Thực trạng công tác kiểm toán ở Việt Nam và một số giải pháp - Pdf 10



LUẬN VĂN: Thực trạng công tác kiểm toán ở
Việt Nam và một số giải pháp

Lời nói đầu

Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Vì thế, cơ chế quản lý kinh tế cũng phải phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế của đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn
vồn lớn lao tích luỹ từ trong nước và từ nước ngoài. Khi đã tạo được một nguồn
vốn nhất định, các nhà quản lý kinh tế, các chính trị gia phải đặt nhiệm vụ sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn đó thành nhiệm vụ hàng đầu của từng cấp quản lý. Để xác

động quản lý và kiểm soát về tài chính do một cơ quan nhà nước lập ra,một tổ
chức, một cá nhân mà pháp luật cho phép thực hiện thông qua việc kiểm tra và xác
nhận tính trung thực hợp pháp của các chứng từ sổ sách, báo cáo tài chính của một
cơ quan, một tổ chức, một đơn vị kinh tế Nhà nước theo luật định.
1.2. Phân loại kiểm toán.
Theo chức năng, kiểm toán gồm ba loại: kiểm toán hoạt động, kiểm toán
tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để
đánh giá tính hữu hiệu (hiệu lực) và tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ
phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị. Kiểm toán tuân thủ nhằm xem xét bên
được kiểm toán có tuân theo các thủ tục, các nguyên tắc, các quy chế mà cơ quan
có thẩm quyền cấp trên hoặc các cơ quan chức năng của nhà nước đã đề ra hay
không; kiểm toán này còn gọi là kiểm toán tính quy tắc. Kiểm toán các báo cáo tài
chính là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo
cáo tài chính cũng như việc báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc,
chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không.

Theo chủ thể kiểm toán có kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm
toán độc lập. Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của
đơn vị tiến hành; phạm vi của kiểm toán nội bộ xoay quanh việc kiểm tra và đánh
giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội
bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao. Kiểm toán
nhà nước là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước
(tài chính, thuế ) và cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định; kiểm
toán nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp
hành các chính sách, luật lệ và chế độ của nhà nước taị các đơn vị sử dung vốn và
kinh phí của nhà nước (ngoài ra, kiểm toán nhà nước còn thực hiện kiểm toán
hoạt động nhằm đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sử
dụng vốn và kinh phí của nhà nước). Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được
tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, các văn phòng kiểm
toán chuyên nghiệp; kiểm toán độc lập là loại hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp

2.1. Khái niệm kiểm toán độc lập.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán độc lập. Kiểm toán
độc lập có thể được hiểu là sự xem xét và trình bày ý kiến một cách độc lập về các
báo cáo tài chính của một tổ chức kinh tế bởi một kiểm toán viên được chỉ định
theo nhiệm vụ được giao và tuân thủ theo đúng các qui định có liên quan. Theo”
Qui chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” ban hành kèm theo nghị
định số 07-CP ngày 21/4/1994 của Chính phủ thì kiểm toán độc lập là việc kiểm
tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán
đọc lập về tính đúng dắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết
toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội (gọi tắt
là các đơn vị) khi có yêu cầu của các đơn vị này. Theo định nghĩa của Liên đoàn
kinh tế thế giới (IFAC) thì đó là quá trình các kiểm toán độc lập tiến hành kiểm tra
và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính được kiểm toán.
Kiểm toán độc lập cũng như kiểm toán nói chung đều thực hiện hai chức
năng đó là kiểm toán xác nhận và trình bày ý kiến.

Hoạt động kiểm toán độc lập rất phong phú, đa dạng bao gồm cả kiểm toán
báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đồng thời nó thực hiện
cả các dịch vụ tư vấn, quản lý tài chính, pháp lý, các dịch vụ kinh tế và dich vụ
đào tạo khác. Kiểm toán độc lập ra đời không phải tự thân, vị thân mà nó ra đời do
tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường đòi hỏi. ở nước ta sau khi chuyển
đổi cơ chế quản lý đặc biệt là sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam thì kiểm toán độc lập càng trở nên cấp bách và càn thiết, nó có vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế thị trường mở cửa. Kiểm toán độc lập ra đòi nó là một
hoạt động kinh doanh dù xét trên lĩnh vực vĩ mô hay vi mô, Nhà nước hay cá nhân
thì những lợi ích mà nó mang lại lớn hơn rất nhiều chi phí bỏ ra. Nó ra đòi nhằm
cung cấp thông tin tin cậy cho mọi đối tượng theo yêu cầu của nền kinh tế thị
trường đòi hỏi. hoạt động kiểm toán ở nước ta còn non trẻ nhưng đả khẳng định
được mình trong những năm qua, nó đã đem lại những lợi ích kinh tế nhất định
cho đất nước, cho các thành phần kinh tế và doanh nghiệp.

cách rộng rãi, có hệ thống với những hướng dẫn và qui định cụ thể bằng luật pháp.
Trong một thời gian dài chúng ta quản lý nền kinh tế của đất nước mà không cần
đến hệ thống kiểm toán, đối với các công ty quốc doanh công tác kiểm toán vẫn
còn là một điều mới mẻ. ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển công tác
kiểm toán được tổ chức từ rát lâu và được tổ một cách chặt chẽ, chu đáo, có hệ
thống được qui định rõ rệt bằng luật pháp. Công tác kiểm toán được tổ chức một
cách rộng rãi ở khắp mọi nơi, có thể nói ở đâu có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
sự hoạt đọng của các doanh nghiệp cá thể hoặc công ty thì ở nơI đó đều có công
tác kiểm toán.
Trong nhữmg năm gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện các loại hình công ty
theo Luật công ty bao gồm: các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố, các hình
thức kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các ngân hàng thương
mại cổ phần, các công ty tài chính và sắp tới là thị trường chứng khoán.

Các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong nền kinh tế
thị trường, các tài nguyên kinh tế không phải là vô hạn và thị trường sẽ đóng vai
trò phân bổ các tài nguyên hữu hạn này theo một phương pháp nhằm đạt hiệu quả
cao nhất. Một loại tài nguyên là đồng tiền vốn, nằm ở người có vốn đầu tư và các
nhà cho vay. Bên sử dụng đòng tiền vốn để kinh doanh chính là các đơn vị kinh tế.
Các nhà cho vay và các nhà đầu tư sẽ quyết định cung cấp đồng tiền vốn cho
những đơn vị kinh tế nào mà họ nghĩ là lành mạnh và có hiệu quả cao. Quyết định
của nhà đàu tư và các nhà cho vay được cân nhắc dựa trên những nguồn thông tin
tài chính mà họ cho là đáng tin cậy. Đó là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán
độc lập và như vậy dịch vụ kiểm toán trở thành một dịch vụ rất cần thiết và không
thể thiếu được trong cấu trúc hạ tầng nền kinh tế thị trường. Sự cần thiết đó xuất
phát từ nhu cầu thực tế diễn ra từng, ngày từng giờ trong tiến trình phát triển kinh
tế của đất nước. Trước hết, xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin đòi hỏi phải có
sự trung thực và hợp lý của báo các tài chính của doanh nghiệp, công ty. Những
người quan tâm đến báo cáo tài chính của công ty đó là chủ công ty (Nhà nước, tư
nhân, nước ngoài), các nhà đầu tư (trong và ngoài nước), các ngân hàng (khi xem

cách đặc biệt, họ coi đó là công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý
nền kinh tế đất nước. Những chuyên viên kiểm toán phải là những người đã tốt
nghiệp ở trường kế toán cao cấp, những tiến sĩ về kế toán. Họ phải qua thi tuyển
và sau khi đã có chứng chỉ kiểm toán, họ phải tuyên thệ trước toà án thương mại
hoặc toà án kinh tế rồi mới được hành nghề. Những nhà kiểm toán hay nói đúng
hơn là những nhà giám định kế toán phải đăng ký hành nghề và mở những văn
phòng kiểm toán tương tự như những văn phòng luật sư để thực hiện chức năng
kiểm toán. Luật pháp ở nhiều nước phát triển qui định các công, xí nghiệp, các tổ
chức doanh nghiệp, xí nghiệp nói chung mỗi khi có tranh chấp hoặc làm việc với
các cơ quan thuế vụ, hoặc báo cáo lời lỗ với ngân hàng, hoặc các cơ quan nhà
nước, thì các bảng tổng kết tài sản phải có cơ quan kiểm toán chứng nhận mới có
giá trị. Bởi vì, chính các cơ quan kiểm toán có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu,
kiểm tra các chứng từ và hồ sơ kế toán của các doanh nghiệp, xí nghiệp và khi họ
nhận thấy đúng chính xác, rõ ràng thì họ mới chứng nhận. Các doanh nghiệp, xí
nghiệp muốn được bảo đảm về mặt kế toán, muốn có các bảng tổng kết tài sản có

giá trị cần phải hợp đồng với một văn phòng kiểm toán, để được văn phòng kiểm
toán này thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ để công tác kế toán của các
doanh nghiệp, xí nghiệp này đi đúng hướng, không sai lệch, chính xác và hợp lệ.
Vì trong thời gian qua chúng ta không có công tác kiểm toán nên các công
ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế không biết nhờ ai, cơ quan nào có đầy đủ khả
năng, chuyên môn để kiểm tra công tác kế toán, hoặc hợp đồng nhằm giúp thực
hiện tốt công tác kế toán của cơ quan mình. Qua các báo, cũng như các phiên toà
kinh tế, chúng ta được biết nhiều công ty quốc doanh đã bị lỗ, hoặc bị chiếm dụng
vốn, bị tham ô những số tiền lớn lên đến hàng tỷ, hàng chục tỷ trong nhiều năm,
nhưng các cơ quan chủ quản hoặc các cơ quan thuế vụ và tài chính vẫn không hề
biết. Chỉ đến khi những công ty này đi đến giai đoạn thâm hụt trầm trọng, vỡ nợ
hay phá sản, thì mới bị phát hiện và khi ấy thiệt hại đã trở nên quá lớn lao và
những tài sản khổng lồ của nhà nước, của nhân dân đã bị mất mát nhiều công ty đã
làm thất thoát đến hàng trăm tỷ đồng trong thời gian 5-7 năm mới bị phát hiện.

các nước có nền kinh tế phát triển nhưng ở nước ta lại là hoạt động hoàn toàn mới
mẻ, kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp, môi trường hoạt động cũng không hoàn
toàn thuận lợi do đó đã lầm hạn chế đến sự phát triển chung của ngành.
3. Thực trạng công tác kiểm toán độc lập ở nước ta.
Hệ thống kiểm toán ở Việt Nam mới ra đời nên gặp không ít những khó khăn
ban đầu. Hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta còn quá mới mẻ, các công ty
kiểm toán phát triển nhanh chóng nhưng còn quá non trẻ, nhân lực và tàI lực còn
hạn chế. Trừ những đơn vị kế toán có sự tham gia quản lý của nước ngoài, hầu hết
người quản lý ở các đơn vị chưa hiểu hết mục đích của hoạt đọng kiểm toán, chưa
thấy rõ lợi ích thiết thực từ những tư vấn của các kiểm toán viên Nhiều doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân, công ty cổ phần
chưa muốn tiết lộ thông tin thực về hoạt động của doanh nghiệp mình cho người
khác, trừ khi bị bắt buộc hay các doanh nghiệp có sự cố. Do hoạt động kiểm toán
của các tổ chức kiểm toán trong nước mới được hình thành nên có những người
chưa thực sự tin tưởng chất lượng công việc của kiểm toán viên Việt Nam.

Còn khó khăn của các tổ chức kiểm toán trong nước có thể thấy đó là: do thiếu
những kiến thức về quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, thiếu những
chuyên gia có liên quan, cho nên các tổ chức kiểm toán chưa mạnh dạn thực hiện
các dịch vụ tư vấn quản trị là điều mà các nhà quản lý quan tâm nhất; vì đạo đức
nghề nghiệp, các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên không được tự quảng cáo
công khai về mình dưới bất kỳ hình thức nào nhưng không phải vì thế mà kiểm
toán viên không được chủ động tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và đề xuất
các dịch vụ thiết thực mang lại hiệu quả cao cho khách hàng, chính điều này làm
cho nhiều khách hàng chưa đến với các tổ chức kiểm toán; cũng vì nhiều lý do
khác mà kiểm toán viên từ chối yêu cầu phục vụ khách hàng không phải vì yêu
cầu vượt quá khả năng phục vụ của mình, đây cũng là vấn đề cần rút kinh nghiệm
đối với các kiểm toán viên; bộ máy quản lý tài chính bảo vệ pháp luật được tổ
chức rất đồ sộ, nhiều khâu cấp, rất hệ thống từ Trung ương đến địa phương, biên
chế lớn song chưa được qui rõ ràng về chức năng nhiệm vụ hoạt đọng chồng chéo

các công ty độc lập ở việt Nam đều thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Kể cả các công ty kiểm toán độc lập ở nước ngoài đang thuộc công ty hợp danh,
chịu trách nhiệm vô hạn, nhưng khi vào Việt Nam, theo Luật đầu tư nước ngoài,
lại được thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều
này nếu cứ tiếp tục sẽ khiến cho những người sử dụng báo cáo kết quả kiểm toán
sẽ nghi ngờ về khả năng bồi thường của công ty khi có sự cố xảy ra Vì thế nên
sớm chuyển sang loại hình công ty hợp danh, trách nhiệm vô hạn.
Thuận lợi cơ bản của Việt Nam là chúng ta đi chậm hơn các nước hàng trăm
năm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập nên kế thừa được toàn bộ kinh nghiệm của
thế giới trong lĩnh vực này.

III. Một số sai sót trong công tác kiểm toán ở Việt Nam.
Công tác kiểm toán của nước ta còn quá mới mẻ nên không thể tránh được
những sai sót, nhầm lẫn trong công tác kiểm toán. Các báo cáo tài chính đã được
kiểm toán không có những sai sót lớn đén mức khiến người đọc báo cáo phải hiểu
sai. Những sai sót này có thể do nhận thức lệch lạc hoặc do ghi chép và các sai

sót thường xảy ra đối với việc kiểm toán tài sản cố định. Đây là một số sai sót
thường gặp. Các sai sót thường gặp trong đánh giá tài sản cố định: hạch toán sai
về nguyên giá tài sản cố định do đưa vào những tài sản đạt tiêu chuẩn tài sản cố
định vào công cụ lao động; hạch toán chi phí mua sắm xây dựng nâng cấp cải tạo
tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh; chưa đủ các thủ tục theo qui định
về đầu tư XDCB đã hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định; một số doanh
nghiệp kiểm kê chỉ là hình thức, chủ yếu dựa vào số liệu sổ sách để lập biên bản
kiểm kê, dẫn đến có tài sản cố định trên thực tế thì có nhưng trên sổ sách thì
không; về trích khấu haotài sản cố định: Phần lớn doanh nghiệp đều trích khấu
hao cao hơn quyết định 507 TC/ĐTXD ngày 22/7/1986 của bộ tài chính, một số
tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng đơn vị vẫn trích khấu hao; về chi phí
sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu: hạch toán sai về giá, định mức
tiêu hao vật tư, nhiều hoá đơn chưa đúng qui định của Bộ tài chính, tạm tríchvào

doanh với nước ngoài); cần có các nguyên tắc chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;
nhà nước sớm ban hành Luật kiểm toán Việt Nam trước mắt mắt là Pháp lệnh
kiểm toán trong đó quy định rõ:chức năng, nhiệm vụ; hệ thống tổ chức bộ máy,
đối tượng cả hệ thống,từng bộ phận cấu thành và của mỗi kiểm toán viên. Trong
Luật kiểm toán phải xác định giá trị pháp lý của báo cáo tài chính và trách nhiệm
phối hợp trong kiểm toán nói riêng và giữa kiểm toán với hoạt động của các cơ
quan khác;
thúc dẩy phát triển nhanh chóng các tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán
trong nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế phải tăng cường các dạng kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ; bảo đảm tính
pháp lý cho các tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán - tư vấn tài chính;
cần có quy chế về kiểm toán viên (tổ chức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp );
có chương trình đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng qui chế thi tuyển và cấp chứng
chỉ hành nghề cho kiểm toán viên; cần có sự tuyên truyền và phổ biến rộng rãi

trên các phương tiện truyền tin đại chúng để mọi ngươì nhất là các doanh nghiệp,
các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể hiểu biết về kiểm toán;
mạnh dạn lựa chọn liên doanh liên kết với các công ty kiểm toán quốc tế để học
hỏi kinh nghiệm bổ ích; mở rộng mạng lưới kiểm toán độc lập, đáp ứng nhu kiểm
toán mọi doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các dự án đầu tư và các công
trình xây dựng cơ bản, các công trình kinh tế - xã hội; chất lượng và số lượng dịch
vụ kiểm toán phải được nâng cao và phát triển là một yêu cầu cấp bách và phải coi
đây là một trong những công cụ đắc lực có ý nghĩa quan trọng trong lực lượng
quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nước
ta nói chung.
không xa kiểm toán Việt Nam có thể vững bước cùng kiểm toán các nước đang
phát triển, kiểm toán viên Việt Nam sẽ vững vàng bước lên cầu thang máy để thực
hiện các nhiệm vụ vượt qua biên giới. Trong nền kinh tế đang chuyển đổi tuy còn

nhiều trở ngại cho quá trình phát triển thị trường kiểm toán nhưng nó đã mở ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và cơ quan kiểm toán độc lập nói
riêng. Đây là mảnh đất màu mỡ cho kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status