất (có lợi cho doanh
nghiệp mà vẫn hợp pháp).
Kế toán trưởng phụ trách tất cả các nhân viên kế toán như kế toán tài
chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Kế toán trưởng.
Kế toán phó. Kế toán phó.

TSC
Đ.
Kế toán các đội.
15
- Kế toán phó: có nhiệm vụ lập các báo cáo tháng, quý, năm theo quy định
của Nhà Nước trên các chứng từ chi tiết.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi trả các khoản tiền mặt của công ty và ghi chép
vào sổ quỹ theo đúng các quy định, quản lí quỹ tiền mặt. Thủ quỹ có nghĩa
vụ phải báo cáo những gì được giao cho kế toán trưởng, trừ khi có yêu cầu
của Giám Đốc, thủ quỹ không được ủy quyền công việc của mình cho
người khác. Thủ quỹ có liên hệ trực tiếp với kế toán tiền mặt thanh toán
- Kế toán tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ: Tổ chức ghi chép, phản
ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác. Tính và phân bổ chính xác tiền
lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng. Hướng
dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương
thực hiện đầy đủ theo quyết định. Lập báo cáo về lao động và tiền lương
kịp thời, chính xác. Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao
động cả về số lượng, thời gian, năng suất Phân tích tình hình quản lý, sử
dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: phản ánh chính xác số hiện có và phản ánh
kịp thời tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng của chi nhánh.
- Kế toán giá thành, doanh thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí
sản xuất thực tế phát sinh. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi
phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí
dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức,
các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…
trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tính toán
hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của
doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh
nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao

phục vụ cho quản lý nguyên vật liệu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Các báo
cáo về nguyên vật liệu cũng cần được xây dựng theo đúng chế độ kế toán ban
hành, đảm bảo lập đúng kỳ và được chuyển đến các bộ phận chức năng quản lý
nguyên vật liệu.
Đồng thời kế toán vật tư, TSCĐ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ tại chi
nhánh và tính đúng khấu hao.
Kế toán vật tư, TSCĐ có liên hệ trực tiếp với kế toán các đội.
-Kế toán các đội: có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ gốc, lập bảng kê, tập hợp
chi phí sau đó gửi lên cho phòng kế toán.
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
2.2.1. Các chính sách kế toán chung:
Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, chế độ báo cáo tài chính ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính, đã sửa đổi bổ sung theo thông tư 161/2007/TT/BTC ngày 21 tháng 12
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
17
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Việt Nam Đồng (VND).
- Chi nhánh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá NVL, CCDC: phương pháp tính giá thực tế đích
danh.
- Phương pháp khấu hao áp dụng cho TSCĐ: phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
*Chi nhánh áp dụng chế độ chứng từ ghi sổ.
Hệ thống chứng từ công ty áp dụng:
- Biên bản nghiệm thu.
- Bảng nghiệm thu KLXLHT.

dụng các TK:
Loại I : TK 111, 112, 121, 131, 133, 136, 139, 141, 142, 151, 152, 153,
154.
Loại II: TK 211, 214.
Loại III: TK 311, 331, 333, 334, 338, 341, 342, 351, 352.
Loại IV: TK 411, 413, 421, 431, 441, 461.
Lo¹iV : TK 511, 515.
Loại VI: TK 621, 622, 627, 642, 635.
Loại VII: TK 711.
Loại VIII : TK 811.
Loại IX : TK 911.
TK ngoài bảng: 001,004,007,008.

Trong tổ chức kế toán của chi nhánh, việc vận dụng các TK kế toán để hạch
toán tổng hợp được vận dụng theo chế độ của hệ thống TK kế toán Việt Nam.
Riêng việc hạch toán chi tiết các TK công nợ, doanh thu thì được chi nhánh vận
dụng để phù hợp với yêu cầu quản lí:
+ Các TK 621, 622, 627, 154 được mở chi tiết theo từng công trình.
+Các TK 131, 331 được mở chi tiết cho từng khách hàng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
19
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
Chi nhánh áp dụng hình thức nhật kí chứng từ nên sổ sách của chi nhánh bao
gồm:
-Sổ nhật kí chứng từ: được mở hàng tháng cho một số tài khoản có nội dung
kinh tế giống nhau có nội dung kinh tế liên quan với nhau theo cấp độ quản lí và
lập các bảng cân đối kế toán. Sổ nhật kí chứng từ kết hợp ghi theo thời gian và
hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
-Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết cho từng tháng
bao gồm số dư đầu kì và số phát sinh Nợ được tổng hợp từ các chứng từ có liên

+ Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm: kế toán sử dụng sổ chi tiết giá vốn, sổ
chi tiết doanh thu và sổ cái TK 511, 632, 911
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
21
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
22
Báo cáo tài chính
Biên
bản
nghiệm
thu gđ
XLHT
Biên
bản
nghiệm
thu
công
việc xd
Bảng
nghiệm
thu KL
XLHT
Bảng
thanh
toán
KL
XLHT
Phiếu giá
Hóa đơn
GTGT

TK 632
Sổ cái TK 911
Sổ cái TK 421
Bảng cân đối số phát sinh
Giải thích: Ghi hàng ngày.
Ghi cuối kì.
> Đối chiếu.
- Hàng ngày dựa vào các chứng từ kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào
chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Sau đó được ghi
vào sổ cái.
- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số
phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái.
Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái được dung để lập báo
cáo tài chính.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Lập BCTC là một công tác quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, BCTC
trình bày một cách tổng quát toàn diện thực trạng tài sản, nguồn vốn, công nợ,
tình hình kinh doanh và kết qua hoạt động của mỗi công ty trong kì kế toán.
Công việc này được giao cho kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh vào
cuối mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm. Với số liệu đã tập hợp và báo cáo của các kí
trước, kế toán tổng hợp lập các báo cáo theo đúng quy định của Bộ Tài Chính:
- Các loại báo cáo:
+Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình
hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và
vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng.
+Báo cáo KQHĐKD: là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình kinh doanh và
tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác của chi nhánh
đối với Nhà Nước.

TK 338
(2b)
(4b)
(4a)
133
TK3332,3333
(5)

Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
25
TK138


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status