XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU - Pdf 10

BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
EU – VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ
XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM
KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Người thực hiện: Đỗ Văn Chiến
Giám đốc Trung tâm Thông tin
Công nghiệp và Thương mại

Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng, đầu tư, sản xuất sẽ chuyển dần sang những thị trường
mới nổi và đang phát triển có khả năng sinh lời cao hơn.
a) Các nền kinh tế phát triển (nhóm 1) sẽ vận động theo các xu hướng sau:
- Phát triển sản xuất các ngành đáp ứng nhu cầu nội địa, kể cả các ngành sản xuất
hàng hóa trước đây chủ yếu phải nhập khẩu để tái cân bằng cán cân thương mại và tạo
công ăn việc làm trong nước.
- Tận dụng mọi ưu thế mà các nước khác trong nhóm các nền kinh tế mới nổi
(nhóm 2) không có được, không thể sản xuất được, đặc biệt là hàng hóa công nghệ cao,
hàng cơ khí phức tạp, để phát triển sản xuất những hàng hóa mới, hàng hóa “thông minh”
và xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm 2 và nhóm các nước đang phát triển khác (nhóm
3). Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ, sức ép về mạnh yếu, các
đồng tiền, tỷ giá tiền tệ giữa nội bộ một nhóm nước và giữa các nhóm nước khác nhau
hiện nay và trong 5 năm nữa.
- Giảm sản xuất các ngành hàng mà đầu tư sang các nước nhóm 2 và nhóm 3 có
lợi hơn
b) Các nền kinh tế thuộc nhóm 2 có những dịch chuyển trong sản xuất nội địa
như sau:

1
Ở đây phân chia thành 3 nhóm nước với trình độ phát triển, triển vọng tăng trưởng kinh tế khác nhau để thuận lợi
cho việc phân nhóm các nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (về nhóm hàng hóa, sức mua của các
nhóm thị trường).
3
- Đẩy mạnh sản xuất các hàng hóa tiêu dùng lâu bền, công nghệ cao và cơ khí
nhằm đáp ứng yêu cầu trong nước và cạnh tranh với ưu thế hàng hóa từ các nước nhóm 1
- Buộc phải giảm sản xuất hàng hóa mà ở các nước nhóm 1 sẽ giảm nhập khẩu
(như đã phân tích ở phần 1.3.1), thay vào đó chuyển dịch sản xuất để xuất khẩu sang các
nước thuộc nhóm 2 và nhóm 3.
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị
trường để tạo ra những dòng sản phẩm mới, những công nghệ, mô hình sản xuất

GDP
XK
NK

Nguồn: Bộ Lao động và Bộ Thương mại Hoa Kỳ

2
Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ
4
c) Đánh giá về nhu cầu hàng hóa tiêu dùng mục tiêu:
Tính đến thời điểm kết thúc năm 2009, nhu cầu đối với hàng hóa tiêu dùng của
Hoa Kỳ vẫn chưa phục hồi rõ nét. Doanh số bán lẻ tăng giảm không đều trong các tháng
nửa đầu năm 2010. Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ vào ngày 13/8/2010, bảy tháng
đầu năm 2010, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ 6,4% so với
bảy tháng đầu năm 2009, trong đó nếu không tính ô tô và thiết bị phụ tùng ô tô thì doanh
số bán lẻ chỉ tăng 5,7%.
Tóm lại:
Kinh tế Hoa Kỳ đã bắt đầu có sự chuyển dịch từ những năm liền trước khủng
hoảng tài chính 2008, với xu hướng bão hòa trong tiêu dùng hàng hóa dân sinh và cao
cấp, trong khi sự bế tắc trong việc tìm ra những dòng sản phẩm, dịch vụ mới cũng
khiến tiêu dùng và sản xuất không có đủ động lực để duy trì nhịp tăng trưởng. Sự
chuyển dịch càng rõ nét hơn khi khủng hoảng diễn ra, như một quy luật khó cưỡng
lại được của chu kỳ kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng, GDP và nhập khẩu đã
liên tục giảm trong giai đoạn 2007 cho thấy khả năng đóng góp của kinh tế Hoa Kỳ và
kinh tế thế giới đang giảm so với trước đây
Dự báo thời kỳ 2010-2015, kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi so với thời gian diễn ra
khủng hoảng, nhưng không năng động như các giai đoạn trước, bởi hiện nay chưa
thấy những động lực khả quan cho tăng trưởng kinh tế của nước này như trong các
thập kỷ trước. Ở tầm vĩ mô, nền kinh tế sẽ chuyển từ trạng thái nợ nần và tiêu dùng
thái quá sang xuất khẩu và tiết kiệm; kéo theo những thay đổi về vi mô. Những hình


Diễn biến doanh thu bán lẻ của EU

Tháng
1/2010

Tháng
2/2010

Tháng
3/2010

Tháng
4/2010

Tháng
5/2010

Tổng doanh
thu

-0,5 +0,4 +0,6 -1,0 +0,4
Thực phẩm,
đồ uống
thuốc lá
-0,2 -0,3 +0,8 -1,1 +0,3
Hàng phi
thực phẩm
-0,3 +0,5 +1,0 -1,0 +0,5
Nguồn: Eurostat (2010)

khác cho sự phục hồi và phát triển mạnh, đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển và
chu kỳ kinh tế giữa các nhóm nước thành viên; đồng Euro đang được định giá cao so
với khu vực khác. Kinh tế khu vực EU nhìn chung mới chỉ là tạm thoát khỏi đáy suy
thoái và chưa phục hồi rõ rệt và còn phải cần rất nhiều thời gian để có thể đạt được
những thành tựu trước khủng hoảng.
2.3. Trung Quốc:
6
a) Những chuyển dịch trong nền kinh tế Trung Quốc:
Cũng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như các nước
khác, nhưng với đà tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và quỹ dự trữ ngoại
hối khổng lồ, lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về mức độ phục hồi
và vươn lên trở thành một trong những cường kinh tế trên thế giới. Sự phát triển của
nền kinh tế Trung Quốc có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong 5 năm trở lại đây với động lực chủ
yếu là xuất khẩu và đầu tư, trong khi tiêu dùng cũng có những cải thiện đáng kể :
Tham khảo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc qua các quí, từ Q1-
2006-Q2-2010
11,4
11,5
10,6
10,4
13
12,6
11,5
11,2
10,6
10,1
9
6,8
7,9

Năm 2009 đánh dấu sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc. GDP các
quý trong năm 2009 của Trung Quốc tăng lần lượt 6,2% trong quý I, 7,9% trong quý II,
9,1% trong quý III và 10,7% trong quý IV. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục
đạt 11,9% vào quí I/2010 trước khi hạ nhiệt còn 10,3% trong quí II/2010.
- Xuất khẩu và thu hút FDI tăng mạnh trong những năm gần đây, cộng với
thói quen tiết kiệm trong một thời gian dài đã giúp Trung Quốc tích lũy được quỹ
dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, giúp nước này chủ động hơn các nước khác trong
chính sách kích thích tăng trưởng, chính sách tỷ giá và quản lí ngoại hối cũng như
bình ổn thị trường trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
+ Theo số liệu từ Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, 7 tháng đầu năm
2010, xuất khẩu đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%; nhập khẩu đạt 766,56 tỷ USD, tăng
47,2%; thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD, giảm 21,2%
+ Theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài
đã đầu tư gần 66 tỷ USD vào nước này, tăng hơn 18% so với cùng giai đoạn năm ngoái
- Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ một lượng hàng hóa lớn của thế
giới và sức tiêu thụ ngày càng tăng:
7
Tiêu dùng trong nước cũng tăng mạnh, thể hiện qua mức tăng của doanh thu
bán lẻ: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, doanh thu bán lẻ thực tế năm
2009 tăng 16,9%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1986. Bảy tháng đầu năm 2010, doanh số
bán lẻ của Trung Quốc tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2009, cao gấp hơn 3 lần so với
mức tăng của doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ trong cùng giai đoạn.
Tham khảo tăng trưởng XNK của Trung Quốc từ tháng 1/2007
đến hết quí II/2010
40
60
80
100
120
140

b) Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trước và sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục
tăng trưởng từ năm 2006 đến nay. Năm 2009, mặc dù xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn
sụt giảm nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng 8,3%, đạt trên 4,9 tỷ USD.
Năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này nhìn chung tiếp tục khả quan, dự kiến xuất
khẩu cả năm sang thị trường Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2001-8T đầu năm
2010 (Đvt: triệu USD)
2735,0
2960,0
2030,0
3357,0
4535,7
4909,0
4054,8
1770,0
1495,0
1418,0
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 8T đầu
2010

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở số liệu của

0
200
400
600
800
1000
1200
2007 2008 2009 8T đầu 2010
Cao su Than đá Dầu thô Gỗ & Sp gỗ

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở số liệu của
Tổng cục Hải quan
2.4. Một số thị trường mới nổi khác:
Tính chung cả năm 2009, trên thế giới có 12 nước có GDP tăng trưởng dương.
Trong đó có những quốc gia đạt được mức tăng trưởng dương ấn tượng: Trung Quốc
(7,8%), Ấn Độ (ước tính khoảng 7-8%), Việt Nam (5,32%), Indonesia (4,5%), Sri Lanka
(3,5%), Hàn Quốc (0,2%), Philippines (0,9%), Australia (0,68%)… Nhìn chung, các nền
kinh tế tăng trưởng dương năm 2009 chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển và các
quốc gia thuộc khu vực châu Á. Mức tăng trưởng của các quốc gia này cũng góp phần
đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân chủ yếu là nhờ các gói cứu trợ lớn và kịp thời về tài chính của Chính
phủ, sự kích cầu mạnh mẽ, đầu tư tăng, thặng dư cán cân thương mại hoặc thâm hụt cán
cân thương mại giảm so với năm 2008.
Những nền kinh tế mới nổi đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong tăng trưởng và tiêu
dùng, trở thành khu vực phát triển năng động và có khả năng sinh lời cao. Năm 2010,
tăng trưởng của nhóm nền kinh tế này dự báo đạt trên 7% trong khi tăng trưởng của
nhóm các nền kinh tế phát triển chỉ đạt khoảng 2,7%
3
. Họ đang trở thành điểm thu hút
hoạt động đầu tư của thế giới và động lực tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu. Đây là

21,9
29,1
-8,9
-20
0
20
40
60
80
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Kim ng¹ch % thay ®æi

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở
số liệu của Tổng cục Hải quan
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (cụ thể là kim ngạch xuất khẩu) đã tăng trưởng
rất tốt trong 5 năm liền trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2008, khi khủng
hoảng chưa tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế khác trên thế
giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức kỷ lục là 62,69 tỷ USD, tăng
trưởng tới 29,1% so với năm 2007. Đến năm 2009, sức mua tại các thị trường xuất khẩu
chính suy giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng đã khiến kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam giảm 8,9% so với năm 2009, chỉ đạt 57,1 tỷ USD.
Năm 2010, cùng với sự phục hồi của một số thị trường xuất khẩu và một số mặt
hàng bình dân của Việt Nam có lợi thế về giá so với hàng hóa của các nước đối thủ cạnh
tranh đã giúp kim ngạch xuất khẩu tăng trở lại, ước đạt khoảng 70-71 tỷ USD, tăng gần
24% so với năm 2009.
Những dịch chuyển trong nền kinh tế thế giới cũng dẫn đến những thay đổi về cơ
cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009, trong khi xuất khẩu sang các thị
trường lớn truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sụt giảm thì xuất khẩu sang Trung
Quốc và ASEAN lại có sự tăng trưởng tốt đối với nhiều mặt hàng. Ví dụ, xuất khẩu hàng
dệt may sang Hoa Kỳ và EU giảm lần lượt 2,38% và 3,84% thì xuất khẩu sang ASEAN5

- Nhóm hàng hàng cơ khí, chế biến, chế tạo công nghệ cao, hàng hóa thông
minh sẽ là các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của các nước phát triển. Đây cũng chính là
các hàng hóa mà các nước nhóm 2 có nhu cầu nhập khẩu để đẩy nhanh tiến trình công
nghiệp hóa của mình. Các dòng sản phẩm công nghệ cao khác, với mức giá phải chăng
hơn cũng sẽ được xuất khẩu với số lượng lớn sang nhóm 2 và nhóm 3. Một số nước thuộc
nhóm 2 và nhóm 3 cũng sẽ có các sản phẩm thông minh xuất khẩu sang các nước cùng
nhóm, thậm chí các nước phát triển; điều này phụ thuộc vào mức độ và hiệu quả đầu tư
cho công tác Nghiên cứu và phát triển của từng nước.
Đặc biệt thị trường hàng điện tử là thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và
các nhà sản xuất đang phải chịu một áp lực cạnh tranh để trở thành thị trường hàng đầu
với những sản phẩm khác lạ và độc đáo. Tuy nhiên, một sản phẩm thành công sẽ nhanh
chóng có những sản phẩm sao nguyên bản chính từ đối thủ cạnh tranh, khiến cho sản
12
phẩm nhanh chóng bị giảm giá sau một thời gian được tung ra thị trường. Để dẫn đầu
trong cuộc cạnh tranh, nhà sản xuất buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra
những công nghệ mới. Với những lý do này, vòng đời của sản phẩm đang bị rút ngắn lại
đáng kể.
Do vòng đời của các sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn, vòng đời đối với các
sản phẩm linh kiện điện tử phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ này cũng được rút
xuống. Đây là một cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm linh kiện, điện tử của Việt
Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với xu hướng mới này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
Nam phải nhanh chóng cải tiến chất lượng và năng suất để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị
trường.
- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tiếp tục là thế mạnh xuất khẩu của các nước
đang phát triển. Nhập khẩu nông sản và thủy sản vào các nước nhóm 1 sẽ không suy
giảm mạnh, đặc biệt là với những mặt hàng họ không thể sản xuất được (rau quả nhiệt
đới, thủy sản đặc trưng của vùng), nhưng nhập khẩu hoa và một số lâm sản không thiết
yếu sẽ giảm sút. Các nước thuộc nhóm 2 sẽ tiêu thụ và nhập khẩu nhiều hơn các loại hàng
hóa này.
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép ): Nhập khẩu dệt may và

+ Phân nhóm 2: Hàng hóa có giá trị gia tăng cao (thường là hàng hóa có yếu tố
FDI) (hàng điện, điện tử, hàng thông minh, cao cấp, công nghệ cao): Nhu cầu đối với
nhóm hàng này sẽ tăng mạnh ở cả nhóm nước phát triển và mới nổi. Trong vòng 5 năm
tới, Việt Nam chưa thể xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghệ cao nhưng có thể tận dụng
cơ hội từ nhu cầu thế giới đối với nhóm linh kiện điện tử tăng mạnh. Ngoài ra, nếu đẩy
mạnh đầu tư cho hoạt động Nghiên cứu phát triển để có các phát minh mới, nước ta sẽ có
lợi thế hơn trong việc thu hút đầu tư, liên doanh với các nhà đầu tư ngoài để sản xuất các
mặt hàng công nghệ cao; từng bước tạo nền tảng cho việc nâng cao giá trị gia tăng của
hàng xuất khẩu Việt Nam.
- Nhóm hàng khác: (không thuộc nhóm xuất khẩu chiến lược, cần ưu tiên, tập
trung): Nhu cầu đối với nhóm hàng khoáng sản, năng lượng trên thế giới sẽ ngày càng
tăng nhưng khoáng sản, nhiêu liệu thô không thuộc diện khuyến khích xuất khẩu tại
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

II. NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM NĂM TỚI
1. Những lợi thế trong sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm tới
1.1. Về điều kiện tự nhiên và địa lí:
a) Về địa lí: Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương, Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc
ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông.
Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với lợi thế bờ biển có
chiều dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển
14
Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa,
các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.
Đặc biệt, do nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung
Quốc lẫn các nước ASEAN, Việt Nam có lợi thế để trở thành một đối tác sản xuất chặt
chẽ cho cả hai. Miền Bắc tiếp giáp với biển Đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp
độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt Nam so

khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền
vững.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản
quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. Ở thềm lục địa của Việt Nam
có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
+ Tài nguyên nước, nếu tính cả lượng nước sản sinh từ nước ngoài thì mức đảm
bảo nước trung bình cho một người trong một năm cũng vào loại khá, trên mức trung
bình so với khu vực châu á và thế giới. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc
(2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và
vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng
bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ
m3 nước.
1.2. Về nguồn nhân công:
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ
hội phát triển cho các quốc gia. Đặc biệt là ở việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng
hiệu quả mọi nguồn lực, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống người lao
động. Và trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ưu thế sẽ luôn nghiêng về các quốc
gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và một xã
hội ổn định.
Theo Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho, lực lượng lao động của
Việt Nam dự kiến sẽ gia tăng khoảng 1,5%/năm (tương đương với khoảng 738.000 lao
động/năm) trong giai đoạn 2010 - 2015. Mức tăng lao động của Việt Nam vẫn là nước
cao nhất khu vực ASEAN, chỉ sau Indonesia và Philippins.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề còn thấp, chỉ bằng
1/3 các nước và các nền kinh tế công nghiệp mới. Nếu trong giai đoạn 2011-2015, việc
nâng cao chất lượng lao động được đầu tư đúng mức, Việt Nam sẽ có lợi thế nguồn nhân
lực cả về chất lượng và số lượng. Tháng 11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề
án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề án này được kỳ vọng sẽ
tạo nên một lực lượng lao động nông thôn chuyên nghiệp và có chất lương, đáp ứng các
yêu cầu mới về phát triển sản xuất hàng xuất khẩu với chất lượng cao và các tiêu chuẩn

nhiều, chưa được huy động hết;
+ Giá vật tư, nguyên liệu, công nghệ và máy móc, thiết bị trên thị trường thế giới
đang ở mức tương đối thấp trong khi nhu cầu đầu tư phát triển của Việt Nam rất lớn, nhất
là phát triển hạ tầng, đổi mới công nghệ;
+ Các nhà đầu tư, các nhà tài trợ nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng phát
triển Việt Nam, vẫn coi Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn.
- Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với
các nước khác trong khu vực. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể
thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị
ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một
17
số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu
hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong
khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để
thực hiện chính sách kinh tế nhất quán.
So với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philipine, và Trung
Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau
khi đưa ra chính sách “Đổi mới”, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP
ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Các chính sách Đổi mới
nhìn chung đã nhận được sự ủng hộ của các giới chức trong cả nước. Trong bối cảnh của
những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt Nam
được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con
người và quyền sở hữu. Thực tế cho thấy Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu
tư.
- Ngoài ra, các chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế của Việt
Nam cũng có những tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế trên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một
số hạn chế và thách thức như: nạn tham nhũng, tội phạm hình sự và tội phạm kinh tế gia
tăng, các hành vi gây ô nhiễm môi trường và một số vấn đề trong hệ thống báo chí,
truyền thông.


2001
Năm

2002
Năm

2003
Năm

2004
Năm
2005
Năm

2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
8T
năm
2010
Thu hút vốn FDI 3.143

2.999

3.191


11.600

9.800

9.000

Nguồn: Tổng cục Thống kê
* Ưu đãi thuế
Việt Nam đã áp dụng một chương trình ưu đãi thuế thu nhập rất linh hoạt. Ví dụ
như miễn thuế bốn năm kể từ năm đầu tiên có lãi; tính thuế thu nhập bằng 1/2 mức thuế
thông thường trong vòng 7 năm. Mức thuế thông thường có thể là 10%, 15%, 20% tuỳ
thuộc vào lĩnh vực công nghiệp, phân loại đầu tư và vị trí địa lý. Trong khi đó, mức thuế
chung cho doanh nghiệp là 28%.
Khi một công ty lựa chọn địa điểm đầu tư, hàng loạt khu đất, các chính sách thuế
ưu đãi và điều kiện để được hưởng ưu đãi được giới thiệu. ở đây có cả những chương
trình miễn thuế cho một số loại hàng hoá nhập khẩu. Theo các nhà kinh doanh nước
ngoài đánh giá, ưu đãi thuế của Chính phủ Việt Nam là một trong những chính sách
thuế tốt nhất châu á. Các công ty đều công nhận tầm ảnh hưởng lớn của những
khuyến khích tài chính này tới nguồn thu nhập của họ.
* Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng khi gặp làn sóng đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển cân bằng cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là cung cấp điện - nước, dịch vụ cảng biển và viễn thông. Các khoản cho
vay và tài trợ song phương vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam với số lượng lớn.
19
Đến năm 2012, Việt Nam sẽ hoàn thành hệ thống cảng nước sâu và vận tải biển -
một mốc phát triển đem lại cho đất nước lợi thế cạnh tranh to lớn và cho phép Việt Nam
dành được những hỗ trợ lớn hơn với so với các nước trong khu vực, tạo điều kiện xuất
khẩu thuận lợi hơn sang ASEAN, Trung Quốc và Bắc Mỹ.


4
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. “Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước ta”. Báo Nhân dân, số 20042, ngày 16 tháng 7 năm 2010.
20
Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển… giải
quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng” và xác định “Phát
triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt
trong Chiến lược”, với các nội dung chủ yếu là “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh
là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng
trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao
không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi
cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu
cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết; phát triển bền vững là cơ sở để
phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển
nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.”
Để hiện thực hoá quan điểm phát triển nhanh và bền vững, phải thực hiện đồng bộ
các định hướng phát triển đã nêu trong dự thảo Chiến lược, trong đó cần tập trung thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, bằng các giải pháp và sức mạnh tổng hợp, kiên quyết giữ vững độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển đất nước. Đây là điều kiện tiên quyết nhất cho sự phát triển nhanh
và bền vững và cũng là một lợi thế của đất nước ta.
Hai là, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ

nội bộ nền kinh tế, bảo đảm nguồn lực cho tăng trưởng cao và ổn định trong dài hạn.
Để tăng trưởng cao, đạt tốc độ bình quân 7 - 8%/năm, phải tháo gỡ mọi cản trở về
thể chế và thủ tục hành chính, giải phóng và phát triển mạnh lực lượng sản xuất gắn với
nâng cao trình độ khoa học, công nghệ. Phải tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế tư nhân -
thành phần có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tạo nhiều việc làm nhất.
Mặt khác, phải đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà
nước, để doanh nghiệp nhà nước trở thành công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính
sách cơ cấu và định hướng tổ chức thị trường. Phải thực hiện đa sở hữu, công khai minh
bạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quan trọng hơn là đặt doanh nghiệp
nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong cơ
chế thị trường. Chỉ có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước
và sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước mới không chèn lấn các nguồn lực để phát
triển khu vực tư nhân - một động lực chủ yếu của tăng trưởng.
Nâng cao hiệu quả đầu tư công là một yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng tăng
trưởng. Trong mười năm tới, cần tập trung hơn nữa đầu tư phát triến hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng
22
nhanh, bền vững. Hoàn thiện cơ chế giám sát và tăng cường công tác giám sát đầu tư.
Kiên quyết và có biện pháp mạnh mẽ chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư.
Yêu cầu cấp bách trong thời kỳ chiến lược tới là thực hiện tái cấu trúc nền kinh
tế trên cả ba nội dung chính:
(1) Tái cấu trúc các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế, phát triển
công nghiệp hỗ trợ. Phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng, dựa
vào sự gia tăng vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng thấp hiện nay sang kết hợp hợp
lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng các
tiến bộ về khoa học, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại.
Trong mười năm tới, nhất là trong những năm đầu của thời kỳ chiến lược, chúng
ta chưa thể từ bỏ hoàn toàn mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Vì, để tăng trưởng theo
chiều sâu phải sử dụng công nghệ hiện đại và phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đây là quá trình tích luỹ vốn và phát triển nguồn nhân lực trong từng doanh nghiệp và cả

thủy sản. Giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình
19%/năm. Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam trong 8 tháng đầu năm 2010 đạt 2,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2009
Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các tháng a) Năng lực sản xuất theo mức độ tự nhiên, hiện tại:
Việt Nam có tiềm năng lớn để thiết lập một hệ thống nuôi trồng thủy sản thân
thiện với hệ sinh thái.
Là một nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có một số lợi thế so
sánh như lượng ánh nắng mặt trời dồi dào, có nguồn thức ăn tự nhiên tốt cho cá và các
loài giáp xác ở vùng duyên hải. Chính điều này đã đem lại cho Việt Nam tiềm năng lớn
trong việc nuôi trồng tảo biển, các loài giáp xác và các loài cá ăn thực vật, sử dụng nguồn
thức ăn giàu dinh dưỡng có nguồn gốc trên cạn (từ công nghiệp, từ các khu dân cư, từ
nông nghiệp) và có tác dụng làm sạch môi trường nhờ loại bỏ đi lượng dưỡng chất dư
thừa và các loại vi tảo.
Do có nhiều lợi thế phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở cả nước
ngọt, nước lợ và biển, nên phần lớn nguồn lợi tự nhiên như nguồn lợi hải sản ven bờ, diện
tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã và đang được khai thác, sử dụng ở mức tối đa.
24
Trong 10 năm trở lại đây, sản lượng nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
so với sản lượng khai thác tự nhiên và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng sản lượng thủy
sản của cả nước, cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản đã có những bước tiến đáng ghi
nhận. (biểu đồ ). Trong giai đoạn 2011-2015 cùng với những nỗ lực cải tiến về công
nghệ và sản xuất an toàn, nguồn cung thủy sản của Việt Nam sẽ được nâng cao cả về số
lượng và chất lượng.
Diễn biến sản lượng thủy sản (tổng sản lượng, sản lượng khai thác, sản lượng
nuôi trồng trong 10 năm trở lại đây)
0.0
2,000.0

Nuôi
trồng
Tỷ trọng

khai thác
(%)
Tỷ trọng

nuôi
trồng
(%)
2000 2,250.5

1,660.9

589.6

73.8

26.2

2001
2,434.7

1,724.8

709.9

70.8



38.3

2005 3,465.9

1,987.9

1,478.0

57.4

42.6

2006
3,720.5

2,026.6

1,693.9

54.5

45.5

2007
4,197.8

2,074.5

2,123.3


48.1

51.9Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê
*:Ước tính của tác giả

Trích đoạn Phụ thuộc vào nguyờn, phụ liệu nhập khẩu: Nguồn tài nguyờn khoỏng sản của Việt Nam phong phỳ và đa dạng đủ cho phỏt triển ngành cụng nghệ vật liệu, đặc biệt là ngành vật liệu cơ khớ. Tận dụng thuận lợi từ làn súng toàn cầu húa để tạo ra những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam: Toàn cầu húa đúng vai trũ quan trọng trong việc xỏc định cỏc yếu Về sỏch lược trong chớnh sỏch thị trường, bạn hàng, đối tỏc cho xuất khẩu.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status