Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở việt nam hiện nay (qua thực tế ở hà nội) - Pdf 10


1
Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội)

Đng Thị Kim Anh

Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiền Lương
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay. Phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở
Hà Nội (sau khi sát nhập). Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và nâng
cao đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.

Keywords. Triết học; Đạo đức kinh doanh; Đạo đức nghề nghiệp; Việt Nam
Content.
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, vấn đề đạo đức kinh doanh cũng đang được các học giả, những nhà kinh
doanh, nhà quản lý, người tiêu dùng và toàn xã hội đc biệt quan tâm. Người Mỹ đã sớm
nhận thức được vai trò đc biệt quan trọng của đạo đức đối với công việc kinh doanh. Họ
đã bỏ ra khá nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu vấn đề này. Chỉ tính riêng trong
năm 2000, theo Trung tâm vì một nền văn hoá kinh doanh có đạo đức, đã có tới 52 công
trình nghiên cứu được xuất bản tại Mỹ viết về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu
nhập tài chính của các công ty. Trong đó, đa số các công trình nghiên cứu (33 công trình)
cho rằng, công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn.
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới không những đối với các nhà

công tác quản lý nhà nước, hoạt động xã hội… quan tâm nhiều.
Theo hướng nghiên cứu cơ bản một số tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm đạo
đức, đạo đức kinh doanh. Chẳng hạn, cuốn “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh
doanh”. Do GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997. Tác
giả đã làm rõ những vấn đề rất cơ bản trong kinh doanh là môi trường kinh doanh và đạo
đức kinh doanh. Trong đó, tác giả làm rõ sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường trong
kinh doanh, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến
kinh doanh như thế nào, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là cần thiết đối với các
doanh nghiệp… Ngoài ra, các tác giả còn tập trung làm rõ những khái niệm có liên quan
như: đạo đức, đạo đức kinh doanh… trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm đánh giá, phán
xét đạo đức kinh doanh; hay cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty”,
Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007.
Tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hoá
công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn đề đạo đức trong kinh
doanh. Đc biệt, tác giả đã giới thiệu cách tiếp cận với quá trình ra quyết định về hành vi
đạo đức và các công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh. Mục đích là nhằm
cung cấp phương pháp và công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh, trên cơ sở
phương pháp và công cụ đã phân tích trên, tác giả giới thiệu một số vấn đề đạo đức kinh
doanh điển hình thông qua các tình huống cụ thể về những vấn đề thực tiễn.

3
Vẫn theo hướng nghiên cứu trên, các khái niệm này còn được trình bày trong một số
công trình nghiên cứu khác. Tiêu biểu như: “Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty:
phương pháp môn học và phân tích tình huống” của Nguyễn Mạnh Quân. Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007; Bùi Xuân Phong trong cuốn “Đạo đức kinh
doanh và văn hoá doanh nghiệp”. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, xuất
bản năm 2009.
Theo hướng nghiên cứu ứng dụng các tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề do
thực tiễn đt ra. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến:
- Cuốn “Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Hà Huy

4
thành công lâu dài, ổn định, thậm chí phải có đạo đức với cả đối tác và đối thủ của
mình…
- Trong cuốn “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với
việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” của tập thể các nhà
nghiên cứu và giảng viên thuộc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do Nguyễn Chí
Mỳ chủ biên, lại bàn về vấn đề đạo đức mới trong cơ chế thị trường; sự biến đổi của
thang giá trị đạo đức trong cơ chế đó; xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý trong
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, tập thể tác giả đề ra các
phương hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới.
- Nguyễn Thị Lan lại xem xét vấn đề dưới góc độ “Nhìn nhận của người dân về đạo
đức kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân”. Tạp chí Tâm lý học - Số 5. Năm
2006. Tác giả đã xây dựng thang đo đánh giá của người dân Hà Nội về đạo đức kinh
doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay ở
nước ta. Theo tác giả, các chủ doanh nghiệp tư nhân tuy có nhiều đóng góp trong giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nhưng không vì thế mà người dân xoá nhoà, san
bằng tất cả cái tốt và cái xấu trong hoạt động kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư
nhân. Trái lại, càng kỳ vọng bao nhiêu ở sự đóng góp của các chủ doanh nghiệp tư nhân
đối với cộng đồng, với xã hội người dân càng có xu hướng nhìn nhận khắt khe hơn, yêu
cầu cao hơn đối với họ. Vì vậy, khi tìm kiếm những giải pháp giáo dục và xây dựng chế
tài nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh trong giai đoạn hiện nay cần phải chú ý điều này.
Với hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình khác liên quan đến đề tài. Song
trong phạm vi hạn hẹp của luận văn chúng tôi không có điều kiện liệt kê ra tất cả.
Ngoài ra, còn có một hướng nghiên cứu khác, kết hợp cả hai hướng nghiên cứu trên.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đạo đức kinh doanh, các tác giả đã đưa ra các
đề xuất, biện pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh.
Theo hướng nghiên cứu này có các công trình tiêu biểu như: “Bài giảng Văn hoá kinh
doanh”, Dương Thị Liễu (chủ biên). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội,
2008; cuốn “Văn hoá doanh nghiệp” của Đỗ Thị Phi Hoài. Nhà xuất bản Tài chính, Hà
Nội, 2009; Vương Liêm trong cuốn “Kinh tế học Internet: từ thương mại điện tử đến

giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là một hướng mới mà người viết tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh, đc biệt là vai trò
của đạo đức trong kinh doanh. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số nội dung của đạo
đức kinh doanh cần xây dựng và đề xuất các phương hướng và giải pháp xây dựng đạo
đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay.
Hai là, phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở Hà Nội
(sau khi sát nhập).
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức kinh
doanh ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề của đạo đức kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
(sau khi sát nhập). Trên cơ sở đó, xác định những nội dung cơ bản để xây dựng đạo đức

6
kinh doanh (mà chủ yếu là xây dựng đạo đức cho giới doanh nhân) và đề xuất một số
phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng ta, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kế thừa có chọn lọc những
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã được
công bố.
Luận văn sử dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-

Chƣơng 2: Phương hươ
́
ng va
̀
gia
̉
i pha
́
p xây dư
̣
ng đa
̣
o đư
́
c kinh doanh ơ
̉
Viê
̣
t Nam. 7
Chƣơng 1
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

xã hội để thúc đẩy sản xuất, không ngừng nâng cao sản xuất và thu nhập xã hội. Vì vậy,
nó chính đáng về mt đạo đức. Từ đó họ đi đến kết luận: kinh tế thị trường không chỉ hợp
lý về mt lịch sử mà nó còn chính đáng về mt đạo đức. Do đó, nó có tác động tích cực
thúc đẩy xã hội phát triển.
Những cách lý giải trên đều mang tính phiến diện, một chiều hoc là quá nhấn mạnh
đến ảnh hưởng tích cực, hoc là quá nhấn mạnh đến ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị

8
trường đối với đạo đức, do đó chưa đánh giá đúng tác động của kinh tế thị trường đối với
đạo đức. Trên thực tế, kinh tế thị trường tác động đến đạo đức theo cả hai hướng: tích cực
và tiêu cực.
1.1.1.3. Kinh tế thị trường tác động có tính hai mặt đối với đạo đức
Đây là quan điểm được nhiều người thừa nhận nhất và đây cũng là quan điểm chính
thống của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong cơ chế thị trường các chủ thể kinh tế bao giờ cũng chịu sự chi phối của các
nguyên tắc, các chuẩn mực thị trường như: sự trung thực trong kinh doanh, tôn trọng đối
tác, giữ chữ tín, bảo vệ môi trường. Nhưng các chủ thể kinh doanh không chỉ tự giác mà
còn tự nguyện thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực thị trường thì những chuẩn mực thị
trường sẽ chuyển hoá về chất để trở thành chuẩn mực đạo đức.
Như vậy, kinh tế thị trường tự nó đã bao chứa khả năng tác động một cách tích cực
đến đạo đức. Do đó, nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan
của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Nếu từ trong bản chất, kinh tế thị trường tự nó đã chứa đựng khả năng tác động tích
cực đến sự phát triển đạo đức thì cũng chính từ trong bản chất, kinh tế thị trường cũng
chứa đựng khả năng tác động tiêu cực đến đạo đức. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã xác định: “Mt khác, cơ chế thị trường có những
tác động tiêu cực mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội”.
Chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường chưa lâu, nhưng tác động từ mt trái của kinh
tế thị trường đối với đạo đức đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Những biểu hiện
của sự xuống cấp đạo đức được Đảng ta chỉ ra tại Hội nghị trung ương lần thứ năm Ban

giải quyết vấn đề cũng chỉ nên và chỉ cần thực hiện ở một số khâu và lĩnh vực đó. Do vậy,
việc đưa đạo đức vào kinh doanh là bất hợp pháp, không cần thiết thậm chí còn cản trở
hành vi kinh doanh, cản trở sự phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Quan điểm đề cao vai trò của đạo đức đối với kinh doanh.
Những người theo quan điểm này cho rằng, giữa đạo đức và kinh doanh có mối quan
hệ hữu cơ không tách rời, việc tách rời tuyệt đối hành vi kinh doanh với hành vi đạo đức
là không khoa học. Trên thực tế, nếu tách rời giữa đạo đức và kinh doanh, tìm động lực
kinh doanh chỉ ở lợi nhuận và do đó, quản lý xã hội chỉ duy nhất dựa vào cơ chế, chính
sách, pháp luật để điều tiết kinh doanh thì hiệu quả điều tiết sẽ bị hạn chế. Bởi lẽ, các chủ
thể kinh doanh, trong chừng mực không có sự phát triển tương ứng về đạo đức kinh
doanh, nghĩa là không bị ràng buộc bởi các chuẩn mực đạo đức, bởi tình cảm và lương
tâm ở tầng sâu tâm lý, thì lòng hám lợi sẽ khiến họ luôn tìm mọi cách để “lách luật”, phá
hoại sự cạnh tranh trung thực, làm cho hoạt động thị trường không diễn ra một cách bình
thường, lành mạnh được. Bởi pháp luật, chính sách dẫu hoàn thiện đến đâu cũng không
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Mt khác, hiện nay chúng ta đang trong quá
trình hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ
nghĩa là một điều mới mẻ, chưa có tiền lệ. Những khiếm khuyết của cơ chế, chính sách
và quản lý trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho hàng loạt các trường hợp kinh doanh,
vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức để lại những tổn hại to lớn không chỉ đối với
công quỹ mà cả đối với bản thân các doanh nghiệp, doanh nhân đã vi phạm đạo đức trong
kinh doanh. Từ đó, những người theo quan điểm này cho rằng, bên cạnh việc hoàn thiện
cơ chế và tăng cường pháp chế trong kinh doanh, nhà nước cần chủ động và tích cực
“đạo đức hoá” lĩnh vực kinh doanh, tạo ra sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật trong
quản lý.
Trong điều kiện kinh tế thị trường đạo đức có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh
doanh. Vai trò của đạo đức trong kinh doanh được thể hiện ở một số nội dung sau:

10
Thứ nhất, ý thức đạo đức bổ sung và kết hợp với ý thức pháp quyền điều chỉnh các
hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã

1.2.1.2. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi cho chủ thể (kinh doanh).
11
1.2.1.3. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, được áp dụng trong lĩnh vực
kinh doanh, bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh
giá và hướng dẫn hành vi của các chủ thể hoạt động kinh doanh; chúng được những
người hữu quan tự giác, tự nguyện thực hiện và sử dụng để phán xét các hành vi trong
kinh doanh là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.
1.2.2. Những nội dung của đạo đức kinh doanh cần xây dựng ở Việt Nam hiện nay
1.2.2.1. Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh
Đây là tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các doanh nhân và cũng là tiêu chí cơ bản
để xây dựng đạo đức kinh doanh. Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh có nghĩa là,
các doanh nhân phải luôn trung thực trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, luôn
trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (trong giao dịch, đàm phán và ký kết) và người
tiêu dùng, trung thực ngay cả với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, chiếm công vi
tư dù hàng ngày, hàng giờ vẫn va chạm trực tiếp với tiền và hàng, lại có quyền quyết định
trực tiếp trong tay và cũng có thể không ai biết được ngoài lương tâm mình.
Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh còn đòi hỏi và biểu hiện thành các yêu cầu
như: tôn trọng con người (tôn trọng đối tác, đối thủ, tôn trọng người tiêu dùng…), tôn
trọng pháp luật, giao dịch hợp lý và cạnh tranh bình đẳng.
Buôn bán thật thà, kinh doanh có đạo đức, trung thực, giữ chữ tín… ngày nay đã trở
thành một trào lưu không thể đảo ngược trên thế giới. Đó là một trong những nội dung
cốt lõi của đạo đức kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
1.2.2.2. Phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

chớp thời cơ tạo cơ hội trong kinh doanh, không ngừng nghiên cứu, tiếp cận thị trường,
dám nghĩ, dám làm, quyết tâm trong sản xuất, chịu khó, cần cù, luôn quan tâm cải tiến kỹ
thuật trong hoạt động sản xuất, cải tiến mẫu mã, tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng thị hiếu
của người tiêu dùng, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển, sẽ tận
dụng tốt cơ hội tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn.
Ngược lại, những doanh nghiệp kém năng động, sáng tạo, không nhạy bén, không biết
chớp thời cơ thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên lấn át cơ hội, cản trở sự phát
triển. Vì vậy, những doanh nhân Việt Nam hôm nay muốn vươn xa ra thị trường thế giới,
muốn đứng vững trong quá trình hội nhập quốc tế thì ngoài việc có bản lĩnh đạo đức của
người kinh doanh, cần phải có sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, biết chớp thời cơ tạo cơ
hội trong kinh doanh; biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển.
1.2.2.5. Gắn lợi nhuận với đạo đức.
Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh
doanh trước hết phải vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Trong lĩnh vực kinh doanh điều đó có nghĩa là, phải giải quyết hài hoà, hợp lý
nhất quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa lợi nhuận và đạo đức. Việc giải
quyết một cách hợp lý mối quan hệ này chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh, trong khi thực
hiện lợi ích chính đáng của mình, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người
khác, của cộng đồng, của xã hội. Các chủ thể kinh doanh trong khi hướng tới lợi ích cá
nhân mà vẫn biết tôn trọng lợi ích của người khác, của cộng đồng, của xã hội. Hơn thế,
nếu biết tôn trọng lợi ích của người khác thì lợi ích cá nhân mới ổn định và lâu dài. Theo
nghĩa đó đạo đức phải được xây dựng và trở thành nhân tố bên trong của kinh doanh,
thành nhu cầu, động lực thúc đẩy con người thực hiện các hành vi đạo đức một cách tự
giác, tự nguyện trong quá trình kinh doanh. Muốn làm được điều đó, các chủ thể kinh
doanh phải luôn gắn kết lợi nhuận với đạo đức, lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích
của xã hội.

13
1.3. Tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức kinh doanh
Nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

rãi kiến thức về đạo đức kinh doanh và các quyền của người tiêu dùng chưa được thực
hiện tốt.
Mt khác, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng dạy về kinh doanh ở Việt Nam gần
đây mới chính thức đưa môn “đạo đức kinh doanh” vào giảng dạy. Vì là môn khoa học
còn khá mới mẻ nên đạo đức kinh doanh trong những năm gần đây mc dù được bàn đến
khá nhiều song nội hàm của khái niệm này vẫn chưa có sự thống nhất trong giới học

14
thuật cũng như trong các cơ quan quản lý xã hội. Chính vì vậy, mc dù thường được nghe
về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề
này còn khá mơ hồ.
2.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Hiện nay, ở Việt Nam, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối
mới mẻ. Vì vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho đến nay vẫn còn
nhiều hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện
trách nhiệm xã hội đem lại nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách
nhiệm của mình đối với xã hội như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường…
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành
một nội dung được quan tâm, các doanh nghiệp ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc thực
hiện trách nhiệm xã hội bởi họ nhận thức được rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ
mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội lớn. Nhiều doanh nghiệp đã chủ
động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó thương hiệu của họ ngày càng được nhiều
người biết đến như: Mai Linh, Kinh Đô, Duy Lợi, điều đó đã và sẽ mang lại cho họ uy
tín và do đó mang lại lợi nhuận kinh tế và cả lợi ích chính trị - xã hội.
2.1.3. Vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Với thời gian tồn tại chưa dài (khoảng 20 năm) so với lịch sử tồn tại hàng trăm năm
của các nước Âu - Mỹ, nên ý thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người dân Việt
Nam nói chung (người dân Hà Nội nói riêng) còn rất thấp, do đó họ không mấy quan tâm
đến vấn đề này. Chính vì vậy mà sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thường xuyên bị vi phạm.

- Tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh
- Giáo dục ý thức đạo đức kinh doanh cho doanh nhân và người dân
- Nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
- Thực hiện xã hội hoá công tác xây dựng đạo đức kinh doanh
- Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình.
- Nâng cao vai trò giám sát của khách hàng và cộng đồng xã hội trong việc xây dựng
đạo đức kinh doanh.
Như vậy, việc xây dựng và phát huy vai trò của đạo đức kinh doanh là công việc
không chỉ của giới kinh doanh mà là công việc của toàn xã hội. Nó đòi hỏi phải có những
giải pháp đồng bộ và được triển khai trên phạm vi toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường đang là hiện tượng có tính toàn cầu, là điều kiện tất yếu để mọi
quốc gia thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngày nay, không thể nói đến phát triển
nếu không chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI (12 - 1986) Đảng ta đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có
đổi mới cơ chế kinh tế: từ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi đó đã tạo ra sự biến đổi to lớn về nhiều
mt, trong đó có cả sự biến đổi mang tính hai mt của đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới mẻ ở nước ta. Trong các xã hội truyền
thống, đạo đức và kinh doanh là hai mt mâu thuẫn và tách rời nhau. Chỉ khi chúng ta
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các mục tiêu cơ bản
là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì mới có các điều kiện thuận
lợi để đạo đức kinh doanh phát triển.

16
Trong nền kinh tế thị trường, đạo đức và kinh doanh có mối quan hệ cht chẽ và tác
động qua lại lẫn nhau. Đạo đức kinh doanh, theo chúng tôi, là một dạng đạo đức nghề

khác, đạo đức và văn hoá Việt Nam chính là cơ sở và nguồn nội lực rất quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của lĩnh vực kinh doanh nói riêng. Nếu biết
phát huy nguồn lực này một cách hiệu quả kết hợp với tận dụng tốt các nguồn ngoại lực
thì giới doanh nhân và hệ thống các doanh nghiệp nước ta có thể tạo ra một kiểu kinh
doanh đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam và có trình độ quốc tế, chẳng những để phục vụ
tốt các nhu cầu trong nước mà còn là lợi thế trong việc chinh phục các thị trường của các

17
nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Bởi vậy, nghiên cứu và xây dựng đạo đức kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là việc làm
cần thiết và là yêu cầu cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng đạo đức kinh doanh
là công việc không chỉ của giới kinh doanh mà là công việc của toàn xã hội. Nó đòi hỏi
phải có những giải pháp đồng bộ và phải được triển khai trên phạm vi toàn xã hội.
Cũng như văn hoá, đạo đức xã hội nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng là
những phạm trù phức tạp, cần có nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện và phát triển.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam mới tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, hội
nhập kinh tế quốc tế, vào WTO , nên những phạm trù như: văn hoá kinh doanh, văn hoá
doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh còn khá mới mẻ ở nước ta. Được biết trong thời gian
tới, chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho người dân
và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang khuyến cáo các trường Đại học, Cao đẳng cần đổi
mới chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ chung trên thế giới.
Có được những yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt
Nam, hy vọng trong thời gian tới, nhận thức của người Việt Nam nói chung, người dân
Hà Nội nói riêng về đạo đức kinh doanh sẽ nhanh chóng được nâng cao, góp phần duy trì
sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam.

References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


14. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết về một số định hướng lớn trong công
tác tư tưởng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành
Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phạm Văn Đức (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí Triết học, (2), tr.16-23.
24. Ngô Đình Giao (chủ biên, 1997), Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
25. V.E. Henderson (1996), Đạo đức trong kinh doanh, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.
26. Đỗ Lan Hiền (2002), “Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế
thị trường”, Tạp chí Triết học, (4), tr.16-19.

19
27. Đỗ Thị Kim Hoa (2009), “Xây dựng đạo đức kinh doanh - Cơ sở cho việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Triết học, (10), tr.80-84.
28. Đỗ Thị Phi Hoài (chủ biên, 2009), Văn hoá doanh nghiệp, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

44. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (1993), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20
49. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị
trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Phạm Xuân Nam (chủ biên, 1996), Văn hoá và kinh doanh, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
52. Trần Nhoãn (2009), Văn hoá doanh nghiệp. Giáo trình dùng cho sinh viên cao
đẳng, đại học du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
53. Hữu Ngọc (chủ biên, 1987), Từ điển triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
54. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng.
55. Bùi Xuân Phong (2009), Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, Nxb.
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
56. Nguyễn Văn Phúc (1996), “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân
cách trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Triết học, (5), tr.15-17.
57. Nguyễn Văn Phúc (1996), “Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đối với sự phát triển nhân cách”, Tạp chí Triết học, (1), tr.13-16.
58. Nguyễn Văn Phúc (2001), “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (7), tr.8-11.
59. Nguyễn Văn Phúc (2006), “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng
đạo đức mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (11), tr.3-8.
60. Trần Anh Phương (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận
dụng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8), tr.23-31.

75. Nguyễn Hợp Toàn (biên soạn, 2008), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nxb. Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
76. Phạm Quốc Toản (2002), Đạo đức kinh doanh, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
77. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp chí
Triết học, (6), tr.19-22.
78. Nguyễn Văn Ý (chủ biên, 1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hoá - Thông tin,
Hà Nội.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status