Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thái bình trong giai đoạn hiện nay - Pdf 10

Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia
quản lý giáo dục trung học phổ thông trên địa
bàn Thành phố Thái Bình trong giai đoạn
hiện nay Phạm Đồng Thụy Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Ngọc Hùng
Năm bảo vệ: 2007 Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo
dục trung học phổ thông (THPT) và xã hội hóa công tác giáo dục THPT. Khảo sát
thực trạng vấn đề cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT, xã hội hóa công tác
giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình. Đề xuất một số biện pháp: nâng
cao nhận thức về huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT; phối hợp
các lực lượng xã hội tham gia; hoàn thiện cơ chế điều hành phối hợp giữa các lực
lượng tham gia quản lý; nâng cao vai trò quản lý, tạo ra môi trường giáo dục thực sự
dân chủ và lành mạnh; huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục cả về quy mô
và chất lượng.

Keywords. Giáo dục trung học; Quản lý giáo dục; Trường trung học phổ thông;
Thái Bình Content
1. Lý do chọn đề tài

góp nhân lực, vật lực, tài lực làm cho giáo dục ngày càng phát triển hơn.
Trung học phổ thông (THPT) là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.Theo tinh
thần của Luật giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo, phát triển giáo dục THPT cần phải gắn bó
với công tác huy ĐỘng cỘng ĐỒng mới đem lại hiệu quả cao. Giáo dục THPT cũng như sự
nghiệp giáo dục cả nước đã và đang có những bước chuyển đáng kể là nhờ một phần quan
trọng nhà nước ta vận dụng đúng đắn chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục, huy động
cộng đồng tham gia quản lý giáo dục nói chung và THPT nói riêng.
- Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp. Chỉ số HDI (tổng hợp chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo
dục, chỉ số GDP) đứng thứ 15/61 tỉnh thành trong cả nước. Với điều kiện kinh tế – xã hội
(KT-XH) như vậy thì việc xã hội hoá công tác giáo dục nói chung, THPT nói riêng của tỉnh
có nhiều thuận lợi, thể hiện ở những mặt sau:
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hàng năm vào các trường THPT
và tương đương chiếm 72%.
- Giáo dục Thái Bình thực sự được quan tâm một cách thích đáng và đạt kết quả là
tỉnh đầu tiên trong cả nước phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, là tỉnh đứng thứ 9 trong cả nước
về phổ cập THCS và đang phấn đấu tiến tới phổ cập trình độ THPT.
- Trong số 8 huyện, thành của tỉnh, vấn đề huy ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM gia
quản lý công tác giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình đã phát huy được thế
mạnh.
1.2. Lý do lý luận
- Huy động cộng đồng là thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra. Gần đây
đã xuất hiện một số lý thuyết quản lý đề cao vai trò của cộng đồng trong quản lý các lĩnh vực,
tuy nhiên lý thuyết này chưa được nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực quản lý giáo dục nói
chung, quản lý giáo dục THPT nói riêng.
- Khoa học quản lý có các khái niệm: Xã hội hoá và quản lý dựa vào cộng đồng.
- Lý thuyết nghiên cứu về cộng đồng cần được làm sáng tỏ nhờ nghiên cứu về xã hội
hoá. Cần làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa xã hội hoá và sự tham gia cộng đồng, các
biện pháp huy động cộng đồng.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý
giáo dục là: “Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục trung học phổ

Gần đây các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tài liệu khoa học giáo dục, trên sách
báo chúng ta thường gặp thuật ngữ huy động cộng đồng đối với các hình thức hoạt động như:
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Dân số Kế hoạch hoá gia đình; Thể dục thể thao;
Giáo dục và đào tạo … Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định
xã hội hoá là một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội.
Ngày 18/4/2005 Chính Phủ đề ra Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về “Đẩy mạnh xã hội hoá các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao” để đẩy mạnh hơn nữa quá trình xã hội
hoá. Ngày 25/5/2006 Chính phủ lại ban hành Nghị định số 53/2006/NC-CP về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
Hiện nay, huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục được nhiều nhà khoa học và
nhà quản lý giáo dục các tổ chức quan tâm nghiên cứu điển hình như: Xã hội hoá công tác
giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường
phát triển giáo dục ở nước ta. Trong cuốn “Xã hội hoá công tác giáo dục” của tập thể Viện
Khoa học giáo dục do Võ Tấn Quang làm chủ biên đã viết: “Xã hội hoá là con đường giải
quyết các mâu thuẫn trong giáo dục hiện nay, mở ra con đường dân chủ hoá giáo dục, gắn với
thực tiễn cuộc sống tăng cường nguồn lực cho giáo dục” [44, tr.52].
Trong cuốn “Xã hội hoá công tác giáo dục”, Phạm Tất Dong coi xã hội hoá là một
khái niệm đã vận động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam qua mỗi giai đoạn.
Khái niệm xã hội hoá cũng được tác giả Nguyễn Quí Thanh đề cập trong cuốn “Xã hội học”
do Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên. Các tác giả coi xã hội hoá được dùng
với hai nội dung, trong nội dung thứ nhất, khái niệm này chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm
của xã hội về vật chất và tinh thần đến những vấn đề, sự kiện nào đó của xã hội mà trước đấy
chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm… Nội dung thứ hai, thuật ngữ xã hội
hoá được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển từ chỉnh thể sinh vật có bản chất
xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Đây chính là
quá trình xã hội hoá cá nhân.
Bàn về huy động cộng đồng trong công tác giáo dục còn nhiều tài liệu, nhiều bài viết
đề cập đến huy động cộng đồng: "Huy động cộng đồng - Một động lực nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" của Nguyễn Mậu Bành, "Xã hội hoá giáo dục- Một số vấn
đề về lý luận thực tiễn" của Nguyễn Sinh Huy, "Mấy vấn đề xã hội hoá giáo dục" của Lê

4.2. Khảo sát thực trạng vấn đề cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT, xã hội hoá công
tác giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình.
4.3. Xây dựng các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên địa
bàn thành phố Thái Bình.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình thực hiện huy động cộng đồng tham gia quản lý
giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo
dục THPT trên địa bàn Thành phố Thái Bình.
6. Giả thuyết khoa học
Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT, trên địa bàn
thành phố Thái Bình đã đạt được những kết quả nhất định, song còn nhiều bất cập cần phải
giải quyết. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý: Nâng cao nhận thức về huy động cộng
đồng tham gia công tác giáo dục, phối hợp các lực lượng xã hội trong quản lý huy động cộng
đồng, hoàn thiện cơ chế điều hành phối hợp giữa các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo
dục THPT, nâng cao vai trò quản lý, tạo ra môi trường giáo dục thực sự dân chủ và lành
mạnh, huy động, quản lý các nguồn lực cho sự phát triển giáo dục THPT cả về quy mô và
chất lượng, thì có thể đẩy mạnh được công tác huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo
dục THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở THPT trên địa bàn thành phố Thái
Bình.
7. Giới hạn nghiên cứu
Huy động cộng đồng tham gia qủn lý giáo dục là một khái niệm rất rộng. Do điều
kiện về thời gian và khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu các biện pháp huy
động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Thái Bình từ góc độ
quản lý.
8. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi sử dụng là phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp luận khoa học quản lý giáo dục, các phương pháp phân
tích tài liệu, điều tra, thống kê, phân tích, so sánh, khảo nghiệm.
9. Đóng góp của đề tài

05/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục đào
tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
8. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
VIII, IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục (1999), NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật Giáo dục,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo kết quả 4 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII về giáo dục - đào tạo tỉnh Thái Bình
(1996 – 2000).
12. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình (2007), Báo cáo tổng kết năm học 2006
– 2007 bậc học THPT tỉnh Thái Bình.
13. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình (2007), Báo cáo thành tích về xã hội
hoá giáo dục tỉnh Thái Bình năm học 2006 – 2007.
14. Tỉnh uỷ Thái Bình (2006), Nghị quyết của đại hội Đảng bộ Thái Bình khoá
XVII.
15. Trung tâm nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý (1999), Khoa học tổ chức
quản lý - Một số vấn đề lý luận thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2002), Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết
90 và Nghị định 73 của Chính phủ về phương hướng, chủ trương, chính sách
xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Thái Bình.
17. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2006), Báo cáo bước đầu về xã hội hoá giáo
dục ở tỉnh Thái Bình.
18. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2001), Chiến lược Phát triển giáo dục - đào
tạo Thái Bình 2001 – 2010.
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2005), Kế hoạch Phát triển giáo dục THPT
tỉnh Thái Bình 2005- 2010.
20. Văn phòng Chính phủ (2001), Kinh nghiệm thế giới trong việc xã hội hoá giáo
dục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội.
21. Viện Khoa học giáo dục (1986), Những vấn đề công tác phát triển giáo dục.

36. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
37. Nguyễn Sinh Huy (1995), Xã hội hoá giáo dục một vấn đề lý luận và thực tiễn,
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
38. Lê Khanh (1993), Một số vấn đề xã hội hoá giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục.
39. Mai Hữu Khuê (1987), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB Lao
Động, Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (tài liệu
giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục khoá 2), Khoa Sư phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Văn hoá tổ chức và tổ chức biết học hỏi, Khoa
Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
42. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và
thưc tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo
dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo TW, Hà Nội.
44. Võ Tấn Quang (1997), Xã hội hoá và sự hình thành định hướng giá trị, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục.
45. Võ Tấn Quang (tổng chủ biên) (2001), Xã hội hoá giáo dục, NXB Quốc gia,
Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Sơn (1997), Xã hội hoá giáo dục - Điều kiện nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
47. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu
của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status